1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện rất ngắn :D

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi kevhisoka, 08/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn nhiều. Nhân tiện có bạn nào biết "Đàm" trong "Huyền Hoả Đàm" và "Giám" trong "Huyền Hoả Giám" là gì ko?
  2. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Đang định đọc lại Cổ Long, nhưng xem ra chờ tân Cổ thú vị hơn!
  3. doan_chinh_thuan19

    doan_chinh_thuan19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Em đã đọc nhiều bài của bác Vi cả kiếm hiệp lẫn văn thơ Trung Quốc, rất khâm phục sự hiểu biết của bác.
    Ở đây, em không đi sâu vào việc "ném đá nhau" mà chỉ giải thích thắc mắc của masktuxedo về câu "Hảo khoái đích kiếm". "Hảo" ở đây không phải là "tốt" mà phải hiểu là "rất", "cực". "Khoái" là "nhanh" thì đúng rồi. Vì vậy, "hảo khoái" là "rất nhanh", "cực nhanh". "Kiếm" thì có ai không hiểu không? Còn "đích" có hai ý nghĩa. Một là "của", ví dụ Cổ Long có truyện "Tam thiếu gia đích kiếm" (hay Yến Thập Tam cũng thế) nghĩa là "Kiếm của Tam thiếu gia. Hai là một trợ từ, dùng sau một tính từ, ở đây "đích" dùng theo cách hai.
    Vì vậy, "Hảo khoái đích kiếm" là "Kiếm cực nhanh".
  4. doan_chinh_thuan19

    doan_chinh_thuan19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Việc chọn bối cảnh cho truyện võ hiệp, theo em là một chủ đề khá thú vị. Tại sao? Là bởi vì truyện võ hiệp là một thể loại rất rộng, có tâm lý tình cảm, có trinh thám, có kinh dị, vì vậy đôi khi cái thuật ngữ "truyện võ hiệp" được hiểu mỗi người một kiểu.
    Lấy bối cảnh Trung Quốc thì có vẻ dễ viết hơn, cái chính là truyện võ hiệp là sản phẩm của người Trung Quốc, đã có một cái nền tảng rồi. Hơn nữa, không mấy người Việt mình hiểu sâu về Trung Quốc nên có viết sai về lịch sử hay địa danh thì cũng không mấy ai nói gì được. Nhưng đấy cũng chính là cái dở vì về lâu dài thì đâm nhàm, chính ở Trung Quốc bây giờ, các cây viết trẻ cũng ít viết về lịch sử như Kim Dung, Lương Vũ Sinh hay Hoàn Châu Lâu Chủ mà chuyển sang thể loại tiên hiệp hết cả. Người Trung Quốc còn chưa hiểu hết đất nước họ mà viết thì dân mình viết còn ra thế nào.
    Lấy bối cảnh Việt Nam thì nhiều người không thích, bảo là khó viết. Thực ra không phải vì Việt Nam có văn hoá làng xã, không có du hiệp mà không viết được. Trung Quốc họ cũng có đơn vị kiểu làng xã chứ, có điều là các truyện võ hiệp thì không bao giờ lấy địa danh làng xã cả, toàn là "trấn", "bảo", "thành" ... (phân biệt nông thôn, thành thị). Còn truyện võ hiệp thì cái quan trọng là "hiệp" chứ không phải là "du". "Hiệp" thường đi đôi với "nghĩa", mà "hiệp" thể hiện dưới nhiều dạng. Dương Quá phiêu bạt giang hồ, trừ gian diệt bạo cũng là "hiệp"; Robin Hood cướp của người giàu, chia cho người nghèo cũng là "hiệp"; Michael Baine bắn súng, cưỡi ngựa kiểu cowboy Mỹ cũng là "hiệp"; Batman, Superman cũng là "hiệp" và anh hùng áo vải Tây Sơn cũng là "hiệp". Nếu chịu hiểu như vậy thì bối cảnh Việt Nam thực sự là một miền đất tốt để khai thác và có thể đem lại thành công cho những tay viết biết sáng tạo, tìm tòi.
    Lấy bối cảnh hiện đại không phải là mới, "Tuyệt bất đê đầu" của Cổ Long là ví dụ. Gần đây thì "Long hổ môn" hay "Truy lùng tượng phật" cũng có chất "hiệp" và hoàn toàn có thể xếp vào "phim võ hiệp hiện đại". Nhưng dân Việt mình chưa xem nhiều loại này, đôi khi lại thích lối xưng hô cổ trang nghe cho nó "võ hiệp Tàu", thực ra không phải như vậy, ngôn ngữ là ngôn ngữ, cốt truyện mới là quan trọng. Vì vậy, mình nghĩ đây cũng là một loại bối cảnh hay, thích hợp cho nhiều đối tượng , nhất là đọc nhiều kiếm hiệp Tàu quá lắm khi cứ loạn hết cả lên về cách dùng từ Hán Việt. Hiện đại một chút cho dễ tiếp cận.
    Được doan_chinh_thuan19 sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 22/12/2007
    Được doan_chinh_thuan19 sửa chữa / chuyển vào 21:58 ngày 22/12/2007
  5. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác nhiều. À nhân đây có ai để ý khi đọc bản dịch bộ Lăng Độ Vũ hệ liệt không? Có rất nhiều nhân vật của nhiều nước khác nhau đối thoại với Lăng Độ Vũ. Người Tàu, người Nhật nói chuyện với Lăng Độ Vũ thì ko nói, còn những người châu Phi, người Do Thái, ... mà nói với Lăng cứ một điều "tiên sinh", hai điều "tiên sinh" thì nghe hình như hơi kỳ thì phải. Bạn nào am hiểu tiếng Tàu có thể cho biết đó là lỗi của tác giả hay là lỗi của người dịch ko ạ?
  6. doan_chinh_thuan19

