1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Truyện

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi xautraikinhkhung, 06/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
  2. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Ký Ức Tình Yêu
    Nguyễn Thị Việt Nga
    Anh có yêu em không?? ?oCó?. ?oYêu như thế nào?? Duy tròn mắt nhìn Vân một thoáng, hơi bối rối: ?oThì... cũng như mọi người yêu nhau ?. Vân đỏng đảnh : ?oỨ, ứ cần anh nói thế . Phải cụ thể hơn cơ?. Duy dụi tắt điếu thuốc lá, cố nén tiếng thở dài, giọng nói đã có phần khang khác: ?oEm vẫn bảo tình yêu là một khái niệm trừu tượng cơ mà?. Cũng may Vân đã chịu ngồi im, đầu tựa vai anh, mắt lơ mơ nhìn cả vạt đồi thoai thoải tím ngắt sim mua. Một nơi nghỉ ngơi thật tuyệt - Duy nghĩ, nếu như chỉ có một mình anh, anh sẽ nằm xoài ra thoải mái, nhìn trời qua những kẽ lá và nghĩ mông lung. Duy chợt thấy buồn cười, có ai như anh không, ước có một mình trong lúc ngồi cạnh người yêu. Duy thấy vai mình nặng trĩu, dường như Vân đã ngủ. Anh đỡ mái đầu Vân ngả lên đùi mình, chăm chú ngắm từng nét mặt cô. Phải thừa nhận là Vân giống Linh, giống như hai chị em ruột mặc dù họ chẳng hề biết nhau ngoài đời. Nghĩ đến Linh, Duy vẫn thấy lòng mình se thắt, dù đã 6 năm rồi... Cũng rèm mi hoe hoe vàng cong vút (chứ không phải mi đen) khiến cho đôi mắt có vẻ gì là lạ, đầy ấn tượng. Cũng nốt ruồi son ngay trên cánh môi (nhưng nốt ruồi của Linh nằm chếch về bên trái, bướng bỉnh và tinh nghịch hơn), cũng đôi má bầu bầu, mái tóc ngang lưng, càng nhìn càng thấy giống. Bỗng Vân cựa quậy rồi mở mắt: ?oSao nhìn em lạ vậy? Cứ như nghi ngờ điều gì ấy?. Hình ảnh Linh vụt biến mất, chỉ còn lại là Vân. Duy lắc đầu, âu yếm vuốt vuốt mấy sợi tóc xoà trên trán người yêu, kỳ thực để cho Vân nhắm mắt, thôi quấy rầy anh bằng những điệp khúc câu hỏi cũ mèm.
    Ừ nhỉ , tại sao những kỳ nghỉ ngơi lại cứ gắn với mùa hè. Mà tại sao bao nhiêu năm rồi anh vẫn giữ thói quen đến những vùng đồi núi? Nó nhắc anh, bắt anh phải nghĩ về Linh nhiều hơn - cũng có nghĩa là giày vò, hành hạ anh đến khổ sở. Ngày ấy, Linh cũng yêu hoa sim tím vô cùng. Không, em yêu tất cả các loại hoa màu tím thì đúng hơn. Hai đứa bằng tuổi nhau, tròn hai mươi. Trong nụ hôn đầu choáng váng và run rẩy đến nghẹt thở, Duy hỏi nhỏ: ?oGọi Duy là anh nhé?? Linh xấu hổ, cắn vào cằm anh thật đau. Yêu nhau đến độ tưởng như chết được vì nhau, Linh vẫn không thay đổi cách xưng hô: ?oDuy ơi, Linh nhớ Duy kinh khủng?. ?oDuy ơi! Khăn len Linh đan cho Duy này?. ?oDuy ơi, muốn ốm không đấy, trời mưa thế này mà dám đi đầu trần?. Mới đầu Duy còn cự nự, cứ đòi Linh gọi là anh, Linh chỉ cười: ?oKhi nào mình... cưới nhau, Linh sẽ gọi Duy là anh, chịu không?? Duy chịu thua trước nụ cười thiên thần ấy để ôm ghì Linh trong vòng tay cuồng nhiệt của mình...
    Chiều nắng nhạt dần và gió ***g lộng. Vân tung tăng đi trước Duy, thỉnh thoảng lại cúi xuống ngắt vài bông hoa dại. Tóc Vân bay xấp xoã, đáng yêu hệt như hôm anh gặp Vân lần đầu. Duy chạy tới, bịt mắt Vân, cắt ngang tiếng cười khanh khách của người yêu bằng một nụ hôn dài ?oAnh yêu em, biết không hả công chúa?? Vân buông ngay nắm hoa dại, vòng tay qua cổ anh, đắm đuối: ?oÐừng làm em phát điên lên vì anh nữa?... Duy dìu người yêu đi chầm chậm. Lạ thay, bên Vân, anh vẫn không thôi nghĩ về Linh, dù anh yêu Vân thực sự, dù Linh đã thuộc về quá khứ xót xa...
    ...Linh chưa kịp bước sang tuổi 21, chưa kịp cùng anh thổi nến trong ngày sinh. Duy vẫn nhớ, ngày ấy anh đã hỏi Linh thích quà tặng gì nhất cho ngày sang tuổi mới. Linh áp đầu vào ngực Duy, thầm thì: ?oLinh chỉ thích có Duy thôi, thật đấy?. Vậy mà Linh... Ðó là một ngày chủ nhật đường phố đông nghẹt đã cướp đi Linh của anh. Trong giỏ xe vẫn còn lăn lóc một gói quà nho nhỏ. Cô bạn chơi thân với Linh thổn thức: ?oNó bảo... nó bảo sáng nay đi chọn mua tặng anh một chiếc cavat thật đẹp?. Duy không tin vào tai mình nữa, anh điên cuồng chạy khắp bệnh viện như một gã tâm thần. Người ta ngăn không cho anh vào nhà xác, không cho anh vào với Linh khi Linh không còn biết cười, biết nói, biết nhìn anh... Anh đã gào lên nguyền rủa hết thảy, gào lên trong nỗi tuyệt vọng tột cùng...
    ?oAnh xem em mặc áo dài màu này có hợp không?? Duy nhìn Vân đang xoay người trước gương, gật gù ?oÐẹp lắm cưng ạ! Mà với anh, em mặc màu gì cũng đẹp?. Vân quay lại, âu yếm sửa cổ áo cho Duy rồi la lên: ?oSao anh không đeo cavat vào. Trời ạ! Mặc complê đi dự đám cưới mà thiếu cavat?. Duy thành thật: ?oAnh chẳng có cái nào đâu?. Vân ấn anh ngồi xuống ghế, với tay lấy chìa khoá xe ?oÐể em đi mua cho anh?. Mặt Duy thoắt tái nhợt, tim anh nhói lên như có vật nhọn nào vừa đâm trúng ?oVân, đừng, kệ anh?. Vân hốt hoảng nhào đến. Lát sau, Duy trở lại bình thường, lúng túng giải thích: ?oAnh hơi đau đầu. Nhưng anh không dùng cavat đâu?. Vân dằn dỗi ?oNhưng mà tại sao mới được chứ. Sao anh gàn thế ? Hay anh không khiến em thì tự anh đi mua cũng được . Ừ, mà chưa bao giờ em thấy anh dùng cavat ?. Đơn giản thế mà cũng giận nhau. Vân đùng đùng bỏ về, không đi đám cưới sau một điệp khúc câu hỏi ?oTại sao? mà Duy chẳng thể trả lời. Từ ngày Linh mất, Duy không bao giờ dùng cavat. Anh cứ có cảm tưởng cổ mình bị thít chặt lại khi nghĩ đến nguyên nhân cướp mất Linh của anh. Chiếc cavat Linh mua ngày ấy giờ nằm yên trong ngăn tủ với hàng bao kỷ vật khác: Khăn len, cuốn sổ, một mảnh mùisoa thêu...
