1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ bài phát biểu của bầu Kiên tới sự ra đời của VPF: cột mốc mới cho bóng đá Việt Nam?

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi tete_a6, 08/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moviestar88

    moviestar88 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2009
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    122
    Mà đặc biệt là cái ngu khi vác tiền ra doạ . Dân VN quan tâm bóng đá cỡ hàng đầu thế giới . Phải nói bóng đá là mỏ vàng PR ở VN . Không có lão Dũng PCT thì EXB chắc éo j đã được tài trợ cho VFF . Ko đớp vội thằng khác nó lại chẳng nhảy ngay vào mồm cho ấy . Vớ đc quả hợp đồng PR béo bở lại chẳng sướng vãi cả ra lại còn giở giọng chảnh chó . TSB nhà 2 a Hùng Kiên

    Vài chục tỷ tài trợ đã là cái éo gì ... Ở VN những thằng có vài chục vài trăm tỷ nhiều như nấm . Nếu đấu thầu công khai ko dựa dẫm quan hệ . Có khi VFF còn kiếm đc khoản tài trợ lớn hơn của bọn EXB nhiều . Chẳng phải đi đâu xa , cứ điều tra cái hợp đồng tài trợ của EXB với VFF kiểu éo gì cũng thấy có mùi... ;))
  2. ntsnico

    ntsnico Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    55
    thối nhất là cái câu tổng kết của lão Khôi :" Đưa giải về đích an toàn "
    cứ như đi buôn lậu hàng qua đc cửa khẩu : "Hàng đã về đích an toàn " nghe khắm đếch chịu nổi
  3. moviestar88

    moviestar88 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2009
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    122
    Tôi nói trắng ra như thế này . VFF nó thối nát phải nói là có hệ thống hàng chục năm nay rồi . Đừng tưởng 1 lời Kiên già mà khiến cho VFF run sợ mà sạch sẽ hơn . VFF có thể sẽ bớt thối đi trong 1 khoảng thời gian ngắn nhưng sau đó sẽ trở lại và thối nát 1 cách tinh vi ghê ghớm hơn . Tôi đánh giá hành động của a Kiên già là cực kỳ ngu xuẩn vì đã đánh động chúng nó . Uh thì chửi cho sướng mồm nhưng chẳng làm éo gì được nhau cả... CHỉ làm chúng nó cảnh giác và xoá sạch những manh mối tiêu cực đi mà thôi . Rồi bài ca " Bằng chứng đâu sẽ lại lặp lại " . Thằng nào về nhà thằng ấy . Hoà cả làng

    Nếu khôn ra , thực tâm muốn chống tiêu cực vì BĐVN , bỏ mẹ vài tỷ ra thuê người thu thập chứng cứ . Ví dụ như vụ 500 tr . Nếu điều tra kỹ , đầy đủ bằng chứng chứng minh đúng là bọn trọng tài gạ đểu 500tr thì éo cần biết thằng trọng tài nào làm . Chỉ cần biết đế chế a Mùi sụp đổ từ đây . Hoặc chứng minh được bản hợp đồng AVG thiếu minh bạch . A Tuấn làm tý lót tay , a Hỷ làm tý chiết khấu thì các a ấy phải ngồi nhà đá chứ éo phải bị mất ghế nữa . Đã làm nghiêm túc thì phải làm thế ...

    Bọn VFF phải cám ơn Kiên già vì a Kiên đã nhắc bọn e cẩn trọng hơn. Đợt vừa rồi bọn e làm lộ quá , a không nhắc chắc C14 nó sờ gáy bọn e mất rồi =))

    Ban đầu thấy Kiên già tiên phong đi đầu chống tiêu cực mình đã thấy khắm chuối rồi . 1 thằng bẩn tươỉ đê tiện cả nước biết tiếng lại đứng lên tố cáo VFF vì có chứng cứ này chứng cứ nọ, quả này tưởng ...ứt độn lên đầu thật rồi , hoá ra ko phải =)) Mà là con giời vì cay cú nên chửi đổng cho bõ ghét . Hài vãi =)) =))

    Khôn nhất vẫn là lão Đức gỗ . Đang hú hí ở nước ngoài mà vẫn về làm vài bài báo kích động con giời Kiên đầu đất , kết hợp dây máu ăn phần , làm tý tiếng thơm ngay được . Hâm mộ vãi..:)>-:)>-:)>-
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hậu quả của ý tưởng Kiên đầu đất khôn lường lắm . Ae suy nghĩ 1 chút là thấy ngay . Thực ra cái vẫn đề này không có gì phức tạp cả , ko đáng để chúng ta mất thời gian tranh cãi . Hãy coi những phát ngôn của Kiên già như phát ngôn của những thằng điên cay cú . Không nên suy diễn nhiều .
  4. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.874
    Đã được thích:
    3.952
    Năm 2009 trên các diễn đàn đang xuất hiện một loạt bài viết dài kì về VFF, theo một số người thì là do các thành viên của SLNA viết nhưng lại xuất hiện trước ở forum của CĐV Thanh Hóa rồi sau đó mới về forum SLNA.. Trong lúc chờ diễn biền mới của bầu Kiên thì tôi đăng lại chút để ta giải trí

    VFF- những gì tôi biết?

    Này, người ta cứ ca-thán hết CĐV rồi đến trọng tài, hết trọng tài rồi đến quan chức VFF, có mỗi chuyện trái bóng mà làm loạn lên. Bóng đá và sân cỏ...vốn là một xã hội thu nhỏ. Nhìn nhận những sự cố bóng đá, sân cỏ nếu không công tâm, không nhìn xa trông rộng, có mà nói cả ngày không hết. Nay không nói xa, bắt đầu từ Tổng hành dinh VFF, lão sẽ kể 1001 câu chuyện vui-buồn vốn là "của độc" cho các bạn xem, đọc và suy ngẫm, để thấy trên đời này còn có nhiều việc phải làm. Một tiếng còi méo, chưa chết ai...một cái nhấc chân, cũng chưa ai chết. Tự hiểu tại sao hàng hậu vệ SLNA gồm những cầu thủ có đẳng cấp, thỉnh thoảng vẫn "đỡ hụt bóng", đội bóng xứ Nghệ không dám dùng thủ môn nội.
    Hãy nhìn và cảm thông cho những người trong cuộc, bởi "con mèo bắt con chuột thì cả làng ra đuổi, con cọp tha con bò" cả làng im re". Lão không bao che, bao biện...nhưng muốn mọi người nhìn đúng thực chất của vấn đề, cái nhìn sâu hơn về một vấn đề. Bao giờ những người làm bóng đá (quan chức, cầu thủ, HLV...) phải sống bằng chính độ rộng-hẹp của chiếc cửa SVĐ (để xác định lượng CĐV vào sân) thì mới hòng đưa bóng đá phát triển đúng nghĩa. Nào hãy cùng lão...


    Bài 1: Bất an vì đất dữ

    Trụ sở VFF tọa lạc tại 18 Lý Văn Phức, Hà Nội. Xin nói thêm ông quan triều Nguyễn có tên gọi Lý văn Phức tự là Lân Chi, hiệu Khắc Trai, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội (nay thuộc huyện Hoàng Long, Hà Đông).Ông thi đậu Hương tiến (Cử nhân) năm Gia Long thứ 18 (Kỷ Mão 1819), được bổ làm Hàn lâm biên tu ở Sử quán. Ông lần lượt trải qua các chức vụ: Thiêm sự bộ Lễ, Hiệp lý trấn vũ, Tham hiệp trấn Quảng Nam, Hữu thị lang bộ Hộ. Được ít lâu ông bị cách chức, dung vào sứ bộ đi công cán các nước láng giềng. Nói đến Lý văn Phức và người ta nói đến ông quan có học, cư xử đàng hoàng, công khai, minh bạch...nhưng không hiểu sao VFF về đóng đô ở đây lại sinh ra lắm chuyện đến thế?

    Lại nói đến tòa nhà 18 vốn lắm tai tiếng, được khánh thành ngày 17-1-2003 gồm 7 tầng, có tổng diện tích 550m2. Trong tổng kinh phí xây dựng hơn 500.000 USD này, dự án Chương trình mục tiêu ""Goal Project"" của FIFA hỗ trợ 400.000 USD (gồm 375.000 USD chi phí xây dựng, mua thiết bị văn phòng và 25.000 USD cho hệ thống báo cháy mới được cấp thêm)

    Không hiểu sao, ngoại trừ Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) kiêm Trưởng dự án Goal Project của FIFA Bin Hamman ở xa chưa có thông tin kiểm chứng,còn Phó Chủ tịch thường trực VFF Trần Duy Ly và các cộng sự - những người đã cắt băng khánh thành tòa nhà trị giá hơn 500.000 USD này sau này đều "bại". Vận xui ở tòa nhà có hình móng ngựa này chăng?
    Nhưng trước hết, mới thấy "sự yếu toàn thân" của nền bóng đá nước nhà, bắt đầu từ quan chức VFF. Thú thật, tôi yêu bóng đá nên không muốn bôi bẩn hình ảnh đẹp của các "sếp" bóng đá, nhưng rốt cuộc cũng không thể im lặng bởi họ quá tai tiếng. Trước hết, muốn lọt vào danh sách dự án Goal Project của FIFA các liên đoàn bóng đá quốc gia phải tự nhận mình là yếu kém, không tự mình kiếm được tiền. Các quốc gia khác, vì lòng tự hào dân tộc, lắc...không đâu xa khi sang Thái Lan, nhìn trụ sở của Liên đoàn bóng đá Thái Lan FAT còn thua xa "tòa bạch ốc VFF" nhiều nhà báo thể thao Việ Nam mới há hốc miệng...vì không tin.
    Hỏi họ: các ông kiếm mỗi năm 2 triệu USD nhẹ như lông ngỗng để tổ chức được 4 trận đấu quốc tế cho đội tuyển mà khác mời toàn là Brazil, MU...cớ sao làm việc nơi tồi tàn thế này?
    Quan chức bóng đá Thái chỉ cười: Điều lệ FAT quy định nhiệm vụ chính của chúng tôi là chăm lo cho bóng đá Thái Lan chứ không phải chăm lo cho chính nơi làm việc của mình.
    Quan chức bóng đá FAT thế, nên đội tuyển họ thắng đội tuyển VN suốt mấy chục năm qua là chuyện không có gì ngạc nhiên, chỉ khổ cho người hâm mộ VN cứ mòn mỏi đợi chờ, nhưng liệu chờ và đợi, hy vọng gì ở mấy ông sếp nhà ta, với những suy nghĩ đến là tầm thường như kể trên. Quay lại chuyện cũ, tự nhận mình yếu kém, ngửa tay xin 400.000 USD để xây trụ sở, số tiền còn lại 100.000 USD cũng xin nốt Ủy ban TDTT thật đáng xấu hổ thay, xấu hổ thay.
    Nên nhớ đối với nhiều quốc gia, bóng đá là con gà mái đẻ ra trứng vàng đấy nhé.