    doan_chinh_thuan19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Cái này dễ hiểu, em cũng xin trả lời bác masktuxedo luôn. Tiếng Trung có từ "tiên sinh" giống như "ông", "ngài" trong tiếng Việt hay "Mr" trong tiếng Anh. "Lăng tiên sinh" hiểu như "ông Lăng" hay "Mr Lăng", đây là cách dùng chuẩn vì nguyên tác bằng tiếng Trung.
    Có điều "Lăng Độ Vũ hệ liệt" không có một chút gì võ hiệp cả mà bối cảnh lại là đủ các nước trên thế giới chứ không riêng gì Tàu hay Nhật. Dịch giả là người mê võ hiệp nên cứ bê nguyên xi cụm "Lăng tiên sinh" vào cho nó có không khí cổ trang, võ hiệp nhưng theo mình nên sửa thành "ông Lăng" hay "ngài Lăng" thì hơn cho hợp với thể loại khoa ảo.
  7. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác nhiều. Hoá ra từ "tiên sinh" nó có nghĩa như vậy. Tuy nhiên đúng là Lăng Độ Vũ hệ liệt thì vẫn nên dịch là "ông Lăng" thì hơn. Có điều bản thân tôi vẫn thích cho Lăng Độ Vũ vào truyện võ hiệp, có pha thêm "khoa ảo". Chuyện Lăng Độ Vũ vẫn có võ, vẫn phải luyện công, và đặc biệt chắc chắn là có "hiệp" - Riêng cái tổ chức theo kiểu "chiến binh tự do" được gọi là "Liên Minh Kháng Bạo" của Lăng Độ Vũ cũng là một tổ chức theo tinh thần "hiệp" rồi.
    Mà nói lại thì Liên Minh Kháng Bạo cũng nên được dịch ra tiếng Việt thì hơn vì nó cũng là tổ chức quốc tế để nguyên từ Hán Việt đọc không được chuẩn lắm.
  8. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Có một vấn đề là không phải cứ viết văn thì trước hết phải đi sâu vào từng ngữ nghĩa của con chữ. Nếu sa đà quá, em sợ sau này sẽ phải đọc truyện kiếm hiệp với những ngôn từ Võ Lâm Truyền Kỳ lắm!
  9. diepkhai21