    Trong suốt thời gian yêu nhau, Linh chưa bao giờ giận Duy, kể cả những lần anh lỡ hẹn (vì có việc đột xuất) hay những lần anh đến trễ giờ. Nếu thấy lâu lâu anh không tới, Linh lại cuống quýt đến tìm: ?oDuy hư lắm đấy nhé. Linh cứ tưởng là Duy bị ốm, Linh lo cuống cả lên...?. Có một đôi lần Linh dỗi, nhưng Linh có cách trừng phạt riêng, không ngúng nguẩy quay đi hay bỏ về mà sẽ mím chặt đôi môi hồng xinh xắn, ngăn cản nụ hôn của Duy. Nhưng chỉ được vài phút. Duy chưa bao giờ phải khổ sở chạy theo năn nỉ, dỗ dành Linh. Cũng chính vì thế, anh yêu Linh hơn tình yêu của tất cả thế gian này cộng lại...
    Không phải Vân không biết trước cô, Duy đã yêu một người con gái khác. Giá như Vân chỉ bằng lòng biết đến đấy thôi, mặc kệ Duy với những gì thuộc về quá khứ, mặc kệ Duy với những kỷ niệm của riêng mình thì có lẽ Duy sẽ bớt đi những lúc đi về giữa quá khứ và hiện tại, sẽ gạt bỏ được những so sánh ngoài ý muốn. Và biết đâu anh lại tìm thấy tình yêu cuồng nhiệt, đắm đuối hệt thuở xưa ở Vân. Nhưng mọi chuyện lại không như thế. Vân đòi biết quá nhiều. Thoạt đầu chỉ là ?oTên của chị ấy là gì hả anh?? và Vân xuýt xoa: ?oEm thích cái tên Thuỳ Linh lắm. Anh tin không, ngày nhỏ em có con bạn thân là Thuỳ Linh, bao nhiêu lần em khóc đòi bố mẹ đổi tên cho mình?. Vân bảo: ?oAi chẳng có những kỷ niệm. Em không hờn ghen với kỷ niệm của anh. Nhưng có điều, đừng sống mãi với kỷ niệm anh nhé?. Lúc ấy nhìn Vân thật buồn và tội nghiệp. Duy cồn cào, anh thấy yêu và thương Vân thành thật, yêu một dáng hình, một tâm hồn, một tấm lòng biết cảm thông, chia sẻ. Vân đã khóc khi anh kể cho cô nghe vì sao anh mất Linh... Thế nhưng tại sao anh càng cố gắng không khơi dậy kỷ niệm thì Vân càng dồn ép, đòi anh phải kể về Linh nhiều hơn. Và càng biết về Linh thì Vân càng hay giận dỗi, so bì, trách móc. Anh không thể chịu nổi điệp khúc căn vặn ?oAnh có yêu em không?? và những câu hờn mát đến độc địa của Vân ?oEm chỉ vụng về thế thôi. Em biết, anh chẳng yêu em nhiều?. Duy không biết thanh minh nhiều, anh lại tìm đến với Linh trong kỷ niệm như một sự cứu rỗi.
    ... Linh bảo: ?oMột ngày nào đó không còn thấy yêu Linh, Duy cứ đi yêu người khác mà Duy thích. Chỉ có điều phải thành thật mà nói lời chia tay. Ðừng lừa dối Linh?. Duy véo mũi Linh, mắng: ?oChỉ vớ vẩn thôi. Mình sẽ là của nhau đến trọn kiếp?. Mắt Linh thoáng buồn ?oLinh muốn thế nhưng cuộc đời thì nhiều biến động...?. Duy át đi: ?oGiả sử Duy yêu người khác, Linh chấp nhận chia tay, thế hoá ra Linh không yêu Duy?. Linh bảo: ?oLinh sẽ buồn, sẽ đau lắm chứ nhưng nếu Duy hạnh phúc bên người khác hơn bên Linh thì...?. Tại sao Linh lại có linh cảm chẳng lành về số phận, về tình yêu như thế? Ðể rồi chỉ ít lâu sau, anh phải gục đầu khóc trước những vòng hoa trắng, khóc giữa những đêm ngồi nghe bản nhạc quen thuộc một mình lẫn với tiếng mưa gõ nhịp đều đều, đều đều.
    Duy lại đến tìm Vân như sau hàng bao lần giận dỗi trước đó. Thủ tục làm lành khó khăn hơn nhưng rồi cũng xong xuôi. Hai đứa lại đi dạo trong công viên. Mùa thu, hoa sữa thơm dịu dàng và quyến rũ. Những bông hoa nhỏ xíu rớt xuống nền gạch đỏ như sao sa. Tóc Vân thấp thoáng hoa sữa trắng ngà. Duy vòng tay qua thành ghế đá, mơ màng nhìn lên vòm lá. Hình như có một tiếng chim chiếp chiếp tội nghiệp đâu đây. Dường như Vân hỏi anh câu gì đó nhưng Duy vẫn mải tìm kiếm xem tiếng chim kêu ấy ở chỗ nào. Chắc chắn đó phải là chú chim sâu nhỏ thật dễ thương. Thế mà ngày bé, bao nhiêu lần anh mang súng caosu lêu lổng khắp các khu vườn... Chợt Vân giật tay lại, ngoắt người đi, giận dỗi. Duy giật mình, ngắt khỏi những suy nghĩ lan man: ?oGì thế em?? Vân quay lại, nét mặt trở nên cau có: ?oEm biết mà, anh không thể nào khác đi. Anh lại nghĩ, lại nhớ, lại tiếc tình-yêu-cũ-của-anh rồi phải không?? Duy thất vọng, cúi đầu không nói. Vân vẫn không tha: ?oHèn gì em hỏi anh đến ba lần mà anh không trả lời?. ?oEm hỏi anh gì vậy? Anh im lặng cũng là một cách trả lời đấy chứ?. Vân nhìn sững Duy, nghẹn ngào: ?oAnh không yêu em phải không. Ngồi với em mà anh chỉ nghĩ đến chị Linh...?. Duy cắn môi đột ngột " Ừ !anh yêu Linh và yêu Linh mãi mãi?. Vân bật khóc, cầm túi xắc rồi bước đi như chạy. Duy không đuổi theo như bao lần trước đó. Anh nhìn theo cô rồi buồn buồn nghĩ: Chắc là chẳng khi nào mình gặp lại Vân để làm lành nữa... Ôi! Ngày xưa, Linh thường mặc áo xanh, Linh thường đi thong thả...

