1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện vừa: Đọa đời

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nhudinhthuan, 18/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhudinhthuan

    nhudinhthuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0

    Gần sáu tiếng ngồi xe khách, đất Vĩnh Yên hiện ra trước mặt. Những mái nhà nhỏ bé nằm thoải thoải bên sườn đồi. Thảm ngô xanh trải rộng xen kẽ những ngọn núi nhấp nhô. Sỏi đá chởm lạnh dúi bước chân người. Từ quãng đỗ xe, đi bộ khoảng chừng gần một tiếng thì tới làng Cót. Dò hỏi mãi, người ta cũng chỉ hai mẹ con tới một căn nhà. Căn nhà ấy từ lâu đã không có người ở, chiếc khóa cũ rỉ sét khép chặt cánh đuổi khách lạnh lùng.
    - U nom. Làm gì có ai ở? Chuyến này lại mất công toi rồi.
    - Gợm đã!
    Bà lão tiến vào, áp sát cánh cửa gỗ nhòm qua khe hổng. Trời sẫm tối mùa đông, khoảng đen chùm kín chừng gần ba gian nhà cấp bốn. Không thấy được gì, bà quay ra bảo anh con giai:
    - Chả nhẽ lại mất công. Thôi, sang hàng xóm hỏi thăm xem thế nào? Tiện thể xin ngủ nhờ một đêm.
    Chừng gần trăm mét thì sang tới nhà bên cạnh. Xứ thưa người, những mái nhà nhỏ bé nằm dãn nhau giữa hoang vu. Một ông lão cong mình lạch bạch bê nồi cám lợn to vật vã trong sân. Tiếng eng éc kêu. Tiếng sủa gâu gâu. Bã lão cất đứng giữa cổng cất giọng:
    - Chào cụ ạ!
    - Vâng âng ... chào bà! Bà và anh hỏi ai thế?
    - Cụ cho hỏi nhà bên cạnh có ai ở không ạ?
    - Không! Nhà ấy làm gì có người ở.
    - Thế người ta đi đâu hả cụ?
    Ông lão trầm ngâm một lúc, cái mặt cúi xuống đánh rớt nỗi buồn xuống vung xoong. Hai người ngoài cổng im lặng chờ đợi một câu trả lời. Ông lão quay đầu hỏi lại:
    - Thế bà là bà con họ hàng hả?
    Bà lão khấp khởi mừng thầm trong bụng đáp một câu gọn lỏn:
    - Vâng!
    Anh con trai toan cất tiếng thanh minh, bà lão xua tay rồi quay sang hỏi ông già.
    - Người ta đi đâu hết rồi hả ông?
    - Mất cả rồi bà ạ!
    Bà lão đã già non đoán được câu trả lời. Nhưng câu trả lời đáp lại đó cũng đủ làm bà ngã người. Anh con trai tay đỡ.
    - Ơ! U!
    Bà lão chấn tĩnh một lát rồi hỏi lại:
    - Thế thật không còn ai hả ông?
    - Không! À mà còn! Mà cũng chả biết là còn hay mất. Cách đây chừng năm sáu năm gì đó, tôi nghe loáng người ta đồn anh ấy cũng chết rồi. Nhà thì khóa cửa bỏ đó, thi thoảng tuần rằm, ngày giỗ tôi sang hương khói. Đã gần hai mươi năm nay rồi. Tôi hỏi khí không phải, thế bà là quan hệ gì với bà bên ấy? Tôi thấy bà ấy ở xứ này ngót mấy chục năm mà chả khi nào có người thân hay họ hàng đến thăm nom. Kể cũng lạ.
    - Tôi cũng chưa biết giả nhời ông thế nào? Thế bây giờ ông có thể mở cửa hộ cho hai bà con tôi ngó qua nhà cửa một tí được chứ? Chuyện thì dài dòng lắm. Tối nay mong ông làm phúc cho hai mẹ con tôi ngủ nhờ một đêm, sáng mai thì bắt xe về, tiện thể hầu chuyện ông.
