1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Truyện

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi xautraikinhkhung, 06/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Truyện Truyện

    Ngưòi Đàn Bà Có Ma Lực - Y Ban

    Một người đàn bà phù phiếm, ngỡ rằng tình yêu là một trò đùa, và suốt đời, nàng đã thử sức hút của mình bằng trò chơi đó.

    Bây giờ người đàn bà ấy đã có tuổi. Trên cái thân thể bắt đầu đẫy ra còn ghi lại dấu ấn của thời trẻ trung tự do phóng đãng. Mặt không đẹp, các đường nét mờ nhạt. Hạnh phúc được lo toan cho một gia đình riêng không hề có trên khuôn mặt ấy. Một mình với cuộc sống đã ở phía dốc bên kia, người đàn bà càng có nhiều thời gian để than thở: "Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy". Cùng với tiếng than thở, tiếng lao xao, tiếng dao, thớt lách cách bên hàng xóm vọng sang như tiếng mõ nguyện. Người đàn bà ngồi mơ màng lắng nghe thầm nghĩ: "Nếu như mình là người chủ căn nhà bên kia nhỉ. Mình sẽ băm thịt thật nhuyễn. Mấy đứa con xăng xái chạy bên cạnh, mình sẽ sai chúng. Đức ông chồng đọc báo cho mình nghe hay ngồi đun củi, khói sẽ cay xè...".

    - Ra kia đi nào, mẹ bảo có nghe không? Con cái nhà đến là khổ!

    Tiếng quát làm dứt luồng suy nghĩ của người đàn bà. Người đàn bà nhìn quanh mình. Chiếc nồi còn bắc trên bếp. Nước đã sôi từ lâu mà vẫn chưa đổ gạo. Người đàn bà với chiếc rá, tự giễu mình. Thấy chưa, suốt ngày chỉ quát với tháo, cứ như thế này mà chẳng hơn ư? E rằng lại chẳng đánh đổi nỗi đau khổ này để chuốc lấy nỗi đau khổ khác!

    Bữa ăn được dọn ra ngay bên cạnh cái bếp dầu. Trên mảnh gỗ nhỏ kê làm mâm chỉ có một chiếc bát, một đôi đũa, còn thức ăn vẫn để nguyên trong nồi. Xới một bát cơm đầy, chưa và được miếng nào thì bên hàng xóm lại vẳng sang tiếng trẻ con thánh thót: "Con mời ba mẹ ăn cơm ạ". Người đàn bà bê nguyên chiếc bát lắng nghe tiếp. Chỉ có tiếng bát đũa va vào nhau, tiếng va chạm của một cuộc sống bình thường khiến người đàn bà không còn cảm giác muốn ăn nữa.

    Buổi trưa, cả khu tập thể đã im lìm trong giấc ngủ, người đàn bà trăn trở và tự trách mình: dạo này thần kinh ta rệu rã quá rồi, chỉ hay xúc động những chuyện không đâu. Cái gia đình bên hàng xóm ấy. Hừ, con cái thì nheo nhóc, vợ chồng thì như dùi đục chấm mắm cáy. Ta mà là chủ gia đình ấy... Nhưng sao dạo này ta cảm thấy trống trải ghê gớm.

    Càng nghĩ đến hiện tại, người đàn bà càng trăn trở, bắt suy nghĩ của mình quay về với quá khứ. Quá khứ của một thời trẻ, sống động, dàn trải như một cuốn phim mầu với những lời ca êm dịu, ngọt ngào. Phải, đã bao lần người đàn bà ấy dập tắt được con sóng lòng trăn trở, khắc khoải.

    Phương tiện để quay trở lại quá khứ là một cái tráp khá to mầu đỏ đã phai sắc qua năm tháng. Người đàn bà bê cái tráp xuống để cạnh mình và chọn tư thế thoải mái nhất. Người đàn bà lấy ra những chồng kỷ niệm của cả một quãng đời. Cũng có khi người đàn bà chỉ lấy giữa quãng, về một năm tháng và một người nào đó. Cái tráp kỷ niệm này càng về gần đây càng hay được vuốt ve. Mặc dù chẳng cần có chúng, người đàn bà vẫn còn nhớ tất cả những gì như mới xảy ra ngày hôm qua.

    Này đây là quyển sổ nhật ký năm mười bảy tuổi. Trang đầu tiên là một tấm ảnh đã bị ố vàng nhưng vẫn rõ nét. Cô gái không xinh đẹp nhưng tươi mát và sinh động bởi đôi mắt đen láy và đôi lông mày cong vút. Ở phía dưới tấm ảnh, là mấy vần thơ của Tagorơ:

    "Tôi không thích tình yêu và hạn độ
    Mà chỉ thiết tình yêu như rượu mạnh sục sôi
    Trong phút chốc làm nổ tung chai
    Và chảy phí ra ngoài."

    Người đàn bà lật tiếp trang thứ ba và đọc.

    Ngày...

    Mười bảy tuổi bước vào trường đại học, ta là một cô gái không xinh đẹp, cũng không có duyên. Để bù lại, ta thông minh và học giỏi. Tạo hóa đã rất công bằng khi ban cho cô gái này sắc đẹp nhưng lại ít thông minh. Cô gái kia thông minh nhưng ít xinh đẹp. Nhưng tạo hóa lại không có cách nào để cho người ta hiểu ngay được rằng người ta chỉ có một hoặc vài khả năng nào đó thôi. Bởi thế người xinh đẹp cứ ngỡ mình là người thông minh. Và kẻ thông minh lại tưởng lầm mình là xinh đẹp. Điều này đôi khi cũng đúng. Bởi vì người xinh đẹp thường chinh phục điều họ muốn bằng sắc đẹp. Người thông minh dĩ nhiên là bằng trí tuệ. Nhưng, có lẽ điều này chỉ đúng với đàn bà mà thôi.

    Mười bảy tuổi, ngưỡng cửa của cuộc đời: sự nghiệp và tình yêu. Sự nghiệp dường như dang rộng cánh tay để đón ta. Thầy giáo, bạn bè ai cũng yêu mến và có phần khâm phục nữa. Thế nhưng ta vẫn cảm thấy chưa đủ và còn bực tức. Đó là khi đi dạo phố hoặc đến các cuộc vui ta đã không được các chàng trai để ý. Trong lòng ta, ta lại muốn rằng, ở trong lĩnh vực nào ta cũng nổi lên như một người duy nhất. Thế rồi một hôm có một người biết xem bói tới phòng chơi. Bạn bè ta giơ tay ra và đều tấm tắc rằng đúng. Vốn bản tính nghịch ngợm, ta không tin nhưng cũng giơ tay ra:

    - Chị bói cho em xem, liệu em có được ai yêu không?

    - Được rồi, khá lắm!

    - Cô bé này có tài chinh phục đàn ông đấy.

    Cả phòng phá lên cười, ta cười to hơn cả.

    - Hừ, chinh phục. Chị thân mến ơi, em xấu như ma lem thế này thì chinh phục được ai kia chứ!

    - Cô bé ngốc nghếch ạ, bây giờ có phải cứ xinh đẹp mà chinh phục được họ đâu. Bây giờ là thời đại mới, thời đại của chúng ta. Chúng ta làm chủ tình thế chứ đâu như thời phong kiến mà đàn bà chỉ biết đứng e lệ một chỗ như những bông hoa trong luống hoa ấy, mặc cho người ta khen, người ta chê. Đấy, cái thời ấy mới cần đến sắc đẹp chinh phục.

    - Có lẽ cô bé chẳng tin tôi đâu nhưng chắc điều này thì cô bé hiểu chứ. Có nhiều người đàn bà xinh đẹp nhưng tại sao họ không được đàn ông chú ý đến. Ngược lại, có những người đàn bà rất bình thường, đôi phần xấu xí nữa là khác thế mà lại được nhiều người vây quanh y như một minh tinh màn bạc. Đấy chính là duyên ngầm cô bé ạ. Mà ở cô còn hơn thế nữa kia, đó là ma lực! Tất cả bọn họ sẽ bị hút vào cô cho mà xem.

    - Gớm, chị nói gì mà khiếp thế.

    - Thật đấy, nhưng... thôi, đừng tin. Chị nói nhảm đấy!

    Tất cả như một trò đùa nhưng ta lại nửa tin, nửa ngờ. Ta tin bởi vì tâm hồn ta tràn đầy những mơ mộng về những điều như chị thầy bói kia nói. Có nghĩa rằng ta muốn bọn họ, tức là đàn ông ấy sẽ bị hút vào ta ngay từ những phút đầu gặp mặt. Từ lúc ta bắt đầu nói, cười. Còn ngờ là bởi vì ta thông minh nên ta biết ngay rằng ta là một cô gái không đẹp. Ta ham đọc sách vở. Ta chẳng thấy có chỗ nào miêu tả rằng, chàng trai ấy xao xuyến cả tấm lòng khi bắt gặp một cô gái xấu xí. Nhưng cho đến một ngày niềm tin của ta bắt đầu được củng cố...

    Ngày 1-7

    Trên chuyến tàu hôm ấy ta và cô bạn gái, một cô bé xinh xắn, dịu dàng thoạt trông rất đáng yêu đi về nhà nghỉ hè. Cô bạn gái bình thản ngồi nhìn qua cửa sổ toa tàu. Còn ta, trong lòng rộn ràng bao sắp đặt cho kỳ nghỉ hè đầu tiên trong đời sinh viên. Tuy thế ta cũng đã nhận thấy một cái nhìn nào đó. Ta cố tạo một bộ mặt phớt và lạnh bằng cách nhìn trân trối lên trần toa tàu. Rồi sau đó ta có vẻ khó chịu. Ta nhìn lại cái nhìn kia bằng cái nhìn thẳng và hơi giễu cợt một chút. Cái nhìn đó là của một người đàn ông trẻ. Gặp cái nhìn như thách thức của ta, người đàn ông hơi cúi mặt xuống. Sau một hồi như trấn tĩnh lại, người đàn ông tới bắt chuyện với ta. Ta lảng tránh và nghĩ thầm: chắc lại muốn làm quen với cô bạn xinh xắn của mình đây mà. Ta thừa biết thóp các người rồi! Sau đó người đàn ông quay sang bắt chuyện, với cô bạn gái của ta thật, cô bạn gái vui vẻ bắt chuyện. Mặc dù có vẻ chăm chú ngắm phong cảnh chạy dài hai bên đường, ta vẫn lắng nghe câu chuyện của họ. Câu chuyện qua lại vẫn đậm đà dần lên. Ta cảm thấy bị lãng quên như bao lần đã không được chú ý đến. Rồi ta nghe thấy người đàn ông đang dò hỏi cô bạn gái về ta. Ta tự răn mình đừng quá lên gân bèn quay lại mượn người đàn ông kia tờ báo phụ nữ. Tàu lắc lư nhè nhẹ. Cô bạn gái vô tư của ta đã ngủ khì. Người đàn ông quay sang hỏi ta:

    - Xin lỗi, tôi trông bạn quen quá. Hình như chúng ta đã gặp nhau ở đâu rồi thì phải.

    - Vâng, có lẽ trên một đoạn đường nào đó - Ta hơi dài giọng như hát cải lương.

    - Nhà bạn ở Nam Ninh phải không?

    - Vâng ở xã ấy đấy.

    - Xã nào cơ?

    - Trên tháp Phổ Minh ấy mà.

    - Bạn là một cô gái ưa khiêu khích.

    Ta phá lên cười. Điệu cười ròn rã, vô tư.

    - Tôi ấy ư? Anh thấy thế à? Trời ơi thật là uổng công tôi quá! Tôi đang tập để trở thành một cô gái dịu dàng.

    - Tại sao thế?

    - Bởi vì đa số đàn ông các anh họ thích thế.

    - Bạn là cô gái khác lạ đấy.

    - Anh tò mò hả. Có thích tìm hiểu tôi không?

    Ta phá lên cười...

    Tàu hôm ấy có vẻ chạy nhanh hơn mọi lần. Hành khách đã tản ra trên các hè phố. Ta dắt tay cô bạn gái bước nhanh để chóng về nhà. Ta đã quên người đàn ông trên tàu. Câu chuyện tầm phào như mọi lần trước, ta cho là thế. Đến ngã tư ta chia tay với cô bạn. Chỉ còn vài bước nữa là về đến nhà. Bỗng nhiên trước mặt ta là người đàn ông trên tàu đang nhìn ta cười.

    - Nhà bạn ở chỗ kia phải không?

    - Sao anh biết?

    - Vì tôi thích tìm hiểu về bạn. Tôi đã nói, bạn là một cô gái khác lạ. Sáng mai tôi sẽ đến thăm bạn nếu như qua đêm nay tôi còn nhớ bạn. Còn sáng mai tôi không đến có nghĩa là chẳng có gì đáng nói nữa cả. Thế nhé, tạm biệt.