    Có những tình yêu dập dờ theo từng con sóng...
    Được xautraikinhkhung sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 12/08/2004
  3. viviani

    viviani Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    chẹp chẹp... vừa đọc vừa nhớ đến một chuyện... ngoài đời......... lẽ ra Vân không nên bỏ đi... nếu tình yêu của Vân dành cho người con trai kia đủ lớn để chấp nhận cho anh có quá khứ... Quá khứ rồi sẽ ngủ yên...
    Truyện hay quá giáo sư ạ...
  4. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Chẹp chẹp đúng là thầy hát trò khen hay chẹp chẹp hê hê.
    Có đôi khi thèm như gió đi hoang...
  5. viviani

    viviani Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    hihihi khen để cổ vũ thày tí, sợ thày không dạy học nữa
  6. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0

    Lẵng quả thông
    Mùa thu, nhà soạn nhạc Eđua Grigơ thường về ở trong những khu rừng gần thành phố Becghen.
    Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực là đẹp. Ở đó ta nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù từ biển cả thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây xoã dài xuống mặt đất như những mớ tóc xanh.
    Ngoài ra, trong những khu rừng trên núi, còn có một thứ tiếng vọng vui tính. Giống như một con khướu nó chỉ chực chộp lấy bất kỳ tiếng động nào để rồi liệng lại qua vách đá.
    Một hôm, Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em đang nhặt quả thông bỏ vào lẵng.
    Trời đang thu. Nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đánh thành muôn vàn lá cây mỏng dính thì chúng cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ của bộ áo mùa thu trải trên đồi núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch so với lá thật, nhất là với lá liêu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
    - Cháu tên là gì nào?
    - Grigơ hỏi.
    - Cháu là Đanhi Pêđecxen.
    - Em bé lí nhí trả lời.
    Em bé trả lời lí nhí không phải vì sợ, mà vì bối rối. Nó sợ sao được khi cặp mắt của Grigơ đang cười.
    - Rõ tiếc....
    - Grigơ nói.
    - Bác chả có quà gì cho cháu cả. Chả có búp bê, chả có băng, thỏ nhung cũng không có nốt.
    - Cháu có con búp bê cũ của mẹ cháu.
    - Em bé trả lời
    - Trước kia nó cũng biết nhắm mắt cơ bác ạ. Như thế này này....
    Nó từ từ nhắm mắt lại. Khi nó mở mắt ra, Grigơ nhận thấy con ngươi của nó có màu xanh nhạt và lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ.
    - Nhưng bây giờ nó ngủ mở mắt,
    - em bé buồn rầu nói tiếp,
    - người già hay khó ngủ. Ông cháu cũng vậy, cứ kêu rên cả đêm.
    - Đanhi này. Bác nghĩ ra rồi,
    - Grigơ nói,
    - bác sẽ tặng cháu một món quà thú vị. Nhưng không phải bây giờ, mà độ mười năm nữa.
    Đanhi đập hai tay vào nhau:
    - Ôi, thế thì lâu quá!
    - Cháu hiểu không, bác còn phải làm ra nó đã chứ.
    - Nhưng nó là cái gì kia, bác?
    - Sau này cháu sẽ biết.
    - Chả lẽ suốt đời bác, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chơi thôi hay sao?
    - Em bé nghiêm nghị hỏi.
    Grigơ bối rối:
    - Không, không phải thế đâu
    - Ông bác lại vẻ không quả quyết
    - Có thể bác sẽ làm xong vật ấy trong vài ngày. Nhưng những thứ đó người ta không cho trẻ con. Bác thường chỉ làm quà cho người lớn.
    - Cháu không đánh vỡ đâu mà
    - Đanhi năn nỉ và nắm tay áo ông kéo lại.
    - Cháu cũng chẳng làm hỏng đâu. Đấy rồi bác xem! Ông cháu có một chiếc thuyền thuỷ tinh bé tí tẹo. Cháu vẫn lau bụi cho nó đấy nhưng cháu có bao giờ làm no sứt tí nào đâu.
    "Con bé Đanhi này làm mình rối tinh lên rồi"
    - Grigơ bực bội nghĩ thầm và rồi ông lặp lại những điều mà người lớn thường nói với trẻ con khi lâm vào thế bí.
    - Cháu hãy còn bé và có nhiều điều cháu không hiểu. Hãy học tập tính kiên nhẫn. Còn bây giờ cháu đưa cái lẵng đây cho bác. Cháu ì ạch mãi mới mang nổi nó kia kìa. Bác sẽ đưa cháu về nhà và chúng ta sẽ nói vè một chuyện gì khác.
    Đanhi thở dài và đưa cái lẵng cho Grigơ. Cái lẵng quả là khá nặng. Quả cây thông tán nhọn có nhiều nhựa, nên nó nặng hơn quả của loại thông khác.
    Khi nhà người gác rừng hiện ra giữa đám cây. Grigơ bảo cô bé:
    - Thôi, Đanhi này, bây giờ cháu chạy về một mình nhé. Ở Nauy, có nhiều em bé gái trùng tên họ với cháu. Bố cháu tên là gfi nhỉ?
    - Hagrup a.
    - Đanhi trả lời và hỏi tiếp, vầng trán nhăn lại
    - Bác không vào chơi nhà cháu ư? Nhà cháu có chiếc khăn giải bàn thêu này, có con mèo hung này, lại có chiếc thuyền bằng thuỷ tinh nữa. Ông cháu sẽ cho phép bác cầm xem đấy.
    - Cám ơn cháu. Bây giờ bác vội. Chào cháu, Đanhi ạ.
    Grigơ vuốt tóc em bé rồi đi về phía bờ biển. Đanhi chau mày trông theo. Em xách cái lẵng nghiêng về một bên và những quả thông rơi xuống đất.
    "Ta sẽ làm một bản nhạc,
    - Grigơ quyết định
    - và trên trang bìa ta sẽ cho in:
    "Tặng Đanhi Pêđecxen, con gái người gác rừng Hagrup Pêđecxen, khi cô mười tám tuổi".
    ở Becghen không có gì thay đổi.
    Tất cả những gì có thể làm cho âm thanh giảm đi như thảm, màn cửa, đồ gỗ lót đệm, Grigơ đã loại ra khỏi nhà từ lâu. Chỉ còn lại chiếc đivăng cũ kỹ đủ chỗ cho mười người khách ngồi là Grigơ vẫn chưa dám bỏ đi nốt.
    Các bạn của nhà soạn nhạc nói rằng nhà của ông giống nơi ở của một tiều phu. Chỉ có mỗi chiếc dương cầm là vật trang sức cho ngôi nhà. Người giàu tưởng tượng có thể nghe thấy giữa bốn bức tường trắng ở đây nhiều điều kỳ diệu, từ tiếng gầm thét của Bắc băng dương
    - cái đại dương đang dồn sóng ra từ cõi mịt mù sương gió, nơi gió rú rít kể câu chuyện cổ xưa rùng rợn
    - cho đến bài hát của em gái ru con búp bê vải.
