1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyền thuyết đời thường

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vnfakir, 30/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết đời thường

    25-04-1882
    Thành Hà Nội thất thủ. Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết vì nước.
    Trong ánh hoàng hôn mù mịt vì khói súng và tro bụi, góc tường thành phía Bắc bỗng xuất hiện hai bóng người .Lặng lẽ nhưng nhanh nhẹn như những bóng ma hai chiếc bóng trườn qua cây si già mọc sát bờ thành tụt xuống. Khôn khéo luồn qua những chiến luỹ tủa tủa nòng đại pháo, né tránh những dãy lều tạm hỗn tạp tiếng thét chửi, cười đùa của lũ quỷ Phú Lang Sa, cuối cùng họ cũng vượt được tới bãi ngô lúp xúp bên triền đê.
    - Ta nghỉ một lát chứ anh?
    Người đi đầu dáng dong dỏng, quay đầu lại hỏi.
    Người thứ hai, trông tướng già dặn phong trần ,vai vắt chéo một bọc vải khẽ gật đầu.Bàn tay đang chặt nắm thành quất sắc lẻm vẫn còn rỉ máu.
    Họ tìm được một chỗ trống nhỏ dưới chân đê, cạnh một ngôi miếu nhỏ đã đổ nát lâu ngày. Người trẻ hơn nhanh nhẹn rút bùi nhùi trong người châm một đống lửa nhỏ. khung cảnh ảm đạm hoang phế xung quanh vụt sáng sinh động.
    Người kia đi vòng ra phía sau ngôi miếu , đôi mắt sáng quắc đảo khắp các bụi cây ngọn cỏ xung quanh. Sau một hồi, chừng đã yên tâm, ông quay trở lại chỗ đống lửa, ngồi xuống, hạ bọc vải kính cẩn đặt trước mặt, nhắm mắt lại.
    Người kia ngồi bó gối, ánh lửa bập bùng phản chiếu trong đôi mắt đen u uất.
    Họ là chánh phó quản cơ thị vệ trấn giữ trung doanh.người lớn hơn xuất thân lục lâm ở trấn Sơn Nam, võ nghệ tinh thông nhưng không tìm được nơi hữu dụng, Người trẻ sinh truởng tại Hưng Yên, dòng giõi nho học, nhưng mấy phen thi cử thất chí bỏ văn sang võ. Cùng đăng lính một ngày, lại cùng trong một ngũ, tâm ý tương đồng nên hai người thân nhau như huynh đệ. Năm ... vì có công cứu lửa kho hoả dược trong thành nên cả hai được quan Tổng Đốc để mắt, cho vời vào kề cận bên mình.
    Một tiếng đại bác chợt nổ rền, bầy cuốc ăn đêm giật mình bay dáo dác.
    Người lớn tuổi bừng mở mắt, giọng nói tuy khẽ nhưng vẫn tràn đầy hào sảng:
    - Bây giờ chú định tính thế nào?
    Người trẻ chậm rãi trả lời, mắt vẵn đăm đăm nhìn đống lửa:
    - Anh em ta mang theo mình tâm nguyện cùng mối thù của Quan Tổng Đốc. Hiện thời vận biến cải, chi bằng chia tay, tạm lánh đến nơi kín đáo chờ thời cơ cùng nhau hội ngộ mưu việc đại sự. Vạn nhỡ có sơ sẩy vẫn còn một người sinh tồn trả đại hận.
    Người lớn tuổi trầm ngâm ,ngước mắt nhìn trời. Chòm râu thưa khẽ bay lất phất. Sau khoảng nửa khắc, ông vụt quay lại, ánh mắt cả quyết nhìn thẳng vào người đồng ngũ:
    - Được. Cứ theo ý chú. Cũng không nên lưu luyến nhiều, hai ta chia tay nhau ở đây. Một năm nữa đúng ngày này.. Giọng ông chợt gằn lại ?" chúng ta hẹn nhau ở quán rượu cửa Đông.Chú vẫn còn nhớ chỗ đó chứ.
    Người trẻ tuổi gật đầu. Đó là nơi hai người kết bái huynh đệ.