    diepkhai21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Đá đểu Dơi các hạ rồi, bg đá đểu 1 nick vàng nữa :
    Người ta luôn coi tôi là biểu tượng của sự kinh hoàng, 1 cái gì đó ghê gớm, dâm ô nhưng cũng rất bất tường cho chủ nhân. Người đầu tiên mang tôi là Đại đạo hái hoa Bá Kiến. Ngay ngày đầu tiên trong lần đột nhập Chí gia trang, đã bị mãnh tiễn của tàng cơ quan bắn chết sau khi thực hiện xong hành vi đồi bại với người thiếp xinh đẹp nổi tiếng của Chí trang chủ, Nở nương. Người thứ hai là 1 thiếu niên, sau tiệc rượu tại Liên Hoa tửu lầu, trên đường về nhặt được tôi gần Vũ Đại bảo. Ngay khi mang tôi vào, cũng là lúc nữ nhi của bảo chủ vừa đi hái hoa gần đó về nhà. Ko kiềm chế được lòng tà, thiếu niên đã cướp đi sự trinh trắng của cô gái. Hậu quả là nhất kiếm xuyên tâm...
    Hiện giờ tôi đang thuộc về 1 chủ nhân mới. Đã cùng chủ nhân tiến hành nhiều vụ thế thiên hành đạo. Chủ nhân tôi đã từng thề, vì lê dân, sẵn sàng làm tất cả, dù là cướp của, giết người, cưỡng hiếp vợ bạn... Chưa 1 ai biết mặt chủ nhân, chưa 1 ai lần được 1 chút hành tung của chủ nhân. Người như thần long trong mây.
    Ngày 23 tháng chạp, tiết trời se lạnh. Gió từ phương Bắc thổi từng đợt buốt óc. Chủ nhân nai nịt gọn ghẽ, vệ sinh sạch sẽ (hình như là phải vệ sinh xong mới nai nịt chứ nhỉ???), nhưng vẫn như thường lệ, ko đánh răng rửa mặt. Ngoài trời tuyết phủ trắng, ko một bóng người. Chủ nhân thi triển khinh công thượng thặng, lạch bạch đạp tuyết nhắm thẳng hướng Quỷ Bảo. Nghe nói cách đây 3 hôm, Quỷ bảo vừa làm lễ vu lan, à quên vu quy, đón dâu mới, Tuyết ma làm. Đúng sở trường của chủ nhân, gái có chồng. Vì vậy người đã bôn ba, lặn lội dặm trường đến đây bằng được. Sau vài lần Bích hổ du tường, đại thử rúc cống... chủ nhân tiến đến căn phòng treo đèn kết hoa sặc sỡ. Cố móc mãi ngón tay trỏ cho đúng vào mồm sau khi ba bảy hăm mốt lần chọc nhầm vào mũi, chủ nhân cũng đã thấm ướt ngón tay để chọc thủng giấy vách. Trong phòng Tuyết ma làm đang nằm trên giường, tấm chăn đắp hờ ngang ngực, đôi chân dài đến nách, nuột nà. Khoé miệng khép hờ, từ đó chảy ra từng dòng nước miếng. Chủ nhân vội vội vàng vàng rút ống đồng nhỏ, thổi khói mê đầy phòng. Sao khi cẩn thận nhét thuốc giải vào miệng (nhầm 3 viên vào mũi) chủ nhân đẩy cửa lao vào, phi thân lên giường để tiến hành ngay hành động cần tiến hành. Đến thành giường, chủ nhân chợt khựng lại. Tuyết ma làm ko biết từ lúc nào đã tỉnh dậy, thanh kiếm trên tay chỉ ngay yết hầu chủ nhân. 1 ánh chớp loé lên, tôi chợt văng ra khỏi mặt chủ nhân cũng là lúc Tuyết ma làm hét lên đầy uất hận. Khuôn mặt chủ nhân hiện ra sau làn khói mê chính là khuôn mặt của tân lang vắng mặt đêm tân hôn, Tử sinh đô.
  10. tieungoctu

    tieungoctu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    hô hô. truyện này thuộc dòng nào vậy bác. Hay lắm.

Chia sẻ trang này