1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Truyện

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi xautraikinhkhung, 06/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Mã Khúc Tam khẩn khoản:
    - Dân làng, làm ơn xin cho tôi...
    Thủ trưởng Trương cắt ngang:
    - Đừng lần lữa nữa. Tới giờ rồi.
    - Tránh ra, tránh chỗ!
    Vài thanh niên ở đầu cầu, hầu hết là người của chi đội lao động vũ trang, dẹp những người đang quỳ trên cầu. Rồi Mã Khúc Tam khấn trời:
    - Trời già mù sao? Tôi, Mã Khúc Tam, đổi cả đời làm việc tốt bằng một viên đạn vào đầu sao? Trương Khuất Để, đồ chó đẻ, mày sẽ chết bờ chết bụi. Đồ chó đẻ.
    Thủ trưởng Trương gầm:
    - Lẹ lên! Hay tụi mày muốn nghe nó phun nọc độc?
    Tiếng chân chạy băng qua cầu trên đầu chúng tôi. Qua các khe đá, tôi thoáng thấy người. Tiếng người ở đầu cầu phía nam ra lệnh:
    - Quỳ xuống!
    Tiếng ở đầu phía bắc hét lớn:
    - Mọi người tránh ra.
    Đùng - đùng - đùng, ba tiếng súng.
    Tiếng nổ rung màng nhĩ tới nỗi tôi tưởng mình điếc. Lúc đó, mặt trời đã lên khỏi chân trời phía đông, vầng đỏ thắm tỏa ra từ các đám mây như tán cây thông khổng lồ. Khối thịt kềnh càng từ từ đổ xuống trên cầu như mây trôi, ngã uỵch xuống mặt đất băng giá bằng sức nặng của nó. Dòng máu trong như pha lê nhỉ ra trên đầu.
    Hỗn loạn và kinh hoàng ở đầu cầu phía bắc - tôi nghe như tiếng tan tác điên cuồng của dân làng bị huy động chứng kiến cảnh hành quyết. Nó không giống tiếng chi đội lao động vũ trang đuổi theo kẻ đào ngũ.
    Một lần nữa, tiếng chân chạy qua cầu từ bắc sang nam, theo sau tiếng hô ?oQuỳ xuống? ở đầu cầu phía nam và tiếng ?oTránh ra? ở phía bắc. Rồi ba tiếng súng nữa - Luân Phong Sơn đầu trần mặc áo khoác vá rách rưới gục xuống nơi bờ sông, thoạt tiên đổ vào Mã Khúc Tam rồi lăn sang bên cạnh.
    Sau đó, mọi việc đơn giản hơn. Một tràng súng át tiếng ồn và xác hai phụ nữ rũ rượi đổ xuống, tay chân tung ra, rơi vào thân hình của hai người chồng.
    Tôi nắm chặt tay Ba, cảm thấy quần của mình ấm và ướt.
    Ít nhất năm sáu người đứng ngay phía trên cầu; hình như sức nặng của họ xuyên qua nền đá đè xuống thẳng đầu chúng tôi. Tiếng quát như sấm của họ gần như điếc tai:
    - Có nên kiểm lại xác không thủ trưởng?
    - Kiểm làm gì? Óc tung tóe cả ra. Ngọc hoàng có xuống cũng không cứu được.
    - Thôi, đi! Vợ ông Quốc đang rán đậu đợi mình.
    Họ qua cầu về hướng bắc, bước chân như tiếng tuyết lở. Nền cầu đá lắc kẽo kẹt như muốn đổ xuống bất cứ lúc nào. Hay là tôi cảm thấy thế.
    Im lặng trở lại.
    Ba thúc khuỷu tay tôi:
    - Đừng đứng đó như thằng ngốc. Làm đi.
    Tôi nhìn quanh, nhưng mọi thứ vô nghĩa. Ngay cả ba tôi, vốn quá thân thuộc, nhưng tôi vẫn không thể nhớ ra ông.
    Chắc tôi chỉ có thể nói:
    - Hả? Hả?
    Ba nói:
    - Con quên à? Mình tới đây để lấy linh dược cho bà nội. Phải làm nhanh, trước khi bọn chúng tới vồ lấy.
    Lời ba nói vẫn vang trong tai tôi lúc bảy tám con chó hoang đủ màu lê bóng dài rời lòng sông đi tới hướng chúng tôi, chúng đang sủa tôi. Tôi chỉ nghĩ được là khi tiếng súng đầu tiên vang lên, chúng đã quay đầu vừa bỏ chạy vừa sủa kinh hoàng.
    Tôi nhìn ba đá văng vài viên gạch và ném những con chó đang tới gần. Chúng bỏ chạy nhốn nháo. Rồi ông lấy dao lạng thịt trong áo khoác quơ lên không để dọa bầy chó. Những vầng sáng bạc đẹp lấp lánh chung quanh bóng ông. Bầy chó đứng xa một lát. Ba thắt sợi dây quanh hông và xắn tay áo. Ông nói:
    - Coi chừng cho ba.
    Như ó vồ mồi, ba kéo mấy cái xác phụ nữ ra, rồi lăn ngửa Mã Khúc Tam lên. Ông quỳ xuống vái. Ông khấn nhỏ:
    - Ông chủ Mã ơi, lòng trung thành và hiếu thảo có hạn. Tôi không muốn làm điều này đâu.
    Tôi thấy Mã Khúc Tam giơ tay lau khuôn mặt đẫm máu. Ông mỉm cười nói: ?oTrương Khuất Để, mày sẽ chết bờ chết bụi?.
    Ba cố dùng một tay cởi cúc áo da của Mã Khúc Tam nhưng quá run. Tôi nghe ông nói:
    - Này con, cầm dao cho ba.
    Tôi nhớ mình đưa tay ra nhận con dao, nhưng ba đã ngậm dao vào miệng trong khi ông cố cởi hàng cúc vàng trên ngực Mã Khúc Tam. Cúc tròn, đính những hạt vàng lớn như hạt đậu xanh, hầu như không thể cởi khỏi khuyết áo. Sốt ruột, ba giật đứt cúc và giật toang áo khoác, để lộ áo lót da dê non. Áo xa-tanh có cùng bộ cúc, vì thế ba cũng giật đứt. Sau áo ngắn là cái yếm lụa đỏ. Tôi nghe ba thở phì phì giận dữ. Tôi phải thú nhận rằng đã ngạc nhiên khi thấy áo quần đẹp lạ lùng mà ông lão to béo - ông trên năm mươi - mặc bên trong bộ áo thường. Nhưng ba hình như rất tức giận, ông xé toang áo khỏi xác chết và vứt sang bên. Rốt cuộc, cái bụng tròn và ngực lép của Mã Khúc Tam lộ ra. Ba nắm lấy tay ông ta, nhưng lại nhổm lên, mặt ba vàng tái. Ông nói:
    - Này con, coi tim ổng còn đập không.
    Tôi nhớ mình cúi xuống đặt tay lên bộ ngực. Tiếng đập không hơn tim thỏ, nhưng trái tim đó vẫn còn đập.
    Ba nói:
    - Ông chủ Mã ơi, óc ông đã rơi ra đất, bây giờ ngay cả Ngọc hoàng cũng không cứu nổi, vì thế giúp tôi làm đứa con hiếu thảo nhé?
    Ba lấy dao khỏi miệng và dò trên vùng ngực, cố tìm đúng chỗ để cắt. Tôi thấy ông ấn xuống, nhưng làn da dội lại không suy xuyển, như bánh xe cao su. Ông lại ấn xuống nhưng cũng thế. Ba khuỵu gối:
    - Ông chủ Mã ơi, tôi biết ông không đáng tội chết, nhưng nếu ông muốn trả thù thì cứ trả thù thủ trưởng Trương chứ đừng trả thù tôi. Tôi chỉ cố làm đứa con hiếu thảo.
    . Tôi quay sang ba:
    - Nhanh lên, bầy chó đang tới.
    Ông đứng lên, huơ dao trên đầu, tấn công bầy chó hoang như người điên, đuổi chúng lui lại khoảng nửa đường tên bay. Rồi ông chạy lại, vừa hổn hển vừa nói lớn:
    - Ông chủ à, nếu tôi không mổ ông ra, bầy chó sẽ lấy răng xé xác ông. Tôi nghĩ ông thà để tôi làm còn hơn chúng nó.
    Hàm răng ba nghiến chặt, mắt ông lồi ra. Với vẻ cương quyết, ông đưa tay xuống; lưỡi dao thọc vào ***g ngực Mã Khúc Tam một tiếng ọc lút cán. Ông giật lưỡi dao sang bên, dòng máu đen ồ ra, nhưng vướng khung sườn.
    - Quên.
    Ông vừa nói vừa rút lưỡi dao lau trên áo da của Mã Khúc Tam, nắm chặt cán và mở ***g ngực.
    Tôi nghe tiếng ọc ọc và nhìn lưỡi dao lạng qua lớp mỡ dưới da để lộ bộ ruột vàng ngoằn ngoèo như rắn, như một đống lươn, mùi nóng hôi hám.
    Vớt ruột ra từng vốc tay, ba như khích động: ông kéo, ông lôi, ông nguyền rủa, ông chửi bới. Cuối cùng, ông lấy hết bộ ruột, để lại Mã Khúc Tam rỗng bụng.
    Tôi nóng nảy hỏi ông:
    - Ba còn kiếm gì nữa?
    - Túi mật. Túi mật của ổng đâu mất rồi?
