1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyền Thuyết ( những tác phẩm không có tác giả )

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi gio_mua_dong, 12/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Cường Bạo Ðánh Thiên Lôi
    Chưa Rõ ​
    Ngày xưa, ở làng Bối Xuyên, huyện Thiên Bổn thuộc Nam Định bây giờ, có một người đàn bà một hôm nằm mộng thấy một vị thần tên gọi là Cương Báo Đại Vương, hiện đến giao cảm với mình. Sau đêm đó, người đàn bà thấy bụng mình cứ mỗi ngày một lớn rồi đẻ ra một đứa con trai.
    Đứa bé lớn lên, gan dạ, ngang tàng, bà mẹ đặt tên cho nó là Cường Bạo, phỏng theo tên của vị thần đã đi lại với bà. Cường Bạo được mười tuổi thì bà mẹ qua đời, nhà nghèo, mồ côi, phải sống bằng nghề mò tôm bắt cá. Quanh năm chỉ có một mảnh khố che thân, Cường Bạo đâm ra oán kẻ đã sinh ra mình, không cúng giỗ nhắc nhở gì đến, lại nghe nói cha mình là thần Cương Báo mà chẳng giúp đỡ gì con cái, nên thường tỏ ra bất kính với Cương Báo Đại Vương.
    Cường Bạo thường chỉ chơi với Thần Bếp, tức là ông Táo, đôi bên thân thiết tử tế với nhau lắm. Mỗi lần bắt được nhiều tôm, Cường Bạo không bao giờ quên bạn, đem về nướng lên mời Táo quân cùng ăn.
    Thần Cương Báo thấy con không đếm xỉa gì đến việc thờ cúng mình, lấy làm bất bình đã lỡ sinh ra một đứa con ngỗ nghịch, mới tâu với Ngọc Hoàng xin giết Cường Bạo đi. Ngọc Hoàng sai Thần Sét, tức là Thiên Lôi xuống đánh chết Cường Bạo. Ông Táo biết tin liền báo cho Cường Bạo hay để đề phòng, bày cho nó lấy rau mùng tơi đem giã trộn với dầu vừng bôi lên khắp mái lều, rồi lại quét lá chuối gác thêm lên nữa. Cường Bạo tính bụng phen này làm cho Thiên Lôi biết tay, không còn dám héo lánh đến làm hại mình nữa, cầm sẵn gậy nấp ở xó lều chờ Thiên Lôi xuống.
    Trời đang yên tĩnh bỗng kéo mây đen, rồi chớp nhoáng sáng lòa, sấm dậy ầm ỹ, Thiên Lôi tay cầm búa lăm lăm từ trên cao, nhắm nóc lều Cường Bạo mà nhảy xuống. Nào ngờ Thiên Lôi vừa đặt chân xuống trên mái lều thì gặp phải nước trơn như mỡ, trượt lăn ngã oạch xuống sân, để văng cả lưỡi búa ra đất. Cường Bạo đã rình sẵn, lập tức nhảy xổ ra lấy gậy phang thẳng ngay vào đầu, vào thân hình đen trùng trục của Thiên Lôi. Bất ngờ bị đánh đau quá, Thiên Lôi tức giận tràn hông, song đã để rơi mất vũ khí, không làm gì được, lồm cồm dậy chạy, liền bị Cường Bạo đá thốc luôn vào mông chúi nhũi, đánh dông vụt về trời, bỏ quên cả búa. Cường Bạo nhặt được búa Thiên Lôi, kháo ầm lên với mọi người là đã cho Thiên Lôi một trận nên thân. Thiên Lôi về đến Thiên Đình, vừa đau rêm cả mình vừa xấu hổ, song không dám dấu diếm câu chuyện, phải tâu lại đầu đuôi với Ngọc Hoàng.
    Ngọc Hoàng nghe tâu lấy làm nhục nhã tho thể thống Thiên Đình, nổi giận đùng đùng mắng cho Thiên Lôi một hồi, rồi giao hẹn cho Thiên Lôi nếu không giết được Cường Bạo thì sẽ bị cách mất chức Thần Sét. Đoạn Ngọc Hoàng cho gọi Thần Nước đến sai đi dâng nước lên ngập lều Cường Bạo rồi cho sóng cuốn dìm chết Cường Bạo.
    Ông Táo lại ngầm báo tin cho Cường Bạo hay, rồi khuyên kết một chiếc bè lớn để tránh lụt, và coi chừng cả Thiên Lôi hùa sức với Thần Nước mà báo thù nữa.
    Cường Bạo nghe theo, đẵn chuối kết một cái bè, dựng lên một túp lều lợp lá chuối quét nước mùng tơi trộn dầu vừng, chuẩn bị đối phó với các vị thần nhà trời.
    Quả nhiên hôm sau mưa to gió lớn, nước sôn dâng lên ngập cả nóc lều Cường Bạo. Anh ta đã ngồi trên bè, ở trong lều lợp chuối, theo nước lụt dâng lên. Cường Bạo có mang theo một cái trống, tay đánh ầm ỹ, tay múa búa Thiên Lôi, miệng hò hét vang dậy: ''Phen này ta quyết lên phá Trời một chuyến xem chơi''!
    Ở Thiên Đình, Ngọc Hoàng đang họp triều chợt nghe tiếng của Cường Bạo lẫn với tiếng trống dục, liền sai một vị thần xuống xem chuyện gì. Một lát thiên thần về tâu là Cường Bạo đang thắng Thủy Thần, đòi theo nước dâng lên để phá cả Trời. Ngọc Hoàng nghe nói sợ Cường Bạo lên làm loạn cả Thiên Đình vội phán rằng: ''Thôi, bảo Thủy Thần rút nước ngay đi kẻo nguy đến sinh linh mà khốn. Thằng Cường Bạo nghịch thiên nghịch địa, đòi chống báng cả ta nữa, Thiên Lôi, Thủy Thần đã phải chịu nó, thôi đành để dịp khác trị tội ngỗ nghịch của nó vậy''.
    Cường Bạo lại thoát nạn được mấy lần, nhưng rồi về sau không còn coi trời đất ra gì nữa, ít lui tới với Táo quân như trước, không được Thần Bếp báo cho biết trước tai họa mà đề phòng. Một hôm, Cường Bạo đi ngang một cánh đồng, Thiên Lôi vẫn căm thù rình mò ở trên trời nom thấy, nhè lúc Cường Bạo không phòng bị, thình lình nhảy bổ xuống bổ lưỡi búa vào đầu Cường Bạo chết tươi.
    Dân chúng đem xác Cường Bạo chôn ở gò đất cao, rồi lập miếu thờ gọi là đền Bối Xuyên.
