1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyền Thuyết ( những tác phẩm không có tác giả )

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi gio_mua_dong, 12/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Truyền Thuyết ( những tác phẩm không có tác giả )

    Ở đây là nhưng tác phẩm gọi là truyền thuyết vì những cái này lưu truyền trong dân gian ..Không biết ai đã viết lên ..Mọi người cứ biết vậy nhé .. Mà tui cũng chỉ biết thế ..

    Ai mua hành tôi
    (hay là Lọ nước thần)
    Chưa rõ tác giả ​


    Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ tới đậu trên một phiến đá ở gần chỗ mình đang làm việc. Nhìn thấy thế, anh bỗng động lòng thương con chim bé bỏng sắp sửa lọt vào miệng loài ác điểu. Anh bèn nhặt hòn đá ném con quạ. Quạ giật mình bỏ mồi vỗ cánh bay lên. Tức mình vì hỏng ăn, quạ chửi rủa om sòm. Anh nhặt đá ném thêm và mắng: - ?oĐồ chim dữ! Hãy cút ngay!?. Quạ hậm hực bay đi, miệng còn đe dọa sẽ báo thù. Anh chàng chạy lại nhặt con chim sẻ đang thoi thóp, cố tìm cách ấp ủ cho nó sống lại. Quả nhiên, chỉ chừng giập bã trầu, con chim sẻ đã hồi tỉnh và bay được. Nó cảm ơn anh và bảo anh ngồi chờ để nó đưa biếu một vật. Một lát sau, con chim đã bay trở lại miệng ngậm một cái lọ bé đặt xuống bên cạnh và nói - ?oĐây là lọ nước thần có phép làm cho người già thì trẻ lại, vật nhỏ thì lớn thêm, trần gian không ai có?. Nói rồi nó vỗ cánh bay đi. Anh ngồi tần ngần mở nút ra xem thì thấy đầy một lọ nước mùi thơm ngào ngạt. Anh nghĩ bụng: - Những thứ này chỉ để cho các bà quan làm đỏm, có đâu để hạng chúng ta dùng?. Rồi anh nút lọ lại cẩn thận, khi gánh củi về, treo lọ trên kèo nhà. Và rồi thời gian trôi qua, vì bận công việc làm ăn, anh cũng quên đi, không nghĩ tới cái lọ ấy nữa.

    ít năm sau đó, chật vật mãi anh chàng mới cưới được vợ. Vợ anh cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay bùn, nên đen đủi, xấu xí. Nhưng hai vợ chồng thì rất thương yêu nhau.

    Một hôm chồng đi cày vắng, vợ ở nhà quét dọn khắp nơi. Thấy một cái lọ con treo trên kèo nhà, chị bèn bắc ghế lấy xuống mở nút ra xem. Khi ngửi thấy mùi thơm, chị ta đồ là dầu thơm gội đầu. Lát sau, chị nấu nước tắm gội rồi tiện tay đổ lọ nước ra bôi khắp tóc tai mình mẩy. Không ngờ sau khi bôi xong chị ta tự nhiên trở nên xinh đẹp trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều ít ai sánh kịp. Nước thần trôi xuống mấy luống hành bên cạnh giếng, khiến cho những cây hành cũng tự nhiên lớn phổng lên một cách lạ thường: củ to như bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh.

    Khi người chồng đi cày về nhìn mặt vợ thì ngẩn cả người cứ tưởng là tiên sa xuống cõi trần, nếu không có tiếng nói thì cơ hồ anh không nhận ra là vợ mình. Nghe vợ nhắc đến lọ nước thơm, anh mới sực nhớ tới chuyện báo đền của con chim sẻ ba năm về trước. Nỗi mừng biết lấy chi cân, anh ngắm vợ mãi không chán mắt, rồi kể lại câu chuyện cũ cho vợ nghe.

    Từ đấy anh cứ quấn quýt lấy vợ không rời. Công việc đồng áng vì thế cũng mười phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà mãi thì đói mất nên anh đành phải đi làm. Để khỏi nhớ vợ, anh thuê thợ vẽ hình vợ. Mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại treo bức tranh ở bờ ruộng để nhìn cho thỏa.
    Còn Nữa



    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  2. kehayphadam

    kehayphadam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    1
    Cây Ðào
    Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.
    Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Nhưng lạ thay chẳng có con ma hay quỷ nào bén mảng
    đến ngọn núi có cây đào cổ thụ cả và những chỗ có màu đỏ tía và màu hồng có nguời đã phát hiện được điểm yếu của loài ma quỷ đó và bảo với mọi người đi lấy cành đào về nhà để cắm để trừ ma quỷ.
    Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
    Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.
  3. kehayphadam