    [​IMG]

    Bài 2: Dột từ nóc

    Thực ra, mọi chuyện sẽ đỡ rắc rối hơn, tỉ như cái Điều lệ giải chuyên nghiệp năm thứ 8 này theo đúng tinh thần của FIFA, những vụ xử án của Dương đại nhân "bất nhất", vụ xử đội bóng Quân khu IV và Thừa thiên Huế vừa qua làm đúng trình tự...nhưng cái gốc của vấn đề đã không đúng thì cành ngọn, khó lòng vô tư, khách quan và công minh, chính đại được. Mọi việc xét xử lâu nay của VFF cứ như chuyện kiện cáo trong làng nói với nhau, thế nên dù máu người Thanh đã đổ trên sân Hàng Đẫy nhưng không có tay trong, không kéo được dư luận báo chí vào cuộc, không sử dụng hết tất cả vũ khí có trong tay thì có mà đến "tết Công-gô" mọi việc mới được xử đúng quy định. Nói vậy để biết muốn chiến cũng phải "biết mình, biết ta" để đe, dọa và đôi khi phải dùng kế xoa đầu đối thủ.

    Tất cả chuyện trừ tà, yểm khí "nhà, cửa" của VFF chỉ tốn công vô ích khi các thầy cứ đi ngược lại quy luật chung. Quả bóng to chình ình trước trụ sở cửa yểm trúng long mạch, rồi 3 cái cột cờ như 3 que hương dựng trước vòng móng ngựa.v.v và.v.v. là những cái cớ để tránh phải nhìn vào thực tại, soi lại chính bụng dạ mình.
    Cuối năm 2007, trong phiên họp BCH VFF thường niên, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái có mặt chỉ đạo hội nghị. Nực cười là trên bàn chủ tịch cũng có 1 ông Thứ trưởng khác (tất nhiên là cao thủ hơn) của bộ là Nguyễn Trọng Hỷ trong vai Chủ tịch VFF mà nói về tuổi nghề thể thao, tuổi đời và kinh nghiệm đều hơn cái ông "chỉ đạo" kia vài cái đầu. Vốn dĩ thế là do Ủy ban TDTT sau khi mất 1 vị Phó chủ nhiệm họ Lương tên Dũng thì ông Huỳnh Vĩnh Ái dang là PCT UBND 1 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long mới được điều ra, khi đó Thứ trưởng Hỷ tất nhiên đang ở ngôi vị Thứ trưởng thường trực. Sâu thất bại đắng cay của bóng đá nam ở SEA Games 24 các đại biểu dự họp tha hồ chửi và rủa quan chức VFF như cha mẹ chửi con cái trong nhà, kiểu:
    - VFF đang như người mù..
    - Lãnh đạo VFF chỉ thích đi họp và làm giám sát kiếm tiền
    - VFF..
    Là Thứ trưởng đàn anh, nhưng kiêm chức Chủ tịch VFF nên ông Hỷ không vừa đọc báo cáo, vừa thay mặt Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch phát biểu chỉ đạo hội nghị được. Oái oăm là chỗ đó. Nên cuối cùng cái ông quản lý nhà nước cấp bộ (thực chất là hình nộm) trước mặt quan anh cũng chỉ dám phát biểu : chúng ta phải đoàn kết, đồng lòng để đưa con thuyền bóng đá...kiểu vô thưởng, vô phạt mà chọn bất cứ ai trong hàng vạn người yêu bóng đá đều thốt ra được. Đúng như cổ nhân dạy " thằng uống bia đi dạy thằng uống rượu, thằng tiến sĩ trong nước đi bày cho thằng tiến sĩ nước ngoài". Quá tầm phào, trong đời phàm là chuyện ngược đời đều sẽ bị quy luật đào thải.

    Việc VFF thực chất là cái sân sau của Ủy ban TDTT "trá hình", quan chức thể thao đấm đá nhau, thất sủng sang đấy ngồi đã làm tê liệt và hoạt động theo kiểu vùng mảng...làm cho bóng đá nước nhà hết chịu tổn thất này đến tổn thất khác. Có người cứ tự hỏi: Ngay như bác Nguyễn Trọng Hỷ nếu năm nay không tròn 60, thì liệu có chịu sang làm Chủ tịch VFF khóa V hay không?
    Khi nói đến bóng đá VN nhiều nhà báo thể thao quốc tế ngạc nhiên: tại sao có những vị HLV ngoại được các quốc gia khác ngả mũ kính chào đến VN vẫn bị "nốc ao" như thường.


    Khó ai có thể nghĩ ra chuyện các bố VFF thay vì đoàn kết, hết lòng vì công viêch chung lại...mỗi người một hướng, rồi mới thầy yểm bùa cho nó hết xui. Nhìn mấy chiếc gương ở hình móng lừa (xem ảnh) mới thấy cám cảnh cho bóng đá nước nhà. Không biết, cứ lình xình này thì đại hội lần thứ VI sẽ đi đến đâu?


    [​IMG]

    Bài 3: Người giàu cũng khóc
    Nguyễn Hữu Thắng là một HLV có cá tính và quyết đoán. Ngay cả chuyện ngày lên đường nhậm chức ở Hà Nội, khi SHB.Bank cử xe đến đón, thấy trên xe là 1 quý bà, Thắng nhã nhặn từ chối, rồi kiếm người hợp tuổi cầm lái, trực chỉ cho kịp giờ mà không sợ bầu Hiển phật ý cho thấy anh ta có bản lĩnh khá cao. Có thể người ta không ưa, nên có thể có những nhận xét này-nọ về anh ta, nhưng tài cầm quân của anh ta phải được thừa nhận. Không khó để thấy, những bài anh ta đang áp dụng ở T&T, mang dấu ấn của ông thầy ngoại nào? (nên nhớ Hữu Thắng và Huỳnh Đức là 2 trong số ít cầu thủ VN theo đủ các HLV ngoại khi lên tuyển)

    Cho đến nay, các chuyên gia bóng đá hàng đầu VN và các cầu thủ một thời vàng son của bóng đá nước nhà như Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Hữu Thắng đều cho rằng HLV Tavares người Brazil là huấn luyện viên ngoại giỏi nhất mà họ từng được gặp. Ngoài các buổi tập chung, sau khi kiểm tra tim mạch hàng ngày, ông ta có giáo án huấn luyện riêng cho từng cầu thủ, điều mà không có HLV nào sau này làm được vì ngoài cchuyên môn bóng đá vào loại giảng viên cho các giảng viện của FIFA, ông ta còn có bằng về y học thể thao.
    Nhưng oái oăm thay, ông chính là kẻ bị VFF xem như một kẻ tội đồ đáng chết làm mất thành tích đáng tự hào của bóng đá Việt Nam trong lòng người hâm mộ. Nào ai có biết, ông chính là nạn nhân của những trò "xúi bẩy" cầu thủ đội tuyển "đá thầy", mà lẽ ra chính họ phải làm điều ngược lại, bày cho con trẻ tôn sư trọng đạo. Vì những hiềm khích cá nhân mà danh dự quốc gia, bóng đá nước nhà bị hoan ố. Trước hết, hãy nhìn lại con người đến với VN từ đất nước bóng đá, với một tình yêu bóng đá mãnh liệt, muốn khai phá "ánh sáng bóng đá" cho VN với một bản lý lịch không thể tốt hơn:

    Tên đầy đủ: Edson Araujo Tavares
    Nơi sinh: Rio de Janeiro, Brazil
    Ngày sinh: 10/6/1956
    Bằng cấp:
    - Năm 1983: Bằng giáo dục thể chất trường Đại học Lausanne (Thuỵ Sĩ)
    - Năm 1984: Bằng HLV của LĐBĐ Thuỵ Sĩ và Bằng Kỹ thuật - Chiến thuật đặc biệt của Sports Schulle (RFA).
    - 1995: Bằng tiến sĩ của Trung tâm huấn luyện bóng đá trường Đại họ Castelo Branco (Rio de Janeiro).

    Ngoài ra, HLV Tavares còn được cấp: Bằng Quản lý - Tiếp thị bóng đá, Bằng Nghiên cứu sinh (ĐH Rio de Janeiro); Bằng dinh dưỡng trong Thể thao (UCLA - Mỹ) và Bằng Y học Thể thao (Sports Schulle - Thuỵ Sỹ).
    Ngôn ngữ: HLV Tavares sử dụng thông thạo 4 ngoại ngữ: Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và có thể nói được tiếng Ảrập, Đức, Italy.

    Sự nghiệp khi còn là cầu thủ:
    Tavares từng chơi cho các CLB: Vasco de Gama (Brazil), Belennese, Braga, FC Porto (Bồ Đào Nha), Portuguesa (Venezuela), FC Zurich, FC Fribourg, FC Rennes (Thuỵ Sĩ).

    Sự nghiệp HLV:
    FC Fribourg (Thuỵ Sĩ; 1982-83)
    Stade Soussien FC (Tusinia năm 1984-85)
    Porto Alegre (Brazil năm 1986)
    ĐTQG Jordan (năm 1987)
    Ramtha FC (năm 1987)
    Signal-Bernex (Thuỵ Sĩ năm 1988-89)
    Trợ lý HLV ĐTQG Chile (năm 1989)
    Al Hilal (Ảrập Xêut năm 1990-91)
    Al Salmiya (Kuwait năm 1991-94) - đội bóng mà HLV Riedl từng dẫn dắt trước khi trở thành HLV trưởng U23 Việt Nam tại SEA Games 2003
    HLV ĐTQG Việt Nam (1995)
    Khetal (Kuwait năm 1996-97)
    Matsunish Guangzhou (Trung Quốc năm 1998)
    Shichuan QuanQuing (Trung Quốc năm 1999)
    Shenzen Pingan (Trung Quốc năm 2000)
    Chongqing Lifan (Trung Quốc năm 2001-2003)

    Thành tích và sự nghiệp lẫy lừng đến thế. Bằng cấp và kinh nghiệm đầy mình đến thế, thế mà ông ta đã thất bại ở Việt Nam, thậm chí là thất bại cay đắng khi làm việc với bóng đá VN mà không hiểu vì sao?. Điều tôi muốn nói rằng, như vậy con thuyền bóng đá VN chòng chành, ẩn chứa bên trong nhiều hiểm hoạ không lường ngoài vấn đề chuyên môn, đâu phải nằm ở trách nhiệm chính của HLV đội tuyển quốc gia. Phải đến SEA GAMES 23, những bí mật này mới dần hé lộ, một đường dây chi phối cầu thủ đã bị bóc trần...
    Như ai đó đã nói, có mời HLV Fergunson của MU sang cũng chào thua...vấn đề chính là ở chỗ khác, phải bắt đúng bệnh mới hy vọng chữa lành...HLV ngoại, rốt cuộc họ cũng chỉ là những "con tốt" mà VFF đã thí trước búa rìa của dư luận, mỗi khi đội tuyển quốc gia thua trận.