    Ba cắt qua cơ hoành và mò tới khi tay ông đụng trái tim còn đỏ tươi. Rồi ông moi phổi ra. Cuối cùng, bên cạnh lá gan, ông tìm thấy túi mật bằng quả trứng. Ông cẩn thận dùng mũi dao tách nó khỏi lá gan, rồi để trong lòng bàn tay xem xét. Món đồ ướt và trơn, rực rỡ trong ánh mặt trời. Như viên ngọc tía.
    Ba đưa tôi túi mật:
    - Giữ cẩn thận trong khi ba lấy mật của Luân Phong Sơn.
    Lần này, Ba thi hành như nhà giải phẫu lành nghề: khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác. Thoạt tiên, ông cắt sợi dây gai Luân Phong Sơn dùng làm thắt lưng. Rồi ông cởi phía trước cái áo khoác rách rưới, dùng chân giữ yên bộ ngực xương xẩu gầy guộc lúc ông cắt nhanh bốn năm nhát. Sau đó, ông dọn hết những chướng ngại, thò tay vào, lôi túi mật của Luân ra như thể đó là cái lỗ của một quả mơ[1].
    Ba nói:
    - Thôi, đi.
    Chúng tôi chạy lên bờ sông, nơi bầy chó tranh nhau những khúc ruột. Chỉ còn một vết đỏ trên viền mặt trời, lòng ruột, lớn nhỏ, phơi ra dưới tia nắng chói mắt.
    Theo thầy pháp La Đại Sơn, bà nội bị bệnh đục con ngươi. Nguồn gốc căn bệnh là nhiệt bốc lên từ ba hốc trong nội tạng của bà. Linh dược phải là một vật rất lạnh và rất đắng. Thầy nâng áo thụng bước ra cửa lúc ba xin thầy cho toa.
    Thầy pháp La bảo ba kiếm mật heo cho bà uống, sẽ làm mắt bà sáng được một chút. Ba hỏi:
    - Mật dê được không?
    Thầy nói:
    - Dê được, gấu cũng được. Nào, giá ông kiếm được mật người... ha ha... tốt, nếu mắt mẹ ông có sáng lại như bình thường tôi cũng chẳng ngạc nhiên.
    Hết
    Môi thiên đường hót chim khuyên...
  2. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Tâm trạng khi điên
    Nguyễn Nguyên Phước
    Ngày hôm qua, tôi vừa tròn hai mươi tám tuổi. Người ta đưa tin về một quan chức ngành thể thao hiếp dâm một bé gái vị thành niên. Tôi nhìn bức ảnh người đàn ông có mái tóc muối tiêu. Một khuôn mặt tẻ nhạt. Cuộc đời ông ta chắc cũng tẻ nhạt như thế. Nhà ông ta ở gần khu nhà tôi. Một căn nhà sang trọng, ông ta ngồi đó lơ đãng gắp thức ăn. Người ta tin rằng ngủ với những cô gái đồng trinh sẽ đem lại may mắn. Ông ta đang ngồi tù. Đứa em họ tôi cũng đang ngồi tù. Lúc tôi học năm thứ hai, thấy đưa tin truy nã nó. Tôi cũng không chắc chắn mãi đến khi bố tôi đọc báo và xác nhận. Đã lâu lắm rồi ông không đến nhà nó chơi. Nó lừa đảo ngân hàng hơn một tỷ. Lúc đó nó hai mươi tuổi, bằng tuổi tôi. Lúc đó tôi đang học năm thứ hai, tôi chưa bao giờ có đến một triệu.
    Tôi cố gắng hình dung khuôn mặt đứa em tôi. Nó sống ở một nơi mà xung quanh toàn bọn đầu trộm đuôi cướp. Mẹ tôi nói rằng, nó đã thành đàn bà năm mười bốn tuổi. Tôi thì đến bây giờ vẫn chưa từng hôn một đứa con gái nào cả. Tôi không thể tưởng tượng được khuôn mặt nó khi nó thành đàn bà. Trong trí tưởng tượng của tôi, chỉ có hình ảnh một con bé thông minh và lém lỉnh. Lúc đó, nó đang học lớp năm và học rất khá. Tôi vẫn không thể nào quên đôi mắt to tròn ngạc nhiên đầy thích thú của nó khi nó mút que kem. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một niềm vui nào lớn lao đến thế. Giờ thì nó đang ngồi quanh bốn bức tường.
    Tôi cũng đang ngồi quanh bốn bức tường. Ở một nơi xa lạ với một thứ ngôn ngữ xa lạ. Nơi đây, tôi lần đầu tiên nhìn thấy những con quạ. Trông chúng thật thảm thương, cứ như thể số phận của chúng là suốt đời phải đậu trên đám dây điện chằng chịt kia vậy. Ở lab, chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh vì nó là foreign language to everyone và đó là sự công bằng duy nhất mà sensei của tôi muốn thiết lập. Khi ông nói thì tôi hiểu ông nói gì nhưng khi tôi nói thì rõ ràng là ông không hiểu tôi nói gì nhưng ông vẫn khăng khăng rằng ông hiểu điều tôi muốn nói, và rằng chỉ có tôi là không hiểu điều ông muốn nói với tôi. Cả hai chúng tôi đều cô đơn trong cách diễn đạt của mình.
    Buổi sáng đầu tiên, tôi thức dậy, mở cửa sổ, nhìn thấy tuyết trắng xóa, lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy tuyết. Nó giống hệt như giấc mơ hồi tôi còn bé. Thức giấc nhìn ra cửa sổ và thấy tuyết rơi. Những bông tuyết hờ hững rơi. Dường như chẳng có gì cả, ngoài một màu trắng. Hàng cây màu trắng. Cột điện màu trắng. Tòa nhà màu trắng. Những con người mặc đồ trắng. Tất cả đều hiện lên với vẻ bí hiểm và ma quái. Hệt như một câu chuyện cổ tích, hay một đám tang.
    Bữa trưa, sensei kể cho chúng tôi nghe về một em bé học sinh cắt cổ bạn nó bằng một cái dao rọc giấy. Ông thản nhiên cầm cái thìa làm động tác đưa ngang qua cổ. Đột nhiên, tôi thấy máu phọt ra ở cổ ông, những giọt máu màu nâu đặc quánh như chè đậu đen mẹ tôi vẫn hay nấu vào mùa hè. Món sashimi bỗng trở nên khó nuốt. Bữa ăn tối, ngày thứ bảy, tôi ngồi cùng hai thằng bạn, một Ấn Độ, một Bangladesh. Món ăn chung duy nhất của chúng tôi là thịt gà. Thằng Ấn Độ tin rằng những con bò là linh thiêng còn thằng Bangladesh thì cho rằng những con lợn là bẩn thỉu. Tôi thèm thịt chó. Chúng nó hỏi tôi có thể ăn được thịt gì. ?oTất cả?, tôi đáp, ?otrừ thịt người?.
    Ngày hôm qua, tôi nhận được tin ông tôi mất. Ông và tôi cùng có chung một niềm vui là nuôi gà chọi và giải toán đố. Ông bị một thứ bệnh mà y học không có tên gọi, nên người ta đành xếp nó vào nhóm bệnh thần kinh. Trong khoảng hai mươi năm, trí nhớ của ông bị gặm nhấm dần. Ban đầu, khái niệm về thời gian bị thu hẹp lại. Cuối cùng, tất cả các sự kiện trong quá khứ đều được chập lại vào một thời điểm mà ông gọi là ?ongày hôm qua?, dù thực tế có thể nó diễn ra cách đây rất nhiều năm. Lần cuối cùng tôi gặp ông, ông kể về một chuyến đi địa chất thời trai trẻ. Đoàn có mười tám người, ông là trưởng đoàn. Họ lạc vào một cái bản hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới văn minh. Người trong bản giao tiếp bằng một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với tiếng Việt. Nó giống tiếng chim hót hay tiếng chó sói hú hơn là tiếng người. Họ cũng biết dùng lửa và chế ra một số vật dụng thô sơ khác. Đoàn địa chất được họ cho ăn một bữa thịnh soạn, có rất nhiều món ăn ông không biết tên. Đặc biệt, họ có một thứ đồ uống kỳ dị đựng trong cái ống tre. Nó không phải là rượu hay bia. Nó có một cái vị rất kỳ quặc mà ngôn ngữ của chúng ta không có khả năng diễn đạt. Ông không nhớ được là mình đã uống bao nhiêu, chỉ biết khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm dưới chân núi. Những người bạn đồng hành của ông đều biến mất. Nhiều năm sau vẫn không có tin tức gì về họ cả.
    Ông tôi có chín người con, bốn con trai và năm con gái. Bố tôi là con cả và là người tỉnh táo nhất nhà. Chú hai và chú ba tôi đều mắc bệnh thần kinh từ nhỏ, cả hai đều chết đúng ngày tròn hai mươi tuổi. Chú tư là người thông minh, tài hoa nhưng từ nhỏ đã được nuông chiều nên hư hỏng. Chú lấy vợ sớm nên con gái chú bằng tuổi tôi, chính là đứa bây giờ đang ngồi tù. Vợ chú là một người đàn bà nhan sắc và lẳng lơ. Bố tôi kể rằng, năm đứa em họ tôi lên bảy, chú tư đột nhiên bỏ nhà ra đi, chẳng để lại một tin tức gì. Bốn năm sau, mẹ nó tái giá. Bố dượng của con bé là một gã xích lô, nát rượu và cục súc. Lão hay đánh đập con bé cực kỳ tàn nhẫn mỗi khi nó không mang đủ tiền về cho lão mua rượu. Cũng cần nói thêm là sau khi mẹ nó tái giá, em họ tôi phải bỏ học đi bán vé số. Bố tôi lấy vợ năm ba mươi tuổi. Tôi ra đời ba năm sau đó. Các cô của tôi thì đều lấy chồng xa, chẳng mấy khi tôi gặp họ. Thỉnh thoảng, mẹ tôi bảo ?ocái quần mày đang mặc là may từ mảnh vải của cô năm cho? hay ?ocái mũ này là của cô bảy?. Và như vậy trong hình dung của tôi, cô năm giống hệt như cái quần kẻ sọc hai màu đen và xám mà tôi mặc suốt những năm cấp hai, còn cô bảy là cái mũ màu nâu mà tôi đội cho đến tận ngày vào đại học. Tôi không bao giờ tưởng tượng được khuôn mặt họ. Ngay cả khi sau này dù đã gặp họ một vài lần, những khuôn mặt đó cũng chẳng thể nào in sâu vào trong trí nhớ của tôi. Cô năm vẫn chỉ là chiếc quần sọc, cô bảy vẫn chỉ là chiếc mũ nâu.