    Người lớn tuổi khẽ mở chiếc bọc trước mặt, hai bàn tay thô ráp cung kính nâng vật trong hộp lên ngang mày, hướng về phía Đại thành. Người trẻ cũng vội vã quỳ xuống theo.Giọng người lớn tuổi cất lên, run run:
    -Oai linh Hoàng Tổng đốc tại thượng chứng giám. Chúng thuộc hạ là Nguyễn Tung, Lê Hoành kính cẩn tuyên ước: nguyện xá tấm thân hèn mọn bảo tồn di chí của Người, kẻ nào nuốt lời trời tru đất diệt.
    Giọng nói như xuyên qua màn đêm tịch mịch, đọng giữa thinh không. Người lớn tuổi, bằng một động tác nào đó nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, tách vật trên tay ra làm hai, chìa một nửa cho người đối diện:
    - Bảo vật đã theo Hoàng Tổng đốc nhiều năm, thấy nó như tưởng tới hình ảnh người. Nay anh em ta mỗi người một nửa, như vật chứng cho lời thề hôm nay.
    Người trẻ cung kính đỡ lấy, khẽ đặt lại nửa hình trăng khuyết vào chiếc hộp, tháo dây lưng buộc ngang vào người.
    Phần còn lại cũng đã nằm gọn gàng trong tấm vải điều trên lưng người lớn tuổi.Ông như oằn xuống như đang cõng một sức nặng vô hình.
    Hai nguời khẽ ôm lấy nhau một lúc. Rồi không nói một lời, người trẻ tuổi quay mình, bước xuống phía sông. Dáng cao gầy như lướt trong đem, thoáng cái đã mất hút.
    Người lớn tuổi hơn sững nhìn theo cho đến khi khuất bóng mới chậm rãi trở bước lên, xuôi theo triền đê về hướng Nam. Thanh quất nhịp nhàng rung theo từng bước chân nặng nề, thỉnh thoảng loé lên một tia lạnh lẽo dưới ánh sao khuya.
    Đống lửa vẫn tí tách rồi dần lụi. Ngoài Hồng Hà, tiếng gió hoà tiếng sóng vẫn ***g lộng thét gào...
  2. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    31-07-2004
    Tôi ngồi nhàn tản trong quán cafe, chân khẽ rung rung theo một bản ba lát dìu dặt. Điếu thuốc cháy hờ hững trên tay.Con cáo đang thả lỏng trước khi chờ được con mồi.
    Trong trí tưởng tượng của bạn, một tay buôn đồ cổ trông như thế nào? một lão già lẩm cẩm mặc bộ bà ba lụa tóc búi củ hành, tay phe phẩy chiếc quạt? một gã râu ria bặm trợn, cặp kính mát gọng sừng to tổ bố cưỡi trên một chiếc Vespa 1960?
    Nếu vậy, tôi sẽ khiến bạn phải thất vọng. Hãy coi : một thanh niên xanh xao, uể oải ngồi trong góc quán với bộ đồ của một sinh viên vừa chui từ một ký túc xá nào đó ra. Và tôi sẽ còn phá lên cười nếu ai cho rằng cái nghề này là một nghề cao quý (ngoại trừ tính chuyên môn của nó). Thử hỏi một kẻ lang thang khắp các xó xỉnh, hy vọng đổi đời bằng việc kiếm được một chiếc đĩa men lam Huế, sẵn sàng lừa đảo để có được một bản khắc tranh thờ, liệu có đáng được coi trọng?
    Công việc hàng ngày của một tay thu mua hạng quèn như tôi tiếp xúc với đủ các loại người. Ông chủ thầu xây dựng mới phất muốn tìm vài bộ chén bát tiên bày trong quầy bar gia đình, Vị sư hổ mang chùa X, đôi mắt dao dác thì thầm khảo giá chiếc chuông mẻ trong góc chùa. Có khi chỉ là một bà mẹ nước mắt ngắn dài, tay khư khư một con hạc thờ cần bán gấp mà mồm không ngớt than thở về thằng con nghiện ngập.
    Nhưng hôm nay thì khác.
    Vị khách hẹn gặp tôi hoàn toàn không phải với mục đích mua bán hay trao đổi hàng. Đặc biệt hơn nữa, đó lại là một cô gái còn rất trẻ (một điều hiếm gặp trong nghề).