    kehayphadam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa có một ông vua sinh được ba người con trai: Người thứ nhất tên là A Chính, người thứ hai là A Vi và người thứ ba là A Văn. Nhà vua cai quản cả một giang sơn phồn thịnh nhất so với các nước chung quanh và lâu đài của nhà vua cũng là toà lâu đài đẹp nhất thời bấy giờ . Vua có một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng đặc biệt ngài thích nhất một cây táo thường nảy sinh ra những quả táo bằng vàng .
    Một buổi sáng, cũng như thường lệ vua đi dạo chơi trong vường và dừng lại ngắm cây táo yêu qúi . Ngài lẩm bấm:
    "Lạ quá nhỉ! Ta có cảm tưởng như có ai vào trong vườn này trộm ăn táo vàng của ta".
    Vua liền đếm số quả táo trên cây rồi sáng hôm sau ra đếm lại, quả nhiên thấy mất thực .
    Ai là người dám vào vườn nhà vua ăn cắp trộm nhỉ ? Mà lại ăn trộm chính những quả táo mà vua yêu qúi nhất ?
    Ngay tối hôm đó vua ra rình dưới gốc cây. Vào khoảng nửa đêm, ngày thấy một con chim lạ xuất hiện, một con chim có đôi cánh đỏ rực như lửa và đôi mắt long lanh như kim cương. Con chim lạ đó mổ một quả táo vàng rồi bay đi.
    Vua ngạc nhiên sững sờ, không thốt ra được một lời nào . Sáng hôm sau, ngài cho vời ba cậu con trai lại và bảo:
    -Đêm qua chính mắt ta thấy một con chim lửa ăn trộm táo vàng của ta. Các con phải làm sao bắt sống được con chim quái ác đó . Con nào bắt được ta sẽ chia cho một nửa giang sơn ngay lập tức và sau này khi ta chết sẽ được nối ngôi.
    Ba vị hoàng tử đồng thanh đáp:
    -Thưa phụ hoàng, chúng con sẽ cố gắng hết mình để bắt sống cho được con chim lửa .
    Đêm đó A Chính ngồi rình dưới gốc cây. Nhưng chỉ mới ngồi được một giờ đồng hồ đã ngủ quên mất vì quá mệt . Con chim lửa xuất hiện mổ hai quả táo vàng bay đi.
    Sáng hôm sau vua đến và hỏi:
    -Thế nào con, hôm qua con có thấy chim lửa không?
    -Thưa phụ hoàng không.
    Đêm sau đến lượt A Vi canh gác . Nhưng cũng như anh, A Vi mới canh được một giờ đồng hồ cũng ngủ quên vì quá mệt . Chim lửa lại đến và lại mổ táo vàng bay đi. Và sáng hôm sau, cũng như anh, ông hoàng hai cũng nói dối vua cha là không hề thấy chim lửa .
    Đêm thứ ba đến lượt hoàng tử A Văn. A Văn ngồi dưới gốc cây cố chống lại giấc ngủ dù đôi mắt ríu lại . Một giờ trôi qua, rồi hai giờ, rồi ba giờ . Đột nhiên khu rừng bừng sáng như ban ngày . Chim lửa hiện ra và sắp mổ vào những quả táo vàng . A Văn nhè nhẹ tiến đến gần và nắm lấy đuôi chim. Chim vụt bay đi chỉ để lại trong tay hoàng tử một cái lông đuôi, một cái lông đỏ rực như lửa . Khu vườn sáng rực như có ai đem một bó đuốc rất to chiếu sáng .
    Sáng hôm sau nhà vua cho cất cái lông đuôi vào trong kho và rất hài lòng, không còn lo nghĩ gì nữa vì đêm đó và đêm sau nữa không thấy chim lửa trở lại .
    Vài ngày trôi qua, ngày nào nhà vua cũng vào trong kho nhìn lông chim vẫn đỏ rực như buổi đầu . Nhưng chẳng bao lâu vua lại nghĩ ra ý muốn bắt cho được con chim lửa . Vua lại vời ba người con đến và bảo:
    -Ta vẫn giữ nguyên lời đã hứa . Con nào bắt được chim lửa sẽ được ta chia ngay một nửa giang sơn và sau khi ta chết sẽ được nối ngôi.
    A Di và A Vi ghét A Văn vì hoàng tử này đã bắt được một cái lông chim, nên tâu với phụ thân và bảo A Văn đi tìm con chim lửa. A Văn từ biệt vua cha đi tìm chim lửa . A Văn từ biệt cha lên ngựa đi một mình .
    A Văn phi ngựa rất lâu, mãi rồi cũng đến một cánh đồng cỏ xanh rì, bên trên có một cái cọc có viết mấy chữ . Chàng tiến lên và đọc:
    "Kẻ nào đi thẳng đằng trước sẽ bị đói và rét . Kẻ nào đi thẳng về phía tay phải sẽ chu toàn được đời sống của chính mình nhưng sẽ mất ngựa . Kẻ nào đi về phía tay trái sẽ chết nhưng ngựa sẽ sống như thường".
    A Văn không còn ngập ngừng gì nữa . Chàng tiến về phải . Chàng lẩm bẩm: "Tiếc quá thế là mình sẽ mất ngựa . Nhưng thôi thế nào chả tìm được một con ngựa khác".
    Chàng cưỡi ngựa đi trong rừng ba ngày mà chả gặp một ai. Đến ngày thứ ba mới gặp một con chó sói . Sói bảo:
    -Hoàng tử tại sao lại đến đây? Hoàng tử không đọc những chữ viết trên cọc sao?
    Sói vừa nói xong là con ngựa gục xuống chết liền . Sói cũng biến mất trong bụi rậm .
    A Văn buồn quá vì mất một người bạn thân từ lâu đời . Nhưng A Văn can đảm tiếp tục cuộc hành trình . Hoàng tử đi luôn trong ba ngày liền và đến ngày thứ ba lại thấy chó sói xuất hiện trước mặt . Sói bảo: ..........
    - còn nữa
  4. kehayphadam

    kehayphadam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    1
    Hoàng tử ơi ! Tôi tiếc là hoàng tử đã mất ngựa . Tôi muốn giúp ông. Ông hãy trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa ông đi đến nơi nào ông muốn đến .
    A Văn ngạc nhiên, giải thích:
    -Sói ơi! Ta muốn tìm bắt con chim lửa đã đến vườn phụ hoàng ta để ăn trộm những quả táo vàng .
    -Tôi biết . Thôi ông trèo lên lưng tôi đi. Đừng sợ gì cả .
    Sói phi nhanh hơn ngựa, phi suốt ngày, đến chiều tối dừng lại trước một toà thành có tường cao nghều nghệu . Sói bảo:
    -Hoàng tử trèo lên tường đi. Hoàng tử sẽ thấy một khu vườn và con chim lửa đang bị nhốt trong một cái ***g . Hoàng tử bắt chim nhưng nhớ đừng sờ vào ***g nghe chưa?
    A Văn trèo lên tường và tụt xuống khu vườn, quả nhiên trông thấy chim lửa bị nhốt trong ***g vì chung quanh chim ánh sáng đỏ rực như lửa . Chàng mở ***g bắt chim ra định trèo qua tường sang bên kia nhưng chợt nghĩ:
    -Cái ***g bằng vàng đẹp quá . Vả lại không có ***g, mình biết nhốt chim vào đâu bây giờ ?
    A Văn tiến đến gần cái ***g và gỡ xuống . Nhưng vừa đụng vào ***g thì đột nhiên chuôn báo động vang lên, lính trong vườn chạy ra bắt A Văn đưa vào nộp thần mặt trời ngự trị trong khu đó . Thần mặt trời hét lên hỏi A Văn:
    -Anh còn trẻ tuổi như thế mà đi ăn trộm, không biết xấu hổ sao? Anh là ai, từ đâu đến ?
    -Thưa, tôi tên là A Văn - A Văn nói - Con chim lửa của ngài thường đến vườn của phụ hoàng tôi ăn trộm táo vàng nên phụ hoàng tôi mới cho tôi đến đây để bắt sống chim mang về .
    -Dù sao anh cũng không nên làm như anh vừa làm xong. Nếu trước đây anh đến xin tôi con chim tôi sẽ cho anh ngay với tất cả các nghi lễ xứng đáng với một hoàng tử . Nhưng nay vì anh có lỗi anh phải làm điều này cho tôi. Đằng đầu kia thế giới có một ông vua tên là A Phông. Ông ta có một con ngựa bờm vàng . Nếu anh bắt được ngựa đem về đây, ta sẽ cho anh con chim lửa .
    Hoàng tử A Văn cúi đầu bước ra khỏi cung thần mặt trời. Phải làm theo lệnh của Thần mặt trời nếu không thì cả nước sẽ biết mình là một tên ăn trộm . A Văn buồn nản lắm .
    Sói lại đứng đợi hoàng tử ở đầu tường .
    -Sao hoàng tử lại trái lời tôi dặn ? - Sói hỏi .
    Hoàng tử buồn rầu trả lời :
    -Sói nói đúng, chính là lỗi tại ta.
    Rồi hoàng tử kể cho sói nghe câu truyện với Thần mặt trời. Sói bảo:
    -Thôi hoàng tử lại trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa hoàng tử đến chỗ con ngựa bờm vàng .
    Sói phi nhanh như tên suốt một ngày đường mới tới chuồng ngựa trắng đẹp của hoàng đế A Phông. Sói lại bảo:
    -Hoàng tử hãy nghe tôi đây. Hoàng tử vào trong chuồng ngựa lấy con ngựa bờm vàng đi, nhưng hoàng tử đừng đụng vào yên cương đó . Nếu không sẽ có nhiều chuyện bực mình .
    A Văn rón rén vào trong chuồng ngựa . Những người chăn ngựa ngủ say như chết . A Văn dắt con ngựa bờm vàng ra ngoài . Nhưng trước khi đi ra, anh ghé mắt nhìn bộ yên cương bằng vàng treo trên tường . Bộ yên cương đẹp quá, A Văn cầm lòng không đậu, vội lấy xuống, nhưng chuông lại reo, bọn người chăn ngựa thức dậy và cũng như lần trước, bắt A Văn đem về trình hoàng đế A Phông. Cũng như lần trước, hoàng đế A Phông giận đỏ mặt tía tai và doạ sẽ công bố cho toàn dân biết A Văn là một tên trộm .
    Rồi ngài bảo:
    -Đằng đầu kia thế giới có nàng công chúa xinh đẹp Hê Len. Nếu hoàng tử đem được nàng về đây ta sẽ cho hoàng tử con ngựa bờm vàng và hoàng tử có thể quay về tổ quốc mình với mọi nghi lễ dành riêng cho hoàng tử .
    A Văn đành chấp thuận điều kiện của A Phông, chàng đi ra, và lại gặp sói . Hoàng tử lại cúi đầu .
    -Sói ơi! Sói nói đúng . Ta có lỗi quá nhiều .
    Sói bảo:
    -Đừng lôi thôi gì nữa . Hãy trèo lên lưng tôi, tôi sẽ đưa hoàng tử đến tận nơi.
    Sói lại phi thật nhanh và đến một cánh cổng bằng vàng . Sói bảo:
    -Đến nơi rồi . Bây giờ hoàng tử xuống đi, đứng đợi tôi ở gốc cây sến bên kia đi.
    A Văn nghe lời sói đến gốc cây sến ngồi chờ . Thời gian trôi qua dài lê thê cho tới khi trời tối . Lúc đó nàng công chúa Hê Len xinh đẹp từ trong nhà bước ra và đi qua cổng .
    Sói lúc đó đang rình trước cổng, vội nhảy chồm lên, bắt lấy nàng công chúa, đặt lên lưng rồi chạy vội qua gốc cây sến và gọi A Văn nhảy lên đằng sau nàng Hê Len xinh đẹp . Sói chạy hết tốc lực và chẳng bao lâu về tới kinh đô nhà vua A Phông. Tất nhiên những người hầu công chúa chạy về báo động nhưng khi mọi người chạy ra thì sói đã đi quá xa.
    Trong lúc ngồi trên lưng sói, A Văn tha thồ ngắm nghía nàng công chúa xinh đẹp, ngắm mãi và sau cùng đem lòng yêu nàng . Cho nên khi về đến kinh đô nhà vua A Phông, hoàng tử rất buồn khi thấy sắp phải xa người đẹp . Sói hỏi:
    -Hoàng tử sao vậy ?
    -
  5. kehayphadam

