1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyền thuyết dân gian về 14 chính tinh trong Tử Vi

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi Ladyrainy90, 11/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ladyrainy90

    Ladyrainy90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2015
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Có bao giờ bạn tự hỏi, bí ẩn nào nằm sau những ngôi sao trong Tử Vi huyền học? Cội nguồn của những ngôi sao ấy tới từ đâu? Những ngôi sao ấy có ý nghĩa như thế nào? Bài viết trong Tử vi Đẩu số Toàn Thư dưới đây sẽ giúp bạn giải thích về sự tích của những ngôi sao để bạn có thể hiểu hơn về bộ môn Tử Vi huyền học cũng như hiểu thêm về chính bản thân mình.

    1. SAO PHÁ QUÂN
    Trong "Phong thần bảng", nhân vật được coi là tượng trưng cho đặc tính của sao Phá Quân chính là Trụ Vương. Chuyện xưa kể lại, vào ngày Thánh Đản của thần Nữ Oa, vua Trụ đích thân đến cung của bà để dâng hương tế lễ. Khi dâng hương, vua Trụ ngắm nhìn tượng thần, thấy tượng thần xinh đẹp tuyệt trần bèn chao đảo, say đắm. Trụ Vương liền cao hứng đề lên vách tường một bài thơ:
    ” Trướng phượng rèm loan thực bất phàm;
    Nuột nà mày mỏng hơn núi biếc;
    Hoa lê ngậm móc tranh kiều diễm;

    Nếu người đẹp ấy như người thật;
    Đất nung vàng dát khéo điểm trang.
    Phấp phới xiêm y tựa dáng lành.
    Thược dược trong sương tựa dung nhan.
    Rước về Trường Lạc hầu quân vương!”

    Bài thơ được đề xong, tể tướng Thương Dung thấy lời thơ có phần khiếm nhã, liền khuyên Trụ Vương hãy xóa bỏ bài thơ. Thế nhưng Trụ Vương vốn là một ông vua rất ngông cuồng, nhất định không nghe lời tể tướng khuyên giải.
    Xế trưa, thần Nữ Oa trở về, nom thấy bài thơ trên bức vách liền vô cùng tức giận. Bà mắng vua Trụ:"Tên hôn quân vô đạo Ân Trụ không những bất kính với trời, lại làm thơ hạ nhục ta, thật thô bỉ đê tiện cùng cực. Ta xem khí số của nhà Thương đã tận, nếu không cho hắn biết thế nào là báo ứng, sao có thể chứng tỏ được thần uy?"
    Từ khi trở về, vua Trụ đem lòng tơ tưởng thần Nữ Oa. Ông ta cho người đi tìm mỹ nhân khắp thiên hạ, thần Nữ Oa bèn phái Đát Kỷ tới quyến rũ vua Trụ. Trụ Vương ngay lập tức say mê nhan sắc của người đàn bà này. Từ đó u mê chiều theo ý muốn của ả mà làm ra những chuyện tàn ác động trời. Dần dần, các trung thần đều lần lượt bị sát hại tàn khốc, cuối cùng người thì chết, người thì bỏ trốn, cũng không ít người theo về với Tay Bá hầu Cư Xương. Tới khi Khương Tử Nha liên tục công hạ năm thành, tiến sát đến chân thành Triều Ca, Trụ Vương không còn cách nào khác ngoài việc tự sát, kết thúc cơ nghiệp nhà Thương. Hồn phách của Trụ vương sau đó bay về đài Phong Thần tại Tây Kỳ, được phong làm sao Phá Quân, trở thành vị thần hao tài, chủ về phá tán, tiêu hao.

    2. SAO THAM LANG
    Nhân vật Đát Kỷ - người đàn bà đã mê muội Trụ vương chính là đại diện cho sao Tham Lang trong Tử Vi.
    Đát Kỷ là con gái của Tô Hộ, người giữ chức Ký Châu hầu. Nàng nhập cung khi mới 16 tuổi. Đát Kỷ là một mỹ nhân có sắc đẹp tuyệt trần: mắt long lanh như sương mai, da mịn màng tựa nhung lụa, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, dáng đi thướt tha mà giọng nói lại trong trẻo.
    Trụ vương mê đắm sắc đẹp của nàng nên bỏ bê triều chính, phá hoại kỷ cương triều đình. Theo như tiểu thuyết "Phong thần diễn nghĩa", Đát Kỷ chính là do thần Nữ Oa phái tới để phá hoại cơ nghiệp của Trụ Vương. Nàng đòi hỏi vua Trụ phải làm theo những yêu cầu rất tàn nhẫn như “bào lạc”, chặt chân người xem tủy, tổ chức các cuộc đấu trong cung, kẻ thắng được uống rượu thịt, người thua bị ném vào bể rắn…vv. Vua Trụ vì say mê nàng mà trở thành kẻ hoang dâm vô độ, xây dựng cả cung Thọ Tiên cho nàng. Khương Hoàng hậu và các đại thần như Tể tướng Thương Dung, Á tướng Tỷ Can, trung thần Mai Bá, Đông Bá hầu Khương Hoàn... lần lượt đều bị Đát Kỷ hại chết. Trong khi đó, thần Phí Trọng nhờ có sự hậu thuẫn của Đát Kỷ mà giành được chức Tể tướng.
    Đát Kỷ đã mê hoặc Trụ Vương suốt hai mươi năm, cho đến tận khi Khương Tử Nha thống lĩnh các lộ chư hầu đánh vào Triều Ca, tiêu diệt Ân Thương, lập nên vương triều Chu. Đát Kỷ ngay sau đó bị chém đầu, hồn phách bay đến đài Phong Thần tại Tây Kỳ, được phong làm sao Tham Lang (sói tham)