    Ông lão giương mắt nhìn già non đoán. Người đàn bà trước mặt ông nhang nhác cái dáng giống người hàng xóm quá cố của ông thật. Lúc đầu nhìn, ông suýt đánh rơi nồi cám nặng vì tưởng hồn ma hai mẹ con bà ấy hiện về. Tính vốn cẩn thận, gặp người lạ, ông chưa biết trả lời sao. Ông đáp:
    - Bà và chú đợi. Tôi đi đốt cây đèn và lấy chìa khóa.
    Ông lão quay vào. Cái dáng người mảnh dẻ bước chậm chạp trên nền sân xi măng láng trơn. Một lúc sau trong nhà hắt ra ánh sáng, chủ nhân quay ra cùng cây đèn bập bùng cháy và chiếc chìa khóa trên tay. Ông tiến gần hai người, cố tình dâng cao ngọn đèn soi rõ khuôn mặt. Ông giật bắn người, thụt lùi hai ba bước về phía sau suýt té ngửa. Anh con trai nhoái tay ra kéo đỡ theo phản xạ tự nhiên.
    - Kìa! Ông cẩn thận.
    Lúc này ánh đèn rọi kỹ lại khuôn mặt hai người. Ông nom rõ. Quả là không phải là họ nhưng bà lão này cũng có nhiều nét giống. Có lẽ do hoa mắt hay quáng gà mà ông tưởng hai người trước mặt là hàng xóm của ông. Ông lảng:
    - Tuổi già ấy mà bà. Tôi không sao. Thôi, ta sang bên đó kẻo tối.
    Anh con giai cầm đỡ cần đèn đi trước. Hai người bước theo sau. Trời về tối, gió mạnh hơn heo hút hoang vu. Mé này ít người, chỉ lác đác vài ba căn chìm trong um tùm cây cối. Cả ba tiến về ngôi nhà. Phút chốc đã đứng trước cửa. Anh con trai giơ cao đèn cho ông lão tra chìa vào khóa. Phải day đi day lại mấy lần thì nó mới bật ra. Cánh cửa kẽo kẹo mở toang. Ẩm mốc thoát, tỏa mủi ra sộc lên mũi. Bộ bàn ghế và chiếc bàn thờ xù xì đen hiện trước mặt. Ánh đèn rọi soi dò dẫm rồi được đặt lên bàn thờ và vặn to hơn. Ông lão bảo:
    - Có nến ở đó! Anh châm lên mấy cây cho sáng.
    Anh thắp nến. Ánh sáng rọi mồm một khắp căn nhà phủ bởi màng nhện và bụi. Ông lão chuyện:
    - Thi thoảng tôi mới mở cửa lau trùi và thắp hương. Tiếng là trông nom nhưng cũng chỉ tuần rằm hay giỗ tết. Hồi còn sống, tôi và bà ấy cũng quý nhau lắm. Vốn cũng dân tứ xứ lang bạt đến chốn này.
    Ông tiến đến bàn thờ với tấm ảnh và đưa tay áo trùi. Bây giờ bà lão mới nom rõ hình người trong tấm ảnh.Bà hốt hoảng giằng lấy, giơ lên trước mặt nom cho kỹ. Bà nheo mắt cố nhìn rồi rống lên ai oán khóc rồi.
    - Ối bà ơi! Ối chị ơi! Biền biệt bao nhiêu năm giờ tôi mới tìm được bà. Ối giời ơi, tôi tìm thấy chị tôi rồi. Gần nửa đời người, giờ hóa ra âm dương cách biệt.Ôi chị ơi là chị ơi!
    Bà ai oán khóc, tiếng bi thương, hờn giỗi, tủi phận và giãi bày. Hai người đàn ông đứng sụt sùi. Đôi tay già yếu run run nâng tấm hình trước mặt mà kể lể. Bao nhiêu dồn nén, bao nhiêu cơ sự bà như trao hết vào tấm hình bằng tiếng khóc và nước mắt. Đêm mừng rủi chìm buồn.