    Bài 4: Mập mờ đánh lận con đen

    Cái ông Tổng thư ký khóa III cùa VFF họ Phạm, ăn nói nhỏ nhẹ giỏi ngoại ngữ và khá được lòng AFC. Cái bận ông Tổng thư ký AFC sang thăm Việt Nam, bằng quan hệ khá tốt với Chính phủ ông bố trí để ************** Võ Văn Kiệt (nay đã nghỉ hưu) tiếp và làm việc với ông Tổng thư ký AFC. Giỏi.
    Về đến Malaysia, bản doanh của AFF, họ đáp lễ bằng báo cáo FIFA tài trợ 1 triệu USD cho bóng đá Việt Nam trong chương trình ...thế là các bác quan chức VFF mừng như "dân vùng lũ lụt gặp thùng mì tôm". Điện thoại tứ tung đi các nơi mời chào tham gia dự án, cùng những % "lại quả" rất rõ ràng. Rốt cuộc các bố cũng biết cách để tiêu 1 triệu USD một cách hợp lý:
    1. Mua quần áo, bóng, giày...cho đội trẻ U 17, U 19 quốc gia.
    2. Đầu tư cho bóng đá nữ 1 tỉnh, ngành...
    Mục 2 có vẻ khó tìm đối tượng bởi Quảng Ninh, Hà tây là địa chỉ VFF tìm đến nhưng mấy cha Giám đốc Sở TDTT cứng đầu chỉ nhận lại quả 10%, nếu cao hơn là bye! Đúng là các ông làm khó cho quan chức VFF chúng tôi quá...ai lại để tỷ lệ thấp như vậy thì chúng tôi có mà đói.
    Không có ông Giám đốc nào phía bắc chấp nhận cái quái chiêu của VFF, nên rốt cuộc các sếp mới chuyển phỏm sang miền Trung, cái tỉnh cuối cùng nhận được ân sủng ày là Quảng Ngãi. VFF nhận hỗ trợ kinh phí cho Quảng Ngãi làm bóng đá nữ với số tiền 800.000 đồng/người/tháng trong 2 năm mà không có một ràng buộc chuyên môn nào đáng kể. Cảnh con nhà nghèo, tính đi tính lại Quảng Ngãi đành chậc lưỡi: ừ méo mó có hơn không...
    Ở cái tính mà bóng đá nam chưa có thì nói chi bóng đá nữ, nhận tiền xong thế là cán bộ Sở chạy ngược chạy xuôi, đối tượng chính dễ dụ nhất là mấy cô nông dân trồng mía.
    - Em tính đi, trồng mía nắng nôi vất vả chia ra chưa được 5 trăm ngàn/tháng, đi đá bóng oai hơn nhiều, đi với bọn anh đi.
    Rốt cuộc cũng chỉ được tập hợp đâu khoảng 20 chị em, đành hy sinh mấy em VĐV điền kinh đã tập trung bấy lâu cho đủ đội bóng để mà còn tập luyện. Ngày ra mắt Đội bóng đá nữ Quảng Ngãi, các quan chức VFF bay vào, bia nổ đôm đốp...vỗ tay rào rào.

    Rồi cũng tập và luyện, cũng có thầy và trò; nhưng thể thao vốn là môn năng khiếu, không phải cứ quyết tâm là được. Chưa kể, ở Quảng ngãi kiếm cho ra HLV bóng đá cũng đã quá khó, HLV bóng đá nữ lại càng khó hơn. Tất thảy nín thở chờ ngày...chương trình mục tiêu của FIFA nó hình thù ra sao.
    Giải bóng đá nữ quốc gia năm đó có 6 đội tham gia, tất nhiên là có tân binh Quảng Ngãi, niềm kiêu hãnh của VFF ra sân. Những trận đấu trên sân Quảng Ninh thật sự gây nên sự hồi hộp quá mức cần thiết cho tất thảy quan chức VFF.
    Khốn khổ, dù VFF đã "nhắc nhẹ" nhưng nắm đội Hà Tây là cái ông người Tàu họ Giả đâu có chịu. Kết quả là nữ Hà Tây ăn gỏi Quảng Ngãi 9-0, thua trận đã đành nhưng các cô gái Quảng Ngãi sau hơn 1 năm tập luyện đã hiện nguyên hình là chị nông dân, ném biên sai luật, đá bóng cao chân, thủ môn bắng bóng ...kiểu bắt bưởi.
    Kế đến trận gặp Thái Nguyên cũng không khá hơn, có cô còn ngồi bệt xuống đất thở như đi gặt ngoài đồng...Tất nhiên, sau đó các chị em Hà Nội, Quảng Ninh thương tình không đá 8-9 quả như Hà Tây nhưng khuôn mặt của chị em Quảng Ngãi cứ nghệt dần ra: em tưởng đá bóng là...dễ lắm.
    Sau lần ấy, dù chuyên môn có giỏi dến mấy con đường trở thành HLV trưởng của đội tuyển nữ quốc gia VN của ông Giả Quảng Thác cứ xa dần, xa dần.
    Nói của đáng tội, mục tiêu mở rộng phong trào bóng đá cho những địa phương kém phát triển đã đi tong nhưng cái chính là giải ngân thì các bác đó làm tốt, khá tốt. Báo hại, cho ông Giám đốc Sở TDTT Quảng Ngãi đi đâu cũng cúi gằm mặt vì xấu hổ, đội bóng tan rã theo kiểu "hết tiền, hết gạo hết ông tôi". Ai cũng nói: chương trình mục tiêu bị không mục tiêu đánh cho không còn đường về quê. Xót tiền FIFA.
    Thực ra, đúng là mấy tỉnh có phong trào bóng đá nữ phát triển quá là chơi khăm các sếp VFF, nhất là Hà Tây nên vừa rồi ông Cấn Văn Nghĩa - Giám đốc Sở TDTT mới bị VFF cho "nốc ao". Ai đời, trưởng ban bóng đá nữ mà người ta bổ nhiệm Ban HL cũng không biết! Cho chết, cái tội chơi cấp trên nhé.
    Khốn nạn cho mấy chị em tham gia đội quân đá bóng theo "chỉ dụ" của các sếp, khi trở về quê lại mắc bệnh hoanh tưởng. Đi làm đồng lại phải uống Lavie, cuối tuần lại vài lon bia người mới tỉnh táo, nhưng căn bệnh của 18 tháng tập luyện bóng đá, giờ về làm ruộng chưa thể ngày một, ngày hai bỏ được


    Thực ra, chuyện VFF dài kỳ và lắm uẩn khúc, kể ra chỗ nói cũng như hũ mắm tôm. Quay lại chuyện mua sắm trang thiết bị luyện tập và áo quần thi đấu cho các đội tuyển trẻ. Số tiền nào có ít đâu, thế nhưng cũng mập mờ như bao chuyện khác.
    Cuối năm, trên hóa đơn chứng từ đã "bay" 800 triệu đồng, nhưng chẳng thấy cái giày, áo, tất chân...nó nằm ở đâu. Ông Chủ tịch VFF thì làm chế độ kiêm nhiệm nên giao hết tài chính cho ông Phó. Anh em hỏi, sếp cứ lờ đi, bận...bận quá nên chưa thể trả lời được. Có kẻ bạo mồm đe mời C15 vào làm cho ra môn, ra khoai.
    Đến nước này, ông Phó đành chỉ sang kho của Công ty Thể thao VN do chính..vợ ông làm Giám đốc. Ông cười nhạt:
    - Bên mình không có kho bảo quản, anh gửi bên kho của chị, khi nào cần anh em sang lấy.
    Ô hay, từ cổ chí kim có bao giờ người mua lại gửi hàng ở chính ngay kho người bán mà thanh toán đủ 100% tiền hàng. Nhưng VFF làm được đấy, ta cứ làm...cứ kiếm, kệ chúng mày.
    Đó là chưa kể đến chất lượng...bọn trẻ các U tuyển quốc gia toàn gặp hàng "A di đất China" nên mùa hè mồ hôi chảy ròng ròng, mùa đông lại lạnh cóng do áo quần toàn sợi ni lông...nhưng thầy dặn "cấm hé răng với báo chí, nếu không cắt...chim". Sợ quá, các cháu im.
    Một ông sếp khác định báo cáo AFC nhưng trên gạt, vạch áo...năm sau nó cắt tài trợ, toi.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bán độ hay không bán độ?
    Ngày 12.12.2004, ngay sau trận thua mất mặt với đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ Tiger Cup 2004 trên sân nhà, lần thứ 2 HLV Tavares- người đàn ông có bộ râu rất đẹp này lại tức tưởi ra đi mà không biết rõ nguyên do vì sao cầu thủ của mình lại không chịu đá, nhất là tuyến tiền vệ do cầu thủ tài hoa...

    [​IMG]

    Lần trước ông rời bỏ cương vị HLV trưởng đội tuyển VN trong im lặng là do VFF "lách luật" tự ý lập đội tuyển Miền Trung VN (vì ông không đồng ý cử quân tham gia trận thi đấu giao hữu vô bổ này) để thi đấu giao hữu với đội bóng đến từ Hàn Quốc mà không báo cho ông, HLV trưởng đội tuyển quốc gia (chính xác hơn là nắm 2 đội tuyển VN đá Cúp Độc lập 1995).

    Chỉ sau này Thắng "Tài dậu" đầu thú, mọi việc mới vỡ lở...
    Người hâm mộ thì không hiểu nội tình đội bóng đang có chuyện gì, một cơ hội lên ngôi ngay trên sân nhà đã bị bỏ qua, ai cũng chỉ tưởng mọi việc đơn thuần là một "tai nạn" bóng đá...