    kehayphadam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    1
    Sói ơi! Làm sao không buồn rầu được khi phải đem đổi nàng Hê Len xinh đẹp nhường này lấy con ngựa bờm vàng . Nếu không đổi thì cả nước này đều sẽ biết tôi là một tên ăn trộm .
    -Tôi đã giúp hoàng tử nhiều lắm rồi - Sói nói - Thôi hoàng tử hãy tin cậy nơi tôi đi. Hoàng tử sẽ được hài lòng .
    Sói bày mưu cho hoàng tử và dặn phải làm đúng như lời mình dặn . Hoàng tử liền đem công chúa Hê Len giấu vào một bụi cây rồi cùng sói đi vào chầu vua A Phông. Đến cửa ngọ môn, sói biến thành một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần trông giống Hê Len như đúc . Vua A Phông vui mừng tiếp đón hai người rất trọng thể . Vua bảo Y Văn:
    -Hoàng tử rất xứng đáng được con ngựa bờm vàng và bộ yên cương bằng vàng lắm . Thôi hoàng tử cứ tự do đưa ngựa và yên cương đi. Chúc hoàng tử gặp mọi sự may mắn trên đường về .
    A Văn nhảy lên con ngựa phi nhanh như gió . Đến khu rừng nơi giấu Hê Len, A Văn dừng lại đem nàng lên ngựa rồi phi nước đại . Đột nhiên hoàng tử kêu lên:
    -Sói của ta đâu rồi nhỉ ? Nhớ sói quá, sói ơi!
    Thế là lập tức sói hiện ra. Hoàng tử mừng quá, nhảy lên lưng sói nhường ngựa cho Hê Len rồi cả ba cùng đi như bay, cho đến khi về đến kinh đô hoàng đế Đông Mai. Nhưng mặt A Văn lại sa sầm . Sói hỏi:
    -Hoàng tử sao thế ?
    -Sói ơi! Sói không thấy là công chúa Hê Len rất xứng đáng với con ngựa bờm vàng sao. Bây giờ mà đem con ngựa đổi lấy con chim lửa thì buồn quá .
    -Thôi hoàng tử đừng buồn nữa . Tôi sẽ giúp hoàng tử một lần nữa . Nhưng hoàng tử phải theo đúng lời tôi mới được .
    Nàng công chúa Hê Len và con ngựa bờm vàng lại được đem giấu vào trong một khu rừng gần đó rồi sói lại biến thành một con ngựa bờm vàng rất đẹp đi theo hoàng tử vào cung.
    Thần mặt trời hài lòng, cho A Văn con chim lửa và cho luôn cả cái ***g bằng vàng .
    A Văn đem chim về đến khu rừng, đem Hê Len ngồi lên lưng ngựa rồi nắm chặt cái ***g và chim lửa, cả hai phi ngựa đi thật nhanh. Nhưng đột nhiên hoàng tử lại kêu lên:
    -Sói của ta bây giờ đâu nhỉ ?
    Lập tức sói hiện ra. Cũng như lần trước A Văn nhường ngựa cho Hê Len còn mình lại trèo lên lưng sói và phi đi như gió . Đi thật lâu mới về đến chỗ con ngựa trước của A Văn bị chết . Sói ngừng lại bảo:
    -Đây là chỗ con ngựa của hoàng tử chết dạo nọ . Hoàng tử xuống đi. Hoàng tử đã có con ngựa bờm vàng rồi . Hoàng tử lên ngựa muốn đi đâu thì đi. Tôi không còn giúp hoàng tử được việc gì nữa đâu.
    Nói xong sói chạy biến vào trong bụi rậm .
    Hoàng tử rất buồn, thở dài buồn rầu rồi trèo lên ngồi đằng sau nàng công chúa Hê Len xinh đẹp rồi phi ngựa đi.
    Họ đi rất lâu. Khi gần đến nhà chỉ còn cách chừng 20 dặm thôi, A Văn xuống ngựa, cùng công chúa ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Bộ yên cương treo trên cây gần đó, ***g chim trong đó có con chim lửa để bên cạnh, hai người nằm dài trên cỏ nói chuyện với nhau rất vui.
    Họ nói chuyện mải mê đến nỗi quên cả thời gian. Đột nhiên họ nghe tiếng chân ngựa dồn dập chạy đến và có hai chàng kỵ mã đứng dừng trước mặt họ . Đó là hai hoàng tử A Chínhvà A Vi.
    Ba anh em gặp nhau chào hỏi vui vẻ . A Văn kể cho hai anh nghe câu chuyện kỳ lạ của mình . Hai người anh ghen tức liền nảy ra ý muốn cướp chim và ngựa cùng nàng công chúa Hê Len xinh đẹp nên nhảy đến bắt A Văn trói vào gốc cây, rồi đem cả chim và nàng Hê Len nháy lên ngựa phi tuốt về thành .
    còn nữa
  6. kehayphadam