    Buồn chìm. Dãn mênh mông một khoảng rộng cho gió đẩy bước chân người. Người đi. Cõi lòng mở toang hào hứng hướng. Trần gian bỏ lại, nơi phía sau ngùn ngụt khói dâng ngút trời. Trời u ám. Những bóng ma chập chờn ẩn hiện ăn vạ cõi người bằng gào rú thê lương. Đã chai sạn tâm hồn. Tâm hồn nhẵn lì trơn tuột xúc cảm bỏ mặc mặn mòi dòng nước mắt hờn tủi lăn.
    Cuộc đời sắp sửa rẽ sang một ngả khác. Quãng quanh co cụt, nhường chỗ cho thẳng tưng yên bình. Gã nhẹ lòng đến lạ. Nhẹ như chưa từng mù quáng. Có lẽ vì lửa khói đã xè mắt cay lần nữa đốt cháy mớ bòng bong vướng bận lòng. Trời vẫn xám xịt, nhưng phía ấy hửng lên thứ ánh sáng chào mời. Gã chậm. Nhanh. Nhanh hơn. Cuống cuồng bước. Rồi chạy. Lao mình như mũi tên nhắm đích. Cái quần rách tã quàng lấy gót chân giật cẳng kéo gã ngã nhào. Đất đá chọi xương rọi buốt. Nhưng gã mặc, ngẩng mặt hớn hở cười khạo khờ. Gã bật mình đứng dậy, nháo nhào lao. Phía xa kia trời đương hửng sáng.
    Gã đi rồi. Người đàn bà đảo điên tìm gã. Thị sũng ướt, bết nhoét bù tóc rối nhớn nhác. Thị sụt sùi khóc, cái cóng rét ngấm nước bạt gió mỏng sắc cứa quật rát da thịt người. Vừa chạy thị vừa run lên bần bật. Thị ghé nhà nọ, hỏi người kia, nhưng tất cả chỉ đáp lại nguầy nguậy cái lắc đầu . Thị vô vọng. Gã biệt tăm.
    Gã biệt tăm hai ngày. Thị thừ mặt chỗm hỗm ngồi ngoài cổng hóng. Con đường hoe vắng nằm cạnh cánh đồng. Cánh đồng đổ ải trắng xóa dõi quãng xa xa căn lều nhỏ bé trơ chọi giữa mênh mông nước. Thị đã đảo ra đó mấy lần mà chẳng thấy gã đâu. Giờ ngồi đây, đôi mắt trũng xuống âu lo phiền muộn.
    - Sao mẹ nó lại ra cổng ngồi thế này? Không thấy rét à?
    - U và mình về! Chú...chú... ấy đi rồi!
    - Chú nào?
    - Thôi chết! Thế nó đi đâu? Hở?
    Thị cúi đầu. Cái trề môi sưng lên ướt át hứng những giọt nước lăn xuống. Bà lão tròn xoe mắt, dãn căng da mặt rồi quay đầu hớt hải chạy. Anh chồng kéo vai thị:
    - Khóc với lóc gì nữa? Vào nhà kể tôi nghe xem chuyện thế nào? Chắc chú ấy chỉ quanh quẩn vùng này, có mấy ngày thì không đi xa đâu?
    Hai vợ chồng dìu nhau vào nhà. Thị lả người vì mấy ngày không ăn uống. Thằng bé cho về bên đằng ngoại. Hai hôm nay, cứ tờ mờ sớm là thị khóa cổng đi tìm. Chồn chân khắp vùng vẫn bặt tăm không thấy gã đâu.