    Hết​



    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  2. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Dã Tràng
    Chưa Rõ ​
    Ngày xưa, ở tỉnh Sơn Tây, có người thợ săn tên là Dã Tràng thường ngày vào rừng săn bắn, hay đi qua một cái hang rắn, trong đó có một con đực và một con cái mình đen lốm đốm trắng. Một hôm, anh ta thấy con rắn cái lột xác, thì con rắn đực săn sóc, đi tìm mồi về cho.
    Lần sau, anh ta thấy con rắn đực lột xác thì con rắn cái không ở nhà trông nom, lại đi với một con rắn đực khác. Anh ta giận con rắn cái lang chạ, mới giương cung bắn chết. Con rắn đực đã khỏe, đợi không thấy vợ về mới đi tìm, thì thấy chết ở ngoài rừng, trên mình mang một mũi tên, xem biết là của Dã Tràng, mới bò đến nhà anh ta cắn để trả thù. Con rắn chồng còn đang nằm rình trên mái nhà thì nghe Dã Tràng nói với vợ rằng:
    ''Hôm nay tôi đi săn gặp một chuyện buồn cười về loài rắn: Con cái lột xác thì con đực trông nom, kiếm mồi về cho, còn đến khi con đực lột xác thì con cái bò đi với con đực khác. Thấy thế tôi tức mình bắn chết con cái...''
    Rắn đực nghe thấy thế, biết vợ mình chết là đáng tội, không báo thù nữa, bỏ đi. Hôm sau, Dã Tràng thấy một con rắn đến nhả cho mình một viên ngọc sáng lòa trong bóng tối.
    Dã Tràng nghe nói là có ngọc rắn thì nghe hiểu biết được tiếng loài vật, sáng hôm sau mới bỏ vào miệng ngậm đi săn. Vừa đến rừng, anh đã nghe tiếng chim quạ nói với nhau trên cây:
    ''Phía đàng đông, cách đây một dặm, có con nai bị thương, có ai thấy không?''
    Dã Tràng nghe theo lời quạ đi đến nơi, quả nhiên thấy một con nai vàng đang hấp hối, liền giết thịt con mồi. Con quạ bay theo nói:
    ''Cho tôi bộ lòng! Cho tôi bộ lòng!''
    Dã Tràng lấy bộ lòng nai đền ơn mách bảo cho quạ. Hôm sau, Dã Tràng trở vào rừng, quạ lại chỉ nơi cho anh tìm mồi, rồi cứ thế mà ngày nào anh cũng đem về nhà được rất nhiều thịt rừng. Dã Tràng và quạ thành đôi bạn liên minh, và anh không quên mỗi lần dành cho quạ bộ đồ lòng của con thú săn được.
    Một hôm, phần thịt để cho quạ bị chó rừng đến trước tha mất, quạ tưởng Dã Tràng đã quên công mình mới bay đến nhà để trách đòi. Dã Tràng bảo có, quạ bảo không, rồi đôi bên cãi nhau to tiếng. Thấy quạ nói hỗn, Dã Tràng liền lấy cung bắn, trong lúc giận nên bắn trượt. Quạ mới bay theo cắp mũi tên rơi, kêu lớn:
    ''Ta báo thù! Ta báo thù!''
    Vài hôm sau, có lệnh trên bắt Dã Tràng hạ ngục. Người ta vừa thấy một thây ma trôi sông trên bụng có ghim một mũi tên khắc họ tên của Dã Tràng. Anh ta biết ngay là quạ trả thù mình, hết sức kêu oan song vẫn bị tống giam.
    Ở trong ngục, anh nghe lũ chim sẻ đậu trên mái ngói nhà tù nói với nhau rằng có nhiều kho lúa nhà vua không giữ cẩn thận đã bị chim kéo đến ăn sạch. Dã Tràng bèn xin gặp viên quan coi ngục để kể lại việc này. Ban đầu ông quan không tin, song đến khi nghe nói các lẫm lúa trong hoàng cung mất sạch mới biết là Dã Tràng đã nói đúng.
    Sau đó, Dã Tràng nghe lũ kiến bảo nhau là sắp có lụt to, anh liền đem chuyện này thưa với viên quan coi ngục. Lần này viên quan vội vã tâu lên vua để tìm cách đề phòng thiên tai. Ba hôm sau, quả nhiên mưa to gió lớn, nước sông dâng lên tràn ngập khắp nơi.
    Vua cho đòi Dã Tràng đến, anh ta cứ thực tình kể lại đầu đuôi, từ việc rắn cho ngọc đến việc quạ báo thù, và dâng viên ngọc rắn lên vua xem. Vua mượn viên ngọc để thử, thì nghe được tiếng chim ở vườn ngự uyển chuyện trò với nhau, lấy làm thích thú lắm, phong tước cho Dã Tràng và giữ lại bên mình. Từ ngày có viên ngọc, vua mải mê đi khắp nơi để nghe tiếng nói của các loài chim muông đủ mọi giống bay trên trời, bò chạy dưới đất. Dã Tràng nhờ thế mà sống được một quãng đời an nhàn, vui thú.
    Ban đầu, vua say mê tìm nghe loài vật chuyện trò, nhận thấy chúng cũng chẳng khác gì loài người, cũng có những ham muốn, những khốn khổ, những vô lý như người ta, nên rồi vua cũng đâm chán.
    Một hôm, vua muốn nghe tiếng nói của các loài ở dưới nước, mới ngự thuyền rồng ra biển, có Dã Tràng cùng đi theo. Các giống thủy tộc cũng như các loài ở trên đất, thường nói năng chẳng nghĩa lý gì hoặc chỉ nói để làm hại lẫn nhau.
    Một buổi trưa, vua thấy một con cá mực bơi theo thuyền rồng mà hát khúc ca ngợi các làn mây trôi trên biển trời xanh. Trông con mực uốn éo ca những lời đẹp đẽ, vua bật cười làm rơi viên ngọc xuống biển.
    Dã Tràng cuống cuồng tuyệt vọng, nhà vua cũng chặc lưỡi tiếc uổng. Các tay bơi lội giỏi trong nước lập tức được gọi đến để mò viên ngọc dưới đáy biển, nhưng đều uổng công. Dã Tràng thấy không tìm lại được viên ngọc, bỏ ăn, bỏ ngủ, ngày đêm ngơ ngẩn như kẻ mất hồn, nảy ra ý muốn lấp biển để tìm của quý. Anh ta mượn cả ngàn người xe cát đổ xuống biển sâu. Lúc đầu vua còn tội nghiệp để làm song thấy công việc ngông cuồng của Dã Tràng kéo dài vô ích nên bỏ mặc anh ta.