    Đây cũng là dấu chấm hết cho sự nhiệt huyết của Chủ tịch VFF khóa IV Mai Liêm Trực, ông hiểu mình không thể đơn phương liếp tục lèo lái VFF, nên nhất mực khăng khăng xin rút mà không nói hết nguyên nhân, dù đang được rất nhiều người ủng hộ.

    Huề cả làng ???!!!!

    Trong phần kiểm điểm cá nhân, nhiều ủy viên Thường vụ chuyên trách có và không có bản kiểm điểm cũng đứng ra nhận lỗi chung chung, như các ông Vũ Hạng, Đoàn Thành Lâm, Dương Vũ Lâm... Đây thực chất là một hình thức giảm bớt áp lực cho người khác nhằm "huề cả làng". Ngay ông Trần Văn Mui - Phó chủ tịch cũng tự nhận khuyết điểm không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng ai cũng biết ông Mui từ lâu đã bị "cô lập" trong Thường vụ LĐ nên ý kiến của ông cũng chẳng "ép phê" gì với những người còn lại. Chỉ có Chủ tịch Mai Liêm Trực thẳng thắn nhận trách nhiệm vì với cương vị "đứng mũi chịu sào", ông tự cho rằng phần lỗi lớn nhất là thiếu sâu sát với các công việc cụ thể của đội tuyển. Tuy nhiên không ai có thể "bắt lỗi" được ông chủ tịch VFF vì công việc cụ thể dẫn đến những thất bại của đội tuyển không thể do ông mà thuộc về các ông Trần Duy Ly, Nguyễn Sỹ Hiển.

    Thế nhưng 3 bản kiểm điểm của các ông này cũng chỉ nhận trách nhiệm một cách qua loa, và đổ lỗi cho cơ chế, cho thiếu thông tin. ông Sỹ Hiển vẫn quanh co cho rằng ông bị rào cản bởi thiếu hành lang pháp lý nên thực thi nhiệm vụ còn lúng túng. Cuối cùng, ông Ly và ông Viễn tự nhận hình thức phê bình, còn ông Hiển nhận khiển trách, nhưng trước đó ông vẫn khăng khăng không nhận lỗi về mình.

    Có thể thấy rằng những hình thức mà Thường vụ LĐ thông qua này quá nhẹ. Tại sao khi cầu thủ bị nghi vấn tiêu cực, LĐ đã thẳng tay trừng trị, trong khi sai lầm của các vị trong Thường trực LĐ - đã hạ thấp hình ảnh bóng đá VN trên đấu trường quốc tế - lại chỉ bị xử lý ở mức thấp nhất ? Có lẽ câu trả lời xin dành cho lãnh đạo UBTDTT.

    Bài 5: Chuyên nghiệp kiểu VFF

    Đúng là VN có nhiều chuyện trái khoáy, trong bóng đá lại càng nhiều, quan chức VFF lại càng nhiều hơn nữa. Để bóng đá phát triển, FIFA khuyến cáo bóng đá nên phi chính trị, đồng nghĩa với phi Chính phủ, để bất luận chế độ nào trái bóng cũng tròn. Thông thường, các quốc gia khác người ta chọn các doanh nhân thành đạt, có tiền, có tâm để lãnh đạo liên đoàn bóng đá, phát triển bóng đá, Thái Lan là một ví dụ rõ nhất! Có lẽ Việt Nam là số ít (rất ít) quốc gia phải cử quan chức ngồi vào ghế liên đoàn....

    Nhớ lại chuyện cũ, khi Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn bị buộc phải từ chức thì FIFA yêu cầu AFC phải sớm làm rõ: Có phải ông Viễn bị buộc...phải? Mọi người nín thở chờ tai họa...sắp choảng vào đầu..bóng đá VN.
    Nếu ông Viễn không được hứa sẽ được sắp vào chiếc ghế Giám đốc Trung tâm HLTT1 thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đội tuyển quốc gia bị cấm vận? Bóng đá VN sẽ bị tách ra khỏi "bản đồ bóng đá"? Nếu như vậy, sự hy sinh của ông Viễn (dám đứng ra phơi bày sự thật) có khi lại được cho Ủy ban TDTT và lãnh đạo bóng đá VN nhiều điều vỡ vạc, tránh đi những sự áp đặt vô lý...

    Việc 2 khuôn mặt sáng giá nhất cho chiếc ghế Chủ tịch VFF khóa V Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Đà Nẵng, Hồ Xuân Hùng - Phó ban Đổi mới DNTW (nay là Thứ trưởng Bộ NN & PTTN) từ chối vào phút 89 đã làm cho Đại hội cực kỳ lúng túng. Chiếc ghế Chủ tịch VFF không lẽ vắng chủ? Chiếc ghế danh giá này nay lại bạc bẽo thế ư? Có quá vô lý không?
    Thực ra, ông Thắng - ông chủ của Gạch ĐTLA, ông Đức - ông chủ của Gỗ HAGL đều xứng đáng ngồi vào chiếc ghế đó, nhưng ý định mới được manh nha, người ta đã dằn mặt bằng cách "chơi" ông Calisto để cảnh cáo ông Thắng - không phải muốn là được đâu nhé? Mọi việc đàm phán chức danh HLV trưởng đội tuyển bóng đá nam quốc gia đã đi vào hồi kết, nhân lúc ông Thắng đi công tác nước ngoài, người ta "vô tình" đưa bản hợp đồng mà điều khoản thi hành lại ghi rõ: nếu có tranh chấp, 2 bên nhất trí chọn luật pháp Áo (quê ông Riedl) để giải quyết ??? Trơ trẽn đến như vậy là hết nước. Tất nhiên, ông Calisto sẽ phản ứng và người ta chỉ cần có thế...Trẻ con cũng biết, nếu không lấy luật pháp quốc gia sở tại thì phải dùng luật Thụy Sĩ, nơi FIFA đóng trụ sở làm căn cứ pháp lý, chứ ông Calisto là người Bồ Đào Nha mà dùng luật Áo thì quá là chửi nhau...nhưng VFF đã làm như vậy để làm gì? Chỉ nội bộ VFF mới biết?

    Quay trở lại chuyện cũ, thế là đại hội phải chọn 1 quan chức cấp bộ để làm người đứng đầu VFF, một việc mà ai cũng biết "lành thì ít, dữ thì nhiều" mà bằng chứng rõ nhất là AFC đã không cho VN đăng cao ASIAN CUP 2008 mà người hâm mộ là thiệt thòi nhất. Vị thế bóng đá VN trên trường quốc tế thấp hẳn xuống.
    Chưa biết, còn biết bao tai họa đang rập rình trên đầu bóng đá VN bởi rõ ràng, AFC không hề khoái cảnh quan chức thò tay quá sâu vào nội bộ bóng đá. Nhưng biết sao được, chiếc ghế Chủ tịch VFF không mấy ai mặn mà?

    Bài 6: Chuyện áo đen
    Lời bàn gốc đa: Khi các đội tuyển Malaysia, Indonesia, Thái Lan đang chuẩn bị cho các cuộc giao đấu với các CLB danh tiếng MU, LIV thì bóng đá Việt Nam vẫn loay hoay giải quyết mấy sự cố kiểu trọng tài Thư "ép" chủ nhà, trọng tài Hoài "nhìn gà hoá cuốc" khi phạt thẻ cầu thủ.
    Khi mà không giải quyết được vấn đề gốc rễ của bóng đá VN và lớn hơn thế nữa là những vấn nạn tiêu cực xã hội thì câu chuyện trên chưa có hồi kết thúc. Kể ra cũng lạ, đất nước hơn 80 triệu dân, có đến 10 tờ nhật báo Thể thao và hàng chục báo, đài truyền hình đăng tải thông tin về thể thao, triệu triệu người dân hâm mộ trái bóng tròn, chất lượng bóng đá vẫn đì đẹt?
    Lão đang lý giải cái đì đẹt đó theo cách gã nhà quê, nói nhẹ nhàng, góc cạnh từng...vấn đề nhỏ.
    Nỗi khổ của anh em áo đen

    Không phải khi đứng vành móng ngựa cả loạt ông "vua sân cỏ" người ta mới biết giới trọng tài có hàng loạt nỗi ám ảnh, tội lỗi. Có những ông vua vỗ ngực: đạn bắn không thủng thì lại bị mấy tờ bạc mỏng dính găm vào tim...
    Nhưng nói cho cùng, khi một trận đấu "có mùi", các đội nhường-bán, xin-cho thì không lẽ, với quyền lực trong tay, mấy ông vua lại làm ngơ. Mà có làm ngơ cũng không xong...Chỉ cần không biết điều, "được phân" bắt mấy trận có VTV3, VTC3 truyền hình trực tiếp là "móm", dễ bị chết oan như chơi...Muốn yên thân, trọng tài cũng phải chơi với mấy tay nhà báo thể thao, để có gì "bác giúp em đôi lời cho bà con thông cảm"...Nên dù muốn hay không, để được làm vua, được oai phong lẫm liệt 90 phút sân cỏ, các ông vua áo đen đã không ít lần ngậm đắng nuốt cay. Như trọng tài Xuân Hoà, khi bỏ nghề...mỗi khi nghĩ đến cái cảnh trên sân Đà Nẵng...cô đơn nhìn ông Mai Đức Chung - Phó BTC giải, hai ông thầy giám sát..sừng sộ, đòi "bẻ còi' mà khiếp đảm. Anh em trong nghề nhiều khi ngồi nói chuyện với nhau: có đắp chăn, mới biết chăn có rận...có ăn nhạt, mới thương mèo. Nhưng khốn nỗi, theo vòng quay, khi lên ghế giám sát trọng tài...không ai còn thương mèo ăn nhạt, có tổ trọng tài thua mấy bác giám sát tiền triệu tiền phỏm để hy vọng mua mấy lời nhận xét đẹp sau trận đấu ngày mai.
    Thượng tầng áo đen