    Chiếc dương cầm có thể ca về tất cả:
    về khí phách con người vươn tới cái cao cả, về tình yêu. Những phím đàn đen trắng lượt nhanh dưới những ngón tay chắc nịch của Grigơ, lúc buồn bã, lúc vui cười, lúc lại réo lên giông tố và căm thù rồi bất thần lặng hẳn đi.
    Trong phút lặng lẽ ấy chỉ còn một dây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể nàng Lọ Lem bị các chị mắng mỏ đang khóc.
    Grigơ ngả người ra, lắng nghe cho đến khi cái âm thanh cuối cùng ấp tắt hẳn ở trong bếp, nơi chú dế mèn đã đến trú ngụ từ lâu.
    Đến lúc ấy mới nghe tiếng vòi nước nhỏ giọt, đếm từng giây, hệt như máy đo tiết điệu. Những giọt nước nhấn mạnh rằng thời gian không chờ đợi ai và cần phải hối hả làm cho xong những điều dự định.
    Grigơ viết bản nhạc tặng Đanhi Pêđecxen trong hơn một tháng.
    Mùa đông bắt đầu. Sương mù phủ kín thành phố. Những con tàu han rỉ từ nhiều nước kéo đến gà gật bên bến cảng lát gỗ, khe khẽ phì phò hơi nước.
    Chẳng bao lâu tuyết bắt đầu rơi. Grigơ nhìn qua cửa sổ thấy những bông tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây.
    Tất nhiên, không thể truyền đạt âm nhạc bằng lời, dù cho ngôn ngữ của chúng ta có phong phú đến thế nào chăng nữa.
    Grigơ viết về cái đẹp vô cùng của thời con gái và của hạnh phúc.
    Ông viết và thấy cô gái có đôi mắt xanh sáng ngời nghẹn ngào vì sung sướng, đang chạy đến với ông. Cô gái vòng tay ôm lấy cổ ông, áp bên má nóng bừng của cô vào cái má đầy râu bạc lâu ngày không cạo của ông. "Cảm ơn bác"
    - cô nói trong lúc chính cô cũng chưa biết cô cảm ơn ông vì lẽ gì.
    "Cháu như mặt trời,
    - Grigơ nói với cô,
    - như làn gió êm dịu, như buổi sáng tươi mát. Một bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong lòng cháu làm cho toàn thân cháu thơm ngát mùa xuân. Ta hiểu đời lắm. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đã hiến cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Hiến tất cả mà không đòi hỏi trả lại. Vì thế có thể, ta còn hạnh phúc hơn cả cháu nữa kia, Đanhi ạ!
    Cháu là đêm trắng với ánh sáng huyền ảo. Cháu là hạnh phúc, là ánh bình minh. Cháu cất tiếng là bao con tim rung động.
    Cầu chúa ban phước lành cho mọi vật bao quanh cháu, chạm tới người cháu và được cháu chạm tới, những gì làm cháu vui sướng và bắt cháu phải trầm ngâm suy nghĩ".
    Grigơ nghĩ vậy và gửi vào phím đàn những gì ông suy nghĩ. Ông ngờ rằng có người nghe trộm ông. Ông còn đoán được ai đang nghe trộm nữa. Đó là đàn sơn tước trên cành, đám thuỷ thủ ngoài cảng quá chén đang lang thang, chị thợ giặt bên hàng xóm, chú dế mèn, những bông tuyết từ trên bầu trời trĩu nặng kia rơi xuống và nàng Lọ Lem trong bộ quần áo vá chằng vá đụp.
    Mỗi người và vật nghe ông theo một cách.
    Những con sơn tước xốn xang. Nhưng dù chúng co loay hoay thế nào mặc lòng, sự huyên náo của chúng cũng không thể át nổi tiếng đàn.
    Những tay thuỷ thủ quá chén ngồi xuống bậc thềm nhà ông, vừa nghe nức nở. Chị thợ giặt đứng thẳng lên, lấy lòng bàn tay lau cặp mắt đỏ hoe và lắc đầu. Chú dế mèn chui ra khỏi kẽ nứt của chiếc lò sưởi lát gạch sứ và nhòm Grigơ qua một khe hở.
    Những bông tuyết rơi, ngập ngừng, lơ lửng giữa từng không, lắng nghe suối đàn từ trong nhà vọng ra. Còn Lọ Lem thì mỉm cười nhìn xuống sàn. Một đôi giày xinh xắn bằng pha lê nằm bên chân cô. Đôi giày run rẩy, va vào nhau, hoà nhịp với tiếng đàn ngân vang trong phòng nhà soạn nhạc.
    Grigơ quý những thính giả ấy hơn các vị sang trọng và lịch sự vẫn thường tới nghe hoà nhạc.
    Năm mười tám tuổi Đanhi học hết trung học.
    Nhân dịp này cha nàng cho nàng về Krixtania chơi ít lâu với bà Magđa, em gái ông. "Cho con bé (cha nàng vẫn coi nàng là con bé, mặc dầu Đanhi đã là một cô gái có thân hình cân đối với đôi bím tóc vàng nặng trĩu) biết cái thế giới này nó ra sao, người ta sống thế nào, và cho nó giải trí một chút".
    Ai biết được tương lai sẽ dành cho Đanhi những gì? Có thể, một người chồng chân thật và yêu nàng nhưng lại đáng ngán và keo kiệt chẳng? Hay một việc làm ở quầy tạp hoá trong làng? Hoặc phục dịch tại một trong vô vàn hãng tàu biển ở Becghen?
    Bà Magđa làm thợ may trong một nhà hát. Chồng bà, ông Ninxơ cũgn làm thợ cắt tóc trong nhà hát ấy.
    Họ Ở trong một phòng nhỏ ngay dưới mái nhà hát. Từ đấy trông thấy biển sặc sỡ những lá cờ hiệu hàng hải và tượng đài Ipxen.
    Những con tàu suốt ngày cứ chõ vào các cửa sổ bỏ ngỏ mà la hét. Ông Ninxơ, đã nghiên cứu những tiếng kêu la của chúng kỹ đến nỗi, theo ông nói, ông biết chắc chắn tàu nào đang kéo còi:
    "Nôđecnây" từ Côpenhaghen, "Người ca sĩ xứ Êcôt" từ Glazgô hay "Gianđa" từ Boocđô đến.
    Trong phòng bà Magđa có rất nhiều vật dụng của nhà hát:
    gấm, lụa, tuyn, băng, đồ ren, mũ dạ thời xưa gắn lông đà điểu đen, khăn san của người Digan, tóc giả bạc trắng, ủng cổ loe gắn cựa bằng đồng, các loại gươm, quạt và những đôi giày dát bạc đã sờn ở những nếp gấp. Tất cả những thứ đó phải được vá víu sửa chữa, lau chùi và là phẳng.