    Còn lại một mình, Dã Tràng ngày đêm ra sức gánh cát lấp biển để tìm lại ngọc, cho đến khi buồn rầu kiệt sức lăn ra chết.
    Sau đó, người ta thấy hiện ra ở bãi biển một giống cua nhỏ ngày đêm cứ xe cát hết hòn này đến hòn nọ, bị sóng dạt vào cuốn đi, lại đào lại xe. Cứ thế mà liên miên theo với sóng biển ngàn đời không dứt.
    Người ta cho rằng Dã Tràng đã đầu thai hóa kiếp làm loài cua nhỏ ấy cố ngày đêm ra công lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất, mới đặt tên giống cua này là Dã Tràng. Trong dân gian ngày nay còn để lại câu hát để nhắc nhở đến việc ấy:
    Dã Tràng xe cát bể đông,
    Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì.
    Hết​



    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  3. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    [
    Cây Hoa Sen, Cá Hòa Thượng và Chim Cốc [green]Tác giả : Chưa rõ [green]​

    Ngày xưa, có người thuyền chài ở trên sông, lấy một người vợ rất đẹp, nhưng phải tính lẳng lợ Một hôm, có người thày tu ở xa đến, trông thấy người đàn bà, động lòng dục, bèn tìm cách lui tới cúng vái kinh kệ ở thuyền người chàị Người vợ cũng có tình ý, đôi bên liếc mắt ngầm hứa hẹn với nhau, chỉ có người chồng là không ngờ vực gì cả.
    Gặp hôm người chồng đi vắng, thày tu lần đến, tán tỉnh người vợ, rồi giở trò đùa cợt với nhaụ Người chồng ở đâu thình lình trở về, thày tu và người vợ sợ hãi không biết trốn đâu, nhảy ùm cả xuống sông.
    Cả hai đều chết đuối, người vợ hóa thành cây hoa sen, thày tu thì hóa ra cá hòa thươ.ng. Còn người chồng bắt gặp thày tu đang đùa vợ mình, giận nhảy theo xuống sông để bắt, nhưng không bắt được thày tu, nên hóa ra con chim cốc để lặn mò bắt con cá hòa thượng.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  4. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Củi Đậu Đun Hột Đậu
    Tác giả : Chưa rõ ​
    Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.
    Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phi. Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm ti. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:
    - Ta với mầy tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân hãy còn, mầy thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mầy nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
    Thực nói:
    - Xin ra đề cho.
    Trên điện sẵn có treo bức tranh thủy mặc, vẽ hai con trâu chém nhau bên bức tường đất. Một con rơi xuống giếng chết. Tào Phi trỏ vào bức tranh, bảo:
    - Hãy lấy bức họa kia làm đề. Nhưng trong thơ cấm phạm vào những chữ "Ngưu", "Đẩu", "Tường", "Trụy", "Tỉnh", "Tử" (trâu, chọi, tường, rơi, giếng, chết).
    Thực đi khoan thai. Vừa hết bảy bước, liền cất tiếng ngâm:
    "Hai tấm thân đi đường,
    Trên đầu bốn khúc xương.
    Gặp nhau tựa sườn núi,
    Bỗng đâu nổi chiến trường.
    Đôi bên đua sức mạnh,
    Một địch lăn xuống hang.
    Đâu phải thua kém sức,
    Chẳng qua sự lỡ làng".
    Nguyên Văn:
    "Lưỡng nhục tề đạo hành,
    Đầu thượng đới ao cốt.
    Tương ngô do sơn hạ,
    Huất khởi tương đường đột.
    Nhị định bất câu cương,
    Nhất nhục ngọa thổ quật.
    Phi thị lực bất hư,
    Thịnh khí bất tiết tất".
    Tào Phi cùng tất cả quần thần đều giật mình, nức nở khen. Phi lại hỏi:
    - Bảy bước thành thơ, ta còn cho là chậm. Mầy có thể ứng khẩu đọc ngay một bài được chăng?
    Thực đáp:
    - Xin ra đề cho.
    Phi nói:
    - Ta với mầy là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cũng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
    Thực chẳng cần nghĩ ngợi một giây, ứng khẩu đọc ngay:
    "Củi đậu đun hột đậu
    Đậu trong nồi khóc kêu:
    Cùng sinh trong một gốc,
    Bức nhau chi đến điều".
    Nguyên Văn:
    "Chữ đậu nhiên đậu cơ,
    Đậu tại phẩu trung khấp.
    Bản thị đồng căn sinh,
    Tương tiễn hà thái cấp".
    Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu.
    Ở Việt Nam trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuýt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em:
    - Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?!
    Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em nào nỡ?! nên Nguyễn Huệ cảm động rồi cả hai hòa nhau.
    Ở tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó, ca dao Bình Định có câu:
    "Da nai nấu thịt nai,
    Việc đời như thế không ai động lòng.
    Thịt nai mà chín bên trong,
    Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!"
    Cảm động lời nói của Nguyễn Nhạc, người Bình Định đem lời nói đó diễn bằng câu ca dao:
    "Lỗi lầm anh vẫn là anh,
    Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?".
    Đời nhà Nguyễn (1802-1945) vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của mình. Một hôm, trong một buổi chầu, nhà vua vô ý để răng cắn nhằm lưỡi mới khiến quần thần làm bài thơ chơi, nhưng trong thơ cấm dùng tiếng "Răng", "Lưỡi".
    Đây là bài thơ của cụ Nguyễn Hàm Ninh:
    "Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh,
    Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
    Bất tư cộng hưởng trân cam vị;
    Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình"
    Tạm dịch:
    "Thuở tớ sinh ra, mầy chửa sinh,
    Mầy sinh sau tớ, tớ là anh.
    Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,
    Xương thịt đành tâm nỡ dứt tình".
    Nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng vì cho bài có ý "móc", nên bắt phạt mỗi chữ đánh một roi.
    "Củi đậu đun hột đậu", "Nồi da xáo thịt", "Răng cắn lưỡi" thành ngữ điển tích nầy đều có một ý nghĩa như nhau.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  5. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Cô Ðào Giết Giặc
    Tác Giả : Chưa rõ ​
    Ngày xưa, vào cuối thế kỷ XIV (1390), ở làng Chế Cầu, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, có hai vợ chồng người dân quê tên Lương, sinh được một đứa con gái xinh đẹp, đặt tên là Huệ. Khi lớn lên, vì không muốn phải xa cha mẹ nên Huệ nhất định không lấy chồng. Đến lúc song thân đều mất, nàng lên Thăng Long làm nghề đào hát. Biết bao vương tôn công tử ở kinh đô say theo sắc đẹp và giọng hát mê hồn của nàng.