    kehayphadam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    1
    Đi được một quãng hai anh em dừng lại và A Chính nói:
    -Thưa công chúa, hiện nay công chúa đang ở trong tay chúng tôi. Công chúa phải làm theo lời chúng tôi dặn . Chỉ ít phút nữa thôi chúng tôi sẽ về tới hoàng cung vào chầu phụ hoàng của chúng tôi. Công chúa phải nói cho ngài biết chính chúng tôi đã mạo hiểm đưa công chúa về đây, chính chúng tôi đã bắt được con chim lửa và ngựa bờm vàng .
    Nhưng công chúa bưng mặt khóc .A Chính rút gươm ra đe doạ .
    -Nếu công chúa không làm theo lời chúng tôi, chúng tôi sẽ đâm chết công chúa ngay bây giờ .
    Hai hoàng tử bàn nhau và thoả thuận là A Chính sẽ lấy công chúa còn chim lửa và con ngựa bờm vàng sẽ thuộc về A Vi. Rồi họ lên ngựa thi nhau xem ai về thành trước .
    A Văn bị trói dưới gốc cây, đói và rét quá, chàng chịu đựng được trong bốn ngày rồi đến ngày thứ năm mệt và đói rét quá, đầu chàng gục trên ngực chỉ còn chờ chết . Quạ đã bắt đầu đến đậu đen trên cành cây trên đầu chàng, chỉ còn chờ chàng chết là sà xuống rỉa thịt .
    Đến lúc đó tự nhiên sói từ trong bụi cây chạy ra và hét lên bảo con quạ đầu đàn:
    -Hỡi quạ, các ngươi phải giúp ta mau cởi trói cho hoàng tử A Văn chứ .
    -Nhưng thưa ông sói, chúng tôi đang đợi hoàng tử chết để ăn một bữa tiệc thực to đây.
    Sói giận điên lên, nói bằng một giọng run run:
    -Ngươi phải giúp ta nếu không ta sẽ không để cho một con quạ nào sống sót trong khu rừng này .
    -Xin vâng! Xin vâng!
    Quạ đầu đàn ra lệnh cho các quạ con. Chúng xúm lại lấy mỏ mổ rất nhanh và liên tiếp vào sợi dây trói, chẳng bao lâu dây trói tuột ra và hoàng tử A Văn ngã lăn xuống đất .
    Sói ra lệnh cho quạ đi lấy nước đem về .
    Dần dần nhơ sự săn sóc chu đáo của sói và quạ, A Văn tỉnh lại, nhìn chung quanh ngạc nhiên vô cùng . Sói bảo:
    -Nếu tôi không đến kịp và nếu các vị quạ ở đây không chịu giúp tôi thì hoàng tử đã chết từ lâu rồi . Hai anh hoàng tử tồi tệ quá, hoàng tử nhảy mau lên lưng tôi đi về thành cho kịp vì ông anh A Di của hoàng tử sắp làm lễ thành hôn với nàng công chúa xinh đẹp rồi .
    AVăn vội vã làm theo lời sói rồi chẳng bao lâu cả hai đã về tới cổng thành . Sói bảo:
    -Thôi chúng ta chia tay nhau ở đây thôi. Tôi hy vọng rằng từ nay trở đi hoàng tử không cần đến sự giúp đỡ của tôi nữa . Thôi vĩnh biệt hoàng tử .
    AVăn vội vã chạy ngay vào hoàng cung trèo lên cầu thang bước vào phòng ăn trong hoàng cung lúc đó đang yến tiệc linh đình . Vua cha ngồi giữa, bên trái có công chúa Hê Len và bên phải có A Chính. A Chính ngồi bên trái công chúa . Vừa trông thấy A Văn công chúa kêu lên:
    -Thưa, đây mới là người đã mạo hiểm đưa tôi về đây.
    Vua cha ôm hôn A Văn rất âu yếm . Vua tưởng A Văn đã chết, vì hoàng tử kia đã kể cho vua nghe là A Văn đã chết . Vua muốn được nghe công chúa Hê Len kể lại đầu đuôi câu chuyện thực rõ ràng . Hê Lên nói hết cho vua nghe, nào chuyện bắt chim lửa, nào chuyện bắt con ngựa bờm vàng và chuyện bắt mình ra sao. Khi nghe Hê Len kể xong, vua tức giận quắc mắt nhìn hai ông con trai nhưng cả hai đã biến mất từ hồi nào .
    Vua liền hạ lệnh cho bữa tiệc tiếp tục linh đình như cũ và cho A[ Văn làm lễ thành hôn cùng công chúa .
    Cặp vợ chồng đẹp đôi đó sống trong hạnh phúc tràn trề, trăm năm đầu bạc .


