1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyền thuyết Nguyen Toon

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Rockerfeller_III, 16/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Trước đó không thấy nhắc đến VXT bắn rơi B52, có lẽ sợ dân chúng hỏi thế anh T. đang ở đâu?!
  2. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Mới dc đọc ở báo QDND
    Một mình chiến đấu với 36 máy bay địch
    Hà Văn Chúc sinh năm 1938 ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Là một chiến sĩ cao xạ có sức khỏe tốt, anh được chọn đi học lái máy bay. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp loại ưu, Hà Văn Chúc về nhận nhiệm vụ tại đại đội 1, trung đoàn 921 không quân tiêm kích với cương vị Đại đội phó.
    Năm 1967, lực lượng kỹ thuật của trung đoàn đã bảo đảm được số lượng máy bay đủ tiêu chuẩn phục vụ yêu cầu chiến đấu. Thời gian sửa chữa, lắp ráp máy bay đã rút ngắn chỉ còn 1/3 quy định, nhưng vào đầu năm 1968 số máy bay mới được lắp ráp đã hao hụt rất nhiều do bị địch bắn rơi, và bị bom địch phá hủy khi đỗ ở sân bay. Một số máy bay hỏng hóc chưa kịp sửa chữa vì thiếu phụ tùng thay thế. Vì vậy, số máy bay trực chiến, nhất là máy bay MiG-21 còn rất ít. Chính trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn đó đã diễn ra trận không chiến lịch sử của Hà Văn Chúc.
    Ngày 3-1-1968, máy bay địch đánh vào Hà Nội. Nhận mệnh lệnh của trên, cả hai trung đoàn 921 và 923 đều xuất kích, hiệp đồng đánh địch. Phát hiện máy bay địch đánh vào Mai Châu, trung đoàn 921 được lệnh cho 2 chiếc MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài và dẫn về vùng Thanh Sơn, Phú Thọ. Sáu phút sau, 4 chiếc MiG-17 của trung đoàn 923 được lệnh cất cánh từ sân bay Gia Lâm và được dẫn về hướng Thái Nguyên. Được sự hỗ trợ của chỉ huy mặt đất, biên đội MiG-21 nhanh chóng vượt qua hàng rào tiêm kích địch, tiếp cận và công kích tốp F.105 mang bom. Phát tên lửa đầu tiên của phi công Nguyễn Đăng Kính số 1 đã bắn cháy một chiếc F.105 khiến bọn địch rối loạn đội hình, phải quăng bom tháo chạy. Phi công Bùi Đức Nhu phát hiện tốp F.105 ở cự ly rất gần liền lao tới công kích chiếc gần nhất. Quả tên lửa phóng chính xác vào chiếc F.105 làm nó bùng cháy. Trước sự tấn công dũng mãnh của máy bay ta, đội hình địch hoàn toàn tan rã. Biên đội được lệnh thoát ly chiến đấu.