    Bố tôi là một công chức nhà nước. Ông là người luôn giữ một niềm tin tuyệt đối vào những giá trị mà mình đã từng tôn thờ. Khi em gái tôi có bầu với thằng bồ nó trước khi cưới mấy tháng, ông đã đuổi nó ra khỏi nhà và kiên quyết không dự đám cưới. Sau này, khi thằng cháu tôi lên hai, nhờ sự tác động của ông thủ trưởng cũ, một người mà bố tôi rất kính trọng, ông mới cho nó bước chân vào nhà. Ở ngay chính giữa phòng khách nhà tôi, ông cho treo một bức ảnh rất to trong đó có hình ông được chụp với một ông thứ trưởng nào đấy mà đến giờ tôi cũng chẳng nhớ tên nhân dịp ông thứ trưởng kia đến thăm cơ quan. Tấm ảnh đen trắng là một cái gì đó rất thiêng liêng và đặc biệt đối với tuổi thơ hai anh em tôi. Ông thứ trưởng, trong bộ đồ kaki giản dị, lúc nào cũng nghiêm khắc nhìn chúng tôi. Ngay cả buổi sáng trước khi lên đường đi du học, tôi vẫn thấy ông nghiêm khắc nhìn tôi. Cái nhìn không mấy thiện cảm.
    Cứ khoảng bẩy giờ sáng, sensei đánh thức cả lab dậy tập thể dục. Ông dẫn chúng tôi đi lại trong khuôn viên của trường và nói những chuyện linh tinh nhảm nhí. Những lúc như thế, thằng Ấn Độ trở nên hoạt bát một cách đáng ngờ vì bình thường nó là đứa trầm tính. Mỗi lần như thế, nó lại kể về mối tình của nó. Nàng hai mươi hai tuổi, nước da bánh mật, đôi mắt to đen, khuôn mặt thánh thiện và nụ cười mê hồn. ?oCuộc sống thật đê tiện?, nó thường lẩm bẩm như thế mỗi khi bắt đầu kể về đoạn kết câu chuyện tình của nó. Nàng bị ép gả cho một gã cùng đẳng cấp trong cái giai tầng rối rắm mà mỗi khi thằng Ấn Độ mô tả, tôi mặc dù đã cố gắng tập trung hết sức vẫn không thể hình dung ra được. Nó thì trôi giạt sang cái xứ sở chết tiệt này. Nắng bắt đầu gắt, chúng tôi đi về lab. Buổi tập thể dục sáng thường kết thúc như vậy.
    Sau đó, chúng tôi quay về lab. Ở lab, mỗi đứa có một cái bàn nhỏ. Trên bàn, chúng tôi bầy la liệt đủ thứ: sách vở, máy tính, dao cạo râu, bàn chải đánh răng và dầu gội đầu. Thậm chí có lần tôi còn bắt gặp trong ngăn kéo bàn của thằng Ấn Độ có mấy cái bao cao su, chả biết nó mua ở đâu, nhưng tôi biết chắc chắn nó không dùng. Nó là thằng ngoan đạo. Công việc của chúng tôi khá đơn giản, chúng tôi thường gọi đùa là trò chơi nặn đất sét. Sensei giao cho tôi năm cái lọ đựng đủ các loại chất lỏng nhầy nhầy. Tôi bắt đầu trộn chúng với nhau, ngày nào cũng vậy. Ngày nào tôi cũng trộn năm dung dịch đó và chờ đợi. Một sự chờ đợi đầy mệt mỏi và sung sướng. Dung dịch có nhiều màu. Tôi cứ thế trộn và hy vọng. Hy vọng vào sự may mắn. Hy vọng rằng đôi khi Đấng Tối Cao cũng không quên những kẻ trộn dung dịch như tôi. Tôi chờ đợi Người ban ơn. Tôi ngồi trộn dung dịch vì biết rằng mình không đơn độc. Tôi ngồi trộn dung dịch để thấy mình còn tồn tại, mình còn có ý nghĩa. Tất cả mọi người ở lab chúng tôi đều làm như vậy và được trả lương. Chúng tôi ngồi trên những cái bàn nhỏ, tất cả đều im lặng, căng thẳng, run rẩy và sợ hãi. Tất cả chúng tôi đều cố lắng nghe một tiếng gọi mà chúng tôi tin rằng nó tồn tại mặc dù chưa từng ai trong tất cả chúng tôi nghe thấy. Trong trí tưởng tượng của tôi, nó có thể giống như là tiếng gió rít từ phía bên kia cánh đồng, hoặc tiếng quạ kêu trên nóc nhà, hay tiếng máy bay lượn lờ giữa đêm khuya như những bóng ma màu trắng. Nhưng rất có thể, trên thực tế chẳng có âm thanh nào cả. Chiều tối, sensei thu hết tất cả mấy lọ. Ngày hôm sau ông lại phát một loạt lọ mới.
    Ngày hôm qua, ông tôi khóc. Không có giọt nước mắt nào cả. Ông đờ đẫn nhìn vào bức tường màu trắng. Những vệt trắng nham nhở vốn là kết quả của một gã thợ nề vụng về không hiểu sao lại khiến tôi liên tưởng đến nét cọ của một tay họa sĩ siêu thực mà tôi quen ở quán cà phê. Tay này theo tôi vốn chẳng có tài cán gì, hắn chỉ là một tên bịa đặt. Những thứ hắn vẽ chả cái nào ra hồn cả. Hắn chỉ cho tôi một bức tranh tuyền màu trắng, chẳng khác gì người ta cầm một tấm vải nhúng xuống hố nước vôi, và bảo đây là bức ?oGấu trắng ở Bắc cực?. Hiển nhiên là hắn chưa bao giờ đến Bắc cực cũng như chưa bao giờ nhìn thấy gấu trắng. Tôi nhìn sang một bức tranh toàn màu đen kịt và hỏi : ?oThế bức này là Chó mực ở bãi tha ma à??. Hắn bảo ?oKhông. Đây là bức **** đêm?. Thế là chúng tôi cãi nhau. Hắn thì khăng khăng là hắn vẽ **** đêm, còn tôi thì khẳng định là tôi chỉ nhìn thấy chó mực. Cuối cùng, cả tôi và hắn đều khóc, khóc vì những điều ngớ ngẩn xảy ra trong cuộc đời chúng tôi, vì những cái chúng tôi chẳng bao giờ hình dung ra được. Từ hôm ấy, tôi không bao giờ gặp lại hắn nữa. Ông tôi cầm chiếc quạt nan cũ kỹ lấy hết sức đập con ruồi trên bức tường. Tất nhiên, chả có con ruồi nào cả. ?oLại trượt rồi?, ông lầm bầm và bắt đầu rấm rứt khóc. Tôi muốn dỗ dành ông nhưng không biết làm thế nào cả. Tôi chẳng nhìn thấy con ruồi nào cả. Tôi chỉ nhìn thấy nhát quạt của ông đập vào tường. Nhưng tôi không biết làm thế nào để nói cho ông hiểu được. Làm sao tôi có thể chứng minh được điều đó? Nhỡ có con ruồi thật thì sao? Tôi thấy buồn rười rượi. Tôi xấu hổ vì sự ngu dốt của mình. Vì tôi không nhìn thấy con ruồi.

  3. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0

    Buổi tối, tôi và bạn gái đi chơi Hồ Tây. Đang đi bộ trên đường Thanh Niên, đột nhiên một gã thanh niên đầu húi cua, mặt đầy sẹo, chặn chúng tôi lại, cười nhăn nhở nói với bạn tôi: ?oEm xinh như một con phò?. Đoạn hắn quay sang tôi cười giễu cợt. Tôi cụp mắt xuống. Tôi không dám nhìn vào mắt hắn. Tôi kinh hãi và hiểu rằng nếu có đánh nhau chắc tôi không phải đối thủ của hắn. Tôi im lặng. Tôi im lặng không phải vì tôi là kẻ khôn ngoan như những nhà hiền triết trong sách giáo khoa mà là vì tôi không biết nói gì. Tôi chưa bao giờ lâm vào tình huống khó xử như thế này. Thực ra, về sau này tôi mới nhận thấy rằng những tình huống kỳ quặc như vậy luôn luôn xảy ra. Nó xảy ra thường xuyên đến mức nhiều lúc tôi có cảm tưởng đó là ý muốn quái gở của Thượng Đế. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng qua, hắn bỏ đi, còn tôi xấu hổ. Suốt đoạn đường còn lại, chúng tôi không nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, cô ấy gọi điện nói lời chia tay sau ?omột đêm suy nghĩ rất kỹ?. Cô nói rằng cô không chịu đựng được ý nghĩ rằng người yêu mình là kẻ hèn nhát. Tôi chẳng nói gì. Kẻ hèn nhát không nên nói gì cả. Tôi chia tay mối tình đầu trong nhục nhã. Từ đó trở đi, tôi kinh tởm đàn bà.