    HẾT
    KẺ HAY PHÁ ĐÁM
  7. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Ai mua hành tôi
    (hay là Lọ nước thần)
    Tiếp​
    Một hôm anh đang cày ruộng, bức tranh được treo lên một cái cọc cắm ở trên bờ. Vừa cày được mươi luống, tự nhiên con quạ năm xưa ở đâu sà xuống quắp lấy bức tranh mang đi. Anh chàng ở bên kia bờ thấy vậy, bèn hò hét đuổi theo nhưng không kịp nữa. Quạ đã cất cánh bay cao và bay đi rất xa, chỉ một loáng đã mất hút. Báo thù việc anh ném đá giành mồi của nó ngày xưa, quạ mang bức tranh vào đến tận kinh đô, thả xuống ở sân rồng. Bọn lính thị vệ thấy sự lạ lùng, bèn nhặt lên đem trình vua. Cầm lấy bức truyền thần vua ngắm nghía mãi không chán mắt, bụng bảo dạ: ?oTrong ba cung sáu viện của ta đã có nhiều người đẹp, nhưng chưa có người nào đẹp bằng người đàn bà trong tranh này. Hẳn là trời sai con quạ đến mách cho ta đây!?.
    Lập tức vua ra lệnh cho một quan đại thần và một trăm thị vệ phải tìm cho được người đàn bà đã vẽ trong tranh mang về. Quan đại thần cho người về các địa phương sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Để việc tìm tòi có hiệu quả, chúng bày ra trò mở hội ở các vùng chúng đến để cho mọi người đổ về xem. Mỗi lần thấy dân tập hợp đông đúc, chúng đưa bức tranh ra giả tảng nói là tình cờ bắt được, người nào mất thì đến mà nhận.
    Một hôm, chúng tới vùng quê hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần và cũng bày trò mở hội ba đêm ngày. Quả nhiên anh chàng sa vào mưu gian. Khi nhìn thấy bức tranh anh không đắn đo gì cả, lật đật bước tới để nhận. Nhưng anh không ngờ bọn lính chộp lấy anh như chộp con mồi. Chúng theo ngay anh về nhà và chúng tìm thấy ngay người đàn bà trong tranh. Mừng quá chúng vội đưa kiệu rước về kinh đô, mặc kệ cho người chồng vật mình than khóc.
    Sau khi bị bắt vào cung, người đàn bà không cười không nói, áo đẹp không mặc, đầu không chải và không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, nhà vua hết sức mừng rỡ, nhưng cũng hết sức buồn phiền vì mọi thứ dỗ dành, dọa nạt đều không thể làm cho người ngọc nở một nụ cười. Vua bèn hạ lệnh cho rao trong dân chúng hễ ai có cách gì làm cho nàng cười nói lên được, thì sẽ ban thưởng cho quan cao lộc hậu. Nghe tin này, có nhiều người, từ những vai hề nổi tiếng, những ông trạng cười cho đến các bậc lương y, các pháp sư phù thủy v.v... đua nhau trẩy kinh hy vọng dùng tài phép làm cho người đàn bà phải buột miệng nói cười để mong ân thưởng. Nhưng dù đã giở đủ mọi trò, đều vô hiệu.
    Lại nói chuyện anh chồng từ khi vợ bị quan quân bắt đi thì không còn thiết làm ăn gì nữa. Khi nghe tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung nói cười được thì vua sẽ ban thưởng, anh biết là vợ mình đang ở cung vua, bèn quyết vào kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành ở cạnh giếng buộc làm một gánh, quảy theo. Đến kinh đô, anh quảy gánh của mình đi lại trước cửa hoàng cung rao to lên những câu:
    Dọc bằng đòn gánh Củ bằng bình vôi Ai mua hành tôi Thì thương tôi với!
    Tiếng rao của anh vọng vào cung mỗi lúc một lớn. Nét mặt của vợ anh tự nhiên cũng mỗi lúc mỗi tươi. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:
    - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
    Khi nhìn thấy mặt chồng, vợ anh cười lên một tiếng. Thấy người đàn bà lần đầu tiên cười nói, vua sung sướng như mở cờ trong bụng; lại thấy những cây hành to lớn lạ thường thì lấylàm kinh ngạc. Vua ngỡ là nhờ những cây hành kỳ lạ này mà người đẹp nói cười. Vua liền nẩy ra ý nghĩ muốn tự mình cải trang gánh hành để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:
    - Hãy đặt gánh hành lại đó và cởi áo ra mau!
    Vua cởi áo long bào vứt cho anh và mặc áo của anh vào. Vua còn bắt anh bày cho mình học thuộc câu rao, rổi quảy gánh qua lại trước mặt người đàn bà, cất tiếng rao mới học được. Thấy vậy, vợ anh hàng hành cười nghặt nghẽo. Vua thích thú lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người đàn bà bảo thị nữ thả đàn chó ra. Chó thấy vua ngỡ là người lạ liền nhảy xổ tới cắn chết. Người đàn bà vội bảo chồng:
    - Mình hãy mau mau trèo lên ngai vàng đi!
    Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.
    Hết ​
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .

    Được gio_mua_dong sửa chữa / chuyển vào 04:46 ngày 21/07/2003
  8. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    An Dương Vương ​
    Sâu trong vịnh là làng chài. Từ làng chài nhìn chếch về phía ấy chỉ thấy núi chồm ra biển. Ghềnh đá cheo leo lở chở hà, dường như là bước nhảy cố gắng cuối cùng của núi. Ông lão ngồi trên ghềnh đá, tóc râu baỵ Biển về chiềụ Sóng hắt màu đồng chảy lên núi, nơi vắng mặt trời đỏ lịm đang mệt mỏi lăn qua.
    Từ trong sóng trồi lên 1 cái mu rùa vĩ đại. Rùa vươn cổ, oai nghiêm:
    ''''Về đi ! Bệ hạ về đi ! Để mất cung điện chốn trần gian thì phải nương thân chốn thủy cung. Lại vẫn còn giữ được tấm hình hài là ngườị Há chẳng quý sao ! Bệ hạ còn mong gì hơn thế ?''''
    Tiếng rùa thần ầm ầm theo sóng, dội vào bờ đá, động cả làng chàị Đàn ông đàn bà người gìa con trẻ túa ra từ những túp nhà trống huếch trống hoác, hoảng hốt nhìn nhau, rồi cùng chạy thục mạng về phía vịnh, quì xuống vái lấy vái để biển chiềụ Tiếng rùa thần dội lại từ mỗi vách đá & tiếng vang ai oán của câu trả lời ai cũng nghe thấỵ Bụng biển phồng lên, rạn thành muôn vàn sóng nhỏ. Không ai hiểu 1 điều gì. Tất cả là 1 sự kinh dị. Tất cả là 1 sự kỳ diệu.
    Ông lão cúi mình :
    ''''Phải ! Rùa thần nói phải ! Giữ được hình hài, lại được thế nhân muôn đời tiếc nhớ, mấy kẻ làm vua để nước mất còn được thế. Nhưng cũng bởi tấm hình hài làm người này chưa tiêu biến mà lòng ta động không yên. Hãy nhìn xem ! Rùa thần hãy thử nhìn xem ! Có phải nơi này là chốn cùng đường của ta ngày đó không ? rùa thần nhận ra không ? Vùng biển kia là nơi rùa thần hiện ra đón ta vào biển tối.
    Bụng biển phập phồng. Chỉ 1 đôi người bạo gan nhất mới dám ngước nhìn. Đáy biển động ầm ầm tưởng muốn lở cả bờ vịnh lôi tuột đám dân chài xuống. Đấy là tiếng rùa thần đạp nước. Rùa thần khoan thai cưỡi trên lưng sóng bơi vào, khoan thai trèo lên ghềnh đá, vươn cổ dõi nhìn biển lớn. Ông lão cũng nhìn biển lớn, thở dồn :
    ''''Quân giặc tiến như gío cuốn. Lá trên cây khô lại bởi bụi bốc dưới gót giặc. Rùa thần nhớ không ? Không còn ai là bộ hạ bên tạ Rùa thần hiện lên, chính chốn này đây, quát bảo : ''''Giặc ngồi sau lưng nhà vua đó!'''' Chính là nó ! Con ta ! Ta đã chém đầu nó, nơi này !''''
    Mặt trời lừng khừng bò qua đỉnh núị Ông lão khỏa tay xuống nước, thở dài :
    ''''Máu nó chảy xuống nơi nàỵ Nước biển nơi này đã tụ tụ tán tán thành mây thành mưa triệu triệu lần. Triệu triệu con trai đã ngậm nước biển này làm thành ngọc quý. Mà sao nước biển tự bấy đến nay còn đỏ ?''''
    Rùa thần rụt cổ, chán nản trả lời, tiếng như vọng thẳng từ mặt đất đau đớn bởi những mầm đá sắc cắm xuống :
    ''''Bệ hạ sai rồi ! Đấy là hồi quang mặt trờị Đừng nhìn xuống ! Hãy nhìn lên ! Không phải là vầng ô vẫn còn ngự trên đỉnh núi kia ư ?''''
    ''''Ta đã từng tưởng vậỵ Mà không phải ! - Ông lão mệt mỏi tiếp lời - Đúng là biển nơi này nước đỏ. Máu con ta không lẽ không tan được trong nước biển hay sao ? Ôi rùa thần ! Rùa thần thấu hiểu sự đờị Rùa thần tài giỏi hơn ngườị Nhưng rùa không phải là ngườị Làm sao rùa hiểu được ...''''
    *****
    Gío ***g trong khoảng lặng yên, đưa tiếng nói âm u của ông lão & rùa thần vào tận bờ vịnh, nơi đám người đang tê liệt vì kinh sơ.. Rùa thần gục gặc đầu, mặt đất rung rinh.
    ''''Sao ta không hiểụ Nhưng Bệ hạ có còn đường nào khác hay không ? Phép nước không chừa thân thích. Bệ hạ còn được hậu thế lưu danh chính bởi bệ hạ dẫu mất nước vẫn không quên phép nước.''''
    ''''Người ta tự cổ ai không chết. Ta đâu mong gì hậu thế lưu danh theo cái cách nàỵ Kẻ hại nước là con tạ Ta đã chém chết. Việc của ta, ta phải làm, không ân hận. Nhưng ta thương con tạ Chao ơi ... Lúc đó ... !
    Gío nâng tiếng của ông lão lên cao, rải khắp bốn phương. Trong giọng uy nghi của bậc quân vương có lẫn tiếng thở dài vuốt mỏng như lưỡi gíọ
    ''''Rùa thần không nhìn thấỵ Nhưng ta, ta không thể nào quên. Nó vươn cổ chờ lưỡi gươm ta bổ xuống mà miệng cười tê táị Trong tay nó là cái áo lông ngỗng. Không ! Người đời bịa đặt. Làm gì có ''''vết lông ngỗng chờ đợi'''' (tên 1 bài thơ của Lê Giang). Làm gì có sự nó gỡ áo rắc lông ngỗng bên đường làm dấu cho chồng đến giết chạ Làm gì có chuyện nó để trái tim lầm chỗ. Cơ đồ này đắm biển sâu từ đó. Tội tại mình ta !''''
    Ông lão thở dốc. Bụng biển phồng, xẹp, phồng, xẹp, phồng, xẹp. Mặt trời vô ưu tuột xuống bên kia núị Hoàng hôn rơi bàng hoàng.
    ''''Tội tại mình ta ! Sao thế nhân lại chỉ thương ta mà đổ tội lên đầu nó. Ôi con ta !...''''
    Ông lão nói như khóc cùng biển lớn. Thủy triều dâng dị thường ...
    Còn Nữa ​
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  9. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    An Dương Vương
    Tiếp ​
    ... ''Nó biết cả. Nó biết nó bị cha & đám quần thần biến thành 1 thứ chim mồị Nhưng nó yên lă.ng. Bởi vì nó phải lòng kẻ đó. Bởi vì chúng nó phải lòng nhaụ Ta hiểu vì sao họ Triệu gửi con sang xin làm rể. Hòa hiếu thực đâu cần con tin. Nhưng ta đã tự kiêu tự đại tin vào lòng trung của đám quần thần, vào sức mạnh kỳ diệu của nỏ thần rùa tặng, vào nhan sắc con tạ Người đời than họa phúc khôn lường. Đâu phải ! Phúc là mầm của họạ Khi người không còn giữ được sáng mắt sáng lòng.''
    ''Nhưng cũng không hẳn vậỵ Con ta có con mắt tinh đờị Kẻ ấy khôi ngô thế ! Kẻ ấy tài hoa thế ! Kẻ ấy tự tin mà khiêm nhường thế ! Cao Lỗ đã khuyên ta ... Chính ta đã mù lòa không muốn nhìn ra 1 điều rất đỗi hiển nhiên. Không bao giờ 1 chàng trai có cái nhìn thẳng nghiêm trang rất mực như thế lại để mình thành đất sét trong tay kẻ khác. Không bao giờ 1 chàng trai như thế lại đem thân qua ải chỉ để toan tính chuyện kết nghĩa phu thệ Không bao giờ 1 chàng trai như thế lại quên tình cha con nghĩa quân thần chỉ vì nhan sắc đàn bà, dẫu đó là nhan sắc của 1 công chúạ Ta không thể kết tội kẻ ấy là phản bộị Đất nước này không phải là của nó. Nó bội tình chứ không phản nước. Tội nghiệp con tôi ! Ôi con ơi ! Cha có tội với đất nước này ! Cha có tội với con !''
    Trăng đã lên, tròn vành vạnh, vãi bạc ròng vào sóng. Rùa thần nằm lặng lẽ như đất, lắng nghe, lắng nghẹ Tiếng ông lão giờ chỉ còn như tiếng thì thầm lẫn vào tiếng rì rầm của biển :
    ''Khi ta gọi con ta ra & hỏi ý trước mặt quần thần về chuyện họ Triệu cầu hôn xin thông hiếu, nó đã nhìn ta, tái mặt. Nó biết nó phải dương gánh nặng của nước non nàỵ Nhưng nó dường như cũng biết rằng không thể dấu ta tấm tình nó dành cho kẻ ấỵ Giữa nó & kẻ ấy lúc bấy giờ là gío, là lửa, là cái đã bùng lên giữa ta & nàng sơn nữ núi Tản năm nào, người đã sinh nó cho ta mà không bao giờ được là vợ tạ Phải ! ta đã cưới nhiều người đàn bà về sau mà không cưới nàng. Những cuộc cưới hỏi hệt như những cuộc cưới hỏi mà ta muốn thành với họ Triệụ Là chuyện Thế & Lực cưới nhau chứ không phải là chuyện cưới xin giữa đàn ông & đàn bà, không phải là chuyện nghĩa tình kết ước. Ta có nhiều con với những người đàn bà đó. Nhưng lòng ta trìu mến nhất nó, đứa con mà ta đã mang theo về đất Phong Khê để lại mẹ nó với núi với rừng ngơ ngác. Chính vì thế mà ta hiểu ngay cái nhìn bối rối của nó & kẻ ấy khi lần đầu chúng giáp mặt nhaụ Rùa thần liệu biết chăng ? Ta đã âm thầm mừng vuị Dù sao thì con ta cũng được sống với duyên tình của nó khi dương vai gánh nặng sơn hà. Ta đã lầm. Bởi kẻ ấy cũng có 1 gánh nặng sơn hà. Nhưng đó là 1 sơn hà khác.