    Trong lúc biên đội MiG-21 của trung đoàn 921 đang tiến công máy bay địch trên vùng trời Thanh Sơn, biên đội MiG-17 của trung đoàn 923 cũng phát hiện được địch trên vùng trời Thái Nguyên. Sau ít phút quần nhau với máy bay F.4, phi công Lưu Huy Chao bắn rơi một chiếc, phi công Bùi Văn Sưu bắn rơi một chiếc. Máy bay phi công Nguyễn Hồng Điệp bị tên lửa địch bắn, anh nhảy dù an toàn. Trên đường trở về, máy bay của phi công Lê Hải bị pháo phòng không bắn nhầm. Mặc dù máy bay bị thương nhưng Lê Hải đã bình tĩnh, khéo léo xử lý, bay về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn.
    Như vậy trung đoàn 921 chỉ còn 2 chiếc MiG-21 trực chiến sau trận ngày 3-1-1968 thì một chiếc đã bị hỏng sau khi hạ cánh xông ra ngoài đường băng, lực lượng trực chiến chỉ còn đúng một chiếc. Trung đoàn 921 đang ở tình thế thiếu máy bay thì lúc 15 giờ ngày 3-1-1968, giặc Mỹ lại sử dụng 36 máy bay cường kích và tiêm kích từ hướng Sơn La vào đánh Hà Nội.
    Được phép của Bộ Tư lệnh, trung đoàn hạ quyết tâm cho máy bay MiG-21 cất cánh, dù một chiếc cũng đánh. Với tinh thần gương mẫu của người đảng viên, thượng úy-Đại đội phó Hà Văn Chúc xung phong nhận nhiệm vụ. Tới vùng trời Yên Châu, Hà Văn Chúc phát hiện ba tốp địch đang bay ở phía trước, đồng thời một tốp F.4 đã lướt qua trên đầu. Một tốp F.4 từ phía khác phát hiện ra máy bay ta liền lao tới đón đầu. Máy bay của Hà Văn Chúc và máy bay địch quần lượn, bám đuổi và kéo nhau về tới vùng trời Tam Đảo. Tốp F.105 của địch vòng lại đón đầu. Hà Văn Chúc cho máy bay vọt lên. Nhìn sang trái, thấy một tốp F.105 khác, anh lập tức cho máy bay bổ nhào. Do động tác quá mạnh, máy bay không bám được mục tiêu, anh phát hiện được 8 chiếc F.105 đang chuẩn bị ném bom. Được lệnh, Hà Văn Chúc cho máy bay hướng thẳng vào chiếc F.105 bay chính giữa và phóng tên lửa. Chiếc máy bay địch trúng đạn bốc cháy. Đội hình máy bay địch bị rối loạn, không thực hiện được ý đồ vào đánh phá khu vực Hà Nội. Được lệnh từ sở chỉ huy, Hà Văn Chúc lái máy bay luồn lách tránh tên lửa của địch bắn ra, hạ cánh an toàn. Nhằm đúng lúc đội hình địch bị tan vỡ, bộ đội tên lửa chớp thời cơ, bắn rơi thêm hai chiếc F.105
    Ngày 14-1-1968, Hà Văn Chúc lại cùng đồng đội bắn rơi một máy bay F.105 của không quân Mỹ trên vùng trời huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Nhưng không may, trong trận chiến đấu này, máy bay bị trúng đạn, Hà Văn Chúc bị thương nặng buộc phải nhảy dù. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, ngày 19-1-1968, anh đã hy sinh tại Quân y viện 108.
    Hà Văn Chúc ra đi khi mới tròn 30 tuổi, tràn đầy sinh lực. Tổ quốc không quên chiến công của anh. Hà Văn Chúc đã được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3. Ngày 30-8-1995, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Thượng tá ?" tiến sĩ ĐOÀN THỊ LỢI
    http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhanvatbanyeuthich.9982.qdnd
  3. Tide