    Bà lão vừa sang tới cổng. Căn nhà đổ sụp xuống trước mặt. Cột kèo cháy đen, ngổn ngang gạch ngói. Bà nhoáng nhoàng chạy lùng quanh tìm. Nó không có ở đây. Nó không còn ở đây. Nó đi rồi. Mà nó đi đâu? Thằng cháu giai lạc mất mấy mươi năm của bà. Căn nhà cháy rụi. Sao lại ra cơ sự này? Bà ngân ngấn lệ, ngồi xụp xuống tu tu khóc. Cô con dâu bảo nó đi rồi. Thì chắc nó đi rồi. Bà gào lên. Tiếng đanh đá cào xé, giằng co với tiếng gió. Nước mắt tòng tòng chảy. Cái khăn đội vuột khỏi đầu vắt vai chốc chốc đưa lên lau mặt. Bà thất thểu đi về. Trời ủ dột lất phất vài giọt mưa điểm lạnh. Tiếng bà ngoạc ra, hai tay vật ngửa qua vai rồi đập về phía trước. Bà vãn giời.
    - Ối giời ơi là giời! Sao tôi khổ thế này hả giời! Bao nhiêu năm tìm được người thân giờ chửa kịp mừng rủi nhận nhau thì lại lạc nhau thế này? Ối giời ời! Các con ơi, sao khổ thế này! Nó lang bạt rồi cơm nước ai lo? Đang bệnh tật vậy mà nó đi đâu? Cháu ơi là cháu, gì phải tội với u mày rồi? Bà ơi, bà có linh thiêng thì phù hộ cho gì cháu tôi gặp nhau. Ối giời ơi là giời! Hư hư hư...
    Bà khóc từ cổng vào nhà. Đôi chân gầy nhỏ bé rung lên rồi khuỵu người bấu lấy hai vai anh con trai gã xuống. Anh đỡ bà, để bà lên phản. Bà nằm vật ra phản ôm tấm ảnh người chị mà than. Giời lặng im. Cô con dâu cúi mặt lặng im. Anh con trai đứng buồn thiu im lặng. Tất cả như câm nín để lắng nghe tiếng khóc của bà.
    Sau một hồi, bà ngưng khóc lóc. Im lặng chốc lát, bà ngẩng mặt nhoài tay với vai cô con dâu. Cô con dâu đang ngồi ở mép phản. Bà hỏi:
    - Thế cơ sự là thế ra thế nào hả con?
    Tiếng bà khản, lạc hẳn giọng. Mấy ngày hôm nay bà chỉ có khóc. Hết khóc chị giờ lại đến khóc cháu. Dọc đường về, bà mừng tủi mong sớm được hội ngộ nhận cháu. Vậy mà bây giờ. Từ ngày nó đến đây, bà đã ngờ ngợ rồi. Cái linh cảm ruột thịt hối thúc bà. Nhưng bà hỏi han thì nó chẳng hé một lời về gia cảnh. Bà đành chịu. Nay có người mách bảo, bà cất công lên tận Vĩnh Yên thì đã rõ mười mươi là cháu mình. Ảnh của vợ chồng nó đây, có gầy quắt queo và già hơn mấy nữa vẫn không thể nào nhầm lẫn được. Cơ sự nhà nó người ta đã kể hết rồi. Cũng bởi thế mà nó lang bạt, lúc tỉnh, lúc mê rồi mới dạt đến xứ này. Mẹ nó khổ mà đời nó còn khổ hơn. Âu cũng một kiếp người, sao giời đọa đày.
    Như vớ được cơ hội giãi bày, cô con dâu sụt sùi kể lể:
    - Nhà con và u đi một lúc thì chú ấy sang bảo mượn ít tiền. Tiền công làm mướn nhà mình rồi tiền người ta trả cho chú ấy, con vẫn giữ. Chú ấy cần thì lấy chứ vay mượn gì? Chú ấy hỏi bao nhiêu thì con đưa. Định bụng hỏi chú ấy thuốc thang hay ăn uống gì con đi mua cho. Nhưng nghĩ sợ chú ấy phật lòng lại thôi không dám hỏi. Chú ấy đi về, con quẩy quang xảo ra đồng vớt rạ. Trưa về cơm nước, sang đó, tiện thì hỏi thăm xem có việc gì.