    Cô gái mảnh dẻ, không xinh lắm. Nhưng mặc dù dáng điệu cử chỉ khá khép nép ở cô vẫn bộc lộ - nhất là ở ánh mắt luôn nhìn thẳng, một sự tự tin pha chút kiêu hãnh.
    Màn chào hỏi không có gì đặc biệt. Cô gái kiên nhẫn chịu đựng cái gật đầu hờ hững của tôi. Khi cô nhân viên cao ráo khẽ cúi đầu cười duyên cáo lui, cô mới cất tiếng, giọng hơi ngượng ngập:
    - Em là Quỳnh. Em làm cùng cơ quan với anh H bạn anh.
    Thằng bạn cấp 3 quái quỷ! Nó có ý gì khi dàn xếp cuộc gặp gỡ giữa một nàng công chúa văn phòng với một thằng bụi đời như tôi?
    - Anh H đã từng kể chuyện về anh cho em nghe, và em muốn anh giúp đỡ một việc.
    Ghớm chưa! Một lời đề nghị thẳng thắn và mau lẹ.Tôi vốn không thích sự áp đặt nhưng khi nhìn vào đôi mắt đầy biểu cảm đang chiếu tướng mình, sự khó chịu trong tôi đột nhiên chùng xuống.
    - Anh có thể biết cụ thể đó là việc gì không? Quỳnh chắc cũng biết, anh không phải là người nhàn rỗi cho lắm.
    Không trả lời, cô gái đặt chiếc túi đựng vợt cầu lông vẫn đang ôm trong lòng lên mặt bàn. Và cho dù đã được kinh nghiệm dạy bảo là không được ngạc nhiên trước bất kỳ thứ gì, tôi cũng không thể dời mắt nổi khỏi nó.
    Giữa mấy mảnh gỗ vuông vức hình như đã từng cấu thành một chiếc hộp, đã mục ruỗng nhưng vẫn có thể nhận thấy những đường hoa văn trạm trổ khá tinh xảo là một khối sắt đen cong như nửa vầng trăng khuyết. Điểm kỳ lạ, trên thân khối sắt trừ những chỗ hoen gỉ lâu ngày, phần còn lại đều đen bóng láng. Dưới ánh đèn mắt châu vàng vọt ở góc quán, khối sắt hắt lên một thứ ánh sáng lạnh lẽo nguỵ dị và cổ kính.
    - Một chiếc cung! Tôi thốt lên.
    - Đúng hơn là một nửa chiếc cung- Quỳnh nhẹ nhàng tiếp lời, đưa bàn tay thon dài khẽ vuốt dọc lên thân khối sắt.
    Tôi cầm nửa chiếc cung lên. Bản cánh cung rộng khoảng 5cm, khá hẹp so với độ dài. Đoạn đầu cung chỗ khe lõm đặt tên có một chiếc lẫy nhỏ. Dọc theo thân, những đường phù vân chạm trổ kéo dài ra phần đầu cánh, nơi một đầu kỳ lân đang nhe nanh có một lỗ tròn để căng dây.Khó có thể đoán nổi thứ kim loại tạo nên chiếc cung này. Đồng? quá nhẹ. Sắt? không thể có thứ ánh kim này. Càng không thể nhận diện ra niên đại (dù chỉ là ước chừng) của nó.
    - Đây có lẽ là vật lạ nhất anh được thấy, thậm chí anh có thể tin chắc là chưa có thứ gì tương tự như thế này anh đã được nghe - Tôi đành thú nhận sau khi xem xét kỹ chiếc chốt nhỏ tinh xảo trên phần lẫy cung.
    Không hề tỏ vẻ ngạc nhiên về câu trả lời của tôi, Quỳnh nhoẻn cười chìa cho tôi một mẩu gỗ trong mấy miếng gỗ đặt trên bàn. Vốn tiếng Hán bổ túc của tôi khó nhọc lắm mới có thể đọc được Hán tự viết theo lối triện trên mặt gỗ.
    Thiết huyền cung
    Khẽ nhấp một ngụm trà nhỏ, Quỳnh khẽ đưa mắt nhình ra bên ngoài, giọng cô chợt trở nên trầm ngâm mơ màng:
    - Đây chính là mục đích em gặp anh. Nhưng trước hết em muốn kể cho anh về sự tao ngộ của em với nó...