    Tide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 1985, em có đọc tập truyện ký Dũng sĩ trên cao về KQVN, có nhắc đến chiến công hạ B52 của Vũ Xuân Thiều, nhưng không nói rõ là cảm tử. Tập truyện viết theo lối tuyên truyền lạc quan "ta thắng địch thua" hồi đó, nhưng đọc rất hay, trẻ con mà.
    Mãi đến những năm 90 mới nghe nhắc đến việc cảm tử, xúc động nhất là bài trên báo Tuổi trẻ, số Tết, có cả ảnh VXT hồi ở Nga.
    Hiện nay ở Hà nội có đường Vũ Xuân Thiều phải không các bác?
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Đúng, bên quận Long BIên, nối với đuờng Nguyễn Văn Linh (QL 5)
  5. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Đâu có, hồi kỷ niệm 30 năm ĐBP trên không đọc SGGP thứ bảy thấy bác Chơn nói là gia đình (mẹ và người yêu bác Thiều) nhận được huân chương nhưng được dặn là "Không làm lớn vì hành động cảm tử kiểu tự sát không được đề cao lắm". Mãi sau này mới trả lại tên cho bác ấy. Ngay cả các cuốn hồi ký của những tướng không quân cũng nói là trước Tuân có phi công đã hạ được B52 nhưng không nói rõ Ai? Bao giờ? Ở đâu?
    Cũng trong bài đó có nói rõ là trước khi lao vào anh Thiều đã thông báo cho đài chỉ huy, bác Chơn kể là chỉ huy nắm chặt micro, cả phòng chết lặng.
    Nếu bác Chơn đúng thì lúc đó người ta biết rõ chuyện gì xảy ra chỉ có điều quan điểm chính trị không cho làm lớn mà thôi.
  6. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Đại tá Toon là ai?
    Người đọc Hoa Kỳ rất có thể đã từng nghe về người phi công Át huyền thoại của Việt Nam, đại tá Toon (hoặc Tomb). Nhưng vì sao ông không có trong danh sách ở đây? Bởi vì ông ta đúng là chỉ có trong ?ohuyền thoại?. Chẳng có phi công nào là Đại tá Toon của Không quân Việt Nam, ông ta là nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những ?onghệ sỹ sôlô? ném bom đơn độc ban đêm trong chiến tranh thế giới II được gọi là ?omáy giặt Sác-li? vậy.
    Các phi công Át(ace) MiG-17 và MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam:
    Phi công Át chủ bài của Không quân Việt Nam
    Chiến công (*)
    Chi tiết
    Trung đoàn không quân tiêm kích
    Máy bay