    Rồi tiếng thị mếu máo hơn:
    - Đang vớt rạ ngoài đồng thì nghe trong làng hô hoán cháy. Con nom đúng là cái nhà mà chú ấy đang ở. Cuống cuồng chạy về thì thấy người ta lôi chú ấy ra quẳng ở cổng. Chú ấy yếu lắm, nằm hồng hộc ho rồi thở. Đang chưa biết làm thế nào thì có người dúi vào tay cái xô đi múc nước. Nháo nhào với người ta chữa cháy, khoảng gần một tiếng đồng hồ thì ngoảnh ra không thấy chú ấy đâu? Chạy về nhà cũng không thấy, ra lều không thấy. Hỏi hết xung quanh cũng chẳng ai nhìn thấy chú ấy đi đâu.
    - Chú cái gì? Nó là anh cô, hơn đến cả chục tuổi mà còn chú cái gì? Lo cho anh thì không lo mà còn lo chữa cháy. Cái nhà ấy chả để nó cháy quách đi cho rồi còn chữa làm gì?
    Bà lão gắt lên với con dâu. Cô cúi mặt im lặng.
    - Tôi đã dặn cô rồi, nó bệnh tật, tôi đi vắng mới nhờ cô trông nom. Chứ cháu tôi, tôi chả dám nhờ. Nhờ rồi có khi lại kể công.
    - Con xin u! Nhà con dại thì cứ để con dạy bảo.
    - Không phải bênh nhau. Chị tôi khổ! Cháu tôi khổ! Khổ hết đường khổ. Tôi không thương nó thì ai thương nó đây? Người dưng nước lã, ai người ta mủi lòng. Có thêm nắm gạo cho nó ăn mà cũng đá thúng đụng niêu, nói bóng nói gió là thóc đâu mà đãi gà rừng. Gớm! Nó thức khuya dậy sớm trông nom cá mú bãi bờ, chửa trả lấy một đồng tiền công mà còn tiếc nắm gạo.
    - Con xin u. Chuyện đã rồi. Nhà con nhiều lúc giận chồng mà mất khôn. Đấy u xem, bác ấy cần tiền thì nhà con đưa chứ đâu có tiếc rẻ gì? Mấy ngày nay, nhà con ăn ngủ không yên mà đi tìm bác ấy. Nói dửng dưng thì mang tiếng ác cho nhà con quá!
    - Thì là tôi ác!
    Bỏ lại câu nói, bà hừ mặt rồi đi ra ngoài. Miệng rên rỉ than cháu, chân bước vật vờ, bà ghé vào nhà ngang lấy tấm vải nhựa quấn quanh mình rồi đội nón ra cổng. Trời nghiêng gió đổ cái rét căm căm xuống đường làng.
    Đẫy trưa. Đường làng mẩn gai ốc sởn lạnh lọc cọc chiếc xe tang lăn bánh. Một người nữa đã rời dương gian. Tối hôm kia, nông giang đi tháo nước thì thấy xác bà nằm rũ dưới góc ruộng. Mảnh vải nhựa loạt xoạt trước gió và sóng, phồng lên da thị trương tím thâm. Rũ rượi, những mớ tóc xõa rối lềnh bềnh trong nước ải đục lờ. Bà thảm thương chết. Cái chết lẻ loi, cô độc, cúi mặt hà hít để mốt mai da thịt rữa ngấm vào đất hiền. Cõi chết lằn một khoảng ranh giới giằng co tâm niệm đoái đời những linh hồn chưa dứt hết nợ trần gian.
    Nắm hương nghi ngút khói xanh, bỗng phụt cháy bùng lên ngọn lửa. Đôi mắt nhắm nghiền nhíu lông mày nhăn nhó. Gã run tay đánh rơi quyển kinh, mồ hôi toát ra như tắm. Nắm hương bùng cháy dữ dội, tiếng lửa lạch tạch, những chân hương phút chốc đã biến thành đám tro đen xì lem luốc lùng quanh. Gã mở mắt, đứng dậy, bước đến ban thờ nhìn lên rồi cúi gập người:
    - Nam mô a đi đà phật.
    Hết

Chia sẻ trang này