    Được vnfakir sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 30/06/2006
  3. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Gớm cứ tưởng lâu nay đi đâu, hóa ra ngài đi viết truyện ngắn. Bỏ hết cả anh em bạn bè. Từ bây giờ tớ là người... lương thiện rồi, sẽ không bao giờ nói dù nửa câu bậy bạ.
    Bạn bè thì cũng cứ thẳng ruột ngựa. Post 2 tớ thấy không hay bằng post 1, viết hết đi xem sao.
    PS: Cậu này có vẻ tinh thông kinh sử gớm nhỉ. Bài gì mà viết phê phán cái "Vô hương" của tớ khá đấy, "thượng thừa" lắm. Bài của kieu_phi_yen cũng được, tuy nhiên mình có phải "chân tu" đâu mà làm "thơ thiền" chuẩn được. Còn cái bài quảng vào "Thơ HHĐ" thực ra định cợt nhả thì ông VTA mang ra mổ xẻ như đúng rồi (tuy chuẩn). Giờ thì công việc bận nhiều, tâm trạng không tốt lắm nên rất ngại tranh luận. Lỡ lời rất có thể làm người khác hiểu sai về nhân cách mà thực ra cũng đã méo mó rồi.
  4. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    06-2001
    Đã lâu lắm rồi em không về quê nội. Chẳng phải xa xôi gì, nhưng mỗi khi nghe bố nhắc về quê, tự dưng em thấy ngần ngại.Khoảng cách với quê cứ dài ra, tỷ lệ thuận với những lý do từ chối mà em thường tự biện minh một cách khá thuyết phục.
    Những ký ức của vài lần về quê hồi nhỏ không lấy gì làm dễ chịu. Vắng vẻ và buồn chán, cô tịch và xa lạ. Phải chăng thế giới quan của trẻ thơ thường bị giới hạn bởi những cảm nhận ban đầu?
    Nhưng..ở đời sự thay đổi thường bắt đầu từ những chuyện tình cờ.
    Hè năm đó, gia đình em đón một vị khách đặc biệt ra chơi.
    Ông bác trưởng họ muốn bố em chỉnh lý lại cuốn gia phả dòng họ đã hư hại, chắp vá qua bao thế hệ. ?oDòng họ Lê ta lớn nhất nhì xã, thế mà cứ hôm nào tế tổ lại phải trưng ra cái đống mục nát này. Thiên hạ nó cười tôi mấy lần ê mặt rồi. Chú là thầy giáo,lại biết Hán Nôm, làm việc này thích hợp nhất! chứ vai u thịt bắp như anh thì..?- ông vừa cười ha hả vừa phán.
    Dù không muốn, bố em cũng đành thúc thủ.
    Cũng may gặp lúc nghỉ hè rỗi rãi, hơn nữa, cơ hội được tiếp cận với gia phả dòng tộc là một điều hiếm gặp. ?oNhất là phận nhi nữ thì đừng có hòng được nghé qua? bố em kết luận. Chiêu khích tướng quả nhiên có hiệu quả và em nghiễm nhiên trở thành trợ lý biên tập của ông.
    Mấy ngày liên tục, hễ có lúc nào rảnh rỗi là em lại bò ra mầy mò, nhặt những tên người, chi hệ, chú giải...Những mảng ghép hỗn loạn cả tiếng nho lẫn tiếng quốc ngữ rời rạc, được bố em hiệu đính, dịch ra từng miếng giấy nhỏ.
    Những tên người, có khi chỉ là một dòng tên cộc lốc, có khi lại cả một trang bình chú đầy kiêu hãnh với những công đức, hàm phẩm lẫy lừng. Chỉ qua một tuần, họ bỗng trở nên gần gụi. quen thuộc. Có cảm giác khoảng cách mấy trăm năm với bao biến động dường như không tồn tại trong em. Phải chăng đây là mối liên hệ vô hình của huyết thống?
    Trong những mảnh thân phận đang được tái hiện lại, có một đoạn chú khiến em đặc biệt lưu ý:
    ?oLê Hoành, chi thứ, đời thứ 14?
    và một dòng chữ quốc ngữ nguệch ngoạc bên cạnh ?o Theo Tán Thuật làm phản ở Bãi Sậy, bị tuần phủ Hưng Yên xử chém năm Đinh Hợi (1887)?