    Trên tường treo những tranh nhỏ cắt ra từ sách báo:
    kỵ sỹ thời vua Luis XIV, mỹ nhân bận váy bông, hiệp sĩ, phụ nữ Nga trong bộ xaraphan, thuỷ thủ và bọn Viking trên đầu mang những vòng lá sồi.
    Muốn lên phòng phải leo một cái thang dựng đứng. Ở đấy thường phảng phất mùi sơn và mùi vecni bốc lên từ lớp vàng mạ.
    Đanhi hay đi xem hát. Đó là một việc thú vị. Nhưng sau những buổi xem kịch ấy, Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường mà khóc.
    Bà Magđa lấy thế làm lo lắng và thường an ủi Đanhi. Bà nói rằng không nên mù quáng tin những gì diễn ra trên sân khấu. Nhưng ông Ninxơ thì vì thế lại gọi bà là "mụ nái xề" và nói rằng, ngược lại, nên tin mọi điều ở nhà hát. Nếu không thì người ta chẳng cần đến nhà hát nào nữa. Thế là Đanhi tin.
    Tuy vậy bà Magđa vẫn cứ nhất định đòi đi nghe hoà nhạc để đổi món.
    Ông Ninxơ không phản đối ý kiến ấy. "Âm nhạc,
    - Ông nói,
    - đó là gương mặt của thiên tài".
    Ông Ninxơ thích dùng những danh từ cao siêu và mơ hồ. Ông bảo Đanhi giốgn như hợp âm dầu tiên của một tự khúc. Còn bà Magđa thì, theo lời ông, lại có một quyền lực siêu phàm đối với mọi người. Quyền lực đó là ở chỗ bà may trang phục sân khấu. Mà ai chẳng biết rằng con người cứ mỗi lần mặc bộ đồ mới là biến đổi hẳn. Thành thử vẫn một anh diễn viên hôm qua là tên gieté người bỉ ổi, hôm nay đã trở thành chàng nhân tình say đắm, ngày mai là anh hề của nhà vua, còn ngày kia lại thành vị anh hùng dân tộc.
    Trong những trường hợp đó bà Magđa thường kêu lên:
    - Đanhi! Cháu hãy bịt tai lại, đừng nghe những lời ba hoa gớm ghiếc ấy làm gì! Ông ấy chả biết ông ấy nói gì đâu, lão triết gia kiết xác ấy.

    Kỉ niệm như rêu anh níu vào chợt ngã...
    Được xautraikinhkhung sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 18/08/2004
  7. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0

    Tháng sau, trời ấm. Đang hồi những đêm trắng. Những buổi hoà nhạc tổ chức ngoài trời, tại công viên thành phố.
    Đanhi đi nghe hoà nhạc cùng cô Magđa và chú Ninxơ. Nàng muốn mặc chiếc ao dài trắng độc nhất của mình, nhưng chú Ninxơ bảo rằng người con gái đẹp phải biết ăn mặc sao cho nổi bật lên giữa môi trường chung quanh. Nói chung, bài diễn văn dài dòng của ông về chuyện đó có thể tóm tắt lại là trong những đêm trắng nhất thiết phải mặc đồ đen và người lại, lúc tối trời nên diện bộ áo trắng.
    Không thể nào cãi lại ông Ninxơ, nên Đanhi mặc chiếc áo dài nhung lụa đen, tuyết rất mịn. Bà Magđa đã mượn trong kho phục trang cho nàng chiếc áo đó.
    Khi Đanhi đã mặc xong, bà Magđa phải chịu là ông Ninxơ có lý:
    không gì có thể tôn nước da mai mái nghiêm nghị trên gương mặt và đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười cửa nàng bằng thứ nhung huyền bí ấy.
    - Này Magđa, mình trông mà xem,
    - chú Ninxơ nói khẽ,
    - con Đanhi đẹp như thể nó đi gặp người yêu trong buổi đầu tiên ấy.
    - Đúng vậy
    - Bà Magđa trả lời
    - Thế mà lần hẹn đầu tiên ông đến gặp tôi, tôi lại chả được thấy ông là một chàng điển trai si tình. Ông chỉ là một chàng ba hoa.
    Và bà Magđa đặt một cái hôn lên mái tóc của chồng.
    Buổi hoà nhạc bắt đầu sau khi khẩu đại bác ở ngoài cảng nổ phát súng chiều thường lệ. Phát súng báo hiệu mặt trời lặn.
    Mặc dầu là buổi tối, cả nhạc trưởng lẫn nhạc công đều khong bật những ngọn điện nhỏ trên giá nhạc. Tối hôm đó trời rất sáng nên những cây đền ***g lấp lánh trong tán cây đoạn hắn cũng chỉ để tạo cho buổi hoà nhạc vẻ hào nhoáng mà thôi.
    Lần đầu tiên Đanhi được nghe nhạc giao hưởng. Bản nhạc gây cho cô một ấn tượng lạ lùng. Những đoạn luyến láy và rền vang của dàn nhạc gợi lên trong trí cô muôn vàn cảnh lạ giống như giấc mơ.
    Bỗng Đanhi giật mình, ngước mắt lên. Nàng có cảm giác như người đàn ông gầy gò mặc áo đuôi tôm đang giới thiệu chương trình biểu diễn vừa gọi đến tên nàng.
    - Chú gọi cháu đấy ư, chú?
    - Đanhi nhìn ông Ninxơ hỏi ròi cũng lập tức cau mặt lại.
    Người chú nhìn nàng khôn ra là kinh hãi mà cũng không ra là thán phục. Và bà Magđa áp chiếc khăn vào miệng cũgn nhìn Đanhi hệt như vậy.
    - Có chuyện gì xảy ra vậy?
    - Đanhi hỏi.
    Bà Magđa nắm lấy tay nàng và nói khẽ:
    - Nghe kìa!
    Và Đanhi nghe thấy người mặc áo đuôi tôm nói:
    - Các vị thính giả mấy hàng ghế cuối nhờ tôi nhắc lại. Vậy là dàn nhạc chúng tôi sẽ trình bày hiến quý vị một bản nhạc nổi tiếng của Eđua Grigơ đề tặng Đanhi Pêđecxen, con gái ông gác rừng Hagrup Pêđecxen, nhân dịp cô tròn mười tám tuổi.
    Đanhi hít một hơi dài đến nỗi nàng thấy tức ngực. Nàng muốn lấy hơi thở đó để giữ dòng nước mắt sắp trào ra, nhưng vô hiệu, Đanhi cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay.
    Thoạt đầu nàng không nghe thấy gì hết. Một cơn giông đang cuồn cuộn trong lòng nàng. Cuối cùng nàng nghe thấy tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sớm tinh sương và dàn nhạc đàn dây khẽ giật mình, đáp lại bằng hàng trăm tiếng hát.
    Điệu nhạc tăng dần, cất bổng lên rồi gào thét lướt trên ngọn cây, như một luồng gió rứt lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt những tia nước mát rượi. Đanhi cảm thấy có một luồng không khí do âm nhạc dấy lên phả đến và nàng gắng bình tĩnh lại.
    Phải, đó là cánh rừng của nàng, quê hương nàng! Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng.