    Hội đồng trọng tài hiện nay là sản phẩm của Đại hội Trọng tài quốc gia khóa IV tại Đà Nẵng năm 2005. Nhân một đợt tập huấn trọng tài trước giải V-League, người ta tiến hành đại hội và bỏ phiếu bầu. Không hiểu sao đại hội bị biến thành hội nghị tổng kết và làm các trọng tài chưng hửng vì có bỏ phiếu tín nhiệm và bình bầu nhưng cuối cùng là số phiếu ấy đã bị giấu đi.
    Đầu tiên là người ta tìm cách "hạ bệ" ông Chủ tịch Hội đồng khóa III Nguyễn Ngọc Vinh bị truất phế sau một nhiệm kỳ để nhiều tai tiếng và không thể hiện được sức mạnh lẫn tiếng nói của Hội đồng trọng tài.Sếp VFF Nguyễn Trọng Hỷ và 120 trọng tài, giám sát cùng ban chấp hành Hội đồng trọng tài khóa III.
    Phần quan trọng nhất của đại hội là bầu các uỷ viên Hội đồng trọng tài lại rất chi luộm thuộm.Ba ủy viên khóa cũ là các ông Nguyễn Ngọc Vinh, Đoàn Phú Tấn, Bùi Như Đức vẫn tái cử cùng ba thành viên được anh em đề cử là Phạm Phú Hùng, Đỗ Đình Hùng và Phạm Văn Quang. Ngoài ra, chính sếp VFF giới thiệu thêm ông Nguyễn Văn Mùi.Nhưng đến phần bỏ phiếu thì sau khi lá phiếu được thu về thì đại diện VFF lại giấu luôn phiếu và thay vào đấy là... chỉ định, bất chấp kết quả bỏ phiếu thế nào?
    VFF sau đó đã quyết theo cơ cấu một Bắc, một Trung, một Nam, đồng thời chỉ định luôn là ông Nguyễn Văn Mùi (Đà Nẵng) làm chủ tịch, ông Đoàn Phú Tấn (Hà Nội) và ông Bùi Như Đức (TP.HCM) làm ủy viên.Vì thế, ông Đoàn Phú Tấn đã xin rút vì ông không chấp nhận việc những lá phiếu đã được giấu đi và không được công bố. Điều mà ông Tấn có lúc bức xúc nói rằng: “Tôi không thể sinh hoạt trong một bộ máy mà ở đấy có những người không xứng đáng lại được chỉ định và tôi tin nếu VFF công khai lá phiếu thì chắc chắn trong số những người được chỉ định có người không thể quá bán...”. Việc ông Tấn rút lui gây bất ngờ cho nhiều người bởi ông Tấn là người có uy tín trong giới trọng tài, từng là giảng viên của FIFA lại là người có chính kiến và là thầy của rất nhiều trọng tài khác với những người được giao làm thầy nhưng nghiệp vụ và trình độ thì không thể gọi là thầy.Nhưng những người trong cuộc lại...không bất ngờ, vì biết chắc chắn ông Tấn sẽ không bao giờ ngồi chung thuyền với ông Mùi. Khi không có đối trọng thì cái hội đồng kia sẽ đi về đâu...là điều chúng ta đã thấy?


    Bài 7: Hành lang pháp lý yếu

    Nói xa, nói gần, nói chuyện ông to, bà lớn đế cho thấy rằng, bóng đá Việt Nam đã trượt rất xa khỏi quỹ đạo chuyên nghiệp, thoát ra khỏi tầm tay của chính những ông chủ của ngôi nhà VFF ấy cả về lý và tình, cả về đời lẫn tâm linh. Nhớ lại câu chuyện Thanh hóa, vụ Mai Tiến Thành chỉ là hạt cát trong biển rối rắm, không lối nào gỡ...Cho đến giờ, vụ án đã được phân xử, bà luật sư Mỹ Dung trưởng phòng tư cách cầu thủ của VFF mãi lo chuyện chứng khoán cũng không hề bị kỷ luật, CLB Thanh hóa cũng không sai, Tiến Thành được đi. Đúng là xử kiểu VFF. Mập mờ đánh lận con đen. Khi Mai Tiến Thành của đội H.Thanh Hóa kiện CLB của mình đã cản trở anh không được ký hợp đồng với đội hạng nhất Vinakansai Ninh Bình mặc dù anh là cầu thủ tự do. Mai Tiến Thành “trưng” ra hợp đồng ký với H.Thanh Hóa có thời hạn đến hết ngày 1-1-2008. Trước đó, H.Thanh Hóa đã nộp cho VFF hợp đồng ký với Mai Tiến Thành có thời hạn đến hết năm 2010 để đăng ký thi đấu giải V-League 2008. Hai bên giữ lý của mình nhưng khi Mai Tiến Thành kiên quyết dứt áo ra đi thì H.Thanh Hóa đòi kiện Vinakansai Ninh Bình vì đã vi phạm luật bóng đá chuyên nghiệp (BĐCN). Vinakansai Ninh Bình ban đầu chỉ đứng ngoài nghe ngóng nhưng khi thấy H.Thanh Hóa kéo mình vào cuộc thì tuyên bố sẽ kiện lên tòa án thể thao quốc tế. Mai Tiến Thành cũng tiến thêm một bước là thuê luật sư bảo vệ mình. VFF thấy thế nguy là sẽ bị tòa án thể thao quốc tế sờ gáy bèn thụ lý vụ án. Một phán quyết đã được VFF đưa ra: cầu thủ Mai Tiến Thành là cầu thủ tự do, có quyền đến bất cứ CLB nào, đội Vinakansai Ninh Bình trả cho H.Thanh Hóa 273 triệu đồng gọi là tiền đào tạo chuyên môn cho Mai Tiến Thành. Mới đây, đến vụ Minh Đức của SLNA cũng lại lần nữa cho thấy VFF lúng túng. Thể công hay XMHP đúng trong vụ việc này? VFF phải xuất hiện và làm vị quan toà anh minh, phán xét công khai để cho các CLB tâm phục, khẩu phục...đằng này, xét xử theo kiểu VFF: bên có cầu thủ, bên kia mất thêm tiền...khiến cho việc chuyển đổi, mua-bán cầu thủ có thêm tiền lệ xấu.

    Cái dở của VFF là họ đã không “xử” cho ra nhẽ 2 bản hợp đồng ấy bản nào có giá trị pháp lý mà chỉ đưa ra 1 phán quyết dung hòa. Đó là cách phán xử rất không chuyên nghiệp mà người ta hiểu ngầm là VFF không thừa nhận mình sai lầm trong quá trình điều hành vụ án.
    Như vậy, đã có một tiền lệ xấu, cứ kiện ra Tòa án thể thao là VFF sợ. Mà sợ thật đi chứ, kiểu làm ăn này thì lấy mặt mo ra mà che mới khỏi trắng lưng. Đang xảy ra hiện tượng "mềm thì nắn, rắn thì buông" trong cách xử lý của VFF trong các mối quan hệ cần trắng-đen rõ ràng.

    Cách đây không lâu, VFF đã đưa ra mức án đối với 3 cầu thủ của đội bóng nghiệp dư Trà Dimah (HN) đã tự động bỏ ĐTQG Futsal trước SEA Games 24 dẫn đến sự thất bại của ĐT này. Điều vô lý ở vụ này là VFF mang quy chế bóng đá chuyên nghiệp để xử các cầu thủ nghiệp dư, vốn không phải là đối tượng điều chỉnh của quy chế này. 3 cầu thủ Tuấn Tú, Bảo Quân, Trung Kiên và đội bóng của họ không chấp nhận án quyết, đã… kiện lại VFF. Nó giống như chúng ta dùng Luật Camphuchia áp dụng cho Việt Nam. Lạ quá. Không khó để kể 3 cái sai...

    Thứ nhất, VFF đem Điều lệ giải bóng đá chuyên nghiệp ra áp dụng chẳng khác gì ông giám đốc công ty đưa bản nội quy lao động cơ quan mình ra xử mấy ông xe ôm trước cổng. Không biết, học vị tiến sĩ bóng đá, chuyên viên cao cấp của các sếp có giúp các bác mở mày, mở mặt ở đâu chứ trong trường hợp này chẳng thể hiện là mình có chút kiến thức pháp luật nào cả. Dở ẹc. Mà nói thật, quyết định phạt 10 triệu đồng không hiểu rồi các sếp lấy gì để chế tài, nhờ tay cảnh sát khu vực chắc, ông thu hộ tôi biếu ông 5 triệu đồng chơi????

    Thứ hai, các ông bày cho cầu thủ người ta viết đơn xin rút lui khỏi đội tuyển (cốt để các sếp khỏi bị kỷ luật) rồi giờ lật lại đơn đó không có giá trị pháp lý mà chỉ giúp cho việc đi-ở có nề nếp mà thôi. Ô hay, trẻ chăn trâu cũng hiểu được lời mờ chuyện phủi tay của ông "Phó Tổng thư ký" cho xong chuyện, sau đó kệ thằng khác...

    Thứ ba, kỷ luật cầu thủ, công nhận BHL đúng (để rồi sau đó thua cả đội Lào) nhưng trước sức ép báo chí, các sếp bảo sẽ đưa cả BHL ra xử, rốt cuộc người hâm mộ chẳng còn biết đâu là đúng, là sai...Nếu đúng như 3 cầu thủ phán ánh thế hóa ra VFF xử ngọn...

    CHUYỆN TRONG NHÀ

    C
    ó ông bạn nhà báo cuối năm rảnh rỗi, gặp ông Chủ tịch VFF đem mấy chuyện trên ra hỏi. "Nhắc ngay vào việc đang "nóng" dạo ấy, vụ chuyển nhượng cầu thủ Mai Tiến Thành từ H.Thanh Hoá về V.Ninh Bình đang gây ầm ĩ dư luận. Ông thẳng thắn thừa nhận là cái nền tảng bóng đá Việt Nam, cả bộ máy của VFF, vẫn còn khá nhiều bất cập, thiếu chuyên nghiệp, chưa minh bạch...Rồi ông bảo, cũng vì cán bộ của ông còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa có phương pháp làm việc đúng, chưa nhạy bén, dứt khoát trong chỉ đạo, điều hành."Giá như ngay sau khi vụ việc nổi lên, làm công văn gửi cả hai CLB yêu cầu báo cáo cụ thể, một về hợp đồng, một về quá trình tiếp xúc, đàm phán chuyển nhượng rồi có thông báo ngay thì đã không ầm ĩ". Thế nên, ông chỉ hỏi han, nhắc nhở thôi mà cán bộ dưới quyền đã chảy nước mắt, buồn rầu. Có thể Phòng Pháp chế và Tư cách cầu thủ của VFF đã cẩu thả trong công việc, hoặc H.Thanh Hoá đã có gì khuất tất trong chuyện ký hợp đồng với Mai Tiến Thành, thậm chí lừa dối cả VFF trong chuyện đăng ký cầu thủ trước mùa bóng mới... Ông bảo, chả nhẽ việc gì cũng đến tay chủ tịch. Những việc điều hành như vậy, thuộc về thường trực, cán bộ đã được giao quyền.
    Một chuyện chuyên nghiệp khác, chỉ riêng nội bộ "đầu não" VFF thôi, tôi nói với ông Hỷ rằng, tại sao rất nhiều cuộc "họp kín" rất hệ trọng mà thông tin vẫn bị rò rỉ? Ông Hỷ thừa nhận, rồi bảo rằng, vẫn có những người thích chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng của mình trước sự việc nên đã tiết lộ thông tin, phán đoán tình huống để rồi sau khi sự việc xảy ra như vậy (hoặc không) thì đều có thể nói được. Tất nhiên, đấy là những lý do mà ông Hỷ không muốn đề cập đến, nó tế nhị và... rất nội bộ.
    Ông lại khẳng định Khi về hưu, tôi sẽ nghỉ chủ tịch VFF luôn. Cười.