    Người đàn ông rảo bước đi. Ta bị đột ngột vài giây. Người đàn ông ấy cũng thật lạ lùng. Ta bước đi chầm chậm. Bây giờ thì lại chưa muốn về nhà vội. Hình như trong một câu chuyện nào đó cũng có một tình huống như thế này rồi. Kể ra thì cũng hay đấy. Người đàn ông kia cũng khá: cao to, đẹp trai và hình như mạnh mẽ. Ờ, mà tại sao anh ta lại không đi theo cô bạn gái của ta nhỉ? Duyên ngầm và ma lực. Cầu Chúa ngày mai anh ta sẽ đến...

    - Chị đã về, chị đã về...

    Tiếng cô em út lanh lảnh báo tin cho cả nhà. Bố mẹ, các em ta chạy ùa ra cửa đón. Lúc đó ta quên tất cả. Sự đầm ấm, bữa cơm ngon lành và ánh mặt trời trìu mến bao quanh ta.

    Sáng hôm sau, sự hứng khởi làm một bà nội trợ đảm đang làm ta quên đi lời hẹn. Ta quấn một chiếc khăn đỏ ngang đầu, mặc chiếc áo blu trắng của mẹ. Ta mê mải quét những tổ ấm nhà nhện trên tường. Vừa làm vừa hát vui vẻ. Chợt tiếng cậu em vang lên:

    - Chị ơi, có ai hỏi chị đây này.

    Ta chạy ra sân. Nắng buổi sáng dịu dàng tỏa quanh ta, vẫn cầm chiếc chổi trong tay, ta ngạc nhiên một chút.

    - Chào anh, anh vẫn nhớ à?

    - Vẫn nhớ.

    Người đàn ông thở mạnh như cố nén từ lâu.

    - Mời anh vào nhà chơi.

    - Bạn đang bận mà.

    Ta mở to đôi mắt nhìn người đàn ông. Ta như chờ đợi điều gì đó. Và quả nhiên:

    - Buổi sáng bạn đẹp quá. Chiều chắc bạn không bận chứ? Tôi đến nhé.

    Người đàn ông nói giọng trầm trầm rồi quay lưng đi luôn. Ta đứng nhìn theo im lìm như pho tượng. Ta chẳng kịp phản ứng ra sao. Người đàn ông đi khuất, ta rùng mình chợt tỉnh. Một cảm giác thật lạ lẫm ập vào ta. Cơ thể nhẹ nhàng như không trọng lượng. Trái tim thì rộn ràng đập. Ta đi vào nhà và ngồi xuống ghế. Không nghĩ được điều gì rõ rệt. Ngồi thừ ra một lúc ta mới nhớ ra rằng: mình vừa được khen là đẹp. Ta để nguyên quần áo như thế, gỡ chiếc gương chạy ra chỗ nắng lúc nãy và soi. Trong gương, một cô gái rất trẻ trung đang nhìn lại ta bằng ánh mắt thật trìu mến. Nắng tô hồng và làm rạng rỡ thêm khuôn mặt cô gái; khuôn mặt bầu bầu trẻ lâu. Chiếc khăn đỏ trùm hết trán chỉ để lại đôi lông mày như hai cánh cung đang bắn những ánh mắt rộn ràng của đôi mắt mầu đồng hun. Phải, có lẽ lời khen chẳng nịnh chút nào.

    Từ lúc người đàn ông về, ta chẳng làm được việc gì nữa. Ta trở nên vụng về. Suy nghĩ tản mạn, đứt đoạn. Rơi vỡ và vấp váp. Cứ một lúc ta lại mang gương ra nắng soi và tự hài lòng.

    Buổi chiều, người đàn ông đến. Anh ta ngồi điềm tĩnh trước mặt ta. Ta cảm thấy bối rối. Ta kể chuyện liến thoắng, em, các bạn em, môn học của em. Có lẽ lúc ấy ta đã bối rối vô cùng. Ta kể một mạch hết mọi chuyện. Người đàn ông ngồi im lắng nghe và chăm chú nhìn ta. Ta chợt cảm thấy sợ hãi. Nỗi mơ hồ vì đã không làm chủ được bản thân. Ta cúi mặt lảng tránh cái nhìn của người đàn ông. Rồi người đàn ông khẽ khàng bảo ta:

    - Em đi dạo phố với anh được không?

    - Vâng.

    Chiều tà. Ánh hoàng hôn hắt xuống mặt hồ đỏ au. Gió từ hàng dừa thổi nhè nhẹ.

    - Anh yêu em.

    Chỉ như gió thoảng bên tai. Ta lắng nghe và rùng mình tan biến vào không gian. Ta không còn nhìn thấy gì nữa, nghe thấy gì nữa. Ta cảm giác được lần đầu tiên được nghe tiếng yêu. Rồi cảm giác ấy qua đi nhường chỗ cho sự ngang bướng.

    - Anh yêu em? Vì lẽ gì? Anh đã biết gì về em đâu?

    - Anh yêu em, chỉ biết vậy thôi. Còn vì lẽ gì thì anh không cần biết. Em cũng yêu anh chứ?

    - Vâng. "Người với người sống để yêu nhau".

    - Chà!

    Người đàn ông tỏ vẻ không hài lòng:

    - Vậy em lại yêu người đàn ông đánh giậm kia đi?

    - Nếu có thể, khi ông ta tỏ tình với em.

    - Em...

    Người đàn ông đã bắt được sự ngang bướng của ta. Anh ta đột ngột ôm lấy vai ta kéo vào ngực.

    - Em cũng yêu anh có phải không?

    - Vâng.

    Cây cối chao đảo trên đầu. Đất như nghiêng sang một phía...