    3. SAO THIÊN PHỦ
    Người đại diện cho sao Thiên Phủ là Khương hoàng hậu, chính thê của vua Trụ. Bà là người hiền hậu, tuy là mẫu nghi thiên hạ nhưng lại biết quan tâm để ý tới kẻ dưới, có hiểu biết và lo nghĩ cho đất nước.
    Sự xuất hiện của Đát Kỷ đã khiến vua Trụ không còn đoái hoài đến hoàng hậu họ Khương, ngày đêm chỉ biết ăn chơi vô độ. Một sớm nọ, trời đã gần sáng, Khương hoàng hậu bất chợt nghe thấy tiếng cười đùa, đàn hát vang ra từ lầu Trích Tinh, nàng liền khởi giá tới lầu xem chuyện gì đang diễn ra. Hóa ra Đát Kỷ và Trụ vương vẫn đang vui chơi.
    Đát Kỷ đang cùng Trụ Vương triền miên trong cuộc vui, bỗng nhiên thấy hoàng hậu xuất hiện liền mất hứng. Khương hoàng hậu còn khảng khái đưa ra lời can ngăn: "Thần thiếp nghe nói bậc vua có đạo thì coi thường tiền bạc mà trọng đức hạnh, bỏ lời sàm báng mà xa tửu sắc, đó chính là điều mà nhà vua cần phải lấy làm răn!". Nói xong, bà bèn khởi giá hồi cung. Kể từ lần đó, Đát Kỷ đã đem lòng thù hận Khương hoàng hậu.
    Theo quy tắc trong hậu cung, vào ngày mồng một và mười lăm hàng tháng, các phi tần đều phải đến vấn an Hoàng hậu. Khi Đát Kỷ tới thỉnh an hoàng hậu, nàng đã mắng ả trước mặt Hoàng phi của cung Tầy, Dương phi của cung Hình Khánh: "Ngươi mê hoặc hoàng thượng, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc ca vũ, dựng cột đồng, sát hại trung thần, nguy đến xã tắc, nếu không biết hối cải, ta sẽ trừng phạt ngươi theo quy tắc của hậu cung!"
    Đát Kỷ là con người mưu mô, khéo léo, lúc đó bề ngoài vẫn không tỏ thái độ, kìm nén sự tức giận nhưng trong lòng hận thù đã lên cao. Ả ngay lập tức lập kế hoạch báo thù Khương hoàng hậu.
    Sau đó, Đát Kỷ đã liên kết với Phí Trọng, mua chuộc một tên thất phu để vu cho Khương Hoàng hậu câu kết với thế lực bên ngoài, âm mưu tạo phản. Khi biết được chuyên, vua Trụ sai người tra tấn Khương hoàng hậu đến chết. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Khương Hoàng hậu trăng trối cho hai người con là thái tử Ân Giao và thứ tử Ân Hồng phải báo thù, rửa oan cho bà. Ân Hồng lập tức rút kiếm đâm chết kẻ vu oan hãm hại mẹ mình. Tây cung Hoàng phi thấy kẻ vu oan đã chết, không còn ai để đối chứng, sợ Trụ Vương hãm hại hai hoàng tử, bèn bảo họ trốn đi.
    Trong "Phong thần bảng", linh hồn đầu tiên bay đến đài Phong thần Tây Kỳ chính là Khương Hoàng hậu, bà được thụ phong làm sao Thiên Phủ. Sao Thiên Phủ là ngôi sao chủ về của cải và sự giàu có.
    Sao Thiên Phủ là dương Thổ, là ngôi sao thứ nhất trong chòm sao Nam Đẩu, khóa khí là lệnh, còn gọi là lộc khố (là kho lộc), là nền tảng căn bản của phú quý, có thể giải trừ tai ách. Lộc khố của sao Thiên Phủ chủ về tiền tài có được từ quan tước, bổng lộc chứ không phải là tiền tài có được do tích lũy hay làm ăn kinh doanh. Nghĩa là lộc khố của Thiên Phủ có lợi cho người làm quan chức. Thiên Phủ là kho trên trời, đứng đầu các sao trong chòm Nam Đẩu gồm đủ trí tuệ và tài năng, ưa thích chỉ huy người khác chứ không để mình bị chỉ huy. Có năng lực làm lãnh đạo nhưng khá bảo thủ, thuận theo nếp cũ mà làm. Có khả năng phát triển tự nhiên từng bước chậm rãi trong môi trường ổn định nên hợp với mệnh nữ nhiều hơn.