    Buổi chiều, gió mạnh và nắng gắt. Tôi hay cảm thấy đau đầu vào những lúc như thế. Đầu nhức như búa bổ, tôi không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết để nhận biết mọi thứ nữa. Thay vì trộn dung dịch màu trắng vào dung dịch màu đen, tôi lại trộn dung dịch màu xanh vào màu đỏ. Và kết quả là chả ra sao cả. Gió vẫn thổi mạnh, tai tôi ù đi vì sợ hãi. Tôi chẳng còn nghe thấy gì nữa ngoài tiếng gió. Càng cố gắng tập trung, tôi càng mất phương hướng. Tôi không còn nghĩ được điều gì nữa. Óc tôi như bị vỡ vụn thành trăm mảnh. Sensei đưa cho tôi cốc nước, tôi chẳng kịp nhìn xem nó màu gì, hình như là màu xanh. Tôi uống nhưng kết quả cũng không khá hơn. Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng lầm bầm ở đâu đó. Một giọng nói đứt quãng, và lí nhí đến nỗi tôi lúc đầu tôi không thể phân biệt đó là giọng người lớn hay trẻ con. Cuối cùng tôi cũng nhận ra là có hai người đang nói chuyện. ?oChỗ này lạnh lắm, mẹ ạ? - giọng một thằng bé khoảng năm sáu tuổi nói. ?oNhưng mình đi tìm hai mươi năm nay đâu có chỗ nào tốt hơn?- người mẹ nói. Giọng bà ta trầm đục và có vẻ mệt mỏi. ?oThế bố có ở đây không?? - thằng bé lại hỏi. ?oMẹ không biết. Con đừng hỏi nữa, mẹ mệt lắm rồi. Mình dừng ở đây thôi. Thôi mình đi ngủ đi con.?
    Từ hôm đó trở đi ngày nào tôi cũng nghe thấy tiếng hai mẹ con họ vào lúc trước khi đi ngủ. Tôi kể cho thằng Bangladesh nhưng nó không tin. Nó chả tin vào cái gì ngoài lễ ramadan và những con lợn bẩn thỉu. Ngày nào đối với nó cũng thuộc về tháng ramadan. Nó chỉ ăn vào buổi tối sau khi mặt trời lặn. Sensei nhiều lần cố nhét thức ăn vào mồm nó nhưng không được. Hai mẹ con họ nói đủ thứ chuyện trên đời. Thỉnh thoảng họ lại nhắc đến người bố giấu mặt.
    Buổi tối, tôi đi dạo trong thành phố. Một thành phố đơn điệu. Không văn hóa, không lịch sử, không gì cả. Chỉ đơn giản là nơi người ta đến ở, rồi một lúc nào đấy đột nhiên họ quyết định gọi nó là thành phố. Chín giờ tối, không một bóng người. Cứ đi khoảng vài trăm mét, tôi lại thấy một công viên mini. Buổi tối chúng giống như những nghĩa địa. Tôi đi mãi và thấy mệt mỏi. Chẳng có gì đặc biệt, những ngôi nhà giống hệt nhau với những cái mái hình chóp và hàng rào bằng một loại cây nào đó mà tôi không biết tên. Tôi cứ thế đi một mình, chẳng có gì cả ngoài sự sợ hãi. Một thành phố chết. Tôi nằm trên cái ghế đá, nước mắt trào ra. Tôi nhớ đến những buổi tối ngày xưa, tôi hay ngước nhìn bầu trời đầy sao và thấy mình hạnh phúc. Giờ đây, cái niềm vui ấy cũng chẳng còn nữa. Những ngôi sao kia giờ chỉ làm tôi cảm thấy sợ hãi. Chúng đang cười nhạo tôi. Nỗi sợ hãi mơ hồ cứ thế lớn dần lên. Tôi quá đơn độc dưới bầu trời này. Tôi cứ nằm yên như thế, y như một kẻ tội đồ chờ đợi hình phạt.
    Sáng sớm hôm sau, mới sáu giờ sáng, thằng Bangladesh đã đánh thức tôi dậy. Tôi lật đật chạy theo nó ra hành lang. Thân hình cao lớn của nó trong cái ánh sáng lờ mờ của buổi sáng mùa đông trông thật khủng khiếp. Thỉnh thoảng, tôi vẫn hình dung ra cảnh nó bóp cổ mình. Với cánh tay lực lưỡng đầy lông lá kia, chắc chắn tôi, cho dù cố gắng giãy giụa đến đâu, cũng không chịu đựng được quá năm phút. Đến cuối hành lang, nó chỉ ra sân trường, rồi thì thầm hỏi: ?oMày có nhìn thấy gì không??. Tôi hơi ngạc nhiên, mới sáng ra mà nó đánh thức mình dậy để nhìn sensei đang nói chuyện với một ông giáo ở lab khác ở dưới sân trường hay sao.
    Tôi thờ ơ đáp: "Sensei đang nói chuyện". "Thế mày không thấy gì khác lạ à?" - nó hơi thất vọng. "Chả có gì. Ông ấy vẫn thế." "Mày nhìn quần áo ông ấy xem?" - nó lại thì thầm". "Ừ. Nó có vẻ không giống mọi ngày." "Đấy. Mày bắt đầu thông minh rồi đấy. Mọi ngày ông ấy lúc nào cũng mặc đồ trắng. Nhưng cả tuần nay tao để ý. Trước giờ tập thể dục của bọn mình, chẳng bao giờ ông ấy mặc đồ trắng. Chỉ khi nào gặp bọn mình ông ấy mới mặc đồ trắng thôi." "Thì sao?" "Chẳng sao cả. Tao chỉ thấy lạ thôi. Mà đó là một phát hiện quan trọng đấy. À mà mày đã biết chuyện gì chưa?" - nó lại chuyển sang giọng thì thầm.
    Chuyện gì nữa đây? - tôi hơi bực mình. Nó đánh thức mình dậy sớm chỉ vì một chuyện hết sức vớ vẩn mà nó cho là unusual. Chúng tôi làm thí nghiệm suốt ngày chỉ mong có cái gì unusual với lại unexpected xảy ra. Nhưng rốt cục nó lại chẳng bao giờ xảy ra. Tất cả mọi thí nghiệm đều diễn ra hết sức bình thường, bình thường đến mức buồn tẻ, bình thường đến mức chúng tôi chẳng cần nhìn cũng biết kết quả nó phải thế, không thể khác được. Nhưng cuộc sống của chúng tôi thì ngược lại. Chẳng có một quy luật nào hết. Tất cả đều diễn ra hết sức lộn xộn, lộn xộn một cách bất bình thường. ?oThằng Ấn Độ sắp lấy vợ?- nó vẫn thì thầm.
    Đột nhiên, tôi thấy rùng mình. Tôi nhớ có lần thằng Ấn Độ bảo với tôi rằng có đến tám mươi phần trăm dân Ấn cưới nhau theo kiểu arranged marriage. Nó cũng nằm trong cái tám mươi phần trăm của cái đất nước gần một tỷ dân ấy. Nó chẳng có sự lựa chọn nào hết. Cô dâu của nó có đẳng cấp cao hơn nó một bậc, một intercaste marriage theo cách gọi của nó. Điều duy nhất mà nó biết về cô dâu tương lai là một tấm ảnh. Tôi đã từng xem tấm ảnh ấy một lần. Cô gái trong ảnh khá dễ thương trong bộ quần áo cổ truyền Ấn Độ. Có lẽ khi chụp tấm hình này, cô không nghĩ rằng một ngày nào đó tấm ảnh sẽ là mối liên hệ duy nhất với vị hôn phu tương lai của cô. Tôi hỏi thằng Ấn Độ:
    - Thế mày được chọn cái gì ?
    - Voi - nó lầu bầu. - Tao được chọn con voi dành cho lễ cưới. Tao sẽ cưỡi lên con voi đấy trong ngày cưới. Dù sao, tao cũng có sự lựa chọn mặc dù nó không quan trọng lắm.
    Ngay từ sáng sớm, bố mẹ thằng Ấn Độ đã đến ngồi chờ ở phòng tiếp tân. Họ đến để đưa nó về Ấn Độ làm đám cưới. Nó không chịu về. Họ phải bay một quãng đường dài để đến đây đưa nó về quê lấy vợ. Dù sao, nó cũng không thể trốn tránh trách nhiệm. Nó có trách nhiệm duy trì nòi giống. Nó có trách nhiệm cưới cô gái mà Thượng Đế dành cho nó. Đấy là truyền thống mà nó không thể phá vỡ. Nó chẳng có sự lựa chọn nào cả vì nếu có chắc chắn nó sẽ không chọn sinh ra làm người Ấn Độ. Bố mẹ nó trông nhỏ bé và nhẫn nhục so với căn phòng tiếp tân quá rộng và quá sang trọng. Họ có nước da ngăm đen rất đặc trưng. Ông chồng để ria mép; cùng với cái trán hói, nó càng làm ông thêm nhỏ bé và nhẫn nhục. Bà vợ đội khăn trùm gần kín mặt nhưng nó vẫn không che được những nếp nhăn mà chỉ cần nhìn thoáng qua người ta đã thấy nó tồn tại mặc dù có thể thị giác không ghi nhận được thông tin về những nếp nhăn đó. Thằng Ấn Độ buồn bã đi theo bố mẹ nó ra khỏi trường. Thỉnh thoảng nó ngoái lại nhìn chúng tôi. Không hiểu sao tôi thấy đôi mắt thằng Ấn Độ buồn ngơ ngác giống hệt đôi mắt con chó cún của tôi ngày trước lúc nó sắp chết. Một tháng sau, chúng tôi nhận được tin nó mất. Một cái chết kỳ lạ.