    Đi bên em chiều trên lối vắng, phố xa phố xa ngỡ như thật gần...
  2. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Thế đấy, người đàn bà vừa mỉm cười vừa lau những giọt nước mắt lăn trên gò má. Mối tình đầu, người yêu đầu tiên còn như ngân vọng mãi đến bây giờ. Người đời vẫn thường ca ngợi những cảm giác mới mẻ và nguyên vẹn. Nhưng tại sao ta lại rời bỏ anh ấy nhỉ? Giữa anh ấy và ta không hề có kỷ niệm buồn nào cả. Ngọt ngào và êm đềm. Hình ảnh anh ấy vẫn còn trọn vẹn trong ta. Nụ cười của anh bao giờ cũng như có lỗi một chút. Anh hay lắng nghe ta nói như đứa bé con say sưa nghe con chim bé bỏng hót trong ***g mà chẳng hiểu nó nói gì với mình. Rồi anh ấy khẽ khàng ôm lấy hai vai ta. Có cảm giác dịu dàng, đê mê lan từ bàn tay anh ấy thấm vào cơ thể ta... Đã bao năm tháng rồi mà ta cứ giữ cảm giác về anh như mới hôm qua. Đã bao lần ta trốn vào giấc ngủ cố quên hiện tại bằng sự nhớ về anh. Vậy mà sao lại phải từ bỏ. Hừ, ma lực, chinh phục!
    Rồi thì đến ai nào? Người đàn bà lại lật tiếp trang sổ...
    Ngày...
    Hồi ấy là mùa ôn thi thứ tư trong đời sinh viên. Ta và Sơn, người đàn ông trên tàu, vẫn yêu nhau tha thiết. Mùa thi ấy ta vẫn bảo anh đừng đến. Nếu không em sẽ trượt hết cho mà xem. Anh vẫn đến nhưng đến sau khi ta thi xong một môn. Còn môn cuối cùng là hóc búa nhất. Mặc dù mang tiếng học tài tử song hôm nào ta cũng phải vác sách lên giảng đường. Trường ta học mang tiếng là "mọt sách" cũng phải. Giảng đường tự tu mà chật ních những sinh viên. Cả phòng học im phăng phắc. Chỉ nghe tiếng sách giở sột soạt và tiếng ngòi bút cày trên giấy. Khoảng 10 giờ đêm mọi người bắt đầu ra về. Hôm ấy ta hứng học ghê gớm nên chưa muốn về. Ta gục mặt xuống bàn nghỉ vài phút. Khi ngẩng lên ta thấy trước mặt ta là một tờ giấy có viết: "Cô bé ơi có người muốn làm quen với cô đấy".
    Ta phẩy tay cho tờ giấy bay ra chỗ khác. Một tờ giấy khác lại đưa lên từ bàn dưới: "Xin lỗi vì đã làm phiền nhưng ta hãy làm quen nhau đi, chỉ 15 phút thôi mà".
    Ta quyết định đứng dậy thu xếp sách vở ra về. Ôm gọn sách vở trước ngực, ta quay lại nhìn thẳng vào mắt người con trai phía sau. Lúc đó ta cảm thấy đầy sức mạnh. Sức mạnh của người đàn bà đang được đàn ông chú ý đến. Ta nhìn thẳng vào mặt anh chàng. Rồi xảy ra một cuộc đọ mắt. Ta đã thắng và bước khỏi giảng đường để lại anh chàng ngơ ngác mất vài giây rồi chạy theo ta.
    - Xin lỗi bạn. Tôi không chú ý. Tôi chỉ... Bạn hãy ở lại học bài tiếp đi. Tôi về.
    Ta phá lên cười. Còn người con trai thì run bắn lên. Ta dừng lại một chút nhìn sâu vào đôi mắt đang bối rối cực điểm của anh ta.
    Thế rồi ta bắt đầu tìm hiểu về người con trai kia. Phòng ở của ta đối diện với khoa toán. Đêm hè khuya lắm cả trường mới đi ngủ. Khi không gian đã vắng lặng thì tiếng đàn ai đó vang lên. Tiếng đàn rất hay, lúc buồn rầu, lúc náo động. Sáng hôm sau cả phòng ta xôn xao hỏi nhau:
    - Đêm qua bọn mày có nghe thấy tiếng đàn không? Hay tuyệt!
    - Đúng rồi. Lúc ấy tao ngủ rất say mà cũng phải tỉnh giấc.
    - Bọn toán 4 đấy.
    Đêm hôm sau cả phòng ta thức chờ nghe tiếng đàn. Còn ta căng mắt nhìn trong bóng đêm tìm người đánh đàn.
    Người con trai khoa toán ấy sau hôm giáp mặt ở giảng đường, có vẻ rất ghét ta thì phải. Thậm chí có những lúc ta chào hỏi như một người quen biết:
    - Anh đi học về đấy à?
    Người con trai ấy đã gườm mắt xuống không thèm đáp lại. Nhưng lại hay giáp mặt ta để gườm gườm.
    Sơn vẫn đến đều đều. Ta bắt đầu có cảm giác là Sơn nhạt nhẽo thế nào ấy. Sao ánh mắt Sơn lúc nào cũng dịu dàng mà lại không gườm gườm? Sao Sơn không biết đánh đàn nhỉ? Ta giở trò ngang bướng, Sơn chỉ nhẹ nhàng. Đừng nên thế. Giận dỗi hay sinh ra lỗi lầm lắm đấy. Sao Sơn không giáng cho ta một cái tát tai nhỉ? Ta sẽ khóc, và sẽ dỗi, cố nhiên, nhưng sau đó ta sẽ hôn anh nồng thắm hơn cho mà xem!
    Một đêm trăng rất tỏ ta và Sơn đi dạo chơi quanh bãi cỏ sau trường. Mặc dù chẳng hề dỗi hờn, cãi nhau nhưng lòng ta dửng dưng đến kỳ lạ. Ta bình thản đi bên cạnh anh. Chợt tiếng đàn quen thuộc vang lên. Tiếng đàn ấm áp và gần gũi, ta để Sơn đứng đó và chạy lại nơi có tiếng đàn. Người con trai khoa toán. Anh chàng không nhận thấy ta đang ngước nhìn vầng trăng dịu hiền và tiếp tục gảy những nốt nhạc buồn tẻ. Ta cảm thấy rõ rệt rằng ta chẳng thể yêu Sơn được nữa. Ta đi lại bên Sơn.
    - Anh Sơn ơi, em không yêu anh nữa đâu.
    - Đã đến lúc rồi đấy à? Anh tưởng anh giữ được em. Con chim lạc loài.
    - Bọn mình chia tay nhau nhé. Đừng giận em nhưng em không thể dối lòng mình.
    - Cảm ơn em vì sự thật... Tiễn anh lần cuối nhé. Ta tiễn anh ra cổng trường. Anh bắt tay ta rồi cầm tay áp lên má anh.
    - Anh chẳng nói với em gì cả nếu như em thấy lòng em muốn thế. Nhưng bao giờ em sẽ dừng lại hở cô bé?
    - Em không cần anh phải nghĩ hộ em đâu.
    - Em hãy biết dừng lại ở một người đàn ông nào đó.
    Sơn về, ta chạy lại phía người con trai đang đánh đàn, ta lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh anh:
    - Anh không đuổi tôi chứ?
    - Chị cần gì?
    - Cần nghe đàn. Mà đừng có gườm gườm nhìn tôi như thế, hãy dịu dàng đi.
    - Xin lỗi chị, chị cứ việc ngồi, tôi về.
    - Đừng. Anh hãy đánh đàn tiếp đi. Đêm nào tôi cũng nghe anh đàn thành ra nghiện đấy. Tôi đã bảo rồi, đừng gườm gườm như vậy. Mà thôi cứ việc gườm gườm, tôi yêu cái nhìn của anh.
    Người con trai sợ hãi buông rơi cây đàn cứ như là chàng hoàng tử đi săn gặp mụ phù thủy.
    - Tôi xin chị đừng có giễu.
    - Không, tôi nói thật đấy. Tôi muốn anh dạy tôi đánh đàn. Tối mai tôi đợi anh ở đây nhé.
    Tối hôm sau ta ra bãi cỏ. Người con trai đã đứng đợi ta ở đấy rồi.
    - Thế là bạn không đùa.
    - Tất nhiên, anh thấy đấy.
    Người con trai ấy đã dạy ta đánh đàn. Ta hát cũng khá hay. Thường thường người con trai đánh đàn cho ta hát. Ôi, cái bãi cỏ mượt mà ở sau trường. Cho đến tận bây giờ mỗi lần đi qua một bãi cỏ xanh, ta vẫn cứ phải ngồi xuống đó một chút và bên tai ta cứ văng vẳng tiếng đàn. Và ta đã rời bỏ người con trai ấy khi anh chàng vừa kịp thổ lộ yêu ta. Mà cũng chính tại anh ta thôi. Anh ta đã dạy ta hát, đàn tận tình quá. Ta vừa đàn vừa hát. Một tài năng hiếm ở đàn bà. Một nhà văn nào đó đã viết được điều hay ho này: "Ở người đàn bà hát hay, hay đàn giỏi chỉ là sự làm duyên làm dáng thêm để kiếm tấm chồng tốt hơn". Anh ta đã không biết điều đó nên tối hôm ấy đã mời ta đi dự sinh nhật bạn anh, một nhà văn trẻ. Hôm ấy ta vừa đàn vừa hát một bài ca độc đáo. Ta được hoan hô như với một nhạc sĩ tài ba. Và anh nhà văn, đã tặng ta thơ và những quyển sách do chính anh ấy viết. Ta vốn hâm mộ thơ văn như hâm mộ tiếng đàn. Rồi sau nữa? Đó là hôm ta đến chỗ anh ấy. Ta bắt được trên bàn viết của anh ấy một lá thư viết dở. Ta đã tò mò đọc và yên trí rằng đó là lá thư viết cho ta. Lời lẽ trong thư âu yếm như được chép lại từ những lời anh ấy nói với ta. Đến cuối thư ta mới giật mình đọc tên bà nữ chúa của lòng anh ấy. Ta đã hiểu rằng, ta chỉ là một rung động nho nhỏ như bao điều rung động đã giúp anh ấy viết lên những tác phẩm của mình...
    Sau đó là giai đoạn trống. Ta tự nhìn lại bản thân mình. Nhưng đó không phải là cái nhìn để biết dừng lại, mà lại là cái nhìn thấu đáo để tu sửa bản thân cho thêm phần hấp dẫn. Ta sửa lại mái tóc cho thật hợp với khuôn mặt hơi bị gãy. Đôi mắt vốn đã đen và sâu tô mầu đậm cho thật sâu hun hút. Ta chọn loại kem nâu xoa mặt. Mầu trắng kể ra có hấp dẫn hơn nhưng không được khỏe khoắn. Ta thích mặc các loại áo thun bó sát lấy người để khoe những nét đẹp của tạo hóa. Ta tạo nụ cười duyên dáng và điệu cười ròn rã lôi cuốn. Duy có cái nhìn ta vẫn giữ nguyên: thẳng và sâu.
    Khi đã kịp sửa sang xong thì bản "trường ca" lại tiếp diễn. Một cậu bé thi rớt đại học lên ở với anh là một chàng sinh viên cùng lớp với ta. Cậu bé con mới lớn thật đáng yêu. Tất cả ở cậu bé đang là thời kỳ quá độ, chuyển từ một chú thiếu niên lên một trang nam nhi. Và đôi mắt thì quả là tuyệt, trong veo và đen láy. Nhìn cậu bé ta ưa ngay. Ta hay bảo ban cậu bé bài vở. Còn cậu thì chẳng hiểu sao lại quý chị quá vậy. Chẳng khó khăn gì mà không nhận thấy điều đó. Ta có thể gạt phắt ra ngoài lề, để chẳng bao giờ phải nghe những từ ngữ chưa phải lúc thốt ra. Ồ, nhưng mà với ai kia chứ, hãy nhìn cậu bé mà xem kìa: cặp mắt trong veo đến là thương, má thì đỏ dậy.
    - Em rất thích chị. Không phải, hơn thế nữa kia. Em yêu chị - Một lần cậu bé nói.
    - Chị cũng yêu em.
    - Không phải, chị cố tình không hiểu em.
    Nói xong, cậu bé lấy hai tay ôm chặt khuôn mặt nóng bừng sợ hãi. Ta suýt nữa thì phá lên cười như điên nhưng may sao kìm được. Ôi! Tình yêu từ thuở mới bắt đầu! Ước gì hồi ấy ta không lớn hơn cậu bé nhiều đến thế. Thực ra ba năm chẳng phải là khoảng cách lớn lắm. Nhưng cậu bé ơi, lúc ấy ta đã ý thức được tất cả những gì ta làm rồi. Cậu nhận thấy ở ta những nét sinh động nhí nhảnh, thật đáng yêu như những cô bạn cùng lớp với cậu phải không? Những cô ấy không ý thức được nét nhí nhảnh, đáng yêu ấy có tác dụng gì đâu. Họ xuất phát từ tâm hồn trong trắng tràn đầy sinh lực về cuộc sống đẹp đẽ trước mắt, về những cái họ sắp được trải qua. Riêng ta, ta ý thức được những nét nhí nhảnh đáng yêu kia sẽ lôi cuốn được các cậu như thế nào? Và các cô gái, sau hành động nhí nhảnh đáng yêu ấy họ sẽ hướng về phía trước, rung động. Còn ta, ta ngoảnh lại phía sau để xem kết quả.
    Cậu bé quá ư rụt rè và trân trọng. Một chút quà nho nhỏ, một sự âu yếm nho nhỏ cũng phải dùng biết bao sức lực. Thế mà ta phải cố tạo ra vẻ nghiêm trang, thành thực. Sự ghen tuông của cậu mới đáng nói chứ. Đến phòng ta gõ cửa, thấy ta đang tiếp các bạn trai. Cậu bé đứng đợi ngoài phòng. Khoảng 15 phút sau ta chạy ra tìm không thấy cậu bé đâu. Ta chạy ra con đường hay đi dạo, thấy cậu bé đứng úp mặt vào gốc cây xà cừ khóc thổn thức. Ta phải dỗ dành:
    - Thôi đừng khóc nữa. Nín đi nào. Bây giờ thì đi dạo nhé.
    Tâm hồn trong trắng và dễ tin quá. Cậu bé cứ nhất định đòi cưới ta làm vợ. Chà, cậu bé mười tám tuổi... Ha... Ha. Cưới ư? Hừ, đấy với ta. Ma lực và chinh phục! Thực ra mi đã mất đi một nửa cuộc đời. Mi tưởng rằng mi được nhiều ư? Cũng khá đấy nhưng mi chẳng bao giờ biết đến cái hạnh phúc được một người đàn ông hỏi mà làm vợ. Vậy mà còn cười được ư?
    Thế rồi gia đình cậu bé biết chuyện. Họ ra sức khuyên can cậu bé. Vô hiệu. Đối với cậu bé ấy, cuộc sống chỉ có ta. Cuối cùng họ phải chạy vạy cho cậu bé đi xuất khẩu lao động mặc dù cậu bé đã đủ điểm vào đại học, nhằm mục đích tách khỏi ta nhưng họ sẽ chẳng có kết quả gì nếu như ta không bị lương tâm cắn rứt. Hãy thôi cái trò đùa ấy đi. Ta khuyên cậu bé: mình hãy cứ đi đi, ba năm có gì là lâu đâu, ba năm lúc ấy mình mới ra dáng một đức phu quân chứ - Cậu bé ra đi, ta thở phào nhẹ nhõm - Đỡ phải day dứt lòng.
    Thời sinh viên trôi nhanh như một cuộc vui. Thấm thoát đã đến năm học cuối cùng. Ta nhớ lại lời chia tay của Sơn. Hãy biết dừng lại ở một người đàn ông nào đó. Các bạn gái chung quanh ta thì đã yên vị cả rồi. Đấy là các quy luật truyền qua các khóa sinh viên: một điệu, hai kiêu, ba yêu, tứ liều. Có nghĩa là năm thứ nhất mới vào trường thì còn điệu. Năm thứ hai nhiều anh "xô" nên kiêu căng. Năm thứ ba thì chọn được một chàng ưng nhất và yêu. Năm thứ tư, ra trường phải liều mọi cách để được về công tác cùng một nơi. Nhưng cái quy luật ấy chẳng ngấm đến ta. Ta vẫn cứ bị trượt dài.