    Những con tàu thuỷ tinh làm nước sủi bọt. Gió reo cả trên những dây buồm. Từ lúc nào không biết, tiếng reo đó đã chuyển thành tiếng những quả chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim ríu rít nhào lộn trên không, tiếng trẻ con hú nhau, tiếng hát về người con gái:
    lúc bình minh người yêu ném một vốc cát vào cửa sổ phòng nàng. Đanhi đã nghe bài hát đó trên đồi núi ở quê nhà.
    Vậy ra đó chính là bác ấy. Ông già tóc bạc đã giúp cô mang lẵng quả thông về nhà. Đó là Eđua Grigơ, người có phép thần và nhạc sĩ vĩ đại! Thế mà nàng đã trách bác ấy không biết cách làm mau chóng.
    Thì ra đó chính là món quà mà ông đã hứa cho nàng mười năm sau.
    Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Đến lúc ấy âm nhạc đã tràn ngập khoảng không giữa mặt đất và mây trời giăng mắc trên thành phố. Sóng nhạc du dương làm cho mây gợn lên lăn tăn và những vì sao lung linh lấp lánh.
    Bản nhạc khổng phải là hát nữa. Nó kêu gọi. Kêu gọi đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nhạt tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kể khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu nàng tiên trong cổ tích.
    Trong dòng âm thanh cuồn cuộn ấy bỗng nổi lên giọng nói quen thuộc "Cháu là hạnh phúc, cháu là anh bình minh".
    Bản nhạc ngừng bặt. Những tràng vỗ tay lúc đầu còn chầm chậm, sau mỗi lúc một mạnh thêm, vang lên như sấm dậy.
    Đanhi đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên. Có thể, có một số người trong đám thính giả đã thoáng nghĩ rằng nàng chính là Đanhi Pêđecxen mà Grigơ đã dành tặng tác phẩm bất tử của ông.
    "Bác ấy mất rồi ư?
    - Đanhi nghĩ
    - Vì sao?" Già mà lại được gặp ông! Giá mà ông có mặt ở đây? Hẳn nàng sẽ chạy ào lại với ông, tim đập rộn ràng, nàng sẽ bá lấy cổ ông, áp bên má ướt đẫm nước mắt vào má ông và chỉ nói một câu:
    "Cảm ơn bác".
    - "Vì lẽ gì cơ chứ?" Hẳn ông sẽ hỏi như thế. "Cháu cũng chả biết nữa....
    - hẳn nàng sẽ trả lời,
    - Vì bác đã không quên cháu. Vì lòng hào hiệp của bác. Vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mỹ mà con người phải sống bằng cái tuyệt mỹ ấy".
    Đanhi đi trên đường phố vắng tanh. Nàng không biết rằng bà Magđa đã phái ông Ninxơ đi theo nàng mà không để nàng trông thấy. Ông đi lảo đảo như người say rượu, miệng lẩm bẩm gì đó về sợ thần kỳ xảy ra trong cuộc sống eo hẹp của họ.
    Bóng đêm vẫn còn trải trên thành phố. Nhưng trong cử sổ đã thấy lấp lánh ánh vàng yếu ớt của bình minh phương Bắc.
    Đanhi đi ra bờ biển. Biển vẫn còn ngủ say, không một tiếng sóng vỗ.
    Đanhi nắm chặt hai tay lại và rên lên vì một cảm giác tuy còn mơ hồ đối với nàng, nhưng đã chiếm lĩnh toàn cơ thể nàng
    - cảm giác về cái đẹp của cuộc đời.
    - Đời ơi, hãy nghe đây!
    - Đanhi nói khẽ
    - Ta yêu Người.
    Và nàng cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên tàu biển đang chậm rãi lắc lư nơi nước xám trong vắt.
    Ông Ninxơ đứng ở đàng xa nghe thấy tiếng cười đó và quay về nhà. Giờ ông đã yên tâm về Đanhi. Giờ đây ông hiểu rằng cuộc đời cháu gái ông sẽ không qua đi vô ích.
    1953.
    Ngày hôm qua như giấc mơ trôi rất nhanh nhưng âm thanh buồn...
  8. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Cô gái váy hồng
    NHẠC DŨNG (Trung Quốc)
    Ngày đầu năm nay, tôi nhận lời mời đến làm biên tập cho một tòa soạn báo tại Quảng Châu. Vì ký túc cách nơi làm việc rất xa nên mỗi sáng tôi đều phải đạp xe đi làm.
    Một buổi sáng, đồng hồ báo thức hỏng, tôi ngủ một mạch tới trước giờ làm việc 15 phút mới tỉnh, vội vội vàng vàng rửa qua mặt, trèo lên xe đạp, đạp gấp tới tòa báo.
    Đang lúc phi xe như bay, đột nhiên đèn đỏ ngã tư trước mặt bật lên.
    Tôi vội vàng phanh gấp, nhưng vẫn va vào một chiếc xe trước mặt. Cô gái mặc váy hồng đi chiếc xe đạp đó quay đầu lại nhìn tôi ngạc nhiên. "Xin lỗi! Xin lỗi". Tôi vội vàng vừa lau mồ hôi mướt mát trên đầu vừa nhún nhường nói. Cô khẽ cười, lắc lắc đầu biểu thị không sao, hai lúm đồng tiền tròn tròn trên hai má xinh xắn. Xinh quá! Tim tôi như ngừng đập. Đúng lúc ấy, đèn xanh bật sáng, cô nhẹ nhàng lên xe, rẽ trái.
    Sau lần đụng xe đó, tôi mới phát hiện hầu như sáng nào cũng có thể gặp cô trên đường. Chúng tôi cùng đi chung một đoạn đường ngắn rồi cô rẽ trái ở ngã tư.
    Sáng sáng mỗi khi gặp nhau chúng tôi đều chào hỏi, hoặc gật đầu, hoặc cười, như người bạn cũ đã hiểu rõ nhau.
    Một buổi sáng ráng trời như gấm, chúng tôi lại gặp nhau trước đèn đỏ ngã tư. Cô thoáng bối rối, gật đầu, đúng một giây trước khi đèn bật sáng, đột nhiên bỏ vào giỏ xe tôi một phong thư dán kín, rồi lên xe đạp như bay.
    Tôi không hiểu bèn mở phong thư, té ra là viết như sau:
    Nhạc Dũng, chào anh! Tôi đã được xem ảnh chụp và những bài viết của anh trên nhiều tạp chí, tôi rất thích văn phong của anh. Chúng ta có thể kết bạn chứ? Nếu anh đồng ý, xin hãy để thư hồi âm vào giỏ xe tôi.
    Xem xong, lòng tôi cảm thấy rất sung sướng. Sau giờ làm việc liền viết ngay một bức thư biểu thị mong muốn được kết bạn, sáng hôm sau, bỏ vào giỏ xe của cô.
    Ngày thứ ba, cô lại viết một bức thư đặt vào giỏ xe của tôi.
    Ngày thứ tư, tôi lại viết thư trả lời?