    Tiếng ông lão khản đi, dữ dội & đau đớn:
    ''Người đời kể tội con ta làm lộ bí mật nỏ thần. Nó biết gì ! Phải ! Đâu chỉ Triệu Đà. Chính ta, ta cũng muốn mượn tay Trọng Thủy ... Con ta phận gái, làm sao hiểu được hết mưu đồ của bọn đế vương. Mà có biết, liệu nó có thể làm gì ! Nó dịu dàng thế, thơ ngây thế ! Nó làm sao hóa giải được tình yêu của nó. Nó làm sao đối phó được với bản lĩnh của kẻ dám khuất thân qua ải vì mệnh nước. Mà ta, ta cũng ngỡ rằng bản lĩnh của Trọng Thủy sẽ bị bào mòn trong chiều chuộng & mơn trớn. Rút lại tội chỉ mình tạ Ôi ! sao trời cao đất dày không cho ta chết cùng đám quần thần giữa cuộc giao tranh ! Sao trời cao đất dày bắt ta phải tự tay cchém bay đầu đứa con ta yêu nhất ! Phải ! Rùa thần nói phải ! Ta không còn con đường nào khác. Nhưng rùa làm sao thấu hết ... Lưỡi gươm ta bổ xuống là lưỡi gươm của một bậc quân vương trị tội quần thần bất trung. Là lưỡi gươm của một người cha trừng phạt con bất hiếu. Nhưng ta giết con ta còn là để cứu nó. Con ta không thể sống để nhìn cảnh chồng nó chém đầu cha nó, hoặc giả đóng cũi giải cha nó về kinh thành vừa mất trong nỗi kinh hoàng của chúng dân. Con ta không thể sống để theo chồng nó trở lại đất Phong Khê, dẫu là trở lại trong tự do. Tự do đó là thứ tự do nhục nhã. Nó không thể gặp lại Trọng Thủy. Nó làm sao kết tội được chồng nó chà đạp lên sơn hà xã tắc này khi nó biết rõ rằng Trọng Thủy chưa bao giờ phản bội lại cơ đồ họ triệu. Còn nỗi đau vì bị ọ Triệu bội tình bội nghĩa ư ? Quá nhỏ ! Khi nước non này mất !''
    Rùa thần nhanh nhẹn xoay tấm thân vĩ đại về phía ông lão :
    ''Bệ hạ tự dày vò cả ngàn năm nay. Ta biết cả. Như có nghĩa gì điều ấy ?''
    ''Ra thế ! Vậy là rùa cũng biết ta không ngần ngừ lâu trước lúc chém đầu nó. Con ta không chết lúc đó thì có nghĩa là nó sẽ không chết được. Nó không chết thì Trọng Thủy sẽ không chết. Hai kẻ sống từng yêu nhau đó sẽ sống tiếp ra sao ? Lúc ta rút lưỡi gươm, mọi nhẽ ta chưa cạn. Nhưng bây giờ, khi nỗi đau nỗi nhục đã hóa thạch trong lòng, ta hiểu rằng nếu ta không giết con ta thì sẽ không có cái kết đó trong câu chuyện người đời kể về nó. Ta không mong gì lưu danh hậu thế, nhưng ta biết rằng những kẻ như ta không thể tránh khỏi huyền sử của thế nhân. Thế nhân đã muốn ta bất diệt, nhưng lại muốn ta tự tay xử trảm con mình. Biết làm sao ! Thôi thì đã không cứu được nó khỏi miệng tiếng người đời, ta cũng cho con ta được chết để được hóa thân thành ngọc.''
    ''Vô ích thôi, bệ hạ'' - Rùa thần thở dài mệt mỏi - ''Những day dứt băn khoăn nên có chăng ở bậc anh hùng danh tướng ? Đã là bậc danh tướng anh hùng tất phải nghĩ trên bậc mà kẻ thường tình không thể hiểu nổi, không thể thông cảm nổi.''
    ''Ai anh hùng, ai danh tướng ? Cha ta vốn chỉ là 1 gã sơn tràng mà dựng nên nước Thục. Khi theo người tìm gỗ quý chốn rừng sâu núi cả ta đâu biết người nghiền ngẫm những gì, ta đâu biết ta sẽ là người mở mang đất Thục, dựng bờ cõi Văn Lang. Không có anh hùng hổ danh tướng báo. Anh hùng danh tướng có chăng là nhờ lời xưng tụng của thứ dân. Không biết tới những ý nghĩ của kẻ thường tình liệu thực là bậc anh h`ung danh tướng không ? Chúng ta chỉ là bọn tội đồ của lịch sử mới chỉ đi hết nửa phần đường của kẻ thường tình trở thành bậc danh tướng anh hùng. Còn nửa phần đường trở lại ... Biết đâu trong đâu đục ! Biết đâu nhục đâu vinh ! Kẻ phản trắc là Trọng Thủỵ Kẻ anh hùng cũng gã ... Gía mà có thể vớt hết trai ở biển này thả vào giếng kẻ ấy đã trầm mình ! Rùa thần thấy thế nào ? À phải ... Ngọc quý chẳng bao giờ nên tụ hết vào 1 chỗ ...''
    ... Khuya lắm. Rùa thần cựa mình trườn xuống nước. Đất & nước rùng rình làm chao cả vầng trăng to vành vạnh đang ngoắc chênh vênh trên ghềnh đá. Rùa ngoảnh nhìn ông lão, giọng âm âm :
    ''Về đi ! Bệ hạ về đi ! Thế nhân kết tội, mà cũng chiêu hồn cho kẻ đã chết rồị Bệ hạ cứ ngồi đây than vãn thì phỏng có ích gì ? Bất quá lại đi vào 1 huyền sử mớị Thế nhân ai cũng từng ao ước vậy, bệ hạ cũng từng khát khao ... Nhưng đấy chính là điều thực chẳng ai cần.''
    Dân làng chài tiếp tục phủ phục đến tận lúc bình minh lấp lánh nơi chân sóng. Chẳng ai hiểu 1 chút gì về điều dị thường vưà được chứng kiến. Nhưng họ kể rằng điều dị thường sau đó lại xảy rạ Không ai tường mặt ông lãọ Chỉ thấy tóc râu bay, còn rùa thần thì có thể nhìn thấy cả vết rạn trên mụ
    Dân làng chài còn bảo rằng có thể biết trước những lúc ông lão & rùa thần xuất hiện. Thường những hôm đó trời rất nắng & triều dâng bất thường.
    Dân làng chài cũng kể rằng năm nào ông lão & rùa thần xuất hiện, năm đó mưa thuận gío hoà, được mùa biển, không có người mất xác ngoài khơi.
    Điềm trời rõ ràng đến nỗi làng chài phải lập đền thờ ông lão & rùa thần. Ra khơi vào lộng không ai dám không bái vọng vào ghềnh đá, nơi có ngôi miếu đơn sợ
    Nhưng dân làng chài không ai biết rằng ông lão hiện lên từ biển lớn là An Dương Vương, và con rùa vĩ đại kia chính là Thanh Giang sứ, tục gọi là thần Kim Quỵ Họ cũng không tìm biết. Với họ, thần linh là thần linh, càng mơ hồ cang thiêng. Với họ, chỉ có biển là giản dị, động & tĩnh, được & mất, tất cả đều giản dị. Và chỉ tên các loài cá đang lang thang trong biển lớn mới thực sự có ý nghĩa.
    Hết ​
    Thêm cho các bạn hai bài thơ nói về Cổ Loa
    Cổ Loa Thành
    DƯƠNG BÁ TRẠC
    Thành Loa trăm thước chẳng là bền
    Móng Rùa ba tấc chẳng là thiêng
    Nước nhà đấy mất tại người cả
    Thành trì không hiểm thần không quyền
    Gió mưa gây dựng công khó nhọc
    Nam gồm Văn Lang, Bắc Ba Thục
    Dư đồ muôn dặm mở mang tới
    Một tấm sơn hà, một tấm vóc
    Sẵn sàng cơ nghiệp không biết giữ
    Chiến đã không xong hòa cùng ngộ
    Biên phòng chểnh mảng , thù hận quên
    Quanh quẩn một lầm hai tại lỡ
    Thân gia đâu mới kẻ thù gia
    Chồng nào thương vợ, con lìa cha
    Giặc ngồi sau lưng nói chi nữa,
    Nước ôi, nhà ôi, biển đại Nha!
    CỔ LOA HOÀI CẢM
    Trần Tuấn Khải
    Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa
    Trải bao gió táp với sương sa
    Nỏ thiêng hờ hững giây oan buộc
    Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha
    Hoa cỏ vẫn cười ai bạc mệnh
    Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa
    Hưng vong biết chửa người kim cổ ?
    Tiếng quốc năm canh bóng nguyệt tà.