    Thế là muộn em không còn đợi nữa...
  3. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Ngày...
    Một chiều đẹp sau khi cậu bé ra đi ta đi dạo phố. Qua Hà Đông ta rẽ vào xem ca nhạc, trên sân khấu có một nhạc công rất đẹp, vẻ đẹp người La Mã. Chắc hẳn phải có dòng máu pha trộn. Ta đã ngắm nhìn anh ta. Càng nhìn càng thán phục vẻ đẹp rất hoàn mỹ. Lúc ra về ta đứng đợi ở cổng với hy vọng được nhìn anh ta gần hơn. Và hôm ấy ta gặp may. Anh ta đi qua nơi ta đứng. Anh ta bước đi hững hờ, chiếc kèn ô-boa vác trên vai càng tôn thêm chất nghệ sĩ ở anh. Ta nhìn anh ta chăm chú. Linh cảm được cái nhìn rất nhạy, anh ta quay lại:
    - Cô bé nhìn gì thế, chiếc kèn này chăng?
    - Nhìn anh. Ta đáp.
    - Cô hãy ngắm kỹ đi. Này, nhưng cô được cái gì chứ, khi tôi đi rồi.
    - Đẹp đấy nhưng có lẽ tâm hồn chẳng được như cái vẻ bên ngoài.
    - Lạy Chúa, cô là phù thủy à?
    - Tôi muốn làm quen với anh.
    - Thôi được. Nếu chúng ta làm quen. Tên tôi là Trung. Tôi có thể đưa cô về được chứ?
    Ta đã làm quen với anh ta như thế. Tối hôm sau anh ta đến mời ta đi xem phim. Tan phim khoảng 9 giờ tối. Anh ta rủ ta đi dạo quanh công viên. Công viên ven sông vắng vẻ. Trăng mờ ảo rọi qua các kẽ lá. Anh ta khá hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa nghệ thuật. Nói chung đó là cái vốn để anh ta giao tiếp với các cô gái. Câu chuyện xoay vần đến cái mấu chốt cuối cùng giữa đôi trai gái là tình yêu. Anh ta nói đến cái quan niệm yêu đương. Anh ta kể rằng có những cô gái đã hâm mộ anh ta tới mức chỉ cần có với anh ta một đứa con. Rồi bất ngờ anh ta ôm chặt lấy ta. Ta chỉ đợi một cái hôn dội xuống nhưng anh ta đã đi xa hơn. Ta chống cự nhẹ nhàng nhưng buộc anh ta phải buông ra ngay:
    - Xin lỗi, tôi tưởng cô cũng thích thế.
    - Thích thế nào? Tôi hỏi anh: anh hành động với tôi như thế là do cái gì? Có phải là do yêu tôi không?
    - Yêu á? - Anh ta phá lên cười - Yêu á? À thế ra cô thuộc loại cần tiếng yêu đi trước. Nhưng thưa cô bây giờ hiện đại hơn rồi. Người ta chỉ cần nắm bắt qua cử chỉ và ánh mắt thôi, chứ cần gì phải nói đến yêu.
    - Chà, hành động vừa rồi chỉ có thể tha thứ được bằng sự thúc giục của con tim, anh biết chứ. Bây giờ thì anh nhận lấy.
    Ta giáng cho anh ta hai cái tát. Anh ta định nổi khùng nhưng trấn tĩnh lại ngay.
    - Thôi được rồi. Nhưng tại sao sau khi tôi kể chuyện cô không phản đối gì. Tôi tưởng cô cũng nông cạn như những cô gái khác. Được, tôi sẽ kể chuyện của tôi cho cô nghe. Ngày ấy cách đây 10 năm, khi tôi còn là một chàng thanh niên mới lớn, tôi bị một người đàn bà yêu say đắm. Đấy là do bà ta thổ lộ với tôi như thế chứ tôi đã biết yêu là gì đâu mà say đắm. Và cũng trên công viên này tôi suýt nữa bị bà ta túm cổ quẳng xuống sông vì đã không biết cách yêu lại bà ta - Thôi nhé, tạm biệt cô. Chắc cô đã chán tôi rồi! - Ta đã thấy ghê tởm và hoảng sợ. Ta hoảng sợ ở chỗ ta thấy rằng ta có những cái gì đó giống như anh chàng nhạc công kia. Đó là cái bản năng núp dưới bóng tình yêu. Không phải thế, ta đã tự bao biện. Ta đều yêu họ đấy chứ, yêu thật sự, bắt đầu từ chính con tim rung động. Tình yêu của ta thật đẹp đẽ và trong sáng. Và họ toàn đến trước với ta đấy thôi!
    - Này cô bạn - Tiếng nói thứ hai cãi lại - Cô đã tự bao biện bằng những lời lẽ quá ngây thơ. Chính cô, cô cũng đã phát tín hiệu trước kia mà.
    - Dĩ nhiên, ta đã phát tín hiệu nhưng tín hiệu ấy xuất phát từ con tim ta.
    - Này cô bạn. Con người ai cũng có những nét đáng yêu riêng. Cô phải chọn những rung động nào là mạnh mẽ nhất thì cô mới có được một tình yêu chân chính bền vững. Nếu không cô sẽ yêu tất cả mọi người đàn ông mất.
    Ta mang cho em một chút buồn vì ta như sông lênh đênh...
  4. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Ngày...
    Ta đã tốt nghiệp đại học. Ta ra công tác, sống ở một môi trường mới nhưng không thay đổi gì về quan niệm yêu đương. Ở cơ quan thấy ta chưa có người yêu, mọi người xô vào làm mối cho ta. Ta nổi cáu - mối với lái. Mình có phải là một món hàng ế đâu cơ chứ. Hãy cứ đến với tôi đi. Nghe thấy tôi nói cười, tôi hát, rồi say mê. Tôi cũng sẽ yêu lại thôi.
    Khi ra công tác, những người đàn ông họ đều trở nên rụt rè cả hay sao ấy. Hoặc là họ nhờ người này, người nọ nhắn nhe lên tiếng. Hoặc là họ hỏi dò hết người này, người khác xem ý kiến thế nào? Có thể họ không còn muốn yêu mà chỉ muốn lấy vợ? Nhưng ta đã có ma lực kia mà. Hãy lôi họ ra khỏi sự sợ hãi. Hãy chiếm lấy tình yêu của họ bằng tình yêu của ta. Tình yêu của ta - có lẽ chưa thật đúng, sở thích thì đúng hơn. Hãy thể nghiệm những điều linh cảm đi. Được lắm, họ đã từng đến trước với mình kia mà. Vậy thì ta càng có thể đến trước với họ được lắm chứ!
    Ngày...
    Ta hay đi dạo chơi một mình. Phải chăng nhiều chuyện bắt đầu từ những cuộc dạo chơi đó? Ta lững thững đi trên hè phố và chiều nay là một chiều đông ảm đạm. Phía trước ta là một người đàn ông to cao vạm vỡ dắt một đứa con gái bé xíu. Đứa bé thật xinh xắn trong chiếc áo len đỏ. Con bé nhũng nhẵng quay ngang quay ngửa. Nó phát hiện thấy ta cũng mặc chiếc áo len đỏ như nó. Nó rút tay ra khỏi tay cha nó, chạy lại phía ta. Người đàn ông quay lại mỉm cười:
    - Con lên đây với ba, đừng làm phiền cô.
    - ứ ừ con thích cô cơ.
    Ta hơi rùng mình một chút bởi cảm giác được tạo nên khi người đàn ông kia gọi con gái mình. Tiếng gọi rất đỗi dịu dàng ấy được phát ra từ người đàn ông trông rất dữ tợn. Tuy thế ta vẫn nắm chặt tay con bé và cố tạo bộ mặt phớt lạnh như bao lần khác:
    - Con đi với cô, ba về nhà đây.
    - Ứ ừ.
    - Thế đi lên đây với ba.
    - Nhưng con thích cô cơ!
    Người đàn ông đi chậm lại. Ta phát hiện trên ngực người đàn ông lạ kia có một băng tang đen. Lúc ấy ta có linh cảm rằng chiếc băng để tang, để thương nhớ người vợ đã khuất. Bởi thế khi đi qua nhà, người đàn ông mời ta vào, ta đã không ngần ngại:
    - Xin mời chị vào nhà.
    - Cô ơi nhà cháu đây này!
    Căn nhà rộng rãi nhưng trễ nải, biết ngay là thiếu sự có mặt của người phụ nữ. Để củng cố nhận định cho chắc ta tìm kiếm trong căn nhà chiếc bàn thờ nhang khói nhưng không thấy. Người đàn ông lạ đã tiếp ta lịch sự nhưng không hề tỏ ý cởi mở thân thiện. Cô bé mang ra khoe với ta một hộp đồ chơi. Như không nhìn thấy thái độ lạnh lùng của người đàn ông, ta đã ngồi chơi rất dịu dàng với con bé. Điều này ta chẳng phải lên gân lắm. Ta vốn yêu con trẻ và biết cách chơi với chúng. Người đàn ông kiếm quyển sách và ngả mình trên đi văng. Ta nhận thấy người đàn ông thỉnh thoảng có liếc mắt về phía ta khó hiểu và khó chịu nữa. Chơi được một lúc ta định đứng lên về thì con bé níu ta lại:
    - Cô ơi cháu buồn ngủ lắm.
    - Nhưng cô phải về. Ba cô sẽ đóng cửa không cho cô vào đâu.
    - Nhưng cháu buồn ngủ.
    - Lại đây với ba. Con làm phiền cô như thế là đủ rồi đấy.
    - Ứ ừ, nhưng con thích cô bế con cơ. Cô bế cháu như thế này rồi cô ru như thế này đi.
    Cô bé nhắc đến mẹ nó. Một sự thương cảm nhói lên vì sự nhận định lúc trước của ta, thế là ta bế con bé. Mọi người vẫn hay khen ta ru trẻ con khéo. Chẳng mấy chốc con bé đã ngủ say trên tay ta. Ta ngắm nó ngủ, con bé xinh quá.
    - Chà, xin lỗi, chị đã có gia đình chưa? - Người đàn ông thốt lên làm ta giật mình bối rối. Ta lắc đầu.
    - Vậy ra bản tính làm mẹ là phản xạ bẩm sinh ở phụ nữ. Chị ru trẻ con mới khéo làm sao!
    Ta đặt con bé xuống giường. Được lời khen của người đàn ông, trong ta chợt bừng lên ý nghĩ làm ta thích thú. Ta sẽ làm cho người đàn ông ngạc nhiên nữa. Ta nhanh nhẹn đi thu gọn nhà cửa. Chỉ một loáng, căn nhà trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Dọn xong trên nhà ta đi xuống bếp. Người đàn ông như chết lặng trên đi văng không hiểu ra sao? Dọn dẹp xong xuôi ta rửa chân tay và đứng giữa nhà chắp tay quan sát kết quả lao động của mình. Người đàn ông nhìn ta thân thiết và bất giác thu gọn người lại trên đi văng như ta sắp sửa ngồi xuống bên cạnh. Ta hiểu cử chỉ đó và bật cười khanh khách.