    4. SAO THIÊN ĐỒNG
    Hình tượng đại diện cho sao Thiên Đồng là Chu Văn Vương Cơ Xương, ông là người đã xây dựng nền móng cho triều đại nhà Chu sau này, tồn tại tới 867 năm - triều đại lâu đời nhất trong lịch sử Trung Hoa.
    Vua Trụ ăn chơi sa đọa, không lo triều chính khiến người người căm tức. Gian than Phí Trọng lo rằng Đông Bá hầu Khương Hoàn Sở, cha của Khương Hoàng hậu, một trong tứ đại chư hầu thời bấy giờ, cùng các chư hầu lớn nhỏ khác sẽ tạo phản, ông ta liền hiến gian kế: "Bệ hạ hãy ngầm ra chỉ dụ triệu tứ đại chư hầu về kinh, gán tội cho họ mà giết đi, chém đầu thị chúng, các chư hầu nhỏ mất đi chủ tướng, sẽ không cồn dám làm phản nữa!" Trụ Vương liền phê chuẩn.
    Khu vực Tây Kỳ, lãnh thổ của Tây Bá hầu Cơ Xương khi đó rất trù phú. Không chỉ đời sống thanh bình, nhân dân cũng được ấm no, đầy đủ. Sau khi nhận được thánh chi từ Trụ Vương, Tây Bá hầu Cơ Xương bèn triệu tập tả hữu đại thần là Tán Nghi Sinh và Nam Cung Quát đến bàn rằng: "Thiên tử triệu ta nhập triều, nên chuyện trong ngoài phải nhờ hai vị giúp sức". Sau đó gọi con trưởng là Bá Âp Khảo căn dặn: "Thiên tử triệu ta vào chầu, ta tự gieo một quẻ, thấy lành ít dữ nhiều, đi chuyến này ắt sẽ có tai hoạ bảy năm. Con thay ta quản lý chính sự, không được tự ý thay đổi chính lệnh, cần phải yêu thương trăm họ, anh em thuận hoà. Đợi khi kiếp nạn của ta chấm dứt, tự nhiên sẽ quay trở về. Nhớ là tuyệt đối không được tự ý rời bỏ chức phận đi đón ta!". Dặn dò xong, Tây Bá hầu bèn đi bái biệt mẹ già Thái nương và Nguyên phi Thái Tự (chị gái của Trụ Vương).
    Ngày hôm sau, Trụ Vương tìm cách chém đầu các chư hầu. Tuy nhiên dân chúng van nài xin tha mạng cho Tây Bá hầu Cơ Xương, Trụ Vương đành phải thả. Tuy nhiên khi Cơ Xương ra về, Trụ Vương nghe lời Phí Trọng bèn bắt Cơ Xương giữ lại và yêu cầu Cơ Xương gieo quẻ bói. Ai ngờ ông bói đúng, Trụ Vương không còn cách nào khác nên đã giam Cơ Xương vào ngục tối suốt 7 năm.
    Tây Bá Hầu Cơ Xương về sau được giải thoát, sống bình an tới già. Khi ông qua đời, hồn phách của ông bay đến trước đài Phong Thần, được phong làm sao Thiên Đồng, trở thành vị thần ôn hoà, hoá khí là phúc đức, có khả năng kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, chế hoá.
    Để tìm hiểu thêm về Các Sao trong Tử Vi có thể tham khảo thêm tại Hội Tử Vi Sơn Long hoặc tham gia khóa học Tử Vi căn bản của Hội.
  2. Huythanhjewelry1

    Huythanhjewelry1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2015
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    2
    giờ mới nghe đến truyền thuết dân gian này đấy ạ. có vẻ hay quá
  3. chiphoi_94

    chiphoi_94 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    4
    Hay quá cám ơn bìa chia sẻ của chủ top
  4. Ladyrainy90

    Ladyrainy90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2015
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này