    Nguyễn Văn Cốc
    9 (7)
    2 F-4D, 1 F-4B, 2 F-105F, 1 F-105D và 1 F-102A
    921
    MiG-21PF

    Nguyễn Hồng Nhị
    8 (3)
    1 UAV, 1 F-4D, 1 F-105D. Bị bắn rơi một lần.
    921
    MiG-21

    Phạm Thanh Ngân
    8 (1)
    1 RF-101C
    921
    MiG-21F-13

    Mai Văn Cương
    8 (?)
    -
    921
    MiG-21

    Đặng Ngọc Ngữ
    7 (1)
    1 F-4C (22 tháng Năm 1967)
    921
    MiG-21

    Nguyễn Văn Bảy
    7 (5)
    2 F-8, 1 F-4B, 1 A-4C và 1 F-105D
    923
    MiG-17F

    Nguyễn Đức Soát
    6 (5)
    3 F-4E, 1 F-4J, 1 A-7B
    927
    MiG-21PFM

    Nguyễn Ngọc Độ
    6 (2)
    1 F-105F, 1 RF-101C
    921
    MiG-21

    Nguyễn Nhật Chiêu
    6 (2)
    1 F-4 (trên MiG-17), 1 F-105D
    921
    MiG-17 & MiG-21

    Vũ Ngọc Đỉnh
    6 (5)
    3 F-105D, 1 F-4D, 1 HH-53C
    921
    MiG-21

    Lê Thanh Đạo
    6 (2)
    1 F-4D, 1 F-4J
    927
    MiG-21PFM

    Nguyễn Danh Kính
    6 (3)
    1 F-105D, 1 EB-66C, 1 UAV
    921
    MiG-21

    Nguyễn Tiến Sâm
    6 (1)
    1 F-4E
    927
    MiG-21PFM

    Lê Hải
    6 (2)
    1 F-4C, 1 F-4B
    923
    MiG-17F

    Lưu Huy Chao
    6 (1)
    1 RC-47 606 ACS
    923
    MiG-17F

    Nguyễn Văn Nghĩa
    5 (1)
    -
    927
    MiG-21PFM

  7. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    MIG 21 F
    [​IMG]
    Mig 17
    [​IMG]
    F4 Con ma
    [​IMG]
    F105 D
    [​IMG]
    Ba phi công Át của Việt Nam: (từ trái sang phải)Nguyễn Văn Bảy (7), Nguyễn Văn Cốc (9) và Nguyễn Đức Soát (6)
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Những hồi kí về bác Thiều mà em đã đọc khá là thiếu thống nhất :
    - Theo lời đồng đội : khi còn huấn luyện, bác Thiều từng bày tỏ sự ngưỡng mộ với các phi công cảm tử Hồng quân trong WW2, cấp trên đã phải giải thích về chủ trương bảo tồn người và máy bay của KQ ta. Sau đó được chọn vào đội săn B-52, bác rất bứt rứt vì chưa diệt được địch, nhiều lần xin lên không chiến (bác từng tâm sự là muốn làm 1 xâu F-4 để làm quà tặng người yêu) nhưng cấp trên không chuẩn y. Khi B-52 đánh HN, nhất là sau vụ Khâm Thiên thì bác Thiều càng nung nấu ý định diệt B-52 bằng mọi giá.
    - Theo lời các sĩ quan dẫn đường : ở đây cũng lại không thống nhất. Một bài thì nói bác Thiều báo cáo đã bắn cả 2 tên lửa nhưng không hiệu quả và sẽ kiên quyết tiêu diệt, trong này bác Thiều xưng "tôi", gọi SCH là "Thăng Long". Một bài khác, miêu tả khá chi tiết quá trình bác Thiều báo cáo tiếp cận, bắn tên lửa, B-52 phóng tên lửa nhử, chỉ báo cáo tên lửa đã phóng là hết, không có đoạn bác Thiều nói "..B-52 chỉ bị thương nhẹ, xin phép được tiêu diệt" như bài trên. Bài này thì bác Thiều xưng mật danh là "Sao Mai", gọi SCH là "Hồng Hà". Cũng theo bài này thì đầu tiên thấy đường bay B-52 ngắt trên tiêu đồ, cả SCH reo hò, nhưng ngay lập tức chùng xuống vì thấy đường bay của bác Thiều cũng bị ngắt.
    - Theo lời những nhân chứng khác : bộ đội và nhân dân ở Sơn La kể lại là đầu tiên thấy 2 vệt lửa nhỏ, tiếp theo là 1 vệt lửa rất lớn rồi quầng lửa bùng lên (không hiểu là ở độ cao 7-8km thì có quan sát được rõ thế không, chỗ này em cũng không dám chắc lắm). Xác chiếc B-52 và MiG đều rơi xuống Sơn La và nằm rất gần nhau. Bộ đội và nhân dân Sơn La chôn cất bác Thiều tại địa phương.
    Tóm lại, rất khó khẳng định được là thực sự chuyện gì đã xảy ra, trừ khi có được bản ghi chính xác và liên lạc giữa bác Thiều và SCH.
  9. Hattori_Hanzo

    Hattori_Hanzo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2006
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Trận đánh B52 của bác Tuân là vào ngày 27/12/1972 còn trận đánh của bác Thiều là vào ngày 28/12/1972
    Trước bác Tuân thì có bác Vũ Đình Rạng bắn trọng thương B52 ngày 20/11/1971. Con này lết được về đến sân bay Thái, nhưng sau đó cũng bị dỡ bỏ vì không bay được nữa. Tuy nhiên, thông tin này mãi gần đây mới biết do 1 phi công tiêm kích Mỹ sang thăm Việt Nam tiết lộ
  10. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Chính bác Lê Thành Chơn là người đầu tiên khẳng định VXT cảm tử đâm vào B-52 . Các báo khác chỉ phụ họa theo (không hề có các tạp chí của PKKQ trong số này). Hình như chiếc B-52 này người Mỹ tính cho SAM-2
    Chiếc bị VĐR bắn, qua đến Thái Lan cũng rơi, nên vẫn được tính cho Mig-21, trận này (và trận nghiên cứu B-52 trước đó) đều có bác ĐT tham gia.
    Người Mỹ nghe trộm hệ thống liên lạc của QĐNDVN rất kỹ, không chỉ liên lạc dẫn đường cho các phi công mà còn liên lạc thông thường (không mã hóa, ký hiệu gì hết) giữa các đơn vị, các cấp. Có thể bác Tôn được "nghe" tiếng từ đó.
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 22/01/2007

Chia sẻ trang này