    Cứ như thế sau một thời gian thư đi thư lại, hai người chúng tôi trở thành đôi bạn không gì là không viết ra được.
    Cô là một người yêu văn học, có lúc cũng viết vài bài để trong bức thư gửi cho tôi, văn phong của cô linh hoạt, kỳ ảo và mỹ lệ, tôi đều đăng những bài viết của cô.
    Ba tháng sau, một buổi sáng, cô bỗng hỏi trong thư: "Anh có bạn gái chưa?". Tôi liền trả lời trong thư: "Chưa".
    Ngày hôm sau, bức thư của cô gửi cho tôi chỉ một câu: "Em có thể là bạn gái của anh được không?". Tôi vui chỉ còn thiếu nước nhảy lên, đây chính là điều tôi hằng mong ước.
    Ngày hôm sau, tôi xin nghỉ hẳn nửa ngày, hơn nữa lại còn đi mua một bó hồng nhung lớn, nhưng mãi đến ngã tư nơi "rẽ chia đôi ngả?, tôi vẫn không đủ dũng khí tặng bó hoa cho cô.
    Không cam lòng, tôi bèn đạp xe theo cô một quãng xa xa, đợi đến lúc cô dừng xe sẽ tặng bó hoa.
    Cô gái mặc váy hồng không thấy tôi, xuống xe trước cổng một trường học, đi vào. Tôi vội đạp dấn mấy vòng, đến trước cổng trường, đúng lúc đợi cho dũng khí nổi lên, tôi đần người chết đứng. Tôi thấy tấm biển tên trường là: Trường câm điếc từ thiện.
    Vốn quen nhau lâu đến thế, cô ấy chẳng nói với tôi một lời, thì ra cô ấy là một?
    Tim tôi lạnh giá, bó hoa hồng trên tay rơi xuống đất.
    Từ đó, tôi chọn một con đường khác để đi làm, cũng không gặp cô gái mặc váy hồng đó nữa.
    Nửa năm sau, tôi gặp lại cô trong buổi dạ hội từ thiện hảo tâm quyên góp tại trường quay trực tiếp của Đài truyền hình, nhưng là một cô gái mặc váy hồng hiện lên trước ống kính máy quay vô cùng rực rỡ, bài hát Sự hiến dâng khiến mọi người rơi lệ.
    Lúc ấy tôi mới biết, cô là một giáo viên dạy ngôn ngữ tay giỏi của trường dành cho người câm điếc?

    Anh đi tìm em ới em ở nơi đâu...
  9. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay vừa đọc nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, bị shock quá... Box mình ai đọc truyện này chưa.
    Tôi đi tìm tôi...
  10. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Linh Dược
    Mạc Ngôn
    Ba mới ấn lưỡi dao xuống hai lần mà trán ông đã đẫm mồ hôi, râu cằm ông trắng xóa hơi băng. Bầy chó hoang khốn nạn nhích lại càng lúc càng gần chúng tôi, mắt chúng đỏ như than hồng, lông cổ dựng đứng như lông nhím, răng nanh sắc như dao cạo trần trụi.
    Chiều hôm đó, chi đội lao động vũ trang dán yết thị trên bức tường vôi trắng hướng ra con đường nhà Mã Khúc Tam, thông báo về buổi hành quyết sáng mai ở địa điểm thường lệ: đầu cầu phía nam sông Giao. Mọi dân làng khỏe mạnh phải có mặt để học tập. Năm đó người ta hành quyết quá nhiều tới nỗi thiên hạ chẳng buồn để ý nữa, và cách duy nhất để có đông người xem là bắt ép họ phải có mặt.
    Căn phòng vẫn tối như mực lúc ba ngồi dậy thắp đèn dầu lạc. Sau khi mặc áo khoác ấm, ông đánh thức tôi và giục tôi ra khỏi giường, nhưng trời lạnh nên tôi chỉ muốn nằm trong chăn ấm. Cuối cùng ba kéo chăn, ông gọi:
    - Dậy đi, chi đội lao động vũ trang chỉ muốn xong việc sớm. Nếu ra trễ, mình sẽ lỡ cơ hội.
    Tôi theo ba ra cổng. Bầu trời phía đông rực sáng. Đường xá lạnh buốt và vắng tanh, gió tây bắc thổi suốt đêm quét sạch bụi; con đường xám xịt hiện rõ. Ngón tay và ngón chân tôi lạnh như chấu cắn. Đi ngang khu nhà của Mã, nơi chi đội lao động vũ trang đóng, chúng tôi thấy cửa sổ sáng và nghe tiếng ống bễ. Ba nói nhỏ:
    - Nhanh chân lên. Chi đội lao động đang ăn sáng.
    Ba kéo tôi lên bờ sông, ở đó có thể thấy dáng cây cầu đá tối tăm và những mảng băng dưới lòng sông. Tôi hỏi:
    - Mình núp ở đâu hở ba?
    - Dưới cầu.
    Chân cầu không có ai và tối như mực, chưa kể còn lạnh cứng. Da đầu tôi như bị kim châm, vì thế tôi hỏi ba:
    - Sao da đầu con như bị kim châm?
    Ông nói:
    - Ba cũng vậy. Họ bắn nhiều người ở đây quá đến nỗi oan hồn khắp nơi.
    Tôi phát hiện những hình thù lông lá cử động trong bóng tối dưới cầu. Tôi la lên:
    - Oan hồn kìa!
    Ba nói:
    - Không phải oan hồn. Đó là lũ chó ăn xác chết.
    Tôi rụt lại tới khi đụng chân cầu lạnh thấu xương. Tôi nghĩ tới bà nội, mắt bà mờ đục như mù. Bầu trời sẽ sáng hẳn khi ba vì sao phía tây chiếu nghiêng xuống lòng cầu. Ba đốt ống vố, mùi thuốc thơm ngát bao phủ. Môi tôi tê cứng.
    - Ba, con ra ngoài chạy được không? Con lạnh cóng rồi.
    Câu trả lời của ba là:
    - Nghiến răng lại. Chi đội lao động vũ trang sẽ bắn tù nhân khi mặt trời ban mai còn đỏ.
    - Họ bắn ai sáng nay hả ba?
    Ba nói:
    - Ba không biết. Nhưng chả bao lâu sẽ biết. Ba hy vọng họ bắn người nào còn trẻ.
    - Sao vậy?
    - Người trẻ có cơ thể trẻ. Hiệu quả hơn.
    Tôi muốn hỏi thêm, nhưng Ba đã mất kiên nhẫn:
    - Đừng hỏi nữa. Mình nói chuyện dưới này, trên kia họ nghe được đó.
    Trong khi chúng tôi nói chuyện, bầu trời đổi sang trắng như bụng cá. Lũ chó làng đã họp thành bầy sủa ông ổng, nhưng vẫn không át được tiếng khóc của các bà. Ba bước khỏi chỗ núp và đứng một lát trên lòng sông, vểnh tai về hướng làng. Lúc này tôi thực sự bồn chồn. Lũ chó ăn xác chết lảng vảng dưới chân cầu nhìn đăm đăm như muốn xé xác tôi. Tôi không biết điều gì giữ mình khỏi bỏ chạy. Ba lom khom quay lại. Tôi thấy môi ông run trong ánh ban mai mờ nhạt nhưng không rõ ông lạnh hay sợ. Tôi hỏi:
    - Nghe gì không ba?