    - Chào tạm biệt ba con anh nhé.
    - Chị về ư?
    - Chẳng lẽ tôi cứ ở đây mãi?
    - Chị sẽ lại đến đây nữa chứ.
    - Cảm ơn, nhưng tôi còn có việc của tôi.
    Ta ra về với ý nghĩ rất vui thích là đã để lại trong lòng người đàn ông kia đầy rẫy những câu hỏi. Ta là ai? Ta là người như thế nào?... Và ý nghĩ ta sẽ không còn bao giờ gặp lại họ nữa để cho họ nhiều phen đi dạo phố và ước ao. Kể cũng hay thật!
    Nhưng chỉ vài hôm sau, khi ta vừa kịp quên câu chuyện cũ, đột nhiên người đàn ông và con bé xuất hiện ở chỗ ta.
    - Cháu chào cô. Cô đến nhà cháu chơi nữa đi.
    - Xin lỗi! - Người đàn ông lúng túng. Ta phải chiều con trẻ thôi chị ạ.
    - Cô đến nhà cháu đi.
    Ta vui vẻ và vô tư đi đến nhà họ. Người đàn ông đã mua sẵn nhiều thức ăn tươi. Như lần trước ta lại chơi thật thân thiết với con bé. Sau đó ta và con bé xuống bếp làm cơm. Con bé vui quá. Ta định dò hỏi nó về mẹ nó xem sao? Có phải mẹ nó chết rồi không? Nhưng ta sợ nó khóc, đành thôi. Sau đó bữa ăn được dọn ra, sạch sẽ và ngon lành.
    - Ba ơi ngon quá. Con chưa bao giờ được ăn ngon như thế này.
    - Cảm ơn. Bữa ăn ngon thật!
    Quả là họ ăn ngon, như chưa bao giờ được ăn ngon như vậy. Người đàn ông rất ít nói. Ông ta chỉ nói phụ họa con gái. Ông ta không hề hỏi han ta và cũng chẳng hề có ý định cởi mở tấm lòng.
    Những lần sau ta đến chơi và ta tự nhận thấy ở ta có một cảm xúc đến tự bao giờ, không hề báo trước. Đó là cái cảm giác ấm cúng trong căn nhà. Và đôi khi ta bắt gặp ta nhìn say đắm cái hình ảnh con bé ngồi nũng nịu trên lòng ba nó. Có lẽ ta muốn dừng lại ở người đàn ông này chăng? Thế nhưng người đàn ông cứ một mực im lặng. Ta thường ra về khi đã ru con bé ngủ.
    Thời gian đã trôi đi khá lâu kể từ cái chiều đông ảm đạm nọ. Ta cảm thấy ta đã quen lắm với ngôi nhà nhỏ kia. Một buổi tối con bé hỏi ta:
    - Cô ơi, cô có phải là mẹ cháu không?
    Ta rùng mình và có cảm giác tan biến đi. Có thể ta lại trở nên nhẹ bỗng như bao lần. Ta nghĩ rằng đó là lời của cha nó. Sau đó ta kín đáo quan sát vẻ mặt người đàn ông xúc động hơn ngày thường. Ông ta chú ý quan sát ta ru con bé hơn mọi bận. Con bé ngủ rồi ta đặt con bé xuống giường và kéo ghế ngồi đối diện với người đàn ông. Ta nhìn rất thẳng vào mặt người đàn ông. Ông ta cũng có vẻ nhìn ta chăm chú nhưng đó là đôi mắt không có hồn, ta hỏi người đàn ông:
    - Anh có muốn cưới em không?
    Người đàn ông giật mình như tỉnh cơn mơ.
    - Không, tôi sợ người đàn bà như chị. Người đàn bà có sức quyến rũ ma lực. Mà lại không phải là sức quyến rũ tự nhiên. Ngay từ đầu đã kìm người khác vào cái vòng phong tỏa của mình. Rồi sau đó lại ý thức được cái mà chị đang làm. Chị sẽ tha hồ mà giật mà kéo... Chị tưởng tôi không nhận ra những cái hoàn hảo nơi người đàn bà như chị ư? Nhưng tôi đã phải như không nhìn thấy. Mẹ của bé Vân Anh cũng thế, chị tưởng cô ta chết ư? Không phải thế. Cô ta ru con còn khéo hơn chị nữa kia. Cô ta còn dịu dàng hơn chị nữa kia. Nhưng cô ta đã bỏ đi rồi. Không, tôi sợ, chị hiểu không. Tôi đã để tang đàn bà.
    - Cảm ơn anh về sự thật. Nào, chúng ta chia tay đi.
    Người đàn ông giơ tay ra bắt và cứ thế nắm chặt tay ta một lúc lâu.
    - Không, em đừng đi, tôi sẽ cưới em, dù cho sẽ phải chịu đau khổ một lần nữa. Trời ơi, tôi đã cố tình im lặng và gạt bỏ đi, thế mà em còn nói làm gì. Hãy cứ để cho tôi được im lặng và tận hưởng cái hạnh phúc được nhìn em dịu dàng ru con là đã đủ lắm rồi.
    - Đàn ông các anh thật tính toán. Muốn có hạnh phúc lại sợ đau khổ? Anh không biết rằng tạo hóa đã rất công bằng đấy ư? Thôi, chấm hết. Chào anh.
    - Em không quay lại với bé Vân Anh nữa ư?
    Ta không đến căn nhà nhỏ nữa nhưng ta cứ ngóng chờ ba con họ đến tìm. Ta chỉ mong họ đến lần nữa. Ta cứ chờ, thành ra ta không có được cái cảm giác khắc khoải khi chia tay. Ta cứ chờ và họ đã không đến.
    Rồi thế nào nữa? Cái ý định dừng lại nung nấu ở trong ta chẳng phải chỉ còn là trong mộng tưởng mà chính là do sự thật đã dạy cần phải như thế. Những công việc ở cơ quan không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Ta không thể phàn nàn hoặc tìm nơi an ủi ở bố mẹ được. Chính bố mẹ còn nhiều nỗi buồn phiền hơn ta. Còn các bạn gái thì câu an ủi muôn thuở - hãy chịu đựng cho quen. Ta đành câm lặng với vết chém trong lòng. Ta trở nên bẳn gắt, hoài nghi. Một lần sau khi phải chịu đựng sự ngang trái của bà tổ trưởng, ta không sao giữ lại được trong lòng, liền tìm đến người bạn đã lớn tuổi hơn của ta. Chị ấy nghe hết nỗi niềm tâm sự của ta. Chị ấy bảo:
    - Em nên lấy chồng đi em ạ. Tất nhiên không phải người chồng nào cũng được như ý mình, cũng mang lại hạnh phúc, sự sung sướng cho mình cả đâu.
    Nhưng chị tin rằng những lúc như thế này em sẽ tìm được sự thông cảm nơi chồng em và sự vuốt ve âu yếm sẽ làm dịu đi cơn đau trong lòng. Em có thấy không, những bà cô quả đấy, họ khô khan, họ bẳn tính là bởi họ thiếu sự đồng cảm, họ thiếu sự âu yếm mà họ cần đến như em lúc này. Em ạ, hãy nghe chị.
    - Đúng đấy - Chồng chị ấy lên tiếng - Những ngày đầu khi chị ấy mới đi làm anh đã bị rách bao nhiêu là áo nhé, mà chỉ rách ở vai thôi. Nếu không có anh, khéo chị ấy bỏ nghề đi buôn rồi.
    - Anh thì chỉ...
    Ta ra về lòng chất nặng những suy nghĩ của họ. Có lẽ họ nói đúng. Họ đã trải qua kinh nghiệm sống hơn ta nhiều. Ta muốn dừng lại. Nhưng... liệu ta có đi quá đà rồi không? Vì ở tuổi ta lúc đó duyên số không còn mặn mà chào đón nữa. Và sự làm mai mối thì người ta sợ, hoặc họ muốn trừng phạt ta cho đáng đời.
    Chuyện tình yêu như là những cơn mưa tan trong đời đầy nắng gió...
  5. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Nhưng vẫn chưa phải là hết. Một người đàn ông nữa đến với ta. Đó là người đàn ông cuối cùng ta đặt hết thảy hy vọng để dừng lại. Ta đã thật chân thành và nghiêm túc.
    Anh ta mới đi thực tập sinh ở nước ngoài về. Như bao cách gặp nhau để xây lên một mối tình mơ mộng, ta và anh ta gặp nhau ở nhà một người bạn. Ngay từ đầu anh ta không làm ta hấp dẫn vì cái mẽ bề ngoài. Dáng người nhỏ bé tuy không quắt. Mắt đeo kính cận nặng, khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo như con gái, tóc dài mượt như tóc trẻ con. Anh ta có một chút gì đó giống nghệ sĩ và bị hút ngay vào điệu cười ròn rã của ta.
    - Chị cười hay quá!
    - Xin lỗi, tôi làm phiền anh.
    - Không, thành thực tôi chưa bao giờ được nghe điệu cười ròn rã vô tư như thế ở người lớn.
    - Xin lỗi, đây không tiện đàm thoại về những điệu cười. Nếu có thời gian anh hãy qua chỗ tôi chơi nhé.
    - Vâng, rất hân hạnh.
    Anh ta đến. Nhưng không phải đàm thoại tiếp về những điệu cười. Đến để kể về chuyến đi "làm giàu" ở nước ngoài của anh ta. Chắc là anh ta chưa có dịp kể cùng ai. Hơn 10 tháng anh ta đã kịp mang về 100 chậu nhôm to, 40 phích vĩnh cửu, 2 đầu máy khâu, 2 tủ lạnh Xaratốp,v.v. Bao nhiêu là thuốc men. Anh ta kể anh ta được ở khách sạn du lịch. Đủ các khách du lịch ngoại quốc đều đến ở khách sạn này: Tiệp Khắc, Bungari, Hungari, Ba Lan, Nhật Bản... Những người khách du lịch mang theo hàng hóa để đổi. Anh ta chỉ việc ngồi ở bàn quay tê lê phôn. Anh ta dùng thứ tiếng Anh thông dụng.
    - Hê lô. Anh từ đâu đến.
    - Ba Lan.
    - Tuyệt vời. Tôi muốn có một đôi giày. Anh có mang đi chăng?