    Thằng Bangladesh ngày càng ăn ít và tất nhiên là nó chỉ ăn vào buổi tối vì những ngày lễ ramadan chẳng bao giờ kết thúc. Nhưng điều kỳ lạ nó không giảm cân nào. Nó giấu thức ăn thừa dưới gầm giường cho đàn chuột. Khoảng nửa đêm, bọn chuột bắt đầu rúc rích mò vào phòng. Chúng bò lổm ngổm trên sàn nhà, leo lên cả bàn học. Mà không chỉ có thế, chúng vừa chạy vừa kêu rinh rích đầy khoái trá. Tôi căm ghét những con chuột màu xám với đôi mắt thao láo; chúng chẳng bao giờ biết xấu hổ. Thằng Bangladesh, ngược lại, rất quý đàn chuột. Nó thường túm cổ lấy con to nhất, vuốt ve một cách rất trìu mến khiến con chuột lim dim vì khoái cảm rồi đột nhiên nó bóp mạnh một cái. Con chuột bị đau kêu oai oái và cuối cùng không chịu đựng được con chuột quay đầu lại cắn một nhát vào tay khiến thằng Bangladesh phải buông tay ra. Ngày nào thằng Bangladesh và con chuột cũng chơi trò đấy. Điều kỳ lạ là con chuột mặc dù rất đau nhưng vẫn vui vẻ tham gia vào trò chơi cùng thằng Bangladesh, cứ như thể giữa chúng có một sự thỏa thuận ngấm ngầm trong trò chơi bệnh hoạn đó. Đàn chuột ngày càng đông, thức ăn thừa của thằng Bangladesh dần tỏ ra không đủ đáp ứng cho cái thói phàm ăn và sinh sản nhanh khủng khiếp của những con chuột, mặc dù thằng Bangladesh đã cố gắng nhịn ăn đến mức tối đa. Thậm chí, nó còn mang cả lọ mứt mà mẹ nó gửi cho nó ăn cả năm để cho đàn chuột ăn trong một tuần. Rồi nó bắt đầu đi xin cả thức ăn thừa của những đứa phòng bên cạnh nhưng dường như nỗ lực của nó chả thấm vào đâu. Cuối cùng thằng Bangladesh quyết định giảm số lượng đàn chuột. Đầu tiên là con chuột đầu đàn. Tối hôm đó, thằng Bangladesh vẫn chơi trò chơi thường lệ với con chuột rồi đột nhiên nó bóp mạnh vào mình con chuột. Con chuột quay đầu lại cố gắng cắn vào tay thằng Bangladesh nhưng lần này nó không buông tay. Bàn tay hộ pháp của nó càng tóm chặt con chuột hơn. Con chuột kêu la thảm thiết. Nó không ngờ lại có kết cục này. Trò chơi của ngày hôm qua cuối cùng cũng kết thúc. Con chuột biến thành một đống bầy nhầy trong tay thằng Bangladesh. Trong bóng tối, tôi vẫn nhìn thấy rõ trên khuôn mặt thằng Bangladesh hiện ra một nụ cười bí hiểm.
    Từ hôm đó trở đi, ngày nào thằng Bangladesh cũng giết vài con chuột. Đàn chuột ngày càng trở nên khôn ngoan nhưng thằng Bangladesh còn thông minh hơn. Ngày nào nó cũng tóm được vài con chuột. Những con chuột còn lại phần vì nhu cầu thức ăn, phần vì cái ảo tưởng rằng với kinh nghiệm của ngày hôm qua chúng có thể dễ dàng chạy thoát khỏi bàn tay của thằng Bangladesh nên vẫn mò lên phòng vào ban đêm. Số lượng chuột giảm rất nhanh. Đêm hôm qua, nếu như tôi đếm chính xác thì chỉ còn mười hai con chuột. Thằng Bangladesh thì càng ngày càng say mê với trò chơi giết chuột nhưng bây giờ mỗi ngày nó chỉ giết một con vì đàn chuột giờ còn rất ít. Tôi để ý thấy khuôn mặt nó ngời sáng lên mỗi khi nhìn thấy con chuột giãy giụa trong lòng bàn tay, ngời sáng đến mức trong bóng đêm tôi vẫn có thể nhìn thấy cái vẻ long lanh rất khó tả trên đôi mắt thằng Bangladesh.
    Chiều hôm qua, thằng Bangladesh nhận được một tin đặc biệt. Buổi tối, nó không buồn ăn cơm. Dường như có cái gì bất ổn trong tâm trạng của nó. Cuối cùng nó nói với tôi:
    - Tao phải về Dhaka làm giáo sư.
    - Tuyệt vời. - Tôi nói. - Mày có thể làm cái mà mày thích.
    - Tao cũng chẳng biết nữa. - Nó buồn bã lắc đầu. - Từ trước đến giờ, tao chưa bao giờ làm cái gì độc lập cả. Tao sợ sự đơn độc. Nhất là trong nghiên cứu.
    Tôi không nói gì. Tôi cũng thế. Tôi sợ nỗi cô đơn khi phải đi một mình trên con đường mà mình không biết phương hướng. Thằng Bangladesh đột nhiên nói:
    - Mày có muốn đi cùng tao không?
    Tôi không trả lời. Im lặng kéo dài suốt buổi tối. Chúng tôi ngồi theo đuổi những ý nghĩ riêng. Chúng tôi nghĩ về tương lai trong nỗi khiếp sợ. Cuộc sống rồi sẽ ra sao đây?
    Ngày hôm qua, tôi đi đưa đám một người bạn thân thời phổ thông; anh mất ở bệnh viện tâm thần ở Trâu Quỳ. Một bệnh nhân tâm thần cùng phòng đã bóp cổ anh cho đến chết; sau đó, hắn dùng một con dao, loại vẫn dùng để rọc giấy, tự cắt cổ mình. Cho đến nay, anh vẫn là người tôi kính trọng nhất vì nghị lực và ý chí. Năm anh lên sáu, bố anh bỏ nhà theo một người đàn bà khác. Anh và em gái sống cùng mẹ và ông ngoại, một ông già mắc bệnh hoang tưởng, hậu quả của những cơn sốt rét rừng hồi còn ở chiến trường. Mẹ anh phải làm rất nhiều việc như gánh nước thuê, bán hàng rong, vé số... để nuôi cả gia đình. Hàng ngày, anh học một buổi còn một buổi phải đi bán kem để có tiền mua sách vở và đóng học phí. Anh luôn là người đứng đầu trong mọi kỳ thi. Hết năm thứ hai đại học, anh được học bổng sang Nhật học. Cùng năm đó, mẹ anh bị tai nạn giao thông, phải cưa hai chân. Đứa em gái anh, có lẽ vì quá mệt mỏi trước cuộc sống gia đình, đã bỏ nhà đi bụi đời. Mấy năm sau, người ta tìm thấy xác nó trong một ngôi nhà hoang ở ngoại thành. Cái chết của nó cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Học xong tiến sĩ, bạn tôi về nước và một thời gian sau đó thì mắc bệnh thần kinh. Sau đám tang, mẹ anh đưa cho tôi một cuốn vở nhỏ, loại vở có dòng kẻ ô ly vẫn dùng cho học sinh cấp một; bà nói rằng đây là thứ mà bệnh viện họ tìm thấy ở dưới gầm giường anh. Bà muốn nhờ tôi đọc hộ vì bà không biết chữ. Tôi mở cuốn vở ra, đó là nhật ký anh viết trong những ngày ở Trâu Quỳ. Nhật ký bắt đầu bằng câu: ?oNgày hôm qua,...?.
    Nhật Bản, 8/2004
  4. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Một ngày như mọi ngày - Trịnh Lan Thương
    Nói đúng hơn là một ngày chủ nhật như mọi ngày chủ nhật. Người con trai dừng xe trước cái cổng xanh xanh, đẩy lại gọng kiếng, ngước lên ban công. Nơi đó có một người con gái. Người con gái nhìn người con trai, thầm nghĩ: "Chắc anh ấy đang xúc động, vì mình mặc cái áo lần đầu tiên hai đứa gặp nhau".
    Trước cánh cửa xanh xanh, người con trai nghĩ: "Không biết đến bao giờ Thanh mới biết đi xe máy. Bảo tập nhiều lần rồi mà không nghe!".
    Người con gái bước xuống nhà, mở cửa và chào anh. Anh nói như một người cha nói với con gái:
    - Tối nay tập xe đi. Sau này em ra trường, công việc đòi hỏi em phải biết đi xe máy, không thể cứ xách xe đạp mà lọc cọc đi làm việc được !
    Cô gái nói:
    - Anh nhìn cái áo em đi!
    Chàng trai nói bằng giọng một người ông nói với cháu:
    - Hình thức phải đi đôi với nội dung. Không nên trọng hình thức quá, cũng không nên trọng nội dung quá. Cái hình thức là cơ sở để người ta đánh giá nội dung. Giản dị cũng có nhiều cách mà giản dị. Đi chơi thì không ai mặc áo sơ mi trắng cả, một cái áo thun thích hợp hơn!
    Người con gái trợn tròn mắt, há hốc mồm:
    - Trời ơi, anh đang nói cái gì vậy ?
    Người con trai cũng ngạc nhiên không kém, nhưng anh nghĩ người con trai cao thượng là người con trai ít lời, chỉ nói những lời thật sự có trọng lượng, nên "Hừ" một cái. Tiếng hừ đó cô gái không nghe thấy, vì người con trai lịch sự là người con trai chỉ "Hừ" trong lòng. Cũng tốt thôi. Nhờ thế mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng bắt đầu ! Sân tròn bóng lá. Những bàn tay nhỏ màu xanh lắc lắc, như cái lắc đầu phụng phịu của một đứa trẻ, khi bắt hụt một giọt nắng, khiến nó rơi xuống sân, tròn xoe như cái nút áo bằng vàng. Một chú mèo con nghiêng đầu thò một chân ra khều khều bóng nắng. Người con gái reo lên:
    - Anh ơi, anh nhìn nè, con mèo đang giỡn với miếng phô mai vàng ươm của nó!