    Trên cây phả hệ, cái tên Lê Hoành bị gạch một gạch mực son đã nâu xỉn.
    Chỉ mấy dòng ngắn ngủi nhưng trí tò mò của một cô nhóc 18 tuổi kích thích em mạnh mẽ: Trong dòng họ mình có một nghiã quân khởi nghĩa chống Pháp! Tại sao một cái tên như vậy lại không được ai lưu tâm?
    Dán đè lên phía dưới trang gia phả gốc, phần chi thứ là một bài thơ tiếng Nôm viết trên một tờ giấy hoa tiên đã ngả mầu, bút tự phóng khoáng:
    ?oTrăng rằm vằng vặc giữa canh hai
    Tĩnh tâm ngước mặt huớng sao Mai
    Đứng giữa ba quân nhìn sang phải
    Chín thước sang ngang tới tuyền đài?

    Lục lại tập di cảo thơ văn sắc phong.. đi kèm tập gia phả, không hề có thêm một dòng ghi chú liên quan đến con người này nữa.
    Bài thơ cùng cái tên Lê Hoành (tính ra con phải gọi là cụ năm đời ?" bố em bảo vậy) luôn có một sự ám ảnh không thể cắt nghĩa được đối với em. Làm sao lý giải được mối tương quan giữa một bài thơ tao nhã và một nghĩa quân ?otạo phản?? Con người với kết cục bi tráng này như thế nào?đã làm gì?
    Lời giải đáp không thể tìm trong những trang gia phả giản lược này. Vậy chỉ còn một chỗ. Và trong em sự háo hức thuở ban đầu khi nghe hai chữ ?ovề quê? bỗng chợt sống dậy.

  5. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    @codaikhongten:
    Bác lại nhầm rồi. Không phải em viết chuyện ngắn, mà là em kể chuyện đấy chứ
    Post 1 hay hơn là phải rồi vì đây là đoạn tái hiện còn sau này là lời tự thuật, cố gắng giữ văn phong giản dị mộc mạc hợp lý hơn.
    Lỗi còn nhiều lắm (em post không hề sửa chữa mà), đặc biệt phần kiến thức về lịch sử văn hoá. Nhưng tất sẽ có cao nhân chỉ giáo, hiệu đính sau bác ạ!
    Thank bác!
    ---------------------------------------------------------------------------------------
  6. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Cậu đã biết công việc của mình rồi. Đôi khi đọc 1 cái gì nghiêm chỉnh còn bị đau đầu chứ chưa nói viết, có gì không phải bỏ qua nhé.
    Đêm qua thì 2 trận bóng và 1 số việc làm đến sáng luôn. Lần mò vào đây thấy bài viết của bạn bè thì phải đọc (mặc dù buồn ngủ rũ người).
    Nếu vậy tớ phải hiểu đây là tự truyện có đôi chút hư cấu để liên hệ với thời xưa?
    Cứ viết đi lúc nào cũng ủng hộ.
  7. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    8-2001_Hưng Yên
    Chuyến xe cuối ngày đông ngẹt khách khiến em lử lả. Nhưng cơn quặn thắt gan ruột không thể làm dịu sự sốt ruột trong em suốt quãng đường về quê nội.
    Sau bữa cơm chiều ở nhà bác cả, lúc mọi người vui vẻ quây quần bên ấm trà mạn, em đánh bạo mang thắc mắc của mình ra hỏi.
    Ông bác em thừ ra một lúc, chừng như để lục lại trí nhớ của mình:
    - Phải rồi, chuyện về cụ Hoành, ngày xưa ông Nội bác cũng đã từng kể lại. Nhưng đó là chuyện xa xưa, trong thời buổi đó chuyện làm phản là tội lớn, có thể nguy hại đến cả dòng họ nên không ai nhắc đến. Lâu ngày chắc cũng đi vào quên lãng.
    Ngừng một lúc, ông chép miệng:
    - Bom đạn loạn lạc bao nhiêu năm, nhiều thứ đã mất cả. Bài thơ trong gia phả nghe đồn là của cụ Le Hoành trối lại lúc ra pháp trường, muốn chỉ dẫn về một kho báu nào đó.