    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  10. namdo248

    namdo248 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, vùng nước sâu rộng mênh mông, chỗ gặp gỡ giữa ba con sông đổ ra biển, nơi giáp giới nước ngọt của sông và nước mặn của đại dương, về phía đông bắc tỉnh Thuận Hóa tức là Thừa Thiên bây giờ, mà người ta gọi là phá Tam Giang, có ba ngọn sóng Thần, tục gọi là sóng Ông, sóng Bà và sóng Con. Ghe thuyền qua lại trên phá thường bị gia đình sóng thần nổi lên lật chìm, thiệt người hại của không biết bao nhiêu mà kể, khiến cho dân gian khiếp sợ mà truyền thành câu hát:
    Thương anh em cũng muốn vô,
    Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
    Sóng thần ở phá Tam Giang chẳng những làm hại ghe đò cùng giới thuyền chài mà lắm lúc còn ào ào kéo lên đất liền lôi cuốn nhà cửa, súc vật, người ta, phá phách mùa màng của dân chúng quanh vùng. Nhất là mỗi lần sóng Ông đi hoành hành, nổi cơn thịnh nộ bất thình lình, đi qua đâu là lôi cuốn đắm chìm tất cả mọi vật dưới sức mạnh khủng khiếp của thần. Người ta cho rằng sóng thần thèm khát thịt người nên chẳng có năm nào là không có bao nhiêu mạng bỏ mình vào miệng sóng. Người ta sợ hãi sóng thần, hàng năm bày lễ cúng trọng thể, hy vọng thần bớt cơn giận dữ cho dân chúng làm ăn, đi lại trên phá Tam Giang. Mỗi lần tế sóng thần, các phường thuyền họp nhau lại cúng heo, gà, có khi giết trâu, bò thả xuống phá cho thần ăn. Đồng thời các thuyền giấy trang hoàng lộng lẫy chở những người nộm, cùng voi ngựa giấy, vàng mã, đủ mọi thứ được thả trôi ra phá dâng cho thần.
    Sóng thần không từ chối những lễ vật của người cúng, song vẫn chứng nào tật ấy, thỉnh thoảng lại nổi lên giết người, lấy của, dùng phá Tam Giang làm nơi sào huyệt.
    Tai họa khủng khiếp của hung thần gây nen thấu đến tai vua. Bấy giờ vua Tự Đức đang trị vì, muốn trừ hại cho dân, bèn ngự giá thân chinh đến tận nơi. Vua sai đặt súng thần công ở trên một khuỷu sông nhắm về phía sóng thần thường nổi lên. Biết hung thần có phép tà khó trị, nhà vua đã cho đúc sẵn đạn vàng để nạp vào họng thần công. Đâu đó chỉnh tề rồi, vua mới ra lệnh tuyên đọc lời tuyên cáo ngỏ cùng thần sóng: "Trẫm vâng mệnh trời làm vua nước Nam, thấy ngươi cũng thuộc hàng thủy thần ở trong lãnh thổ của trẫm mà lại làm điều bạo ngược, thường vô cớ làm hại đến dân của trẫm, nghịch với đạo trời, bất tuân phép nước. Vậy trẫm ra lệnh cho nhà ngươi từ đây phải dẹp thói hung hăng, dứt điều tàn bạo, xa hẳn chốn này. Trẫm kỳ hạn cho ngươi một ngày để suy nghĩ, nếu biết phải quấy mà hối cải thì trẫm cũng rộng lòng mà tha cho các tội đã qua, bằng không, bấy giờ đừng có trách trẫm sao không ra ân trước".
    Sóng thần không đáp, nhưng mặt phá Tam Giang sôi sục, nước bỗng xanh đen cuồn cuộn phản chiếu sự tức giận của thần sóng đang tìm cách chống trả. Suốt ngày hôm ấy không thấy gì, nhà vua đoán chừng hung thần không dám lộ mặt giữa ban ngày dưới mặt trời, đợi đêm tối mới giở trò quỷ quái. Quả nhiên mặt trời vừa lặn khuất ở chân trời, gió đêm từ biển thổi mạnh vào thì phá Tam Giang bắt đầu lao xao nổi sóng. Mảnh trăng thượng tuần bị mây đen kéo che khuất. Gió bỗng từ mặt phá ùn ùn nổi lên, rồi trong bóng tối tiếng sóng ầm ầm sôi réo tiến rất nhanh về phía nhà vua. Ánh trăng lọt qua mây chiếu sáng xuống, nhà vua thấy một ngọn sóng lớn như hòn núi cao dẫn theo đầu hai ngọn sóng đen gnòm to lớn khác đâm xô về phía mình, ào ào hung hãn. Sóng thần tràn đến chỉ chực đổ ập lên chỗ vua, quan đóng thì một tiếng nổ long trời, thần công khạc lửa bắn đạn vàng nhắm trúng ngay đầu ngọn sóng. Cả ngọn núi nước đang sôi bỗng tan sập suống, hai phát thần công nổ tiếp, hai ngọn theo sau hoảng sợ bỏ chạy mất.
    Luôn ba ngày sau sóng nước phá Tam Giang đỏ thắm màu máu. Người ta không tìm ra dấu vết gì, song từ đó, ghe thuyền qua lại trên phá không còn bị sóng thần nổi lên đánh chìm nữa.
    người đang tìm những ngôi sao

Chia sẻ trang này