    Mọi việc đều cần có một cái đầu...

    Hiện nay, thường vụ Liên đoàn bóng đá VN có 5 vị thì 3 sếp không có chuyên môn bóng đá, đáng kể nhất là nó lại nằm đúng ở các vị trí chủ chốt. Sếp Tổng thư ký vốn là dân ...điền kinh. Âu cũng là cái lạ nữa của VFF. Chính xác hơn là thể hiện cái yếu của bóng đá VN...Nói vui chuyện SEA Games 24, trên sân Municipality của Nakhon Ratchasima (Thái Lan) sau trận thắng nhọc nhằn đội tuyển Lào và "vô tình" leo lên ngôi nhất bảng B bóng đá nam, sếp Nguyễn Lân Trung - trong vai trò người phát ngôn của VFF tại SEA Games 24 phấn khích "chúng ta có được vị trí tốt như thế này (tránh được Thái Lan) là nhờ có những sự cố vòng bảng trong trận gặp Singapore vào ngày 3.12) " Thật là những suy nghĩ bột phát, nói ra chứng tỏ ông ta thiếu chuyên môn đến mức ngớ ngấn...Ông Tiến sĩ này vốn là kẻ ngoại đạo, nhưng lại được giao làm nhiệm vụ Trưởng ban tuyên truyền của VFF vì giỏi ngoại ngữ.

    Bất luận tại các giải bóng đá lớn, nhỏ trên thế giới, tất cả các đội bóng muốn vươn tới chức vô địch đều có bước chạy đà rất "ngọt" theo nhanh dần đều...đó là cái cách mà người Brazil, người Đức đã thể hiện tại các World cup gần đây. Tuy không chủ trương đá "thắng chẻ tre" từ vòng ngoài để đối phương bắt bài dẫn đến bị loại oan uổng, nhưng cũng không ai dại dội "đá sống chết" mới vào được tứ kết. Đội tuyển U 23 VN đá vòng loại theo kiểu "có bao nhiêu đem xài đến hết", giải quyết theo kiểu trận nào biết trận đấy mà lại bảo là ...thì đúng là hết chỗ nói. Chẳng HLV nào "điên" tự tạo ra trận thua ngớ ngẩn, đẩy mình vào "cửa tử" để rồi thoát ra, thay vì dụng "binh nhàn" để thắng địch mạnh.

    Nói vụng đâu không nói, sếp VFF lại đè đúng chỗ các nhà báo thể thao, những người nắm từng chân tơ sợi tóc của cầu thủ và đội tuyển để tùy hứng là điều dại hết chỗ nói...Hơn nữa vị trí nhất bảng B lại không phải do chính đội tuyển Vn quyết định mà do "may rủi mà thành", thế mà sếp VFF lại đem ra lòe thiên hạ...
    KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT
    Lời bàn gốc đa: Có thể nói trong các ông Trưởng BTC giải V-League, người ta ấn tượng nhất 3 cái tên: Ngô Tử Hà, Nguyễn văn Khoái và Dương Nghiệp Khôi. Thực ra, việc của VFF không nhiều, chủ yếu là tổ chức các giải đấu đỉnh cao, giải trẻ và đội tuyển. Cho nên cứ nhiệm kỳ nào, V_League và Giải hạng Nhất ít ồn ào, nhiệm kỳ đó phẳng lặng. Điều này, khiến cho các ông Chủ tịch VFF rất cân nhắc khi chọn người ngồi ghế này. Lão muốn nói về ông Phó trưởng ban tổ chức V-League 2009, nhưng thực chất là người cầm cái...do sự cố V_League 2008 năm ngoái, nếu không ông ta còn tại vị khá lâu vì bản tính cương-nhu...


    Dương đại nhân từ ngày từ thành phố *********** ra Hà Nội giữa liền 2 chức Trưởng ban tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp và hạng nhất cũng đã đổi tính, đổi nết nhiều. Thực ra, để làm trưởng ban tổ chức bất cứ giải bóng đá nào cũng đều rất khó, không khéo “bể nồi cơm” của liên đoàn như chơi. Cho nên, Dương đại nhân có những động thái chuẩn bị cho vị trí “lộc lắm và họa cũng lắm” này khá công phu…Đầu tiên, ông chịu khó làm “thám tử” để điều tra đường đi, lối lại của các CLB với các quan chức VFF và trên cao nữa. Những đường chi xanh, đỏ biểu thị tình cảm…trong phác đồ “điều trị” của bác sĩ Dương ngày một nhiều…Tỷ như tướng Phúc của H.Thanh hóa, vốn đời thường “lấy công làm lãi”, chơi thân với những nhân vật cũng trọng nghĩa, khinh…tiền như cố quan chức VFF Ngô Xuân Quýnh thì không mấy quan ngại…Cái anh SLNA bây giờ chỉ còn mỗi Nghĩa “Châu” trọng tài vừa giải nghệ làm Phó trường đoàn còn mối quan hệ thân sơ với bề trên, có tội đánh nhẹ vài roi vào mông thì không sao, nhưng nếu vác “đại trượng” ra dùng thì cẩn thận còn có ông nội nó họ Hồ (nay là Thứ trưởng Bộ NN &PTNN) đứng sau.

    Còn nếu đang có vụ việc lùm xùm liên quan đến Thành Nam mà thấy quan nhân họ Đỗ vi vu đánh xe ra Hà Nội, bảo rằng “thèm thịt chó, ra xơi” thì liệu mà cân nhắc tính trước, nhìn sau xem ông ta đi vào Nhật Tân thực hay vào nhà quan chức VFF nào giữa đất Hà Nội chằng chịt, để còn bề lo liệu cho "bản cáo" ngày mai sắp ban bố trước ba quân thiên hạ. Đến tày đình như vụ “ăn cắp” kịch bản khánh thành Sân vận động quốc gia Mỹ Đình về để khánh thành “sân xã” ông ta còn dám thì ba cái vụ lẻ tẻ kể chi. Nói toạc ra, Mai Tiến Thành sinh ra và lớn lên ở Ngọc Lặc (Thanh hóa) mới ra đi khỏi H.Thanh hóa một cách khó khăn thế, chứ ngay như Trung Kiên có bố vợ làm ở Sở TDTT ra đi Sài Gòn mà đâu có dám “làm reo” lấy 1 câu nào đâu.

    Nói thế, mới biết Dương đại nhân ngó trước, nhìn sau, đêm đêm sau các sự cố sân cỏ mở sách xem mưu lược của người đi trước, kể cũng chẳng thừa. Phải biết mình là ai, thằng trước mặt mình có tóc hay không, có vậy mới yên được.

    Kế tiếp, Dương đại nhân luyện công ở Viện Văn học Việt Nam gần dốc Bưởi. Tầm sư, học đạo lâu ngày nên bản thông báo nào của Dương đại nhân đều bay bổng về ngôn từ, chặt câu chém chữ như Nguyễn Trãi làm cáo ngày xưa.

    BÀI 8: CHỌN TƯỚNG

    Ngồi mưa, nhớ lại chuyện Ban thường vụ VFF và 3 quan chức của Hội đồng HLV là ông Nguyễn Sỹ Hiển, Trần văn Phúc, Mai Đức Chung đã nhóm họp tìm HLV trưởng cho chiếc ghế còn bỏ trống sau khi ông A.Riedl bị ép từ chức hồi cuối năm. Xung quanh đấy cũng lắm cái chuyện cười, cười vỡ bụng…

    - Thứ nhất, mang danh Hội đồng HLV sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho VFF việc chọn HLV trưởng cho đội tuyển VN, nhưng người ta cũng chỉ mời những người cùng phe, ông Phạm Ngọc Viễn ( cựu TTK VFF ) – Giám đốc TTHL quốc gia 1 cũng có chân, xã giao rộng, có kiến thức bóng đá…lại là ủy viện xịn của Hội đồng và vài ba ông khác, không được mời.

    - Thứ hai, trong đống 23 hồ sơ đó…nhiều nhất vẫn là người Đức, nói đến nước Đức lại nhớ đến nơi hậu vệ Đỗ văn Phúc đang định cư, lại nhớ ông Hiển nguyên là người của Thể Công, xâu chuỗi lại…giật mình. Có điều gì đó lờ mờ, lờ mờ đang hiện lên trong những “thương vụ” Lã Bất Vi của bóng đá Việt Nam.

    - Thứ ba, người ta đang chọn HLV trưởng dựa vào…đơn xin việc, bản thân các vị cũng chưa hề thấy mặt mũi, quá trình làm việc của bất cứ ai. Giống như các ông giáo làng ngồi tìm lựa cho mình một thầy hiệu trưởng…giống như một CĐV nào đó của xứ Thanh bất chợt được gọi lên hỏi: Ông Trần Duy Long (thành phố ***********) về làm Giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Thanh hóa có ổn không? Nó giống như ông lão dân cày làng quê được hỏi rượu Napoleon uống có ngon không?

    - Thứ tư, cái tiêu chí để chọn HLV trưởng cũng lờ mờ…thực ra phải đưa yếu tố tiền lương lên đầu, bởi lương cứ trên 15.000 USD/tháng (khoảng 3-5.000 USD tiêu vặt khác nữa) thì VFF chỉ có chào thua dù đó là Sir Aex Fergunsơn. Nhưng ra oai, VFF bảo lương không quan trọng…” cả năm ngoái tao kiểm được 2 tỷ đồng rồi ”…suốt đời vác mặt đi xin tiền nhà nước mà còn làm oai là thế, cứ tưởng bàn dân thiên hạ không biết? Nên rốt cuộc Hội đồng "tý" có họp, có sơ tuyển, có chung tuyển mà chỉ cần Hoàng bộ trưởng lắc đầu: làm gì có tiền…thế là toi.