    - Kho báu? cả em cùng hai ông anh họ nghịch như quỷ sứ đang ngả ngớn ngoài hiên vùng dậy thốt lên, mắt hau háu
    - Báu bở gì? chúng mày ấm đầu hả? Ông bác trừng mắt quát hai ông anh. Rồi quay sang tôi, ông dịu giọng:
    - Cháu là con gái, nên lo việc học hành , đừng bắt chiếc mấy thằng anh mày . Suốt ngày nghĩ vớ vẩn rồi lại vôi vữa cả đời thôi.
    Nhưng lúc ấy đầu óc em như mụ đi, không còn để ý đến những gì bác nói. Một kho báu! trong đầu em, hình ảnh của một đảo giấu vàng đang dần hiện hữu...
    Và tối hôm đó .. trong khi bố mải mê với việc những dự định thăm viếng chào hỏi, tảo mộ ông bà... Ông không biết rằng con gái rượu của ông cũng âm thầm nung nấu kế hoạch riêng của mình của mình.
    Bốn câu thơ Nôm đã được em đọc đi đọc lại không biết bao nhiều lần (Khi mơ ngủ nó cũng làm nhảm ?" bác gái em ca cẩm). Nhưng ngoài cảm nhận mơ hồ nghĩa tự sự pha lẫn huyễn hoặc của nó, chẳng thể nhận ra một cánh cửa thiên đường ẩn giấu nào hết.
    Hôm sau, nhờ ông anh họ dẫn đường, em đã xuống nhà chi thứ, hỏi những hậu nhân của ông cụ Lê Hoành. Nhưng không biết được thông tin gì mới hơn. Hình như đối với hiện tại, Lê Hoành đơn thuần chỉ là một cái tên được gán cho một hình bóng không hiện hữu nào đó. Liệu mối quan tâm dành cho một người đã khuất núi hơn trăm năm là việc vô nghĩa? điều giản dị mà ai cũng dễ dàng nhận thấy quả thật không dễ chấp nhận đối với em.
    Thu hoạch duy nhất là từ ông quản trang, một ông già đã 80 tuổi ?" Minh chứng sinh động của ?otàn dư chế độ cũ? mà các ông anh họ hay dè bỉu. Sau hơn một tiếng vật lộn với những hồi ức hỗn độn ,ông cũng chỉ còn nhớ rằng bài thơ đó ?ocái ông bị chém? lúc còn đang giam trong ngục đã đưa cho sư trụ trì ở chùa làng, nhờ chuyển lại cho con cháu trong họ. Vị sư chủ trì ngày đó cũng là một người dòng họ Lê, xuất gia từ nhỏ. Câu tỉnh táo duy nhất của ông quản trang là lời dặn với khi em xin phép ra về:
    - Chuyện kho báu họ Lê cũng chỉ là chuyện đồn đại làm khối kẻ hiếu sự, mơ mộng hão huyền nghĩ ra mà thôi cháu ạ. Hồi đó đã nhiều người đã thử ...
    Nhưng ông anh họ đã kéo tuột em đi trước khi nhận thêm một mớ những hồi ức khác.
    Sự thất vọng, chán nản được em biểu lộ một cách quá diễn cảm (chắc thế) đã khiến ông anh họ em phát hoảng. Tình thương dành cho cô em gái ngờ ngệch đã khiến ông kễnh không thể yên tâm. Và chiều hôm đó ông bắt em cùng đi xuống công trình thế kỷ mà ông đang tập sự làm cai thợ: Ngôi chùa chính của làng.
    Ngôi chùa làng nằm cuối làng, tách biệt ẩn mình sau một khúc đê quanh , chùa đã xuống cấp nhiều, . Sân chùa ngổn ngang vật liệu dànhcho việc tu bổ. Vị sư chủ trì khoảng 60 tuổi, vóc nguời gầy, khắc khổ. Phó mặc chuyện trùng tu xây dựng cho ông anh em, rất ít khi ông xuất hiện.
