1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngụ ngôn của Ngu_ngu (chứ ko phải Lafongten)!

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi Ngu_ngu_81, 15/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Congchuaphale

    Congchuaphale Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    512
    Đã được thích:
    0
    NHCMMKNDVCCBT. LNTTKDBT
  2. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2

    Cái Lạnh

    Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, bị mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người có một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
    Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi mình vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
    Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
    Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm : ?oTại sao mình lại phải hy sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia ?!?
    Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính : ?oThanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm ta mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó ?!?.
    Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù : ?oKhông, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng ??
    Chỉ còn lại một người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ : ?oMình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước?.
    Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn họ.

  3. lovely_penguin

    lovely_penguin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    ???!!!
  4. ong_gia_va_bien_ca

    ong_gia_va_bien_ca Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    anh Ngu đúng thật là anh Ngu ! mãi em mới hiểu vì sao câu truyện lại xuất hiện vào lúc này
  5. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Anh tưởng mày chỉ biết có Dịch Phong và Tố Tố thôi chứ
  6. tomom

    tomom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là ?o nhanh và vững chắc? sẽ luôn đánh bại ?o chậm và ổn định?; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.
    Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏi và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.Bài học của câu chuyện trên là : chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện sẽ được tiếp tục phát triển thêm:Thỏ đã vô cùng thất vọng vì đã để thua và nó đã cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có thể hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến đến mấy chặng dặm đường.Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.Nếu có hai người trong một công ty bạn : một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn.Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đó. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông!Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với lần đua trước.Bài học của câu chuyện này là gì?
    Thật tuyệt vời nếu mọi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó là thời điểm thích hợp để có gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
  7. phamhoangle

    phamhoangle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Truyện hay ,vote 5* cho to-mồm
  8. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Ngõ Trên (truyện rất hay).
    Không biết từ lúc nào ai gọi mà nó có tên là Tí Bìu, hàng xóm chẳng ai rõ tên thật của nó. Bố nó biệt danh là Tế Lồ, Tế Lồ là dân giang hồ, đã nhiều lần ra tù vào tội. Đi trường giáo dường từ bé, lại là gốc người Hoa cho nên được chính quyền quan tâm giáo dục lắm. Động nghe tin gì đã cho Tế Lồ đi tập trung cải tạo tu dưỡng.Mà đi học kiểu này thì hay hơn đi học bây giờ là không phải đóng tiền học phí. Sau một lần mãn hạn cải tạo, Tế Lồ được trở về xã hội để làm một công dân lương thiện. Không nghề ngỗng, vốn liếng, sức khoẻ còi. Tế Lồ vác bơm ra đầu đường đạp xe. Một hôm có đám đánh nhau, bọn đánh nhau vác bơm của Tế Lồ nện vào đầu nhau có thằng đi viện, ác thay thằng này nhà ở Lý Nam Đế. Cái loại mà hồi xưa người ta thường gọi với giọng nể sợ'''''''' ở trong thành''''''''. Cái bơm của Tế Lồ là tang vật vụ án, công an niêm phong để làm hồ sơ. Tế Lồ vẩn vơ trèo sấu, câu tôm hồ Gươm sống qua ngày. Mẹ Tế Lồ xót cái bơm, làm đơn lên phường trình bày hoàn cảnh của con, đề nghị các chú tạo điều kiện cho cháu làm người lương thiện. Thương con không đúng thời thành ra hại con, công an giở hồ sơ Tế Lồ ra xem, có người đặt dấu hỏi, tại sao nơi đánh nhau lại xảy ra đúng chỗ Tế Lồ đặt bơm ? Liệu có phải thằng này bè đảng với bọn kia để đánh trọng thương người ta không ? Trong vụ này có khả năng Tế Lồ tham gia, vạy nó đóng vai trò gì, đồng bọn nó là ai? Lập tức một cuộc điều tra mở ra, nghe phong phanh công an tìm, không hiểu chuyện gì. Nhưng Tế Lồ có kinh nghiệm, làm *** gì có chuyện cây ngay không sợ chết đứng thời này. Một khi công an đã hỏi tới là rách việc. Có lần hắn chứng kiến một thằng bị bắt oan vì tội móc túi, thực ra thằng móc túi trên tàu điện lúc ấy là bạn Tế Lồ. Nhưng công an lại tóm thằng bên cạnh. Thằng kia gào '''''''' tôi không có tội gì'''''''' Công an cho cái báng súng vào lưng quát '''''''' không có tội thì tao bắt mày làm gì''''''''. Bởi đường đời chứng kiến tận mắt, cho nên Tế Lồ đào vi thượng sách. Ra ga Trần Quý Cáp làm lưu manh cho trọn con đường trời định cho mình.
    Làm ăn ở ga, Tế Lò quen một ả bán nước. Rồi hương lửa mặn nồng đẻ ra thằng Tí Bìu. Vài năm thì Tế Lồ dính vụ, lại khăn gói quả mướp lên rừng đốn nứa, đập đá. Mẹ Tí Bìu vác con về trả nhà nội, lúc này Tí Bìu mới lên ba. Mấy con bà cô em bố nhìn thấy nó hằm hè rủa , đầu tiên là con thứ hai
    - thằng này *** phải con của thằng Dũng nhà mình
    Con thứ ba tiếp lời
    - ****, con này làm **** ngoài ga, chửa với thằng nào về đây bắt vạ nhà mình, vất trả cho mẹ nó.
    Chỉ có bà nội Tí Bìu nước mắt lưng tròng, bế thằng bé vào lòng mặc kệ lũ con gái xa xả. Thế mới biết, cái lũ bà cô em chồng thật tàn bạo. Nhất là cái lũ lấy chồng rồi nhưng rước cả chồng về nhà mẹ đẻ chiếm chỗ ở. Có lẽ cái nguyên nhân tính độc ác này có từ thời Mỵ Châu, Trọng Thuỷ cũng nên
  9. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2