    - Thứ năm, như chức sắc bóng đá nào đã từng nói "LĐBĐ VN làm việc như người mù, không biết đường nào mà đi". Các bố thực sự là không hiểu mình đang làm gì cả. Người ta xây cái nhà bé bé cũng cần một bản thiết kế trước để hình dung ra hình dáng nó như thế nào rồi mới thuê thợ làm cho phù hợp.
    Bây giờ nói thuê HLV cho đội tuyển mà chưa dự kiến đội mình sẽ đá như thế nào: chơi bóng bổng kiểu châu Âu, chơi phối hợp kiểu Latin, chơi ngẫu hứng kiểu Nam Mỹ,... Mục tiêu của đội tuyển trong năm nay là gì, 5 năm tới là gì, 10 năm tới là gì,... Xây dựng kế hoạch tập trung đội tuyển, lựa chọn cầu thủ ra sao,...đều chưa có hết thì lấy tiêu chí nào mà lựa chọn HLV trưởng cho phù hợp? Nếu đã xác định đầy đủ như vậy mà có lý lẽ thuyết phục, khả thi rồi thì tiền lương cũng chỉ là chuyện nhỏ, mấy cũng phải chơi, thiếu bao nhiêu thì tìm cách khắc phục. Miễn sao hợp lý thì thôi.

    Chứ bây giờ vứt ra một đống hồ sơ để lựa chọn như vậy thì thật là mơ hồ !!!

    Lẽ nhiều người giống tôi, khi tự hỏi: Vậy tại sao không thấy HLV Calisto trong danh sách? Ông không nộp đơn hay là nộp mà không được đếm xỉa đến? Lạ thực.

    Trong Ban thường vụ VFF thì các bác Hỷ- Chủ tịch, bác Vinh và bác Dũng - PCT không phải dân bóng đá, sếp Tuấn là dân điền kinh, có mỗi bác PCT Dương Vũ Lâm vốn là dân bóng đá thứ thiệt thì lâu nay chỉ im lặng và im lặng, ai hỏi cũng không nói. Người ta vẫn gọi đùa là ông "im lặng".

    Trong chiến dịch chọn HLV trưởng cho ĐTVN, người đứng đầu về chuyên môn của LĐBĐ VN cũng… không có ý kiến là điều rất lạ. Do đó, Hội đồng HLV quốc gia sẽ đóng vai “hội đồng thẩm định” cho sếp VFF. Ông Mai Đức Chung, với vai trò là Trưởng bộ môn bóng đá của Tổng cục TDTT đã công khai ủng hộ ông Calisto, Phó chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia Trần Văn Phúc thẳng thắn: “Nói thật là tôi không có thời gian vì công việc ở đội Thanh Hóa đã lấy hết quỹ thời gian của tôi rồi. Tôi đã xin lỗi các anh ở LĐBĐ VN cũng như trong Hội đồng. Khi nào có kết quả, họ báo qua tôi và mọi việc coi như đã xong”. Như vậy là còn mỗi sếp Hiển - một người vốn khá ba phải trong các cuộc họp chuyên môn, dựa ý cấp trên khá nhiều.

    Ông Phúc nói thật lòng, phần thì các thành viên của hội đồng HLV quốc gia lại đang quá bận rộn với công việc chính của họ, phần vì họ hoàn toàn không được trả tiền cho mảng công việc mà họ phải kiêm nhiệm nên dại gì mà dây vào việc phức tạp đến vậy để thành công thì không ai khen, nhưng đội tuyển thất bại là chỉ có lấy mo úp vào mặt mới dám đi ra đường. Vì thế, buổi họp đầu tiên của Hội đồng HLV quốc gia trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm HLV trưởng cho ĐTVN chỉ có 2 trong số 6 thành viên tham gia là ông Nguyễn Sỹ Hiển và Mai Đức Chung. Nhưng nhìn vào mớ các bản đăng ký xin việc, các ứng cử viên chỉ gửi bản tự giới thiệu về mình, các CLB, ĐTQG đã dẫn dắt… mà không hề đưa ra chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam, các sếp nhà mình...choáng. Hỏi chuyện, ông Trần Văn Phúc cười: Tôi nhận được bản danh sách hơn 20 ứng cử viên nhưng tôi chẳng thấy có gì khác biệt giữa họ vì điều quan trọng nhất là kế hoạch phát triển bóng đá Việt Nam và những vấn đề liên quan đến kỹ thuật thì không thấy đề cập. Với tôi, tất cả họ đều giống nhau, thì lấy ai mà chẳng được.

    Thế thì việc chọn ai làm HLV trưởng cho đội tuyển quốc gia chính do Ban thường vụ VFF thấy ông Hiển và ông Chung, ai tiến cử và đưa ra lập luận bảo vệ có lý hơn? Những tiêu chí có thể đưa ra sau, như kiểu chúng ta đo chân để đóng giầy...

    Trở lại phần đầu của bài viết, ông Calisto ở Việt nam quá lâu, biết khá rõ VFF nên chẳng đi đâu mà vội. Khi tất cả các trang báo thể thao dựa vào nguồn tin từ ông Chung tiến cử ông, có người hỏi chuyện thì ông thầy người Bồ chỉ cười: Chỉ khi có văn bản (dân Viêt Nam vẫn gọi là giấy trắng, mực đen) ta hãy nói chuyện nhé...Quá ư chuyên nghiệp! Ông thừa biết, mình hoàn toàn đạt chuẩn để quay trở lại ngồi vào chiếc ghế đó, nhưng để chính thức ngồi vào đấy không chỉ có mỗi vấn đề chuyên môn. Đôi khi chỉ cần đưa vào một tiêu chí: HLV trưởng phải là người không được có tóc bạc...thế là toi.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bài 9: Có lẽ nào như thế? (Mặt bằng quan trí VFF thấp hơn mặt bằng xã hội)

    Có thể ông Chủ tịch VFF khóa IV họ Mai trong lúc bực tức nói rằng: mặt bằng quan trí của VFF thấp hơn mặt bằng xã hội, nhưng phải nói thẳng ra rằng, các quan chức thể thao vốn xuất thân từ nền kinh tế bao cấp nên khi mặt áo "dân sự" của một liên đoàn yêu cầu xã hội hóa cao, đã làm theo "quán tính" thời bao cấp. Sợ và chờ là 2 căn bệnh lớn nhất của các sếp nhà ta.

    Do không am hiểu sâu chuyên môn bóng đá, cấp tham mưu lại theo kiểu 5 cha, 7 mẹ nên có nhiều lúc Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ như đang ngồi trên đống lửa. Đặc biệt là khi đội tuyển quốc gia nam thi đấu không tốt. Kể cũng nực cười, bản thân ông Mai Đức Chung cũng không hiểu nổi vai trò của mình như thế nào...Nếu xem ông ta là trưởng bộ môn bóng đá của Tổng cục TDTT thì với chức năng quản lý nhà nước, ông ta còn có thể kiểm tra việc làm của Liên đoàn...kể cả các quyết định ngài Chủ tịch VFF. Nhưng ông ta lại còn là Ủy viên Hội đồng HLV nên ông ta có trách nhiệm tư vấn cho Thường vụ liên đoàn...Chính cái mô hình, "ông chằng, bà chuộc" kiểu ấy nên rốt cuộc chất lượng công việc không đi đến đâu, rốt cuộc nếu rủi sai sót cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm chính. Tất thảy, đều "ăn theo, nói leo"...mới hôm qua, nghe sếp phán HLV người Đức hay...tất thảy đều cho rằng người Đức có tinh thần kỷ luật, lối đá thiên về thể lực hợp với cầu thủ VN...Nhưng khi thấy ông Chủ tịch VFF đến làm việc với Đại sứ quán Argentina thì có ông đã quay sang bảo: cầu thủ Việt Nam có tố chất kỹ thuật la-tinh, phải có HLV Argentina mới phát huy tác dụng...đúng là đẽo cãy giữa quốc lộ... Xin thưa, có cả người Đức hay và người Đức dở, thậm chí là quá tệ, trong tất cả các lĩnh vực, vấn đề là các sếp chọn được ai thôi.
    Bác Hồ đã dạy: Không có việc gì khó/Đào núi và lấp biển/(Không làm được thì thuê...)
    Rõ ràng là cho đến nay, không một cá nhân nào trong VFF có thể có đủ tư cách, bản lĩnh để nhìn nhận vấn đề này, nhưng lại không dám tự nhận điều đó. Bởi không ít ông có bằng cấp, học vị cao cỡ tiến sĩ bóng đá hẳn hoi, nói ra thiên hạ cười chết. Khác hẳn ông bầu Đức, bầu Thắng...biết mình ham bóng đá, nhưng mù tịt về vấn đề này nên cứ thuê chuyên gia am hiểu về làm cố vấn cho chắc ăn. Hoàng Anh Gia Lai có ông Vinh, ĐT.LA có ông H.Calisto...chứ không ai chọn cả một "hội đồng cố vấn" làm gì cho rách việc, bởi "lắm thầy, rầy ma".

    Trở lại vấn đề HLV đội tuyển quốc gia. VFF đang tự làm khó mình bởi những tuyên bố hùng hồn và dại dội...bởi có 1 nguyên tắc bất di, bất dịch: Ai chi tiền, người có quyền....thực chất VFF chỉ được quyền quyết định, khi ông X. - người trả tiền lương đồng ý. Nếu thành công thì không ai khen, nhưng thất bại...thì lãnh đủ...Cho nên, bài toán HLV đội tuyển nếu như không đưa vào bộ khung tổng thể để có lời giải...thì VFF đã lặp lại lỗi hệ thống, thất bại đang nhìn thấy từ trước. Nếu như chọn H.Calisto chỉ vì ĐT.LA trả hộ 60% số lương thì xin thưa, VFF đang tụt chân vào vũng bùn...có ai bỏ ra một đống tiền cho người khác sử dụng mà không có điều kiện đi kèm? Có thể, lúc này ông Calisto là người sát thực hơn cả với nhiệm vụ cao cả và vinh quang - HLV trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia, đó là năng lực chuyên môn của ông ta xứng đáng thế, chứ không phải như những tuyên bố "vạ miệng" như các bác quan chức VFF phái "ôn hòa" vừa trả lời trên báo chí, để làm dịu dư luận, vừa lòng các nhà báo ủng hộ ông thầy Bồ Đào nha này.