    - Chỉ có thế thôi em ạ. Anh nói số phòng thế là họ mang đến. Có thể họ sẽ lấy tiền nhưng thường thì họ đổi bằng những cái làn cói, lẵng hoa hồng, đồng hồ điện tử... những thứ anh mang ở Việt Nam sang. Anh treo la liệt những thứ đó ở trong phòng như để trang trí. Lúc mang ra khỏi khách sạn thì cũng khó đấy nhưng anh đã kết thân được với hai cô phục vụ viên to gấp ba anh đây này. Cao hơn anh hẳn từ vai lên. Em biết không? Ở bên ấy có tục lệ rất hay nhé. Muốn kết bạn với nhau thì phải uống rượu. Nếu đã mời rượu rồi thì có thể ngủ... à hôm anh và các cô ấy nhảy với nhau đến gần sáng. Anh lọt thỏm trong vòng tay cô ta quay cuồng. Buồn cười thật. Anh cố dang cả hai tay thế này cũng không vòng hết eo cô ta. Anh mệt muốn chết mà cô ta lại cứ hăng hái. Sau cùng anh tặng cô ta một chiếc áo phông Thái. Cô ta sướng tưởng chết ngất. Ngay lập tức tối sau cô ta mặc vào mời anh đi xem phim. Đến lúc tan buổi chiếu, anh thấy mặt cô ta xám lại. Anh vội gọi ta-xi đến bệnh viện. Thì ra cô ta suýt ngạt vì nịt chặt quá... Ha ha...
    - Ngoài ra, anh còn có đường dây sinh viên. Bên ấy buôn bán đâu phải đi lại cho nặng nhọc. Ở thành phố anh ở có mặt hàng gì mới, anh tê-lê-phôn đi các nơi khác hỏi giá cả. Họ thông báo. Nếu hơn, anh lập tức đi mua... Tất nhiên mua cũng khó. Mua được rồi anh gửi vào toa hàng hóa của đoàn tàu tốc hành. Sau đó anh quay tê-lê-phôn nói số tàu và số hành lý. Mấy ngày sau họ gửi bưu điện trả lại tiền cho anh.
    - Số anh hay gặp vận đỏ em ạ. Nhất là đàn bà. Họ hay cho anh lắm. Bà chị nuôi cho anh chiếc đồng hồ này. Cô con gái ông bảo vệ viện tặng anh chiếc xe đạp.
    - Em hãy tính hộ anh xem nhé, 1 chiếc chậu nhôm 6.000 đồng, một chiếc phích vĩnh cửu 36.000 đồng. Em xem anh sẽ có gần 2 cây. Anh sẽ mua thành vàng hết.
    - Anh còn phải phấn đấu để đi Dupna một chuyến. Chà! Có em nữa. Em sẽ làm những việc này cho anh. Thì sau đó, xem nào bọn mình sẽ có vài chục cây. Anh sẽ xin về hưu luôn, chẳng phải đi làm gì cho vất vả...
    Đúng, anh ta sẽ chẳng phải đi làm gì cho vất vả, khi đã giàu có. Nhưng hãy xem kẻ giàu có đã xử sự như thế nào.
    Một lần anh ta rủ ta đến chỗ cô em gái chơi. Anh ta nhảy vội lên xe buýt và chiếm được một chỗ tốt. Anh ta ngồi ung dung và mắng ta về tội lề mề không chịu nhanh nhẹn nên bây giờ phải đứng. Sau đó anh ta say sưa kể rằng ở bên Tây, đến những chỗ công cộng bao giờ cũng được đối xử rất lịch sự như được nhường chỗ chẳng hạn. Ta thấy gai hết người muốn châm chọc anh ta đôi lần nhưng ta cứ im lặng. Ta muốn mình dịu dàng.
    Lúc xuống bến ô-tô buýt trời nắng oi ả. Anh ta mời ta vào quán giải khát rất lịch sự. Anh ta gọi hai cốc trà đá. Ta không sao nuốt được cái thứ nước ngang ngang, lành lạnh ấy.
    - Sao em không uống đi, thứ nước này giải khát tốt lắm.
    - Em không biết uống, anh cứ uống đi.
    - Ừ, người Tây bao giờ cũng rất tiết kiệm em nhé. Họ đã mua gì thì họ chẳng bao giờ để phí đến một giọt.
    Bà chủ quán nhìn cảnh anh ta uống hết hai cốc trà đá, còn ta thì ngồi không bèn như muốn nhắc nhở:
    - Sao chú?
    Ta đã nhăn mặt, cố xua tay để bà chủ quán đừng nói tiếp. Ta sợ bà ta nói ra thì ta sẽ không có cơ hội dừng lại vì ta sẽ vượt qua "rào chắn" của ta mất. May sao anh ta quá chăm chú vào việc uống hết hai cốc nước. Uống xong anh ta đỡ nách ta đứng dậy như kiểu đã no say không thể tự đứng lên.
    - Đi thôi em, cảm ơn bà chủ quán nhé!
    Trong khi đó hai con người trong ta đang đánh lộn nhau khủng khiếp. Một con người muốn dừng lại cứ lảo đảo đi theo anh ta. Còn con người mơ mộng trước kia thì xỉ vả:
    - Hãy quay về đi. Mi không còn chút nhận thức nào ư? Hắn là thằng cha bần tiện!
    - Chưa chắc anh ta đã bần tiện - Con người kia cãi lại. Có lẽ anh ta nhiễm quá sâu phong cách sống của Tây.
    Cho đến một lần ta không thể nào biện bạch nổi cho con người của ta được nữa. Đó là một lần trong lúc đùa vui nhí nhảnh ta và anh ta đã chơi một trò vui đánh đố nhau.
    - Nếu em được cuộc, em sẽ được một chiếc mũ nồi nhé. Còn thua, anh có thể đòi bất kỳ cái gì ở em.
    Anh ta bị thua. Anh ta cứ lờ đi, coi đó là một câu nói đùa nhưng ta đã cố ý đòi để xem thực bản chất của anh ta. Cuối cùng đã đến lúc cực đại của lòng "sĩ diện", anh ta phải đèo ta đi mua mũ. Tìm mãi mới có một chiếc mũ nồi đỏ. Hỏi giá thì đắt gấp đôi mũ nồi đen. Anh ta sững sờ cả người. Mắt anh ta như đứng lại sau cặp kính trắng. Điều này ngoài ta, thì chỉ có chủ hàng biết. Ta đứng sau anh ta giữ xe đạp. Sau phút kinh hoàng, anh ta cứ mân mê số tiền cầm trong tay. Anh ta cứ đắn đo mãi, muốn mua chiếc mũ nồi đen rẻ hơn. Người chủ hàng mỉm cười:
    - Mua tặng "bồ" à? Giá thế có đắt là bao. Tôi mà được phép tặng bồ của tôi, tôi tặng cả gia sản.
    - Im đi, đồ ngốc. Phù phiếm, cái trò vớ vẩn. Chỉ quăng tiền vào những trò vớ vẩn!
    Cùng với tiếng hét cho hả giận, anh ta quăng tiền lên trên mặt tủ kính. Ông chủ hàng quăng trả tiền:
    - Anh hãy cầm lấy tiền của anh. Đồ bần tiện. Hãy cầm ngay những đồng tiền bẩn thỉu của mi. Mi không xứng đáng mua chiếc mũ nồi đỏ này. Rồi mi sẽ làm hỏng cô gái ưa thích nó! Cút đi!
    Tiếng ông chủ quát to làm ta giật mình và nghe thấy hết. Vừa lúc ta quay lại thì bắt gặp cảnh: ông chủ quán đã quá mạnh tay vung tiền của anh ta xuống vỉa hè. Anh ta cúi gập để nhặt tiền vì thế rơi mất kính. Tay anh ta quờ quạng trên mặt đất tìm tiền như người mù. Mấy đứa trẻ con đi qua dừng lại trêu: "A bắt được tiền". Anh ta sợ hãi đứng phắt dậy la to: "Công an, công an giữ chúng lại, nó lấy tiền của tôi". Mặt anh ta tái ngắt, méo mó. Ông chủ quán và những nhà bán hàng bên cạnh chạy đổ xô ra xem và phá lên cười. Ta đã làm đổ chiếc xe đạp đang giữ và co cẳng chạy. Tiếng cười của họ cứ như bám theo ta. Trên đường phố đông đúc đâu mà chẳng có tiếng cười. Ta cứ ngỡ tiếng cười của họ đang đuổi theo. Ta kinh khủng quá. Kinh khủng đến nỗi không khóc được. Ta không ngờ bản chất con người trong một phút mà được lột tả đầy đủ đến như vậy.
    Ta còn nhớ một lần khác, trong lúc anh ta hôn ta, ta đã nép đầu vào ngực anh ta âu yếm, tay ta xoa dịu nơi trái tim anh ta đang đập rộn rã. Đang say sưa, anh ta bỗng gạt phắt tay ta ra một cách thô bạo và nắm chặt lấy miệng túi áo. Ta tưởng anh ta mắc bệnh đau tim. Thì ra, chao ôi, người thợ may! Tại sao cứ phải may túi áo ngực làm gì. Anh ta tưởng mình lung lạc ý chí anh ta bằng những cái hôn rồi thò tay vào túi móc tiền.
    Thế nào? Còn nữa hay không? Thế vẫn chưa đủ sao hỡi con quỷ nhỏ? Mi hành hạ ta như thế vẫn còn chưa đủ sao?
    Tiếng ồn ã của bọn trẻ chơi ngoài sân trong buổi chiều tà làm cho người đàn bà dứt mình khỏi quá khứ. Cái đầu nặng trịch, chân tay rã rời, cơ thể như cứ lún sâu, chìm xuống. Người đàn bà cảm thấy như chẳng còn một chút sinh lực nào. Cái cảm giác thật là dễ sợ. Người đàn bà cố vùng dậy nhưng không sao đứng lên được, choáng váng đến nỗi không thể nào đưa tay rút nổi chiếc khăn mặt. Thấp thoáng bên cửa sổ bóng một đứa bé.
    - Thu ơi vào đây với bác - Người đàn bà gọi yếu ớt.
    - Bác ơi cháu đã thuộc bài hát bác dạy cháu rồi đấy.
    - Ừ, hát cho bác nghe đi.
    Con bé tròn mồm hát: "Tình mẹ rộng bao la. Con tặng mẹ nhiều bông hoa"... Người đàn bà rùng mình. Bàn tay đỡ trên mái tóc con bé cứ siết dần. Từ khóe mắt người đàn bà lăn xuống hai giọt nước mắt tròn to. Người đàn bà vội quay vào tường để giấu đứa trẻ. Rồi vội vã đưa tay lên quệt khô nước mắt. Người đàn bà cố cười và nhẩm hát theo con trẻ. Nước mắt bỗng lại ứa ra lần nữa. Tiếng hát con trẻ vẫn thảnh thót:
    "Tình mẹ rộng bao la"...
    - Bác dạy cháu bài khác nữa đi.
    - Ừ bác sẽ dạy cho cháu. Nhưng bác cháu mình hát lại bài hát này nhé.
    - Bác để cháu bắt nhịp, hai ba:
    "Mẹ vui là mẹ rất vui"...
    Người đàn bà hát theo con trẻ. Cái mệt nhọc, chán chường dần dần bay đi theo tiếng hát. Người đàn bà cảm thấy các mạch máu lại chạy giật giật trong huyết quản. "Quá khứ là dĩ vãng, phía trước là tất cả".
    - Hát hết bài hát này bác cháu mình đi dạo phố nhé.
    - Vâng ạ, thế thì thích lắm ạ.
    Môi thiên đường hót chim khuyên...
  6. lbaniusagi

    lbaniusagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    0
    wow, bạn có công ghê ta! tui thich đọc truyện lắm! nhưng đọc trên computer mất đi cái thú của việc đọc truyện.
    tui thích đọc in paper hơn.
    bạn có biết ở đâu có truyện của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... viết về bối cảnh nông thôn or thành thị lúc xưa online ko? để in ra về đọc thôi. chứ đọc trên này chẳng thích.
    lúc trước định mua mấy cuốn đem theo, but nặng+hơi bị đắt.. nên giờ muốn cũng chẳng có mà đọc.
    thanks bạn nhiều nha.
  7. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    You vào trang www.dactrung.com co đủ loại truyện không thiếu truyện gì, you có thê search theo tác giả. Have fun
    Hôm chợt thấy em đi về bên kia phố...
  8. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0

    Gió Thiên Đường...
    Lần đầu tiên đến lớp khiêu vũ ở nhà tôi, Hiếu còn mảnh dẻ như cây tre non. Khi tôi cầm tay Hiếu chỉ những bước đầu tiên. Hắn gọi tôi là "Sư Mi". Tôi bảo: "Vậy từ nay Mi là "sư phụ" của Hiếu đó nghe". Hiếu cười, khoe chiếc răng mẻ rất dễ thương: "Vâng, xin sư phụ dạy bảo cho đồ đệ".
    Trong lớp này tôi phải dạy đến năm sáu anh chàng, anh nào cũng dẻo mồm. Ðôi khi tôi thầm trách ba. Lẽ ra ba không nên phó mặc mọi việc cho tôi, lẽ ra ba phải đứng dạy mấy ông con trai to xác này để đỡ cho con gái mười tám tuổi của ba. Có lúc bực mình tôi bảo: "Ba có nghe mấy chữ "con gái rượu" không? Rượu có đem chôn kín thì mới ngon" Ba tôi lừng khừng: "Rượu tốt không sợ bay hơi". Mắt ba tôi nhìn xa xôi đượm buồn.
    Tự nhiên tôi thương ba. Lại lẳng lặng gánh hết mọi điều, để ba lặng thầm trong cõi riêng.
    Những băng nhạc để tập trong lớp đều do ba tôi chọn. Nhạc valse với Le Beau Danube Bleu của Strauss, Thu Vàng của Cung Tiến, bebop với Love is blue, tango với Vũ nữ thân gầy, La Paloma. Hiếu bảo tôi: "Mi biết vì sao lớp nhà em ít người học không? Tại nhạc chán quá". Tôi ức: "Nhạc thế này mà còn chê. Toàn những bài bất tử". " Nghe cổ lắm". "Vậy Hiếu tới đây làm chi?". "Nhạc sầu lắm nhưng cô giáo thì dễ thương". Tôi mím môi, không thèm đáp. "Yêu ai, yêu trọn một đời ", giọng Khánh Ly dìu dặt vang lên theo đĩa nhạc. Chừng nghe giai điệu quen thuộc, ba tôi ngồi lặng, mắt nhìn như soi vào quá khứ. Hiếu nháy mắt, hát nhại theo: "Yêu ai, yêu chỉ vài giờ". Tôi nhăn mặt không nói gì, thừa lúc Hiếu bước sai tôi giả vờ lỡ chân đạp cho hắn một cái đau điếng.
    Cả dòng họ tôi, trừ tôi ra,ai cũng có đôi mắt đẹp và buồn. Mắt ba tôi cũng thế,lúc nào cũng u uẩn đầy kỷ niệm. Ngày xưa ba tôi cũng có một mối tình lớn. Người con gái ấy tên là Lý Thanh Thuý, dân chơi ngày ấy thường gọi là Thanh Thúy Tàu. Ðó là bông hoa nổi tiếng nhất ở vũ trường Ðà Nẵng. Tất nhiên trong mắt ông bà nội tôi, một người con gái không thể nào bước vào một gia đình thế gia vọng tộc tuy đã sa sút về tiền của nhưng chưa hề đánh mất nề nếp gia phong. Ðám cưới của ba tôi,cho đến giờ những người bạn thân vẫn còn nhớ. Một đêm trước Giáng sinh, ba tôi và mấy người bạn đến vũ trường, đem theo một bó hoa và một chiếc bánh cưới. Vào cuối đêm vũ trường vắng người, đôi tình nhân vừa cầm tay đi theo nhạc Oui Devant Dieu vừa dẫn đến bậc cầu thang dẫn đến phòng riêng. Ðèn tắt từng ngọn tắt ngấm tất cả chìm trong bóng đêm. Rồi những ngọn đèn nến được thắp sáng dần, từng ngọn một, và Thanh Thúy Tàu thấy người yêu đang nắm tay mình, ***g vào ngón tay một chiếc nhẫn cưới. Nàng bậc khóc vì hạnh phúc. Từ đó chàng sĩ quan ở lại với Thanh Thuý Tàu, không về nhà cha mẹ. Thanh Thuý Tàu không tiếp những khách chơi giàu có nữa và đáp lại chàng trai hai sáu tuổi nổi tiếng khiêu vũ giỏi cũng tự nguyện không bao giờ nhảy với ai ngoài người vợ yêu của mình.
    Thanh Thúy Tàu về sau đã phản bội cha tôi, đúng như lời tiên đoán của bà nội tôi ngày trước. Nàng quá đẹp và mong manh mà những năm tháng dài mà ba tôi ở trong trại cải tạo là một thử thách quá lớn. Cha tôi trở về vào tuổi ba mươi hai, cảm thấy hụt hẫng từ mọi phía, nhận ra những kỹ năng của nghề lính không giúp ít gì được cuộc sống trước mắt. Ông lấy vợ,sinh con, bị buộc phải nghĩ tới mưu sinh, và không ngờ cái tài khiêu vũ, trước đây là thú vui, nay lại là sinh kế. Cuộc đời nghiệt ngã không cho ông giữ đúng lới ước nguyện: Không nhảy với ai ngoài Thanh Thuý Tàu. Nhưng từ đó điệu vũ của ông không còn là niềm say mê nữa, nó chỉ còn là việc kiếm sống nhọc nhằn. Có vẻ như ông chờ rất lâu cái ngày tôi mười tám tuổi, để trao lại cho con gái tất cả cái gánh nặng vui vẻ này.
    Hiếu bảo tôi: "Sư Mi ơi người nhảy giống như cá bơi trong nước. Mi tập khiêu vũ mấy năm rồi?" Tôi không nhớ nổi đã tập bao lâu. Mới lớn lên, có trí nhớ là đã nắm tay ba đi hết các fan promenade. "Hồi Mi bắt đầu tập với ba, mỗi lần nhảy phải đóng của lại. Ba nói hồi ấy uống cà phê buổi sáng còn bị phê bình, nói gì đến khiêu vũ. Các học viên đi học phải gói theo giày; hết giờ lại đi dép về nhà". Hiếu hỏi: " Mười mấy năm ở đây, Mi thấy học viên nào vừa ý nhất? " Tôi cười lắc đầu. Nếu như thực lòng được nói ý mình, tôi sẽ nói: "Hiếu". Nhưng mà ngượng lắm, nếu để cho y biết rằng người đầu tiên mà tôi thay thú vị khi nhảy cùng,chính là y.
    Không phải y nhảy giỏi, nhiều người thuộc và biết nhiều fan hơn y. Nhưng y nhảy rất có hồn, y say đắm với vũ điệu, không phải chỉ nhảy bằng hai chân mà còn cả tóc, mắt, miệng cười và niềm vui sôi nổi toát ra từ thân thể. Tôi dạy y phần kỹ thuật, còn chính y bằng năng khiếu trời cho đã dạy tôi rằng động tác vũ chẳng là gì cả nếu không thấm đẫm niềm hạnh phúc, không gợi cho ta cảm giác về khát vọng sống, khát vọng tình yêu. Vì tự ái nghề nghiệp, tất nhiên không bao giới tôi thú nhận với y về điều đó.
    Ba tôi xem chừng không có cảm tình với Hiếu. "Cái đầu rẽ giữa trông khó thương". Tôi nhìn Hiếu, nhưng lại thấy đầu tóc hai mái rất hợp với vẻ mặt lãng tử. Ba tôi một thời đã bất chấp tất cả, thế mà bây giờ vẫn không thể vượt qua mấy phân xê xích của đường ngôi. Tôi nói với ba: "Con nghĩ cái quan trọng là cái bên trong đầu tóc". Ba tôi nhún vai: "E rằng trong ấy chẳng có cái gì ngoài những câu tán tỉnh sáo rỗng. Bao giờ cũng thế, khi yêu con gái trở nên bạo dạn, còn con trai thì hóa ra nhút nhát. Những thằng miệng tía lia trong bụng chẳng có gì ". Tôi nao núng. Hôm sau Hiếu tới. Tôi đi slow với y. "Mi có áo mới phải không ?". " Ðẹp không?". "Rực rỡ y như Claudia Schiffer". Y vừa nhảy vừa nhìn tôi như ngắm một con nhân sư từ Ai Cập tới. Nụ cười răng mẻ thường ngày rất dễ thương, tự nhiên hôm nay làm tôi sợ. Như thể tự vệ, tôi bất giác dí ngón tay vào trán Hiếu: "Dẻo vừa thôi. Cái mặt này đểu lắm nghe chưa". Nghe chữ đểu Hiếu khựng lại, đột ngột ngừng nhảy bỏ về ghế ngồi. Tôi biết mình lỡ lời. Từ đó, Hiếu không đến nữa. Thoảng hoặc có đến, cũng không mới tôi nhảy. Tôi bối rối, ân hận nhưng sự đã rồi. Mặt mũi nào nói lời xin lỗi. Trong nữa tháng, tôi sụt ký, gầy xuống trong thấy. Soi gương tôi tự an ủi: "Càng hay. Gầy càng có dáng".
    Trước Giáng sinh, Hiếu đến gặp tôi: " Vũ trường có gửi vé cho mình không?". "Có". "Cho Hiếu xin một cặp vé". Tôi lẳng lặng mở hộc đưa cặp vé cho Hiếu. Hiếu cám ơn rồi về, không chào. Ba tôi bảo: "Giáng sinh năm nay lớp mình đi chơi ở sàn Ngọc Anh, Nguyễn Huệ hay Ngô Quyền?". Tôi tần ngần nghĩ ngợi. Ba tôi nói: "Ba sẽ nhảy với con một bản valse tuyệt vời, như Giáng sinh mọi năm". Tôi lặng im. Chút gì đó như chán nản. Chút gì đó như nghẹn ngào. Tôi mười tám tuổi, nóng lòng chờ một điều gì mới, không phải như mọi năm...
    Ðêm Giáng sinh, ba tôi đi với cả lớp. Tôi ở nhà. Tôi sợ, sợ một điều gì không rõ. Sợ gặp Hiếu đi với ai đó, trên sàn nhảy. Một người nào quan trọng với Hiếu đến thế, khiến Hiếu phải dành vé trước cả mười ngày trời? Y sẽ nhảy với ai đó, bằng cả thân mình, cả tóc , mắt và nụ cười ..." Sư Mi, ở nhà một mình hả?". Chợt Hiếu hiện ra sau lưng tôi, mảnh dẻ và dễ thuơng, sạch đẹp hơn hẳn mọi ngày, trông tươm tất y như một gói quà Giáng sinh.Tôi dụi mắt, tưởng mình đang nằm mơ.
    Lúc đó là mười một giờ khuya, chuông nhà thờ đổ, và Hiếu, và tôi, và đêm Thánh vô cùng.
    "Ði với Hiếu". "Ði đâu?". Hiếu rút túi ra cặp vé còn y nguyên. "Sư Mi dở quá, không biết vì sao Hiếu xin cặp vé này à?" Tôi nhìn y, lòng muốn lao vào vòng tay y mà cấu, mà xé, "Ðồ mắc dịch, đồ chết toi, đồ đùa dai, đồ mất dạy, làm người ta muốn chết đi được". Nhưng lẽ nào con gái mà lại tuôn ra những lời rủa xã như thế? Cho nên tôi đành lặng im, nhìn Hiếu như thể một người con gái dịu hiền và ít lời nhất trên đời này. Hiếu cười cười, nụ cười răng mẻ mà lâu nay tôi vẫn nhớ. "Sư Mi, muốn chửi rủa gì thì rủa to lên đi, Hiếu sẵn sàng nghe đây". Tôi ngậm bồ hòn làm ngọt: "Thông minh lắm chưa nói đã hiểu rồi". Hiếu chở tôi đi. Bỗng nhiên tôi sợ . "Sợ gì?" "Sợ người ta thấy Hiếu đi với Mi". "Mặc kệ thiên hạ" tôi không mặc kệ được. Giờ này mà đến vũ trường, ba tôi sẽ nhìn tôi như thế nào đây, nhất là đi cạnh chàng trai dẻo mồm mà ông luôn cảnh giác. Hiếu bảo: "Dù sao, đêm Giáng sinh cũng không cho Mi ngồi nhà đâu". Hai đứa qua cầu Mới, lên dốc Bến Ngự. Quán cà phê Dã Thảo đêm nay lung linh ánh nến và tiếng nhạc, trông như một thế giới huyền thoại. Tôi run chân, như cô bé lọ lem bước vào lâu đài của hoàng tử. Hiếu dẫn tôi lên lầu. Một bình hoa hồng nằm trên chiếc giá gỗ nơi lưng chừng cầu thang." Mi thích không?". Không đợi tôi trả lời Hiếu nhón ngay một bông hoa lạ. Tôi xanh mắt "Sợ quá. Người ta nói chết". Hiếu cười "Ðồ thỏ đế". Bên khung cửa sổ rộng mở, trời đen như nhung, lác đác sao. Bên dưới là cỏ xanh, lá xanh và những tia nước lấp lánh. Hiếu khuấy cà phê sữa cho tôi."Sao Mi thừ người ra như thế?". Tôi không nói đây là lần đầu tiên tôi đi với một người con trai vào quán cà phê. Vừa lo sợ vừa cảm thấy thích thích, hồi hộp, như thế đi vào một cuộc phiêu lưu, một thế giới khác. Một ngôi sao băng vụt ngang, rơi qua bầu trời. Hiếu kêu "Mi ơi", nhanh lên hãy ước một điều gì đi". Tôi ước thầm một điều, nhưng khi Hiếu hỏi, tôi không nói. Một điều ước thầm kín, có thể một ngày kia sẽ nói ra, nhưng không thể bây giờ.
    Từ năm ấy, tôi mới hiểu thế nào là đêm Giáng sinh.
    Không biết ba tôi sẽ nghĩ sao, nếu biết mỗi tuần tôi gặp Hiếu vài lần ở quán cà phê Dã Thảo. Cũng trước khung cửa sổ mênh mông đó, không có những ngôi sao, nhưng có trời chiều và những bông hoàng hậu lác đác hồng. Hiếu hỏi "Mi hút thuốc không?". "Sợ lắm". "Cái gì cũng sợ. Thử cho biết". Tôi phải hút thử vì Hiếu đưa điếu Ngựa Trắng tận miệng. Tôi sặc. Không thấy ngon lành gì, nhưng cảm thấy mình ngầu ngầu. Người Hiếu trông cứng cỏi, lấc cất vậy mà khi ngồi bên tôi lại rất dịu dàng. Từ nhỏ tôi đã không được ai dịu dàng chăm sóc. Anh chị không có, mẹ tôi quá chất phác vô tư. Hiếu thì khác, tế nhị và kiên nhẫn. Có hôm tôi đến trễ nữa giờ, Hiếu vẫn chờ trước quán, ngồi trên xe, dưới mưa. Thấy tôi đến, mặt Hiếu sáng lên với nụ cười đến là dễ thương. " Ngồi đồng trước quán thế này, không sợ người ta dòm ngó à?". "Việc gì đến ai đâu mà sợ. Chỉ sợ Mi không dám đi vào quán một mình". Gió đông lạnh, Hiếu vẫn đòi mở rộng cửa sổ cho Hiếu nhìn trời. "Hiếu có phải là quỷ sứ không? Chẳng bao giờ cho Hiếu mệt, Hiếu lạnh, Hiếu bận việc". Hiếu cười: "Hiếu mê cái quán này vì nó đầy gió. Nhất là từ khi Mi tới đây. Mi đừng dại mặt áo ấm kín mít làm gì. Mỗi năm mình đâu cần có hai mùa hè". Tôi nghe lời Hiếu, mặc phong phanh ngồi trước khung cửa sổ mênh mông, nghe mưa. Dần dần tôi hiểu mùa đông, yêu mùa đông, biết thế nào là vẻ đẹp của gió, của giá buốt và hơi ấm khi ở bên nhau.
    .
    Ồ Ố Ô Í A Í A Í A...
  9. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0