    - Đâu ? Miếng phô mai đâu ? - Người con trai sửa lại cặp kính trí thức, ngơ ngác hỏi.
    - Anh không nhìn thấy miếng phô mai vàng óng à ? Vậy anh có nhìn thấy cái chuông vàng có lẽ đã đeo lên cổ chú mèo con, giờ rơi trên mặt sân không ?
    - Chuông rơi từ bao giờ, sao anh không nghe thấy tiếng động ?
    Người con gái kéo tay anh lại gần, chỉ vào bóng nắng. Hai người cùng chú mèo lúc nãy như ba chú mèo con đứng xếp hàng.
    - Đây nè, anh có thấy bông hoa lấp lánh này không, chú mèo muốn hái nó, chắc mèo ta sẽ để bông hoa này lên cái mũi màu hồng dễ thương của mình, rồi mang về tặng cho mẹ !
    Người con trai kêu lên:
    - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ? Bóng nắng làm sao có thể so sánh được với hoa. So sánh như vậy là không toàn diện ! Bóng nắng không có cánh. Hoa nở ra từ đất, bóng nắng rơi xuống từ lá cây. Hai cái này hoàn toàn khác nhau ! Con mèo không thể nâng bóng nắng đặt lên mũi được. Bóng nắng vô hình mà. Nó cũng không biết tặng mẹ nó đâu. Bóng nắng không thể là phô mai. Ai lại đi ví nắng với thức ăn bao giờ ! Phô mai béo ngậy, nhưng con người không thể nếm được vị của nắng. Bóng nắng không phải là cái chuông. Chuông có âm thanh, còn nắng lại vô thanh. Cũng chẳng có phép thuật nào có thể đeo cái chuông - nắng vào cổ một con mèo cả !
    Cô gái im lặng. Mới đầu cô gái nhìn anh. Nhưng sau cùng cô gái không nhìn anh nữa, mà nhìn con mèo, nhìn bóng nắng, nhìn cây lá, nhìn bàn tay mình... Nói lại cho gọn là cô gái nhìn tất cả, chỉ trừ gương mặt của "người thầy" đang thuyết giảng. Người con trai đã nói tất cả những điều đó bằng một giọng nói rất vỗ về. Anh thấy người con gái im lặng, anh tin rằng cô đã nhận ra cái sai của mình và ngoan ngoãn nghe lời. Anh nghĩ cái tốt đẹp nhất ở cô là biết nhận lỗi và biết nghe lời ! Cũng tốt thôi. Nhờ vậy mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng kết thúc !
    Hôm đó, người con trai trở về nhà, vắt tay lên trán suy nghĩ rằng phải làm sao để cô gái có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề. Anh không thể lúc nào cũng ở bên mà dạy bảo cô gái được. Điều đó làm anh rất băn khoăn. Con người không hiểu biết là con người phải chịu thiệt thòi. Hiểu biết cho người ta thêm sức mạnh. Anh nghĩ đến điều đó và thấy cô gái rất đáng thương, anh mong sao mình có thể bảo bọc một cách trọn vẹn nhất cho sự non nớt ấy.
    Người con gái về nhà, chầm chậm bước lên phòng mình. Cô khép cửa lại và buông mình vào nước mắt. Cô cảm thấy mệt mỏi và hụt hẫng. Trong căn phòng nhỏ bé ấy, những quyển sách, những quyển tập lo lắng nhìn cô, con gấu bông nhỏ xíu, cũ kỹ giương đôi mắt đen của nó tha thiết nhìn cô. Những vuông gạch đón từng giọt nước mắt rơi vào mình, ước có thể mềm ra như một tấm khăn để có thể choàng ôm, ấp ủ những nỗi niềm. Nhưng những quyển tập, quyển sách, con gấu bông, vuông gạch... Tất cả đều không thể nói cùng cô dù chỉ một lời, không thể trao cô dù chỉ một bàn tay vuốt ve. Người con gái một mình, và khóc.
    Chiều công viên. Lá hát và **** bay. Trong rất nhiều ghế đá có hai người ngồi, xin mượn một ghế đá đặt vào câu chuyện này. Cái ghế đá dành cho người con trai và người con gái của chúng ta. Người con gái kêu lên (người con gái lúc nào cũng kêu lên):
    - Anh ơi, anh nhìn kìa, con **** cũng không chơi với đứa bé !
    Một người con trai lịch sự là một người con trai ngước lên khi bạn gái mình kêu. Và vì ngước lên, anh thấy một con bé mặt mày lem luốc, bị một người đàn ông lôi đi xềnh xệch. Cảnh trước của cảnh này như sau: Nhân vật của chúng ta, tức con bé, cần phải nói thêm: lem luốc, trông thấy một nhân vật thứ hai: con ****. Con bé thò tay ra, **** bay. Hết cảnh. **** bay vì nó có cánh. Vì có cánh nên nó phải bay. "Con bé thò tay ra, **** bay". Thì **** bay, tất nhiên rồi ! E hèm, vậy thì tại sao có tiếng kêu ? Và vì có tiếng kêu, chàng trai lịch sự nhìn bạn gái mình chăm chăm. Người con gái đang rất xúc động.
    - Anh ơi, con bé ăn xin ấy không có cái gì để chơi, nó muốn chơi với ****, nhưng đôi cánh đã đem con **** đi rồi ! Con **** rực rỡ và đẹp đẽ đã vỗ cánh bay đi. Còn tuổi thơ đẹp đẽ, rực rỡ của bé thì sao? Những cái sặc sỡ khác thì sao ? Ba nó kéo nó đi, và rồi nó sẽ quên con **** phải không anh ? Nó sẽ quên rằng từng có lúc nó cần một con ****... Con bé phải đi xin, nhưng chẳng bao giờ người ta cho nó một con ****, cả bầu trời này không cho nó một con ****, dù nó đã đưa tay ra. Anh ơi, khi em đưa tay ra, **** cũng bay...
    - **** bay vì nó có cánh ! Em đã bao giờ thấy một con **** mà không bay chưa ? Tại sao em không có được cái lòng tốt mạnh mẽ, tại sao em không mua cho con bé một món đồ chơi chẳng hạn ? Tại sao em lại tự làm khổ mình vì mỗi chuyện **** bay ? **** tất nhiên là phải bay ! Sao em không nhìn kỹ hơn bàn tay của người đàn ông, mà lại đổ tội cho đôi cánh?
    - Anh ơi, khi anh đưa tay ra, **** cũng sẽ bay...
    Người con trai vuốt ngược mái tóc, thở ra hơi nằng nặng, lặp lại cái câu nhàm tai suốt từ đầu truyện cho đến giờ:
    - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ?
    Hai người cùng ngồi trên một cái ghế, lưu ý, không ngồi sát nhau. Xin mượn một đại dương đặt vào khoảng cách đó. Họ ra về. Chiều công viên vẫn thế, lá hát và **** bay. Cô gái nắm lấy tay chàng trai và chàng trai lịch sự không phản đối điều đó. Khi bàn tay chạm nhau, hơi ấm lại chạm nhau. Họ để quên một đại dương trên ghế. Nhưng đại dương có đi theo họ không ? Ừ nhỉ, đại dương có đi theo họ không ?
    Hôm ấy, cô gái trở về nhà, ngồi bên khung cửa sổ mở toang. Anh ơi, rồi cuộc tình chúng mình sẽ đi về đâu ? Cuộc tình có cánh không, có bay không ? Người ta đến giữa đời này để đứng, để đi, để nhảy múa giữa đời trên hai chân chạm đất. Còn em, em nhảy múa giữa đời chỉ trên một chân. Anh ơi, em biết chắc rằng rồi em sẽ té, té nhiều lần. Nhưng biết làm sao được! Vì em sinh ra giữa cuộc đời này là để nhảy múa trên một chân, và té, và khóc, và nhảy múa. Người yêu của em ! Đối với em, anh là chàng trai tốt nhất trên đời ! Cuộc đời em, cuộc đời này, đẹp hơn khi có anh. Có thể sẽ không bao giờ em gặp được một người nào tốt như anh. Nếu như em phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời. Mà là lỗi ở em. Lỗi ở đôi mắt em nhìn giọt nắng ra phô mai, cái chuông, đóa hoa, lỗi ở đôi mắt em nhìn theo một cánh **** bay. Lỗi ở trái tim em đắm say vì một bóng nắng, run rẩy vì một bàn tay không với được cánh ****...
    Anh ơi, nếu như em có phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời này ! Mà là lỗi ở em !
    Em sinh ra để nhảy múa, để ngã và để khóc.
    Người con gái thì thầm với những nụ hoa còn mặc áo xanh:
    - Em ơi, ngày mai em hãy nở cho chị nhé. Nếu ngày mai em không nở, chị sẽ chờ ngày mốt. Nếu ngày mốt em không nở, chị sẽ chờ trong những ngày tới nữa.
    Người con gái khép cửa, buông rèm. Cửa sổ khép vào nhau như những cánh tay đang nắm chặt lại, làm nên một vòng ôm. Tấm rèm dịu mềm chắn gió.