    Thuở ấy, quân nhà Minh đang chiếm đóng nước Nam. Trước cảnh lầm than của đồng bào sống dưới ách đô hộ tàn ác của giặc, tiếng đàn câu hát qua trận cười thâu đêm không làm cho cô đào Huệ quên được mối thù đất nước. Gương chị em hai bà Trưng, bà Triệu ngày xưa nhắc nhở, thúc dục nàng đem mình ra cứu nước.
    Nghe tiếng Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, được toàn dân hưởng ứng, nàng bèn tìm cách liên lạc. Sau đó, nàng mở một quán rượu nổi tiếng tại đất Thăng Long, tướng sĩ quân Minh thường ngày lui tới. Nhờ sắc đẹp và tài ăn nói, chiều chuộng khách hàng, nàng dò la được biết tình hình của quân giặc.
    Một hôm, nàng báo tin cho Lê Lợi hẹn ngày khởi sự "nội ứng ngoại công" để đánh chiếm kinh thành. Lê Lợi phái các tướng Lê Khôi, Đinh Liệt, Nguyễn Xí và Bùi Hưng Nhân mang quân ra Bắc.
    Tối hôm ấy, đào Huệ bày tiệc lớn mời khắp các tướng tá quân Minh đến. Trong bữa tiệc, nàng dùng các cô gái đẹp để mời rượu, ép khách uống. Quân giặc không ngờ, bị phục rượu say mèm, không về được dinh trại. Đến nửa đêm, quân ta đã mai phục sẵn, vào quán bắt trói hết tướng tá quân Minh bỏ vào bao tải thả xuống sông Nhị. Đồng thời theo hỏa lệnh, quân sĩ Lê Lợi tiến đánh Thăng Long.
    Đào Huệ bỏ mình trong trận mạc. Sau khi chiếm được kinh thành, nhớ công ơn cô đào đã hy sinh cứu quốc, Lê Lợi phong cho nàng làm Phúc Thần Kiến Quốc Trinh Liệt Phu Nhân, lập đền thờ ở huyện Thọ Xương (đường Hàng Trống bây giờ) gọi là đền Đông Hương.
    Tương truyền rằng vào đầu nhà Lê, thôn Tự Tháp thuốc huyện Thọ Xương bị một trận hỏa hoạn lớn. Đang lúc lửa cháy lan dữ dội, người ta thấy ở trên một ngọn cây có một người đàn bà cầm cây quạt thần quạt tắt ngọn lửa. Nhờ đó mà cả vùng thoát khỏi làm mồi cho bà hỏa.
    Dân chúng nhớ ơn gọi là Tháp Bà, quanh năm đèn hương nghi ngút ở đền. Người ta còn gọi đào Huệ là Ngọc Kiều Phu Nhân. Vì kiêng tên và nghề nghiệp của đào Huệ nên người ta tránh không dùng đến hoa huệ và mời ả đào hát trong dịp cúng lễ ngày húy kỵ của nàng.
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  6. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Con chim lửa
    Tác Giả : Chưa rõ ​
    Ngày xưa có một ông vua sinh được ba người con trai: Người thứ nhất tên là Hoàng Di, người thứ hai là Hoàng Vi và người thứ ba là Y Văn. Nhà vua cai quản cả một giang sơn phồn thịnh nhất so với các nước chung quanh và lâu đài của nhà vua cũng là toà lâu đài đẹp nhất thời bấy giờ . Vua có một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng đặc biệt ngài thích nhất một cây táo thường nảy sinh ra những quả táo bằng vàng .
    Một buổi sáng, cũng như thường lệ vua đi dạo chơi trong vường và dừng lại ngắm cây táo yêu qúi . Ngài lẩm bấm:
    "Lạ quá nhỉ! Ta có cảm tưởng như có ai vào trong vườn này trộm ăn táo vàng của ta".
    Vua liền đếm số quả táo trên cây rồi sáng hôm sau ra đếm lại, quả nhiên thấy mất thực .
    Ai là người dám vào vườn nhà vua ăn cắp trộm nhỉ ? Mà lại ăn trộm chính những quả táo mà vua yêu qúi nhất ?
    Ngay tối hôm đó vua ra rình dưới gốc cây. Vào khoảng nửa đêm, ngày thấy một con chim lạ xuất hiện, một con chim có đôi cánh đỏ rực như lửa và đôi mắt long lanh như kim cương. Con chim lạ đó mổ một quả táo vàng rồi bay đi.
    Vua ngạc nhiên sững sờ, không thốt ra được một lời nào . Sáng hôm sau, ngài cho vời ba cậu con trai lại và bảo:
    -Đêm qua chính mắt ta thấy một con chim lửa ăn trộm táo vàng của ta. Các con phải làm sao bắt sống được con chim quái ác đó . Con nào bắt được ta sẽ chia cho một nửa giang sơn ngay lập tức và sau này khi ta chết sẽ được nối ngôi.
    Ba vị hoàng tử đồng thanh đáp:
    -Thưa phụ hoàng, chúng con sẽ cố gắng hết mình để bắt sống cho được con chim lửa .
    Đêm đó Hoàng Di ngồi rình dưới gốc cây. Nhưng chỉ mới ngồi được một giờ đồng hồ đã ngủ quên mất vì quá mệt . Con chim lửa xuất hiện mổ hai quả táo vàng bay đi.
    Sáng hôm sau vua đến và hỏi:
    -Thế nào con, hôm qua con có thấy chim lửa không?
    -Thưa phụ hoàng không.
    Đêm sau đến lượt ông hoàng hai canh gác . Nhưng cũng như anh, Hoàng Vi mới canh được một giờ đồng hồ cũng ngủ quên vì quá mệt . Chim lửa lại đến và lại mổ táo vàng bay đi. Và sáng hôm sau, cũng như anh, ông hoàng hai cũng nói dối vua cha là không hề thấy chim lửa .
    Đêm thứ ba đến lượt hoàng tử Y Văn. Y Văn ngồi dưới gốc cây cố chống lại giấc ngủ dù đôi mắt ríu lại . Một giờ trôi qua, rồi hai giờ, rồi ba giờ . Đột nhiên khu rừng bừng sáng như ban ngày . Chim lửa hiện ra và sắp mổ vào những quả táo vàng . Y Văn nhè nhẹ tiến đến gần và nắm lấy đuôi chim. Chim vụt bay đi chỉ để lại trong tay hoàng tử một cái lông đuôi, một cái lông đỏ rực như lửa . Khu vườn sáng rực như có ai đem một bó đuốc rất to chiếu sáng .
    Sáng hôm sau nhà vua cho cất cái lông đuôi vào trong kho và rất hài lòng, không còn lo nghĩ gì nữa vì đêm đó và đêm sau nữa không thấy chim lửa trở lại .
