1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện tranh: Trịnh - Nguyễn phân tranh

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dienthai, 31/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Truyện tranh: Trịnh - Nguyễn phân tranh

    (copy từ trang ... giống như truyện tranh Quang Trung - Nguyễn Huệ, bác nào biết rồi thì dừng nói nha, để em post bài, )


    [​IMG]

    01. Sau khi Nguyễn Kim bị chết về thuốc độc thì binh quyền đều vào tay Trịnh Kiểm. Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng theo anh rể đã lập được rất nhiều chiến công. Trịnh Kiểm sợ hai em vợ tranh quyền với mình, liền cho người lẻn vào nhà, đâm chết Nguyễn Uông.



    [​IMG]

    02. Nguyễn Hoàng lo sợ, cho người ra Hải Dương hỏi ý kiến cụ Trạng Trình. Lúc đó Trạng Trình đang đứng xem đàn kiến bò trên núi non bộ. Trạng Trình trỏ vào đàn kiến rồi nói: "Một dải Hoành Sơn có thể yên thân được muôn đời" (Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân)
  2. SaoDoLienXo

    SaoDoLienXo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Lúc đó trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói:"Hoành Sơn nhất đái, có thể dung thân", nhưng sau này nhà Nguyễn đổi "có thể" thành "vạn đại". Cái này có nói rõ trong tiểu thuyết Mạc Đăng Dung.
  3. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Lạ nhỉ, trươc giờ em toàn nghe là "vạn đại dung thân mà", sấm trạng Trình mà chơi chữ "có thể" à
  4. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ muốn được biết thêm về vụ Trịnh Xuân hai lần nổi loạn rồi sau cùng bị cha chặt hết chân tay ...
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]
    03) Người nhà của Nguyễn Hoàng đem câu chuyện này về trình với chủ. Nguyễn Hoàng hiểu ý, liền vào gặp chị ruột là bà Ngọc Bảo, vợ của Trịnh Kiểm. Nguyễn Hoàng nhờ chị xin với anh rể cho mình được vào trấn thủ ở phương nam.
    [​IMG]
    04) Năm Mậu Ngọ nghe theo lời vợ, Trịnh Kiểm xin vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng được vào giữ đất Thuận Hóa. Dụng ý của Trịnh Kiểm, trước là đuổi Nguyễn Hoàng đi xa cho khuất mắt, sau là dùng Nguyễn Hoàng để chận giặc Chiêm Thành.
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]
    05) Nhân dịp này Nguyễn Hoàng đem theo người nhà và quân lính cùng vợ con của họ vào Nam. Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, nhân đức nên những kẻ tài giỏi ở khắp mọi nơi theo về rất đông. Do đó mà thế lực mỗi ngày một mạnh.
    [​IMG]
    06) Tuy vậy Nguyễn Hoàng vẫn giữ lễ thường, hàng năm cho người đem vàng, lụa ra dâng vua Lê. Năm Quý Tỵ (1593) Nguyễn Hoàng còn đem quân ra giúp Trịnh Tùng đánh nhà Mạc và ở lại Đông Đô dòng dã suốt 8 năm. Trịnh Tùng có ý ghen ghét, không muốn cho Nguyễn Hoàng trở về Thuận Hóa nữa.
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Truyện Quang Trung trước nét vẽ vừa non vừa nhạt, không phân biệt chính phụ. Nét vẽ trong truyện này đẹp hơn hẳn truyện Quang Trung.
    Thấy nét vẽ quen lắm mà không nhớ nổi là của ai ?? Ngày xưa bắt chước lối vẽ này mãi.
    Nhớ cái thời minh họa truyện thời phong kiến còn có Văn Minh với những nét cong đặc trưng không ai vượt qua được.
    Họa sĩ này thì không dùng nét cong mà chủ yếu là nét thẳng. Mình thích vẽ bằng nét thẳng hơn nét cong...
  8. tieungoctu

    tieungoctu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Truyện hay nhưng diễn biến nhanh quá , NGuyễn Hoàng thu phục lòng người nam như thế nào chả thấy nói rõ.
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]
    07) Lúc đó ở nhiều nơi vẫn còn người nổi lên chống lại họ Trịnh. Nguyễn Hoàng liền đem quân lính của mình, nói là đi dẹp giặc, rồi theo đường biển, dùng thuyền về thẳng miền Nam. Sau đó, ông cho tích trữ lương thực, luyện tập quân sĩ để đề phòng.
    [​IMG]
    08) Khi Nguyễn Hoàng sắp mất, ông gọi con là Nguyễn Phúc Nguyên đến dặn: Thuận Hóa là nơi có thể gây dựng cơ nghiệp lâu dài, vậy con phải thương yêu quân lính và giúp đỡ dân chúng, mới chống nổi họ Trịnh ở ngoài Bắc." Sau đó Nguyễn Phúc Nguyên tức chúa Sãi liền ra sức mở mang, xây dựng miền nam.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Họa sĩ vẽ truyện này không nắm rõ lịch sử lắm.
    Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng mất khi 89 tuổi, nếu vẽ thì phải là một ông già râu dài đầu tóc bạc phơ chứ không phải một người chỉ có khoảng 50 tuổi thế này.
    Chúa Sãi - Nguyễn Phúc Nguyên khi đó cũng đã hơn 50 tuổi, chứ không phải một chàng thanh niên gì cả.

Chia sẻ trang này