    Ba thì thào:
    - Im. Họ tới bây giờ. Ba nghe họ đang trói tội nhân.
    Tôi sát lại gần ba và ngồi xuống lùm cỏ dại. Lắng nghe thật kỹ, tôi có thể nghe tiếng cồng trong làng, lẫn với tiếng đàn ông bực tức:
    - Dân làng hãy tới đầu cầu phía nam để coi hành quyết, bắn tên địa chủ bạo ngược Mã Khúc Tam, vợ hắn, và tên xã trưởng bù nhìn Luân Phong Sơn. Lệnh của thủ trưởng Trương, trưởng chi đội lao động vũ trang, kẻ nào không đi sẽ bị trừng phạt, coi như là đồng lõa.
    Tôi nghe ba lầm bầm:
    - Tại sao bắn Mã Khúc Tam? Họ không nên bắn ông ấy.
    Tôi muốn hỏi ba tại sao họ không nên bắn Mã Khúc Tam, nhưng chưa kịp mở miệng thì tôi nghe tiếng súng; viên đạn vút đi, lên tít bầu trời. Rồi tiếng vó ngựa tiến về hướng chúng tôi, tới tận đầu cầu, tiếng vó ngựa trên cầu lóc cóc như tiếng gió lốc. Ba và tôi rút vào nhìn những tia nắng xuyên qua khe hở giữa các hòn đá. Cả hai chúng tôi sợ hãi không rõ chuyện gì đang xảy ra. Sau khoảng thời gian hút xong nửa ống vố, chúng tôi nghe tiếng người tới gần hò hét. Họ dừng lại. Tôi nghe một người giọng như vịt quang quác:
    - Kệ nó, ****** nó. Không bắt được nó đâu.
    Hai tiếng súng bắn chỗ vó ngựa. Tiếng vang trên tường nơi chúng tôi núp. Tai tôi ù đặc, mùi thuốc súng nồng nặc.
    Tiếng quang quác lại trồi lên:
    - Thằng khốn, mày bắn cái gì? Giờ này nó đã qua quận khác mất rồi.
    Có tiếng người nói:
    - Tôi không dè nó làm như vậy. Thủ trưởng Trương ạ, nó chắc là tá điền.
    Tiếng vịt quác:
    - Nó là đồ chó quấn đít giai cấp địa chủ.
    Có người bước tới thành cầu tiểu xuống. Mùi hôi nồng nặc. Tiếng vịt quác:
    - Thôi, quay lại. Mình còn lo vụ xử bắn nữa.
    Ba thì thầm với tôi rằng gã nghe như vịt là trưởng chi đội lao động vũ trang được quận giao trách nhiệm nhổ sạch bọn phản Đảng. Người ta gọi gã là Thủ trưởng Trương.
    Bầu trời đổi sang màu hồng trên chân trời phía đông, các đám mây mỏng thấp lơ lửng hiện ra, chẳng bao lâu mây cũng ráng hồng. Lúc này trời đủ sáng để thấy phân chó khô cứng trên mặt đất nơi chúng tôi núp, và mấy mảnh vải rách, nhúm tóc, và một sọ người bị nhai nát. Tôi phải quay mặt đi vì ghê tởm. Lòng sông khô như xương, ngoại trừ mấy vũng nước đóng băng đây đó, những bụi cỏ dại điểm sương mọc trên bờ dốc. Gió bấc đã lặng, cây cối trên bờ sông đứng thẳng lặng yên trong bầu khí giá lạnh. Tôi quay nhìn ba thấy hơi thở của ông. Thời gian như đứng yên. Rồi ba nói:
    - Họ tới kìa.
    Đoàn hành quyết tới đầu cầu ầm ĩ tiếng cồng nhốn nháo và tiếng vó ngựa điếc tai. Rồi có tiếng oang oang:
    - Thủ trưởng Trương, thủ trưởng Trương ơi, cả đời tôi là người tốt...
    Ba thì thầm:
    - Mã Khúc Tam.
    Một tiếng nói khác yếu ớt nức nở:
    - Thủ trưởng Trương, xin ông khoan hồng... Chúng tôi bầu xã trưởng. Tôi đâu có muốn làm... Chúng tôi bầu. Tôi rút trúng cọng cỏ ngắn, tôi xui xẻo... Thủ trưởng Trương, xin ông khoan hồng, tha mạng chó của tôi... Tôi còn mẹ già tám mươi phải trông nom...
    Ba thì thầm:
    - Luân Phong Sơn.
    Sau đó, một tiếng the thé nói:
    - Thủ trưởng Trương ơi, ông ở nhà tôi, tôi nuôi ông ăn đầy đủ, cho ông uống rượu ngon nhất. Tôi còn cho cả đứa con gái mười tám tuổi của tôi chăm lo mọi thứ ông cần. Thủ trưởng Trương, ông đâu có lòng gang dạ sắt nào?
    Ba nói:
    - Vợ Mã Khúc Tam.
    Cuối cùng, tôi nghe tiếng đàn bà rống:
    - U-la-ah-ya...
    Ba thì thầm:
    - Bà vợ câm của Luân Phong Sơn.
    Bằng giọng điềm tĩnh hững hờ, thủ trưởng Trương nói:
    - Tụi mày sẽ bị bắn dù có làm om sòm hay không, vậy thì im đi. Ai cũng phải có lúc chết. Tụi mày xong cho sớm để đi đầu thai kiếp khác.
    Khi đó Mã Khúc Tam nói lớn với đám đông:
    - Thưa bà con, trẻ cũng như già, tôi, Mã Khúc Tam, chưa từng hại ai. Bây giờ xin bà con hãy phát biểu cho tôi...
    Vài người khuỵu xuống thành tiếng và bắt đầu tuyệt vọng cầu khẩn:
    - Xin thủ trưởng Trương khoan hồng. Để họ sống. Họ là người chân thật, cả bọn họ...
    Một giọng thanh niên la át tiếng kẻ khác:
    - Thủ trưởng Trương, tôi đề nghị chúng ta bắt bốn tên chó đẻ này quì xuống ngay trên cầu lạy một trăm lạy. Rồi mình trả lại đời chó của chúng. Ông nghĩ sao?
    Thủ trưởng Trương trả lời giọng đe dọa:
    - Cao Nhân Sơn, anh có ý kiến à! Anh cho tôi, Trương Khuất Để, là thứ ma báo oán hả? Tôi thấy anh làm trưởng ban dân phòng đủ lâu rồi đấy! Thôi đứng lên, dân làng. Quỳ như thế lạnh lắm. Chính sách rõ ràng. Bây giờ không ai có thể cứu chúng, thôi mọi người đứng lên.

    Vì em đã mang lời khấn nhỏ bỏ tôi đứng bên đời kia...
    Được xautraikinhkhung sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 04/09/2004

Chia sẻ trang này