    Vài ngày trôi qua, ngày nào nhà vua cũng vào trong kho nhìn lông chim vẫn đỏ rực như buổi đầu . Nhưng chẳng bao lâu vua lại nghĩ ra ý muốn bắt cho được con chim lửa . Vua lại vời ba người con đến và bảo:
    -Ta vẫn giữ nguyên lời đã hứa . Con nào bắt được chim lửa sẽ được ta chia ngay một nửa giang sơn và sau khi ta chết sẽ được nối ngôi.
    Hoàng Di và Hoàng Vi ghét Y Văn vì hoàng tử này đã bắt được một cái lông chim, nên từ biệt vua cha đi tìm chim lửa . Hai anh em đi với nhau để lại hoàng tử Y Văn ở nhà . Y Văn từ biệt cha lên ngựa đi một mình .
    Y Văn phi ngựa rất lâu, mãi rồi cũng đến một cánh đồng cỏ xanh rì, bên trên có một cái cọc có viết mấy chữ . Chàng tiến lên và đọc:
    "Kẻ nào đi thẳng đằng trước sẽ bị đói và rét . Kẻ nào đi thẳng về phía tay phải sẽ chu toàn được đời sống của chính mình nhưng sẽ mất ngựa . Kẻ nào đi về phía tay trái sẽ chết nhưng ngựa sẽ sống như thường".
    Y Văn không còn ngập ngừng gì nữa . Chàng tiến về phải . Chàng lẩm bẩm: "Tiếc quá thế là mình sẽ mất ngựa . Nhưng thôi thế nào chả tìm được một con ngựa khác".
    Chàng cưỡi ngựa đi trong rừng ba ngày mà chả gặp một ai. Đến ngày thứ ba mới gặp một con chó sói . Sói bảo:
    -Hoàng tử tại sao lại đến đây? Hoàng tử không đọc những chữ viết trên cọc sao?
    Sói vừa nói xong là con ngựa gục xuống chết liền . Sói cũng biến mất trong bụi rậm .
    Y Văn buồn quá vì mất một người bạn thân từ lâu đời . Nhưng Y Văn can đảm tiếp tục cuộc hành trình . Hoàng tử đi luôn trong ba ngày liền và đến ngày thứ ba lại thấy chó sói xuất hiện trước mặt . Sói bảo:
    -Hoàng tử ơi ! Tôi tiếc là hoàng tử đã mất ngựa . Tôi muốn giúp ông. Ông hãy trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa ông đi đến nơi nào ông muốn đến .
    Y Văn ngạc nhiên, giải thích:
    -Sói ơi! Ta muốn tìm bắt con chim lửa đã đến vườn phụ hoàng ta để ăn trộm những quả táo vàng .
    -Tôi biết . Thôi ông trèo lên lưng tôi đi. Đừng sợ gì cả .
    Sói phi nhanh hơn ngựa, phi suốt ngày, đến chiều tối dừng lại trước một toà thành có tường cao nghều nghệu . Sói bảo:
    -Hoàng tử trèo lên tường đi. Hoàng tử sẽ thấy một khu vườn và con chim lửa đang bị nhốt trong một cái lông . Hoàng tử bắt chim nhưng nhớ đừng sờ vào ***g nghe chưa?
    Y Văn trèo lên tường và tụt xuống khu vườn, quả nhiên trông thấy chim lửa bị nhốt trong ***g vì chung quanh chim ánh sáng đỏ rực như lửa . Chàng mở ***g bắt chim ra định trèo qua tường sang bên kia nhưng chợt nghĩ:
    -Cái ***g bằng vàng đẹp quá . Vả lại không có ***g, mình biết nhốt chim vào đâu bây giờ ?
    Y Văn tiến đến gần cái ***g và gỡ xuống . Nhưng vừa đụng vào ***g thì đột nhiên chuôn báo động vang lên, lính trong vườn chạy ra bắt Y Văn đưa vào nộp hoàng đế Đông Mai ngự trị trong khu đó . Hoàng đế Đông Mai hét lên hỏi Y Văn:
    -Anh còn trẻ tuổi như thế mà đi ăn trộm, không biết xấu hổ sao? Anh là ai, từ đâu đến ?
    -Thưa, tôi tên là Y Văn - Y Văn nói - Con chim lửa của ngài thường đến vườn của phụ hoàng tôi ăn trộm táo vàng nên phụ hoàng tôi mới cho tôi đến đây để bắt sống chim mang về .
    -Dù sao anh cũng không nên làm như anh vừa làm xong. Nếu trước đây anh đến xin tôi con chim tôi sẽ cho anh ngay với tất cả các nghi lễ xứng đáng với một hoàng tử . Nhưng nay vì anh có lỗi anh phải làm điều này cho tôi. Đằng đầu kia thế giới có một ông vua tên là A Phông. Ông ta có một con ngựa bờm vàng . Nếu anh bắt được ngựa đem về đây, ta sẽ cho anh con chim lửa .
    Hoàng tử Y Văn cúi đầu bước ra khỏi cung Đông Mai. Phải làm theo lậnh của Đông Mai nếu không thì cả nước sẽ biết mình là một tên ăn trộm . Y Văn buồn nản lắm .
    Sói lại đứng đợi hoàng tử ở đầu tường .
    -Sao hoàng tử lại trái lời tôi dặn ? - Sói hỏi .
    Hoàng tử buồn rầu trả lời :
    -Sói nói đúng, chính là lỗi tại ta.
    Rồi hoàng tử kể cho sói nghe câu truyện với hoàng đế Đông Mai. Sói bảo:
    -Thôi hoàng tử lại trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa hoàng tử đến chỗ con ngựa bờm vàng .
    Sói phi nhanh như tên suốt một ngày đường mới tới chuồng ngựa trắng đẹp của hoàng đế A Phông. Sói lại bảo:
    -Hoàng tử hãy nghe tôi đây. Hoàng tử vào trong chuồng ngựa lấy con ngựa bờm vàng đi, nhưng hoàng tử đừng đụng vào yên cương đó . Nếu không sẽ có nhiều chuyện bực mình .
    Y Văn rón rén vào trong chuồng ngựa . Những người chăn ngựa ngủ say như chết . Y Văn dắt con ngựa bờm vàng ra ngoài . Nhưng trước khi đi ra, anh ghé mắt nhìn bộ yên cương bằng vàng treo trên tường . Bộ yên cương đẹp quá, Y Văn cầm lòng không đậu, vội lấy xuống, nhưng chuông lại reo, bọn người chăn ngựa thức dậy và cũng như lần trước, bắt Y Văn đem về trình hoàng đế A Phông. Cũng như lần trước, hoàng đế A Phông giận đỏ mặt tía tai và doạ sẽ công bố cho toàn dân biết Y Văn là một tên trộm .