    Không hiểu bà nội đan len thuê, lần hồi nuôi Tí Bìu thế nào mà chốc lát nó đã đến tuổi cắp sách đến trường. Tóc nó xoăn tít, hai con mắt luôn tối sầm. Người viết bài này *** phải thành kiến hay ác miệng ,nhất quyết cho rằng sự cay độc trong đôi mắt trẻ thơ của Tí Bìu là do mồm của hai còn bà cô trời chưa đánh hộc máu mồm kia.
    Tí Bìu đánh nhau rất lỳ, nó đánh với thằng lớn hơn, cho dù bị be bét máu cũng không hề khóc. Nó đánh đến lúc người lớn vào can mới thôi. Mà người lớn hồi ấy cũng buồn, vô tuyến chả có, phim ngoài rạp thì đắt đỏ hiếm hoi, ít cho tiêu khiển. Thấy trẻ con đánh nhau thường hào hứng đứng xem, họ can chẳng qua vì thấy trận đánh cũng sắp tàn rồi. Ngăn bọn trẻ lại để mai chúng còn có sức đánh nhau tiếp rồi có cái mà xem.
    Năm lên 10 tuổi, bà nội Tí Bìu không đủ sức kiếm tiền nữa. Bà sống bằng của bố thí của hai đứa con gái. Chúng càng hằn học khi thấy Tí Bìu ăn bám vào khẩu phần ít ỏi của bà nội san sẻ. Tí bìu còi cọc, nhìn cái gì cũng thèm thuồng. Tôi thường luôn cho Tí Bìu tiền. trung bình một ngày tôi cho nó đến 2 nghìn, ấy là năm 94. Hai con cô nó bảo tôi
    - Mày cho loại ấy làm *** gì, láo như ranh, đồ mất dậy.
    Tôi bảo;
    - Cho nó để nó khỏi láo với mình
    Quả thực thì Tí Bìu rất láo, nó chửi rất chuyên nghiệp. Kể cả người lớn hay trẻ con, nghe nó chửi lứa bằng tuổi đã thấy bản chất hoang dã của nó khủng khiếp thế nào rồi
    - *** cả lò nhà mày, bố chọc pha mày bây giờ thích bướng không?
    Đấy là nó nói với bạn nó, khi thằng kia làm nó không bằng lòng.
    Tuy nhiên Tí Bìu không láo với bà nội, và cả tôi nữa. Có khi mấy hôm mới gặp cu cậu, chào chú xong Tí Bìu phàn nàn
    - Chú làm ăn thế nào, mấy hôm đi đâu mất mặt, thằng cháu đói quá. Từ chiều qua đến giờ chưa ăn cơm
    Kể ra chẳng ai ngờ đấy là câu nói của thằng bé lên 10. Tôi biết Tí Bìu nói thật, dạo này bà nó ốm nằm viện. Ai để ý đến nó mà cơm với nước. Tôi rủ nó ra hàng nước ngồi nói chuyện, hỏi han tình hình ông cháu hờ. Tí Bìu thấy tôi gọi một điếu Ngựa Trắng, cậu ới bà bán nước cho thêm điếu nữa. Rồi lệch mõm phì phèo rít, giọng kể lể:
    - *** chán lắm chú ạ, mẹ cháu bây giờ lại đẻ. Hôm qua cháu đói đến xin tiền. Bị thằng bố dượng nó bảo cút ** mày đi, không có gì cho mày nhá đâu, con ****** vừa đẻ còn *** có ăn nữa là cái loại mày.
    Tí Bìu đập điếu thuốc vào thành ghế cho rơi tàn nói tiếp
    - *** lúc ấy mà có đồ, cháu xiên nó một phát ngay. Cháu bé thế này, công an nó không bắt đi được đâu mà sợ chú nhỉ
    Tôi nói với nó
    - Mày có xiên thì xiên trộm nó xong rồi chạy. Xiên trước mặt, kể cả đâm tòi phèo nó cũng chả chết ngay. Nó mà tóm được đập một cái thì mày chết luôn. Cầm lấy 10 nghìn ăn cơm. Lúc nào hết bảo chú
  10. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2