    Hết cảnh. Người con gái bật công tắc đèn ngủ, như ánh đèn sân khấu bật lên
  5. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Hoàng hôn rực rỡ
    Truyện ngắn: Vân Hạ
    Từ xa, cô gái đã thấy một người đàn bà đội nón lá ngồi quay mặt ra biển. Nắng chiều rọi thẳng vào lưng áo màu gạch non làm mảng lưng áo như đang chín đỏ lên.
    Một thằng bé con cởi trần mặc quần cụt chạy chơi lăng xăng bên mép sóng gần đó. Những đợt sóng hăm hở tấp lên bờ những mảnh vỏ hà, phao lưới, vỏ đồ hộp cùng củi rác. Đang mùa biển nghỉ nên cả bãi biển vắng ngơ vắng ngắt, chỉ thấy trơ trọi có hai mẹ con người đàn bà.
    Hai mẹ con, cả dáng ngồi bất động đăm đăm của người mẹ lẫn cái bóng nhỏ say sưa chuyển động không ngừng của đứa con, cứ gợi lên một cái gì vừa ấm áp gần gũi vừa đơn côi nỗi niềm. Một hình ảnh của sự chờ đợi. Có vẻ như thằng bé đã quen theo mẹ, quen với việc chơi một mình ở nơi có mẹ.
    Cô gái đã tới sau lưng mà người đàn bà vẫn không quay lại, bóng cô từ phía sau tiến lên cao dần, in xuống trước mặt người đàn bà thành hai cái bóng một đứng một ngồi rõ rệt. Người đàn bà ngồi trên một khúc gỗ do sóng mang từ đâu tới hất dạt lên từ mùa trước. Trước mặt, chỗ cái bóng đổ xuống, có một cái giỏ lác đựng ít con cá dìa cá liệt còn tươi rói. Cô gái ngồi xuống đầu kia của khúc gỗ, người đàn bà quay sang nhìn cô rồi lại thản nhiên nhìn ra biển, không nói gì. Thằng bé thấy có người lạ đến thì chạy lại ngồi bên mẹ, nó vừa cầm que vạch ngang dọc lên mặt cát vừa nhìn trộm cô gái.
    - Chị ngồi đây làm gì vậy? - Cô gái lên tiếng hỏi.
    - Chờ ba tụi nhỏ - Người đàn bà trả lời.
    - Mùa này mà thuyền cũng đi hở chị?
    Người đàn bà lắc đầu, vẫn không nhìn cô, nói:
    - Đâu có. Ảnh đi lội bộ kiếm vài con về ăn vậy mà.
    - Ảnh đi lội bộ mà chị cũng dắt cháu ra đây ngồi đợi sao?
    - Quen rồi.
    Trong khi nói chuyện, cô gái nhận thấy gương mặt người đàn bà trẻ hơn nhiều so với dáng ngồi - chắc khoảng ngoài 30. Không, chưa đến, có lẽ chỉ 28, 29, trạc tuổi cô. Người làng chài thường già trước tuổi vì đông con, có một người đã nói với cô như vậy.
    Người đàn bà vẫn tiếp tục đăm đăm dõi mắt ra biển, không cần hỏi cô là ai, ra đảo mùa này làm gì, dù thoạt nhìn cũng biết cô là người nơi khác đến. Có lẽ đối với người đàn bà lúc này thì chẳng có gì quan trọng hơn việc dõi trông ra biển. Cô gái cũng cố nhìn theo nhưng chẳng thấy bóng dáng một người nào ngoài mấy chiếc thuyền đang neo đậu dập dềnh. Thằng bé hết nhìn mẹ lại nhìn người lạ. Cô gái vẫy tay cười với nó nhưng nó vẫn bám dính lấy mẹ không rời.
    Chiều xuống chậm nhưng nắng nhạt rất nhanh. Cái nắng mùa này yếu ớt, trời lại nhiều mây, nếu có hoàng hôn cũng chưa chắc đẹp. Cô gái nhìn người đàn bà rồi ngập ngừng hỏi:
    - Chị ở đây có thường thấy hoàng hôn không?
    - Hoàng hôn? - Lần này người đàn bà quay nhìn cô lạ lẫm - Là lúc mặt trời lặn hả? Có chứ, ngày nắng nào mà không có.
    Bất ngờ người đàn ông hiện ra lừng lững như từ thủy cung chui lên, đống lưới vắt trên vuông vai trần vẫn đang rỏ nước ướt át, trên mắt lưới còn mắc hai con cá nhỏ chưa gỡ đang giãy giãy. Gương mặt người đàn bà vụt tươi hẳn lên. Người đàn ông dịu dàng nói với vợ:
    - Về thôi.
    Người vợ đứng lên. Rồi không cả chào tạm biệt cô gái, họ cứ vậy quay lưng men theo mép nước đi ngược về hướng làng chài. Người đàn ông vác lưới, người đàn bà xách giỏ đi bên cạnh, thằng bé lăng xăng chạy trước. Họ đi xa dần, khuất lẫn vào những chiếc thuyền thúng quét nhựa màu đen úp rải rác trên bờ cát đằng xa.
    Bây giờ thì trên bãi biển chỉ còn mỗi mình cô gái. "Họ hạnh phúc", cô nghĩ và hình dung ra bữa cơm tối của họ ở một trong số những căn nhà mái tôn thấp lụp xụp kia. Hai vợ chồng và bầy con bốn năm đứa ngồi quây quanh mâm cơm có tô canh cá nấu ngọt và một đĩa mắm dầm ớt trái. Xung quanh bề bộn những lưới, mủng, thạp mắm và mùi cá khô... Họ chẳng cần biết đến cảm giác thiếu thốn, chẳng cần đi tìm gì. Có bao giờ họ nghĩ đến chuyện ra ngồi ngoài biển để đợi hoàng hôn như cô? Hoàng hôn! Cô gái sực nhớ ra thì đã muộn. Vì mải nghĩ ngợi lan man cô đã để hoàng hôn qua mất. Hay vì trời nhiều mây quá nên không thấy được?
    Cô gái đã từng đến làng chài này vào một mùa hè cách đây đã lâu. Lúc đó đường đi rất vất vả, còn đảo thì hoang sơ vắng lặng hơn bây giờ nhiều. Lần đó cô đã tình cờ được chứng kiến trọn vẹn cái giây phút rực rỡ nhất của hoàng hôn cùng với một người. Đó cũng là lần đầu tiên cô được thấy một cảnh tượng đẹp đến vậy và ngắn ngủi đến vậy. Một mặt trời to lớn, đỏ rực, treo rờ rỡ trước mặt, cùng lúc hòn đảo Rùa ở phía bắc cũng nhuốm vàng, rồi nhanh chóng rực lên như một khối kim loại vừa lấy trong lò lửa của thợ rèn ra đặt giữa biển khơi xanh sẫm. "Ôi!", cô chỉ kêu lên được một tiếng như vậy rồi ngồi lặng đi trong khoảnh khắc kỳ vĩ nhất của một ngày. Nhưng chỉ giây phút thôi, khi mặt trời chìm hẳn xuống chỉ còn vương lại vài tia sáng hắt lên nền trời phía tây, thì hòn Rùa cũng trở lại màu xanh xám như cục sắt nguội.
    "Đẹp quá phải không?". Tiếng nói cất lên ngay sau lưng. Cô gái quay lại, vui mừng nhận ra có một người nữa cũng vừa kịp chiêm ngưỡng và tiễn biệt hoàng hôn với mình.
    "Phải là một ngày nắng ra nắng hoàng hôn mới đúng là hoàng hôn. Muốn thấy một phút hoàng hôn đẹp phải chịu nực chịu khát cả ngày trời". Người đó đã nói vậy khi ngồi xuống bên cô sau khi hoàng hôn tắt. Hôm đó đúng là một ngày nắng kinh khủng, nền trời xanh ngăn ngắt không một vẩn mây. Trên đảo lúc đó còn rất hiếm nước ngọt, bàn chân cô căng đỏ lên vì sục dưới cát nóng khi phải vượt qua đồi. Cô đã được biết thế nào là giữa biển nước mà khát nước. Còn nữa, chỉ sau đó ít phút họ lại được nhìn thấy trăng lên. Cũng một không gian này, khoảng trời này, vừa đỏ rực ánh hoàng hôn đã lại xanh mát mặt trăng chiều...
    "Đừng tiếc. Hoàng hôn ngắn ngủi nhưng không mất, nó tắt để cho trăng lên thay thế và còn để chuẩn bị cho một bình minh rực rỡ khác ra đời. Nó tắt để bắt đầu cho sự chuyển tiếp những cái đẹp không giống nhau".
    Những lời nói như có phép mầu an ủi cô gái, làm cô lạc quan hẳn lên với ý nghĩ hoàng hôn tắt không phải là kết thúc, mà để bắt đầu cho sự chuyển tiếp những cái đẹp không giống nhau. Sau này thì cô nhận ra điều đó thật ra không mới mẻ, cũng như mùa đông tàn lụi là để chuẩn bị cho một mùa xuân tươi non ra đời, cô đã biết từ lâu. Vậy mà cô vẫn háo hức nghe như cô học trò nhỏ thích thú nghe giảng về những điều mới lạ.
    Những năm sau, cô gái đã nhiều lần phải dứt khỏi công việc để trở lại đảo, nhưng chưa lần nào cô bắt gặp lại được giây phút ấy. Hoặc có gặp nhưng không trọn vẹn. Chính cô cũng không ngờ một chuyện đơn giản ngày nào cũng lặp đi lặp lại như vậy mà cho đến bây giờ cô vẫn chưa lần nào bắt gặp lại được. Sau này trên đảo đông vui hơn. Người ta đã phát hiện ra hòn đảo còn khá nguyên sơ vì chưa được du lịch khai thác nên càng có nhiều người tìm tới. Những con đường đổ bê tông ra đời, xe cộ ngày càng tấp nập, không còn phải vượt đồi bằng đôi chân đi bộ, nhà mới mọc lên, cây cối cũng được trồng thêm...