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  7. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Con chim lửa
    Tác Giả : Chưa rõ
    Tiếp ​
    Rồi ngài bảo:
    -Đằng đầu kia thế giới có nàng công chúa xinh đẹp Hê Len. Nếu hoàng tử đem được nàng về đây ta sẽ cho hoàng tử con ngựa bờm vàng và hoàng tử có thể quay về tổ quốc mình với mọi nghi lễ dành riêng cho hoàng tử .
    Y Văn đành chấp thuận điều kiện của A Phông, chàng đi ra, và lại gặp sói . Hoàng tử lại cúi đầu .
    -Sói ơi! Sói nói đúng . Ta có lỗi quá nhiều .
    Sói bảo:
    -Đừng lôi thôi gì nữa . Hãy trèo lên lưng tôi, tôi sẽ đưa hoàng tử đến tận nơi.
    Sói lại phi thật nhanh và đến một cánh cổng bằng vàng . Sói bảo:
    -Đến nơi rồi . Bây giờ hoàng tử xuống đi, đứng đợi tôi ở gốc cây sến bên kia đi.
    Y Văn nghe lời sói đến gốc cây sến ngồi chờ . Thời gian trôi qua dài lê thê cho tới khi trời tối . Lúc đó nàng công chúa Hê Len xinh đẹp từ trong nhà bước ra và đi qua cổng .
    Sói lúc đó đang rình trước cổng, vội nhảy chồm lên, bắt lấy nàng công chúa, đặt lên lưng rồi chạy vội qua gốc cây sến và gọi Y Văn nhảy lên đằng sau nàng Hê Len xinh đẹp . Sói chạy hết tốc lực và chẳng bao lâu về tới kinh đô nhà vua A Phông. Tất nhiên những người hầu công chúa chạy về báo động nhưng khi mọi người chạy ra thì sói đã đi quá xa.
    Trong lúc ngồi trên lưng sói, Y Văn tha thồ ngắm nghía nàng công chúa xinh đẹp, ngắm mãi và sau cùng đem lòng yêu nàng . Cho nên khi về đến kinh đô nhà vua A Phông, hoàng tử rất buồn khi thấy sắp phải xa người đẹp . Sói hỏi:
    -Hoàng tử sao vậy ?
    -Sói ơi! Làm sao không buồn rầu được khi phải đem đổi nàng Hê Len xinh đẹp nhường này lấy con ngựa bờm vàng . Nếu không đổi thì cả nước này đều sẽ biết tôi là một tên ăn trộm .
    -Tôi đã giúp hoàng tử nhiều lắm rồi - Sói nói - Thôi hoàng tử hãy tin cậy nơi tôi đi. Hoàng tử sẽ được hài lòng .
    Sói bày mưu cho hoàng tử và dặn phải làm đúng như lời mình dặn . Hoàng tử liền đem công chúa Hê Len giấu vào một bụi cây rồi cùng sói đi vào chầu vua A Phông. Đến cửa ngọ môn, sói biến thành một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần trông giống Hê Len như đúc . Vua A Phông vui mừng tiếp đón hai người rất trọng thể . Vua bảo Y Văn:
    -Hoàng tử rất xứng đáng được con ngựa bờm vàng và bộ yên cương bằng vàng lắm . Thôi hoàng tử cứ tự do đưa ngựa và yên cương đi. Chúc hoàng tử gặp mọi sự may mắn trên đường về .
    Y Văn nhảy lên con ngựa phi nhanh như gió . Đến khu rừng nơi giấu Hê Len, Y Văn dừng lại đem nàng lên ngựa rồi phi nước đại . Đột nhiên hoàng tử kêu lên:
    -Sói của ta đâu rồi nhỉ ? Nhớ sói quá, sói ơi!
    Thế là lập tức sói hiện ra. Hoàng tử mừng quá, nhảy lên lưng sói nhường ngựa cho Hê Len rồi cả ba cùng đi như bay, cho đến khi về đến kinh đô hoàng đế Đông Mai. Nhưng mặt Y Văn lại sa sầm . Sói hỏi:
    -Hoàng tử sao thế ?
    -Sói ơi! Sói không thấy là công chúa Hê Len rất xứng đáng với con ngựa bờm vàng sao. Bây giờ mà đem con ngựa đổi lấy con chim lửa thì buồn quá .
    -Thôi hoàng tử đừng buồn nữa . Tôi sẽ giúp hoàng tử một lần nữa . Nhưng hoàng tử phải theo đúng lời tôi mới được .
    Nàng công chúa Hê Len và con ngựa bờm vàng lại được đem giấu vào trong một khu rừng gần đó rồi sói lại biến thành một con ngựa bờm vàng rất đẹp đi theo hoàng tử vào cung.
    Hoàng đế Đông Mai hài lòng, cho Y Văn con chim lửa và cho luôn cả cái ***g bằng vàng .
    Y Văn đem chim về đến khu rừng, đem Hê Len ngồi lên lưng ngựa rồi nắm chặt cái ***g và chim lửa, cả hai phi ngựa đi thật nhanh. Nhưng đột nhiên hoàng tử lại kêu lên:
    -Sói của ta bây giờ đâu nhỉ ?
    Lập tức sói hiện ra. Cũng như lần trước Y Văn nhường ngựa cho Hê Len còn mình lại trèo lên lưng sói và phi đi như gió . Đi thật lâu mới về đến chỗ con ngựa trước của Y Văn bị chết . Sói ngừng lại bảo:
    -Đây là chỗ con ngựa của hoàng tử chết dạo nọ . Hoàng tử xuống đi. Hoàng tử đã có con ngựa bờm vàng rồi . Hoàng tử lên ngựa muốn đi đâu thì đi. Tôi không còn giúp hoàng tử được việc gì nữa đâu.
    Nói xong sói chạy biến vào trong bụi rậm .
    Hoàng tử rất buồn, thở dài buồn rầu rồi trèo lên ngồi đằng sau nàng công chúa Hê Len xinh đẹp rồi phi ngựa đi.
    Họ đi rất lâu. Khi gần đến nhà chỉ còn cách chừng 20 dặm thôi, Y Văn xuống ngựa, cùng công chúa ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Bộ yên cương treo trên cây gần đó, ***g chim trong đó có con chim lửa để bên cạnh, hai người nằm dài trên cỏ nói chuyện với nhau rất vui.
    Họ nói chuyện mải mê đến nỗi quên cả thời gian. Đột nhiên họ nghe tiếng chân ngựa dồn dập chạy đến và có hai chàng kỵ mã đứng dừng trước mặt họ . Đó là hai hoàng tử Hoàng Di và Hoàng Vi.