    Sau mùa hè năm đó, Tí Bìu thôi học. Nó sống vất vưởng, nhiều khi đám trẻ hàng xóm xúc cơm nhà mình mang ra đầu ngõ cho nó ăn. Năm Tí Bìu 12 tuổi đã biết xoay sở những thứ lặt vặt như đôi dép, chậu nhôm đồng thời nó cũng mang dáng dấp của một đàn anh với lũ trẻ.
    Thấy tôi vừa về, Tí Bìu đã đứng cửa chào.
    - Chú, cháu đang có việc nhờ chú, mãi mới thấy.
    Vào trong nhà, Tí Bìu đợi tôi cởi quần áo treo trên mắc ngồi -xuống giường cởi giày, nó mới thầm thì
    - Cháu vừa ăn được cái cốp xe Rim
    Tôi giật mình nhìn lại nó, gầy choắt và đen. Con mắt vô cảm.
    - Mày tìm chỗ bán à?
    -Vâng, chú biết bán đâu thì giúp cháu?
    Tôi thần người ra nghĩ một lát. Đúng là mỗi con người có một con đường đi khác nhau, trẻ con hay người lớn cũng vậy. Tôi nói
    - Mang xuống chợ giời thôi, mày mang ra đầu Hàng Mắm tao đèo mày đi
    Mắt Tí Bìu bừng sáng, nó nhanh nhẹn hẳn. Vâng một tiếng rồi lủi nhanh. Tôi mặc quần áo đi xe ra chỗ dặn nó, cu cậu ngồi xổm trên vỉa hè, xe vừa đỗ cậu nhảy tót lên, hai tay ôm bụng để giữ cái cốp xe trong áo khỏi rơi.
    Tôi đi vào chợ Giời theo cái ngõ nhỏ từ Trần Khắc Chân, đi đường này không bị bọn mua đồ chặn hỏi như đi đường Phố Huế. Tôi dặn Tí Bìu
    - lần sau đi xuống đây, nhớ đi đường này. Đường kia bọn nó cứ chặn đường hỏi bán gì không, dễ bị để ý, mà bán cho bọn đấy hay bị ép giá mà còn dễ bị tóm đấy.
    Dừng lại trước một cái ngách tôi bảo Tí Bìu đi vào cái nhà thứ ba bên tay trái đưa cho chủ nhà, họ trả bao nhiêu tiền thì cầm lấy. Nếu họ hỏi ở đâu ra thì nói là của các anh cháu bao mang đến đây. Tí Bìu hỏi lại
    - Thế người ta hỏi anh mày là ai thì bảo gì ạ?
    - mày muốn bảo là ai cũng được, người ta không hỏi đâu
    Tí Bìu đi vào, lát sau trở ra, nét mặt hớn hở. Cậu như vừa trút được một mối lo nặng trĩu. Tôi đèo Tí Bìu ra đến vườn hoa Con Cóc. Hai chú cháu kiếm cái ghế mà chung quanh không có người ngồi đó. Tí Bìu giở nắm tiền ra đưa tôi
    - Chú lấy một nửa, còn đâu chú giữ cho cháu. Không cháu tiêu hết.
    Tôi quàng tay ôm nó nói
    - Mày phải học cách giữ tiền và tiêu tiết kiệm. Bây giờ phải biết nghĩ là không ai lo cho mày đâu. Khôn thì sống cháu ạ.
    Tí Bìu nhìn nắm tiền ngần ngừ, tôi cầm tay nó dúi vào túi áo ngực, ra hiệu cho nó cất tiền. Tí Bìu đút tiền vào túi, tôi nói
    - Đừng bán đồ cho bọn ngồi sạp, không an toàn. Vào nhà bọn nó bán tốt hơn, mày đi vào đấy phải ngó trước sau, thấy ai lảng vảng thì giả vờ gọi bừa tên ai đấy như bạn mày rồi đi ra. Nhớ là thấy bọn ăn mày hay bà quét rác cũng phải làm thế. Bọn công an nó đóng giả nhiều kiểu lắm.

Chia sẻ trang này