    Vì vậy mà cô lại càng nhớ tiếc cái khung cảnh hoang sơ vắng lặng ngày trước. Muốn được trở về sự vắng lặng, cô phải mạo hiểm ra đảo vào mùa biển động này nhờ những chiếc thuyền buôn chở hàng tạp hóa. Mấy ngày nay đêm nào cũng có mưa lớn, ban ngày tuy có nắng nhưng "nắng không ra nắng".
    Chiều hôm sau cô gái lại ra chỗ cũ. Cô hy vọng sẽ được thấy lại hình ảnh hai mẹ con người đàn bà như chiều hôm trước. Cái hình ảnh gợi lên một điều gì vừa gần gũi ấm áp vừa đơn côi nỗi niềm, do cảm giác của cô sinh ra. Vì nó là hình ảnh của sự chờ đợi. Nhưng chiều nay không thấy bóng dáng hai mẹ con người đàn bà, chắc vì người đàn ông không đi lội bộ quăng lưới, hẳn nhiên là vậy rồi. Cô ngồi xuống khúc cây, lơ đãng nhìn về phía hòn Rùa. Bỗng hòn Rùa chợt ửng sáng lên, chuyển màu vàng đỏ...
    - Chào người đẹp.
    Một giọng nói cũng cất lên từ phía sau, cô ngẩng lên và thấy một anh chàng quen quen không biết đã gặp ở đâu. Cùng lúc một cảm giác hơi khó chịu nhen lên. Khi cô sực nhớ ra vội quay nhìn về hướng tây bắc thì muộn mất rồi. Hoàng hôn yếu ớt đã tắt, hòn Rùa đã trở lại màu xanh xám như cục sắt nguội. Cô gái thở dài.
    - Chào người đẹp mà người đẹp cũng không thèm trả lời.
    Tiếng nói lại cất lên. Bây giờ thì cô đã biết cảm giác khó chịu phát sinh từ đâu, đó là từ hai tiếng "người đẹp". Vẫn biết đây chỉ là cách nói xã giao nhiều hơn lời khen, nhưng cô vốn không thích bị gọi là người đẹp khi biết mình không đẹp.
    - Chào anh - Cô đáp - Anh vừa nói tôi à?
    - Còn với ai ở đây nữa. Cô nhớ ra tôi chưa ?
    - Nhìn anh cũng quen quen, nhưng...
    - Bữa qua ở dưới bến đó... Tôi đã kéo cô từ dưới xuồng lên, chở cô về nhà trọ, giờ cô nhớ ra chưa? Từ bữa qua tới giờ tôi kiếm cô mà không được, vì không biết tên.
    - Có chuyện gì không? - Cô gái hỏi và nghĩ nhanh xem mình bỏ quên thứ gì.
    - Không. Chuyện gì đâu! Nhưng từ bữa qua về... cứ thấy nhớ nhớ!
    Cô gái cười. Anh chàng phật ý:
    - Cô không tin à?
    - Tôi xin lỗi. Ồ trăng kia rồi! - Cô gái reo lên.
    - Người lãng mạn ghê ta - Anh chàng nói.
    Cô gái bỗng trở nên hào hứng:
    - Anh biết không. Trước đây, lâu rồi, có một người cũng tình cờ có mặt ở đây cùng ngắm hoàng hôn với tôi. Hoàng hôn hôm đó không phải như chiều nay đâu. Phải nói chưa bao giờ tôi thấy một buổi hoàng hôn nào như vậy. Còn chiều nay...
    - Chiều nay thì sao?
    - Chiều nay anh cũng tình cờ ở đây nhưng anh lại làm hỏng mất hoàng hôn của tôi.
    - Vậy à...! - Rồi anh chàng chợt cao giọng - Vậy thì sao? Thử hỏi người thấy được buổi hoàng hôn đó với người chưa thấy bao giờ thì nhìn có gì khác nhau? Làm sao biết được ai là người đã thấy, ai là người chưa thấy?
    Cô gái nhìn anh chàng, ngạc nhiên:
    - Đúng vậy - Cô thì thầm nhắc lại - Anh nói đúng, người ta cần phải có cách nhận biết riêng. Anh có biết một thầy giáo tên là Việt, dạy học ở đảo cách đây mười năm không?
    - Việt? Ông Việt nào ta? À, chuyển đi lâu rồi. Các thầy cô giáo trẻ họ chỉ dạy ở đây nhiều lắm là hai năm rồi về đất liền. Đó, cô thấy chưa, những người có chí lớn người ta đều ra đi tung hoành ngang dọc hết, chẳng có ai chịu cột chân trên đảo này vì những buổi hoàng hôn đẹp cả. Cô cũng ra đây chỉ vì nhớ một người cách đây cả chục năm đúng không?
    - Cũng không hẳn vậy. Anh đừng buồn, tôi nghĩ những người đã từng ở đây, cho dù có đi ngang dọc những đâu thì cũng có lúc họ nhớ về đảo như một kỷ niệm đẹp.
    - Chuyện đó thì có.
    Cô gái nhận ra cảm giác khó chịu ban đầu đã biến mất từ lúc nào. Tuy cách nói chuyện của người này lúc đầu ào ạt như sóng nhưng không phải không có dấu hiệu của những khoảng lặng trầm tư bên trong vóc dáng dạn dày sóng gió kia. Cô hỏi giọng thân mật hơn:
    - Anh có thường đi biển không?
    - Đi chứ. Ở đây đàn ông không đi biển thì còn biết làm gì.
    - Chiều qua tôi thấy có một bà vợ dắt đứa con nhỏ ra đây ngồi chờ ông chồng đi lội bộ về. Có phải cứ chồng đi biển là vợ phải ra ngồi chờ không?
    - Cũng tùy người. Như tôi đây thì có đi cả tháng cũng chẳng ai chờ.
    - Vậy... Chị nhà anh đâu?
    - Tôi làm gì đã có.
    - Vậy mà tôi cứ tưởng anh phải có cả một đàn con. Anh không muốn có người chờ đợi à?
    - Sao lại không. Ai mà không muốn. Tôi... cũng thích hoàng hôn, nhưng tôi chưa thấy hoàng hôn của tôi. Chiều mai cô có ra đây nữa không?
    Chiều mai? Đột nhiên cô gái nhận ra mình đang đoái trông về quá khứ. Hôm qua cô ra đây để nhớ về sự tình cờ của mười năm trước. Hôm nay cô lại ra để mong gặp lại hình ảnh hai mẹ con người đàn bà của chiều hôm qua. Biết đâu ngày mai và cả sau này nữa, cô cũng lại bỏ qua giờ phút hiện hữu để nhớ về cuộc gặp gỡ này. Dĩ vãng bao giờ cũng buồn và đẹp. Chỉ vì cô cứ mải nghĩ về cái đã qua, cô để hồn vía ở một nơi khác, cô không hoàn toàn là cô của buổi chiều đó, nên cô không thể nào thấy lại được một hoàng hôn trọn vẹn như cô đã từng thấy. Sao lại cứ phải như vậy. Sao không phải là ngay lúc này.
    Và chiều tối đó, cô gái đã chào tạm biệt người con trai mới quen trong tâm trạng hoàn toàn khác trước. "Dĩ vãng bao giờ cũng buồn và đẹp. Cắt đứt dĩ vãng là một việc khó khăn và đau đớn". Cô gái đóng khung dòng chữ trong cuốn sổ cũ lại, nhìn ra bãi cát quen thuộc và mới mẻ đang tràn ngập ánh trăng.
    Chiều hôm sau, khi cô ra đến nơi thì đã thấy anh chàng ngồi ở đó như đợi sẵn từ bao giờ. Anh đưa cho cô một mảnh giấy, đó là một bài thơ cắt ra từ một tờ báo cũ. Mới nhìn tên tác giả cô gái đã thấy bồi hồi. Bài thơ nói về một hoàng hôn đã xa trên đảo vắng, có hai người không quen cùng tình cờ bắt gặp giây phút tuyệt vời và ngắn ngủi mà lúc đó họ không nghĩ là sẽ không còn có dịp nào như vậy nữa... Một bài thơ đẹp và buồn.
    - Cảm ơn anh - Cô gái xúc động nói.
    - Có gì đâu mà cảm ơn. Tờ báo này lâu rồi, tôi thấy viết về đảo mình nên giữ lại. Những người biết làm thơ kể cũng sướng.
    - Đây là một kỷ niệm đẹp của tôi... Nhưng nó đã thuộc về quá khứ rồi. Sáng mai anh tới sớm chở giùm tôi ra bến được không?
    - Vậy là mai cô về. Cô còn trở lại đây nữa không. Khi nào cô lại ra?
    - Tôi cũng không biết...
    - Cô không biết, nhưng tôi biết chắc cô sẽ còn quay lại.
    - Tại sao?
    - Tại vì cô nhớ tôi!
    - Có chuyện đó à?
    - Chứ sao. Cô thích chờ đợi lắm mà.
    - Nhất là đợi người đi biển đúng không?
    - Đúng đúng.
    Họ cùng cười. Câu chuyện trở nên thoải mái vui vẻ. Những câu nói đùa trong lúc ngẫu hứng thường vui vẻ. Chỉ khi còn lại một mình cô gái mới chợt thấy buồn như sắp vào cuộc chia ly. Chia tay với quá khứ cũng là một cuộc chia ly. Ngày mai cô sẽ trở về với chính mình, bắt đầu bằng một buổi sớm non tơ trong trẻo.




  6. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện thật hay
    Để gió cuốn đi...

Chia sẻ trang này