    Ba anh em gặp nhau chào hỏi vui vẻ . Y Văn kể cho hai anh nghe câu chuyện kỳ lạ của mình . Hai người anh ghen tức liền nảy ra ý muốn cướp chim và ngựa cùng nàng công chúa Hê Len xinh đẹp nên nhảy đến bắt Y Văn trói vào gốc cây, rồi đem cả chim và nàng Hê Len nháy lên ngựa phi tuốt về thành .
    Đi được một quãng hai anh em dừng lại và Hoàng Di nói:
    -Thưa công chúa, hiện nay công chúa đang ở trong tay chúng tôi. Công chúa phải làm theo lời chúng tôi dặn . Chỉ ít phút nữa thôi chúng tôi sẽ về tới hoàng cung vào chầu phụ hoàng của chúng tôi. Công chúa phải nói cho ngài biết chính chúng tôi đã mạo hiểm đưa công chúa về đây, chính chúng tôi đã bắt được con chim lửa và ngựa bờm vàng .
    Nhưng công chúa bưng mặt khóc . Hoàng Di rút gươm ra đe doạ .
    -Nếu công chúa không làm theo lời chúng tôi, chúng tôi sẽ đâm chết công chúa ngay bây giờ .
    Hai hoàng tử bàn nhau và thoả thuận là Hoàng Di sẽ lấy công chúa còn chim lửa và con ngựa bờm vàng sẽ thuộc về Hoàng Vi. Rồi họ lên ngựa thi nhau xem ai về thành trước .
    Y Văn bị trói dưới gốc cây, đói và rét quá, chàng chịu đựng được trong bốn ngày rồi đến ngày thứ năm mệt và đói rét quá, đầu chàng gục trên ngực chỉ còn chờ chết . Quạ đã bắt đầu đến đậu đen trên cành cây trên đầu chàng, chỉ còn chờ chàng chết là sà xuống rỉa thịt .
    Đến lúc đó tự nhiên sói từ trong bụi cây chạy ra và hét lên bảo con quạ đầu đàn:
    -Hỡi quạ, các ngươi phải giúp ta mau cởi trói cho hoàng tử Y Văn chứ .
    -Nhưng thưa ông sói, chúng tôi đang đợi hoàng tử chết để ăn một bữa tiệc thực to đây.
    Sói giận điên lên, nói bằng một giọng run run:
    -Ngươi phải giúp ta nếu không ta sẽ không để cho một con quạ nào sống sót trong khu rừng này .
    -Xin vâng! Xin vâng!
    Quạ đầu đàn ra lệnh cho các quạ con. Chúng xúm lại lấy mỏ mổ rất nhanh và liên tiếp vào sợi dây trói, chẳng bao lâu dây trói tuột ra và hoàng tử Y Văn ngã lăn xuống đất .
    Sói ra lệnh cho quạ đi lấy nước đem về .
    Dần dần nhơ sự săn sóc chu đáo của sói và quạ, Y Văn tỉnh lại, nhìn chung quanh ngạc nhiên vô cùng . Sói bảo:
    -Nếu tôi không đến kịp và nếu các vị quạ ở đây không chịu giúp tôi thì hoàng tử đã chết từ lâu rồi . Hai anh hoàng tử tồi tệ quá, hoàng tử nhảy mau lên lưng tôi đi về thành cho kịp vì ông anh Hoàng Di của hoàng tử sắp làm lễ thành hôn với nàng công chúa xinh đẹp rồi .
    Y Văn vội vã làm theo lời sói rồi chẳng bao lâu cả hai đã về tới cổng thành . Sói bảo:
    -Thôi chúng ta chia tay nhau ở đây thôi. Tôi hy vọng rằng từ nay trở đi hoàng tử không cần đến sự giúp đỡ của tôi nữa . Thôi vĩnh biệt hoàng tử .
    Y Văn vội vã chạy ngay vào hoàng cung trèo lên cầu thang bước vào phòng ăn trong hoàng cung lúc đó đang yến tiệc linh đình . Vua cha ngồi giữa, bên trái có công chúa Hê Len và bên phải có Hoàng Di. Hoàng Di ngồi bên trái công chúa . Vừa trông thấy Y Văn công chúa kêu lên:
    -Thưa, đây mới là người đã mạo hiểm đưa tôi về đây.
    Vua cha ôm hôn Y Văn rất âu yếm . Vua tưởng Y Văn đã chết, vì hoàng tử kia đã kể cho vua nghe là Y Văn đã chết . Vua muốn được nghe công chúa Hê Len kể lại đầu đuôi câu chuyện thực rõ ràng . Hê Lên nói hết cho vua nghe, nào chuyện bắt chim lửa, nào chuyện bắt con ngựa bờm vàng và chuyện bắt mình ra sao. Khi nghe Hê Len kể xong, vua tức giận quắc mắt nhìn hai ông con trai nhưng cả hai đã biến mất từ hồi nào .
    Vua liền hạ lệnh cho bữa tiệc tiếp tục linh đình như cũ và cho Y Văn làm lễ thành hôn cùng công chúa .
    Cặp vợ chồng đẹp đôi đó sống trong hạnh phúc tràn trề, trăm năm đầu bạc .
    Hết ​
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  8. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Con Voi Và Người Quản Tượng Già

    Tác Giả : Chưa rõ
    Ngày xưa, vào đời nhà Lê, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡị Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cộ Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữạ Voi bỏ vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có tên là đội Mậu cũng về hưụ Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây làm thuốc. Đang lúc ông lom khom đào rễ cây, thì con voi chạy đến, nhận diện ra người giữ mình khi xưạ Voi lấy vòi quấn ngang bụng đội Mậu, cắm ngà xuống đất, chảy nước mắt, tỏ tình thương nhớ.
    Lúc đầu, đội Mậu hoảng hồn, không nhận ra voi, sợ voi vật mình chết. Đến khi thấy voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật mình đã chăn giữ thương yêu ngày xưạ Ông nghĩ bụng: Nếu như cạy đai vàng ra, thì cổ voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội nghiệp nọ Nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm vậỵ
    Nhưng voi không chịu, cứ lấy tay đội Mậu đặt vào chỗ 3 đai vàng ở cộ Ông đành cố cạy, nhưng đến tối trời mà vẫn chưa cạy đai ra được. Ông cúi đầu lạy voi xin về, nhưng voi nhất định giữ ông lạị Đến gần canh hai, người quản tượng già vẫn không gỡ được đai vàng ở cổ voị Ông khóc bảo voi: "Ông quận ơi, chân tay tôi già yếụ Mà ở đây núi rừng tối tăm, nguy hiểm cho tôi lắm. Ông thương tôi với". Con voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho đội Mậu leo lên lưng voi ngồi, rồi đưa ông về.