    [Hiếu ít khi ở nhà tôi, đơn giản vì cảm thấy ba tôi không thích . Tôi bảo Hiếu: "Nếu nghĩ tới Mi thì sửa đầu tóc lại". Hiếu bướng: "Tóc là của Hiếu. Hiếu rẽ ngôi trên đầu Hiếu. Khi nào Hiếu rẽ ngôi trên đầu người khác, người ta mới có quyền có ý kiến". "Nhưng Mi không thích cái đường ngôi ấy". Tôi vờ bảo thế. "Sao Mi cứ muốn Hiếu trở thành con người khác?"
    Trong suốt mùa đông tôi đã không còn cảm thấy lạnh, không còn thấy những giờ dạy khiêu vũ là mệt mỏi, không thấy những buổi học luyện thi là chán chường, không thấy nỗi lo, nỗi căng thẳng khi mẹ tôi nói hết tiền, em cần mua sách vở, ba cần thuốc uống... Cả cuộc sống đang khó nhọc trở nên thật nhẹ nhàng. Quán cà phê trở thành địa chỉ thứ hai của tôi, đến nỗi hễ tôi và Hiếu đến để người ta không đợi gọi, dọn ra thức uống quen thuộc: hai ly cà phê và hai điếu ngựa Trắng.
    Một hôm trời mưa, xe Hiếu chạy nhanh văng bùn đầy gấu quần jean của tôi. Ðến quán, Hiếu đòi lau cho tôi nhưng tôi ngượng, chạy vào toilet tự vảy nước chùi một mình. Tiếng những người phục vụ nói cạnh đó vọng vào, họ nói tự nhiên vì không trông thấy tôi: "Một phê đá một sữa tươi phải không?". "Không phải. Cu cậu này có hai "mái", một mái tóc xõa mới uống sữa tươi, con bé này tóc demi chuyên uống phê sữa. Coi chừng đưa lầm". Tôi lạnh gáy. Cố giả tỉnh táo, tôi nhấm nháp hết ly. Hiếu rất tinh ý, vặn hỏi tôi mãi. Tôi bảo "Mi mệt. Bắt đầu cảm thấy gió lạnh thật rồi". "Mi nói dối". Nói vậy nhưng Hiếu vẫn mở cái áo jacket ra ủ lên vai tôi. Tôi cố gắng ngồi nhưng ngồi không vững. Hiếu xốc tôi lên, bế xuống cầu thang như bế em bé. Tôi mệt lã nhưng cũng biết xấu hổ. Hiếu dỗ dành: "Nằm yên cho khỏe, Hiếu đem Mi về nhà. Thương Mi lắm, đội Mi lên đầu đi khắp phố cũng chẳng sao".
    Tối ấy tôi không đứng dậy nổi nữa, đành phó mặc mọi chuyện cho ba tôi. Gọi điện về nhà Hiếu. Không có Hiếu. Tôi đứng dậy mặc áo. Ba tôi lo ngại "Con đi đâu?". Tôi lắc đầu, đi như người khùng. Tôi là con của ba tôi, một dòng máu bất chấp. Tôi phải nhìn vào sự thật, dù sự thật ấy như thế nào. Xe của Hiếu đang ở trước quán cà phê. Và Hiếu ngồi đó với một cô gái tóc dài trạc tuổi tôi, không phải trước cửa sổ, mà khuất sau một cánh của. Có lẽ Hiếu không bao giờ ngờ rằng tôi lại có can đảm một mình đi vào quán.
    Tôi một mình, ngồi vào bàn bên cạnh. Người ta bưng cho tôi cà phê sữa như mọi lần. Sữa ngọt không làm giảm nổi vị đắng. Hiếu bỏ cô gái sang bàn tôi "Mi đi đâu vậy?". "Ði để nhìn. Ðể thấy con người không đơn giản". Nói rồi tôi đứng dậy, ra về. Ba tôi đã nói đúng, nhưng khổ thay chỉ có lời dạy của cuộc đời mới đủ sức thuyết phục đối với đứa con bướng bĩnh như tôi.
    Cô bé tóc xoã ngồi trước mặt tôi, trông vẻ mặt cô xinh xắn và hiền. Cô từ chối chỗ ngồi trước khung cưả sổ. "Sợ gió lắm. Em thích cái quán này vì nó có những góc ấm". Chúng tôi ngồi vào một góc kín sau chậu thủy trúc : "Em biết chị là Mi chạy khiêu vũ ở đường Phượng bay. Nói thực, em không ngờ lâu nay Hiếu vẫn đi nhảy. Em đã bảo Hiếu, em biết Hiếu nhảy rất đẹp nhưng Hiếu phải biết tôn trọng người yêu của Hiếu là một người không biết nhảy". Thế Hiếu bảo sao?". "Hiếu đã hứa với em không bao giờ khiêu vũ nữa". Tôi lặng lẽ không nói gì, tự mình gọi một điếu Ngựa Trắng và... hút. Chắc lúc ấy tôi trông giống một con quái vật lắm. Nhưng ít nhất không nói được, thì tôi cũng phải làm một cái gì đó, dù là một điều gì thật quái đản. Cô gái tâm sự: "Chị biết không, em và Hiếu yêu nhau đã ba năm nay. Hồi đầu ba em không cho, bắt em nhốt trong phòng riêng trên lầu. Nhớ em quá, Hiếu dựng xe trèo cột điện mà lên thăm em. Ba em chụp được, dong Hiếu xuống tầng dưới mở cửa tống ra. Hiếu về nhà xong lại quay lại, trèo cột lên lần nữa. Lần này ba em không thèm mở cửa mà lại bảo "Mày trèo lên đường nào thì cút xuống đường ấy". Hiếu trèo cột xuống xe về, lại đi bộ đến... Sáng mai ba em lên, thấy chúng em vừa cắn hột dưa vừa nói chuyện ngoài lan can, ba em bảo : "Ba keo mèo cắn cổ, tao thua chúng mày. Mày nói ba ****** đến lo mà rước con gái tao về". Tôi hỏi "Rồi sau đó thì sao?". "Hiếu lui tới nhà em đã hai năm. Ba mẹ em xem như con. Sáng, trưa, chiều Hiếu đều ghé, thường ăn cơm ở nhà em. Em không có đoán ra là Hiếu có thời giờ đi vớ vẩn đâu khác". Ừ tôi thầm nghĩ con gái thật khờ, ai cũng thế. Một ngày có đến hai mươi bốn giờ. Dù có ghé sáng, trưa, chiều cùng lắm cũng chỉ mất mười tiếng đồng hồ. Chỉ cần một ngày một giờ, chàng trai đủ tạo nên một huyền thoại phiêu lưu mới. Và một trong những huyền thoại phiêu lưu ấy là tôi ...Tôi nghẹn như nuốt phải mật đắng . Dã Thảo ơi, ta sẽ không bao giờ còn đến đây. Từ biệt khung cửa sổ mênh mông, và gió. Và những bản nhạc mà Hiếu thích. Giờ đây tôi hiểu vì sao Hiếu không thích nghe những bản nhạc tiền chiến. Trong đó không có cách yêu, cách nghĩ của Hiếu. Thôi đừng nghĩ tới Hiếu , đừng nghĩ nữa.Tôi bước đi, ngang qua góc cầu thang, nơi Hiếu đã lấy trộm bông hồng xanh cho tôi. Nơi ấy bây giờ chỉ còn độc một bông cúc tím. Tiếng hát Cẩm Vân mãnh liệt mà nghẹn ngào: "Còn trông mong chi cơn mơ phù du theo gió mây bay xa thật xa. Hãy thôi đam mê vấn vương buồn thương, nỗi đau trong đời sẽ qua..."
    Buổi tối, tôi ra đứng lớp, dạy điệu bebop cho các học viên mới. Một vũ điệu vui nhộn và lả lướt. Tôi nhảy, tôi cười. Chuyện đã qua, xin hãy qua... Tôi cố ăn thật nhiều. Mẹ tôi bảo rất vô tư: " Con này thất tình mà không ốm lại mập lên mới quái! ".
    Hiếu đến, lâu lắm Hiếu mới đến nhà tôi. Trông Hiếu gầy và xanh, giống cây tre non hơn bao giờ hết. Tôi hầu như không nhận ra hắn. Hắn không cười và không nói năng dẻo quẹo. Nhưng Hiếu cũng không nhút nhát. Hiếu im lặng và dữ dội, ngồi một mình trên ghế nhìn tôi. Mắt Hiếu cứ thiêu đốt và tôi cứ cố làm cho lòng mình trở nên băng giá. Không biết trong cuộc chiến im lặng này, ai lì hơn? Lửa trong mắt Hiếu sẽ tắt trước hay tảng băng trong lòng tôi rã trước? Tôi giấu nỗi đau bằng vẻ điềm nhiên, nhưng làm sao giấu được con mắt sắc sảo của ba tôi. Ba tôi bảo: "Can đảm lên con. Còn đau đớn là còn có thể tha thứ . Mà tha thứ là sẽ tiếp tục đau thêm nữa". "Con mắt Hiếu nhìn con, không phải là con mắt của kẻ lừa dối". Con đừng ảo tưởng. Cụ thể đã quá rõ ràng mà con còn có thể ngụy biện cho nó nữa ư? Ngày trước khi từ trại cải tạo về, biết được Thanh Thúy lừa dối ba, ba nhất định cắt đứt dù cô ấy quỳ xuống đất van lạy hết lời. Với ba, tình yêu là sự chân thành tuyệt đối, sự thủy chung như nhất trước sau không thay đổi". Tôi thầm nghĩ: " Mẹ con với ba lúc nào cũng chung thủy, nhưng có phải là tình yêu không?".
    Hiếu đến đều đặn mỗi tối, không nhảy, không cười. Tôi không trách móc, không nặng lời, không cau mặt, xem như cuộc phiêu lưu vừa qua chỉ là một giấc mơ. Dần dần bỗng tôi thú vị với những cuộc gặp lặng lẽ đó: giống như một bản nhạc không lời, êm dịu và sâu vô tận.
    Cuối tháng, cả lớp đi chơi Ngọc Anh, Hiếu cũng có mặt. Hiếu cứ ngồi, không nhảy với ai. Bỗng nhiên như ma xui, tôi bước ra và quay lại vẫy tay: "Hiếu!". Giọng ra vẻ một cô gái uy quyền, mà thực ra là một kẻ đầu hàng. Hiếu sáng trưng mặt mày, lâu lắm mới nhìn thấy nụ cười răng mẻ. Tôi và Hiếu cùng bước trên sàn nhảy, và tôi thấy hạnh phúc từ đầu tới chân, quên cả việc trước đây một giờ Hiếu đi đến đâu, ăn cơm ở nhà ai, làm gì...
    Hiếu chỉ nhìn tôi, bao nhiêu lời lẽ bay đi đâu hết. Mãi sau mới đưa ngón tay cái lên môi tôi: " Mi cắn đi. Cắn một cái cho đau, cho đáng đời Hiếu". Tôi bất giác ứa nước mắt không cầm được: "Cắn một cái mà đủ sao, Hiếu ơi!". " Hiếu biết tội rồi. Nhưng ai bảo hồi đó Mi nói Hiếu đểu làm chi. Nói người ta đểu thì đểu cho biết mặt".Tôi nói " Ân trả, oán trả. Mi cũng biết tội rồi. Từ nay khỏi nợ nhau". Hiếu bất giác đưa tôi xoay tròn như cơn lốc. "Mi không biết đâu. Ðầu là đểu, sau là thực. Hiếu không cho Mi hết nợ đâu, Hiếu sẽ đi theo Mi đến cùng trời chiếu đất".
    Á à, lại còn thế nữa chứ, tôi đâu còn dễ tin như tôi ngày xưa. "Vậy mấy cái cột điện ai sẽ trèo đây?". Hiếu trừng mắt nhìn tôi "Ðó là quá khứ. Một quá khứ đang chờ chấm hết. Lúc đó Hiếu đã sống hết mình, và giờ đây Hiếu cũng đã sống hết mình".
    Hiếu nói rồi nắm chặt lấy tay tôi, lòng bàn tay Hiếu tỏa hơi ấm như lửa. Bỗng nhiên tôi muốn òa khóc. "Rồi mai đây, Mi sẽ là quá khứ sao?". "Không ai nói trước được chuyện tương lai. Hiếu không nói chuyện tương lai, chỉ biết bây giờ". Hiếu nói rồi nhẹ nhàng ôm tôi trong tay, và những đốm sáng đèn muôn màu, và nhạc valse, và tôi lại là cô bé lọ lem trong đêm vũ hội của hoàng tử.
    Khi tôi trở về, ba tôi không nói gì, chỉ nhìn. Ðôi mắt đẹp của ông , dù bao qua thời gian , vẫn sâu thẳm và đầy dĩ vãng. " Con biết ba sẽ trách con . Nhưng con...". Tôi muốn nói: Nhưng con hạnh phúc quá. Con không cầm lòng được. Ba tôi lạnh lùng: " Chỉ vì không chịu nỗi đau đớn, nên nạn nhân không đứng vững, phải dựa vào chính tên sát thủ. Rồi lại nhận lầm đó là người chữa vết thương cho mình. Có biết đâu như thế là bị giết lần thứ hai". Tôi nghẹn: "Hiếu không phải là người như vậy".
    Bỗng ba tôi không giấu được vẻ phẫn nộ: "Con muốn làm kẻ cướp đoạt sao? Thằng Hiếu đến đây ba sẽ đuổi . Nó đã phản bội một đứa con gái, nay lại định lừa dối một đứa con gái khác".
    Tôi khóc. Hiếu bảo tôi: "Ðồ ngốc nghếch. Không ai sở hữu được ai trên đời này thì làm gì có chuyện cướp đoạt ở đây"."Nhưng mọi người bảo thế". "Mọi người có sống giùm cuộc đời mình không?". "Mọi người không tin Hiếu". " Hiếu không cần mọi người. Mọi người không ai hiểu rằng người ta có thể cố gắng học, cố gắng làm, nhưng không ai có thể cố gắng yêu. Người ta chỉ có thể yêu cái cái người mà lòng mình luôn hướng tới. Cái người mà nhắm mắt mình vẫn thấy. Hiếu nhắm mắt là thấy Mi, Mi tin Hiếu không?".
    Tôi tin Hiếu. Bởi chỉ có lòng tin mới giúp tôi sống. Như câu nói của Krishna Murti: "Ðó là ánh chớm lóe lên trong khoảnh khắc, ai thấy là thấy, ai không thấy là không thấy, không thể nói cho người khác".
    Hiếu nói đúng. Cuộc đời như dòng sông, ai nói trước được nó sẽ qua những ghềnh thác nào. Nhưng hôm nay, dòng sông đang trôi qua những bờ cỏ mịn màng, đang in bóng trời xanh mây trắng. Lẽ nào sợ thác ghềnh mà sống không dám chảy?
    Năm nay Giáng sinh.
    Trời khô lạnh. tôi ngồi nhìn ra cửa sổ phòng mình. Ba tôi bảo: "Ðừng buồn. Tối nay đi với cả lớp đến Ngọc Anh. Ba sẽ nhảy với con một bản valse tuyệt vời, như mọi năm". Tôi lặng im, không nói. Nước mắt thập thò trên mi. Thèm đi một bản Blue Christmas trong tay Hiếu. Thèm ngồi cạnh Hiếu sau khung cửa mênh mông của cà phê Dã Thảo, chia sẽ với Hiếu một cơn gió . Thèm cùng đi một xe với Hiếu trên con đường dài, Hiếu thỉnh thoảng vừa cười vừa ngã đầu ra sau khiến những sợi tóc cứng đâm vào má tôi.
    "Sao ngồi thừ ra thế, mau lên con gái". Ba tôi nhắc. Biết ba cố tình không cho tôi có thời gian để nghĩ tới chuyện riêng tư, tôi đứng dậy mặc áo, đi giày. Mở cửa, hơi lạnh tạt vào, tôi không cầm lòng được, kêu lên "Nhớ quá?" . "Nhớ gì?". Ba tôi hỏi. "Nhớ gió!". Ðể tránh cái cau mày của ba, tôi vội quay soi mình trong gương lần chót trước khi ra đi. Bỗng tôi nhìn ra trong gương, đôi mắt tôi giờ dây mênh mông và buồn, giống hệt mắt ba tôi.
    Và tôi chợt hiểu, mình đã lớn. Ðã trở thành một ai đó khác mình năm xưa. Ðã biết thế nào là yêu thương và chịu đựng. Ðôi mắt này, nỗi buồn này, Hiếu đã để lại cho tôi.
    Sàn nhảy đêm Noel tưng bừng rực rỡ với những ngọn nến muôn màu. Từng đôi, từng đôi trai gái bên nhau hân hoan...Ba tôi bảo: "Nào, ra sàn với ba". Nhưng tôi ngồi yên, giữa tiếng nhạc vang lên như những cơn xoáy dịu dàng. Thấy tôi bất động, ba tôi cũng không ép. Giờ lâu, ông bảo tôi: "Thôi con ạ. Ðến tuổi này ba mới nhận ra: Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào, mà cả khổ đau cũng đầu thi vị. Chỉ có trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thực là khủng khiếp". Nói rồi ông dõi mắt nhìn xa xôi về phía trước. Bỗng nhiên tôi se lòng. Thương ba. Thương tôi. Và chợt hiểu vì sao mãi mãi ba tôi không quên được Thanh Thuý Tàu, một con người phản bội
    .
    Ồ Ố Ô Í A Í A Í A...
  10. viviani

    viviani Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    Ui truyện hay quá, vỗ tay khen giáo sư Xấu trai kinh khủng nào. Mong giáo sư tiếp tục phát huy nhé! Truyện Gió thiên đường rất đặc sắc hic hic

Chia sẻ trang này