    Chú tiểu trong chùa có nụ cười rất duyên được ông anh nhờ đưa em đi thăm thú chung quanh..Em thơ thẩn theo bước chân vị hướng dẫn viên không chuyên rảo bước xung quanh ngôi chùa hoang phế, xuyên qua gian điện chính, vòng ra sau, đến phía hậu viện đổ nát, cỏ dại um tùm.
    Ngồi xuống một hòn đá chỏng chơ, lòng đầy trống rỗng . em hờ hững nhìn quanh. Đối nghịch với vườn rau nhỏ được chăm sóc cẩn thận, nằm giữa bãi cỏ um tùm là một một ngôi tự viên, mái đã sạt lở, lổn nhổn xung quanh vài ngôi tháp nhỏ đã tróc hết vôi vữa . Tiếng dế rả rích càng làm không cảnh xung quanh thêm phầncô tịch.
    Chừng cũng cảm nhận được sự buồn bực của em, chú tiểu huyên thuyên chỉ chỏ bắt chuyện:
    - Ngày xưa hậu viện chùa lớn lắm, trải mãi tới sát bờ ruộng trong đê kia, nhưng nay đã thành nhà hết rồi. Nay chỉ lại phần đất tròng rau này. Không biết Tĩnh Tâm các nầy có bị...
    TĨNH TÂM!em thấy mình như bị một cơn sóng mạnh vỗ vào trước ngực, bốn câu thơ Nôm như một khối rubíc quay cuồng mãnh liệt những câu chữ trong đầu. Không để chú tiểu nói hết câu, em quay lại hét lên:
    - Thầy nói ..Tĩnh tâm gì?
    Có lẽ vẻ mặt của em lúc đó trong khôi hài lắm. Chú tiểu giật mình, tay chân vùng về chỉ vào ngôi tự viên,ấp úng:
    Chỗ đó..., cái chòi này là Tĩnh tâm các. Tôi nghe thấy thầy tôi gọi thế, chứ dân trong làng thường chỉ gọi là lều canh rau mà thôi.
    Em vùng dậy, khẽ dựa lưng vào cây cột đã tróc mẻ, hỏi dồn:
    - Tĩnh tâm các này có từ bao giờ...?
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Được vnfakir sửa chữa / chuyển vào 07:01 ngày 05/07/2006
  8. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Đêm nay khó ngủ ngồi dậy dạo mạng đi đọc lại cái ông/bà viết thì thấy là truyện ngắn thực sự (kể cả 100% là có thật). Bạn bè không hoa lá cành nhé.
    -Câu trên mình thấy hơi tối nghĩa hay đúng hơn là ngược nghĩa?
    -Cô gái với giọng điệu rất "ngoan" nhưng đang rắp tâm đi tìm kho báu với cách rất cao thủ "nhà nghề" vậy có khiên cưỡng về tính cách không? Tất nhiên nhiều tính cách có thể tồn tại trong 1 con người nhất là con người hiện nay và truyện chưa biết diễn biến tiếp ra sao.
    -Bỏ 2 gạch đầu dòng trên đi thì thấy hay. Chờ để đọc tiếp.
  9. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    -Câu trên mình thấy hơi tối nghĩa hay đúng hơn là ngược nghĩa?
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Nguyên ý của chú tiểu (bác chú ý là ông này đang huyên thuyên nhé): không biết cái tĩnh tâm các này có bị phá không? nhưng hai chữ tĩnh tâm lại tác động đến cô gái theo một cách khác nên bị ngắt lời.
    Nhưng cách xử lý này có vẻ ...hơi tối nghĩa thật. Bác có thể viết lại câu đó mà vẫn giữ hộ em cái chủ ý được không?
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Cô gái với giọng điệu rất "ngoan" nhưng đang rắp tâm đi tìm kho báu với cách rất cao thủ "nhà nghề" vậy có khiên cưỡng về tính cách không? Tất nhiên nhiều tính cách có thể tồn tại trong 1 con người nhất là con người hiện nay và truyện chưa biết diễn biến tiếp ra sao.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Em tán đồng cách nghĩ của bác nên cảm thấy không nhất thiết phải trả lời
  10. Codaikhongten

    Codaikhongten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Vậy mình mạn phép sửa lại như trên (chỗ in nghiêng để in thẳng cũng được), cậu thấy thế nào?

Chia sẻ trang này