    Khoảng chừng canh tư, thì về tới nhà. Vợ con đội Mậu thấy voi đi vào sân, sợ hãi toan bỏ chạỵ Ông lên tiếng trấn an: "Đừng sợ, Ông quận này thuở trước theo hầu Vua, tôi theo giữ ông. Hôm nay ông gặp tôi trên núi, ông thương, đưa về đó mà."
    Trong vườn sẵn có mấy sào mía, đội Mậu bảo vợ con chặt hết, đem đãi cho voi ăn. Ông còn mua cả 3 quan tiền rượu mời voi uống nữạ Trời gần sáng, voi tỏ ý muốn đi, lấy vòi đưa hai cha con ông đội đặt lên lưng mình, rồi lại chở họ trở về núị Đến nơi, thì trời sáng bạch. Voi lại bắt tay đội Mậu đặt vào chỗ có đai vàng, ý bảo phải lấy đai đị
    Ông Mậu bảo con: "Ông quận đã cho, cha con mình phải nhận lấy". Người quản tượng già bèn cùng con trai lấy dao cạy ra được 2 đai vàng. Máu chảy ướt đẫm cổ voị Xót thương cho con vật có tình nghĩa, đội Mậu lạy voi xin thôị Ông kiếm lá thuốc rịt vết thương cho cầm máu, rồi ông ôm chân voi, khóc từ giã Đội Mậu đem số vàng voi cho về nhà. Từ đó, gia đình ông sống dư giã cho đến chết.
    Khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà, vua Quang Trung nghe dân chúng kể về con voi đời vua Lê đang ngự ở trên núi Đầu Tượng. Vua bèn sai quan quân vào núi tìm. Nhưng không ai thấy dấu vết của voi đâu nữạ
    Hết ​
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  9. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Đằng Vương Các Tự
    Tác Giả : Chưa rõ ​
    Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
    Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh đời Sơ Đường (618-713).
    Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hồng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là "Đằng Vương Các". Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thiết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm cho một bài tự ngay giữa tiệc.
    Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến hợp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương Các vừa kịp lúc vào tiệc. (chú - có điển chép: Vương Bột đi thăm cha làm Thứ Sử ở Giao Châu, nửa đường bị một trận gió thổi lạc đến Đằng Vương Các và được mời dự tiệc làm thơ)
    Thấy Vương Bột, viên đô đốc họ Diêm khinh là con nít, miễn cưỡng cấp giấy bút. Nhưng cho người đứng bên cạnh Vương, hễ Vương viết được câu nào thì chép lại cho ông xem.
    Mới đọc hàng đầu, họ Diêm đã ngạc nhiên vì lời già giặn. Đến câu:
    "Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
    Thu thủy cng tràng thiên nhất sắc"
    Nghĩa:
    "Ráng chiều với cò lẻ cùng bay,
    Nước thu cùng trời dài một sắc."​
    thì ông vô cùng khâm phục.
    Bài của họ Vương đặc sắc hơn tất cả. Từ đó, danh càng vang dậy khắp nơi.
    Bài phú "Đằng Vương Các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì cực đẹp nên rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.
    Cuối bài thơ có 8 câu thơ tuyệt diệu, nhất là 4 câu cuối:

    "...........................
    "Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
    Vật hoán tinh di, không đ thu?
    Các trung đế tử kim hà tại?
    Hạm ngoại trường giang không tự lưu."
    Nghĩa:
    "...........................
    "Đầm chiếu mây bay, trời lửng lơ,
    Sao dời vật đổi, mấy thu rồi.
    Con vua trong gác nào đâu nhỉ?
    Dòng nước ngoài hiên vẫn tự trôi."​
    Nhưng người có tài như thế mà mạng yểu. Nhân khi đi thăm cha làm quan ở Giao Chỉ, Vương bị đắm thuyền, chết ở giữa biển giữa 29 xuân xanh.

    Tương truyền rằng hai câu thơ:
    "Lạc hà dữ cô vụ tề phi
    Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc"​
    Tuyệt diệu như thế mà có người cho Vương Bột còn dốt, nhưng không chỉ dốt chỗ nào. Vì thế khi chết, hồn còn uất ức nên trong đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi bể, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm nga 2 câu thơ trên và hỏi dốt chỗ nào, xin chỉ giúp. Nhưng ai nấy đều khen hay. Hồn Vương không bằng lòng, cho rằng sĩ tử kia còn dốt, thi khoa nầy không thể đậu. Quả thật như vậy.
    Rồi cũng từ đó, giọng ngâm 2 câu thơ kia vẫn còn văng vẳng bi ai theo hình bóng họ Vương thơ than, dật dờ trên bãi biển.
    Nhưng một hôm có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn Vương hiện hình níu lại hỏi, thì chàng văn nhân ấy cười bảo:
    - Hai câu thơ ấy không phải sai nhưng nhà ngươi còn dốt thật. Đã bao năm có tiếng là tứ kiệt Sơ Đường mà không nhận biết được cái dốt của mình trong 2 câu thơ ấy ư?
    Nói xong dứt áo ra đi. Vương tha thiết yêu cầu giải thích. Khách không nỡ phụ lòng nên bảo:
    - Hai câu thừa chữ "dữ" và chữ "cộng". Nếu bỏ hai chữ ấy thì thật tuyệt, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:
    "Lạc hà cô vụ tề phi,
    Thu thủy tràng thiên nhất sắc".
    Vương Bột nhận ra, quả còn dốt thật, mới bái tạ lãnh lời chỉ giáo.
    Từ đó, trong đêm khuya thanh vắng, trên bãi biển không còn hình bóng của nhà thơ tài danh trẻ tuổi hiện ra nữa. Và giọng ngâm 2 câu thơ bất hủ bi ai, não nùng kia cũng chìm mất trong không gian cao rộng, mịt mờ. Đây là một câu chuyện hoang đường.
    Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Đằng Vương Các làm cho Vương nổi tiếng tài danh, nên cổ thi có câu: "Thời lai, phong tống Đằng Vương Các" (thời tới thì gió đưa đến gác Đằng Vương) để chỉ sự may mắn của kẻ gặp thời. Những từ ngữ: "duyên Đằng", "gió đưa Đằng Các" đều có ý nghĩa như thế.
    Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du có câu:
    "Duyên Đằng thuận nẻo giáo đưa" là do điển tích trên
    Hết ​
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  10. OleOle

    OleOle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn gio_mua_dong nhiều, đang cần gấp mà chã bít tìm ở đâu, may sao mò vào đây vớ được bao nhiêu là truyện!

Chia sẻ trang này