    [​IMG]


    BÀI 10: CHƯA KỊP ĐẶT TÊN

    Không phải tự nhiên các ông nhà báo lại "bật" các bài viết theo kiểu: Đố BTC V-League dám xử sân Thiên Trường? Liệu sân Thiên trường có bị xử lý hay không?...Thực sự, BTC V_League không ngán địa phương nào cả, gân cổ như Hải Phòng, cứng đầu như dân Vinh, hay láo nháo như Thanh hoá...trảm tất. Nhưng lần này sân Thiên trường thì khác, đúng như kiểu: đánh đĩ chín phương, còn một phương lấy chồng.
    Trong quá khứ, đã không ít lần Nam định đã cứu nguy cho VFF khỏi "lấm bụng" các giải đấu trẻ, cụ thể là U17 do chính báo Bóng đá, cơ quan tuyên truyền của chính VFF khỏi bể. Hơn nữa, trong các ông quan chức thể thao thì ông Xuân là người có tiếng nói trọng lượng sau ông Hoàng Vĩnh Giang (Hà Nội, đã về hưu), đại hội VI đã cận kề nên nhiều sếp ngại.
    Sự thật thì người đàn ông có khuôn mặt dữ trên, cánh phóng viên không ai lạ. Trước trận đấu, ông Nguyễn văn Dịp chính là người phát các áo bíp cho cánh phóng viên ảnh mặc tác nghiệp ở đường pít...Người ta còn biết, ông này là chuyên viên của Trường Nghiệp vụ TDTT Nam Định...Băng hình trận đấu đã ghi lại cận cảnh tẩt cả những gì xảy ra trên sân sau trận đấu giữa Nam định và T&T Hà Nội, nghe cả những câu chửi của sếp sòng, một câu chửi mà nếu người viết ghi ra, không ít dân Nghệ phải nổi xung (do Công Vinh và HLV T&T Hữu Thắng là dân Nghệ). Quan chức VFF có mặt khá đông để can ngăn, chính Trưởng ban TC Trần Quốc Tuấn cũng có mặt tại nơi xô xát...nhưng ông cũng than rằng "không nghe, chỉ thấy". Những ai biết ít nhiều về tác nghiệp của phóng viên truyền hình cũng đều biết chiếc máy quay này có thể thu ấm được cách bao nhiêu mét. Nhưng lúc này máy chỉ bắt được hình, còn tiếng động thì chịu...ha ha. Quan chức, giám sát...ăn lương đi "thị sát" mà khi xảy ra sự cố thì không thấy, không nghe...có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có.

    Giám sát trận đấu Nguyễn Minh Ngọc cũng cho biết không nghe thấy gì vì lúc ấy quá hỗn loạn và chỉ kịp lao vào can hai bên đánh nhau (?). Việc xác định không có cầu thủ nào bị đánh cũng được kết luận rất nhanh bởi trong băng ghi hình không có xuất hiện cảnh đánh nhau hay va chạm nào cả! Cần nhắc lại là băng ghi hình do BTC sân cung cấp nên việc nhiều người nghi ngờ bị dàn dựng hoặc cắt xén là có cơ sở!
    Cho nên, hầu như toàn bộ những phóng viên có mặt tại phòng họp công bố quyết định kỷ luật của cơ quan xử án VFF đã được một trận cười nghiêng ngả khi ông trưởng ban công bố người bị phạt sau vụ lộn xộn trên sân Thiên Trường chiều 19-7 làmột... “CĐV quá khích” có tên là Nguyễn văn Dịp.
    Ông Trưởng Ban Kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường giải thích: “Chúng tôi căn cứ vào băng hình và thực tế của vụ việc để xử lý. Theo những gì chúng tôi xác định được thì không có ai bị đánh cả, cũng chẳng có chuyện chửi bới ầm ĩ gì ở trên sân. Chỉ có một người hung hăng nhất đòi đuổi đánh cầu thủ của T&T Hà Nội và chúng tôi sẽ “xử” anh này. Bản án có tiếng là nghiêm khắc "cách ly CĐV này ra khỏi đời sống bóng đá nước nhà" từ nay đến cuối năm...có lẽ chỉ thua BTC giải ngoại hạng Anh. Thế thì có phải Đại Đồng la làng, còn Benicio đã tự... rạch mặt, ăn vạ M.Nam Định? Băng ghi hình do M.Nam Định cung cấp cho Ban kỷ luật biết, Đại Đồng đã bị nhân viên BTC sân Thiên Trường truy đuổi để tấn công, nhưng do trung vệ chạy quá nhanh nên nhân viên kia đã tấn công hụt. Riêng Benicio là dấu hỏi lớn, vì không hiểu tiền vệ người Brazil này đã bị ai tấn công, xảy ra trong thời điểm như thế nào. Benicio quả quyết rằng, anh đã bị người của đội chủ nhà dùng hung khí đánh cho toét mí mắt, rơi máu. Và thực tế, khi tiền vệ này chữa chấn thương, Giám sát Nguyễn Minh Ngọc đã chứng kiến nhưng... không đưa vào báo cáo gửi Ban kỷ luật. Ông Hường phàn nàn: “Chúng tôi đau đầu vì chứng cứ mà BTC giải đưa sang hẻo quá. Mà không có chứng cứ, chúng tôi không thể quy tội được...”.


    Nhưng sau bản án mới nhất này, sẽ có không ít người cười nụ, người mừng vì thoát án và người cười chua chát vì kỷ cương, luật lệ bóng đá đang bị người ta làm phép theo ý muốn chủ quan. Và ngầm đe doạ rằng "nước có phép nước, làng có lệ làng", thử xem ai làm gì nhau?

    [​IMG]

    [​IMG]

    BÀI 11: KHÔNG BIẾT SỢ
    Ngày 01/08/2008 là một ngày khá đặc biệt với thể thao Việt Nam với những sự kiện quan trọng liên tục xảy ra trong 1 thời gian ngắn. Trước tiên, đó là cuộc tiếp kiến ngài chủ tịch FIFA Sepp Blatter của ************* ***************** và Lễ xuất quân Đoàn thể thao Việt Nam dự Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.
    Buổi tối cùng ngày là trận cầu lịch sử giữa tuyển Việt Nam và Olympic Brazil. Trước đó, vào lúc 14h chủ tịch FIFA và các quan chức hàng đầu của VFF đã làm lễ cắt băng khánh thành sân bóng đá cỏ nhân tạo do FIFA hỗ trợ đầu tư và trực tiếp tổ chức thực hiện. Tại buổi lễ này đã có sự cố hy hữu và vô cùng đáng tiếc đã xẩy ra giữa một nhân viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam với phóng viên của hãng thông tấn quốc tế Reuters. Một sự kiện khiến cho ông Nguyễn Trọng Hỷ và các quan chức VFF không biết ăn nói thế nào với FIFA và tất nhiên, hình ảnh bóng đá Việt nam và quan chức làm bóng đá đã "bay đi nhiều nhiều"...

    Sau lễ cắt băng khánh thành, các quan chức chụp hình lưu niệm và thăm quan mặt sân với sự có mặt tác nghiệp của nhiều phóng viên trong nước và quốc tế. Trong lúc đang làm nhiệm vụ, nhân viên của VFF là ông Nguyễn Gia Xuân đã “va chạm” với phóng viên của Reuters ngay trước mặt các vị khách quý và những người đang có mặt. Trực tiếp chứng kiến sự việc, chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch AFC Mahammed Bin Hamamam đều khá ngạc nhiên, bởi nói cho cùng chính 2 vị quan chức này, đi khắp các quốc gia trên thế giới cũng chưa bao giờ thấy quốc gia nào dám đối xử với các nhà báo như thế. Nhất là Reuters lại là một hãng thông tấn báo chí có tiếng trên thế giới...quan chức lãnh đạo FIFA còn ngại, huống hồ chi VFF.

    Điều này chỉ có thể giải thích, nhân viên của VFF có nhận thức xã hội tương đối kém, không biết đúng-sai trong cư xử và nghi lễ ngoại giao tối thiểu khi đón khách quốc tế.


    Sự việc được bắt đầu khi an ninh và nhân viên VFF yêu cầu phóng viên rời khỏi khu 16m50 để Chủ tịch FIFA Sepp Blatter chơi bóng với những em nhỏ. Phóng viên của Reuters tên Vinh đã làm như yêu cầu của BTC. Nhưng ông Gia Xuân, nhân viên của VFF, lại đứng chắn ống kính của phóng viên, cản trở quá trình tác nghiệp. Lúc đó, ông Xuân đang chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh mini.
    Vì bị che hình nên người quay phim của Reuters cũng như nhiều phóng viên khác yêu cầu ông Xuân rời ra vị trí khác nhưng ông Xuân từ chối và màn cãi cọ đã xảy ra, kết thúc bằng cái tát của ông Xuân “dành” cho phóng viên của hãng thông tấn Reuters.




    [FONT=&quot]BÀI 12[/FONT][FONT=&quot]: [/FONT][FONT=&quot]GIỎI CŨNG CHẾT[/FONT]
    [FONT=&quot]Lời bàn gốc đa: [/FONT][FONT=&quot]Ngồi ở lều cỏ, cũng không khó nghe tin VFF. Người này giấu, thì kẻ khác xì. Nhiệm kỳ 3 của VFF được biết đến với cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai Phó Chủ tịch Lê Thế Thọ và Ngô Tử Hà. Người ta còn nhắc mãi màn tiểu xảo của ông Ngô Tử Hà với nguyên TTK Phạm Ngọc Viễn nhưng bất thành hệt như một bộ phim trinh thám có dùng thiết bị công nghệ cao. Một câu chuyện chưa có hồi kết, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển bóng đá nước nhà…[/FONT]
    [FONT=&quot]D[/FONT][FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]ân trong nghề không ai không biết Thọ “lác”, người hùng sân cỏ một thời của bóng đá Việt nam có độ uyên thâm và khả năng tổ chức nhất định, đã có thời ông làm trợ lý phát triển bóng đá cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBTDTT. Nhưng nói Thọ “lác” đã đóng góp được gì cho bóng đá Việt Nam thì..chịu. Đơn giản, ông không cùng hội, cùng thuyền….[/FONT]
    [FONT=&quot]Vạch áo [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Tại V-League 2006, ngay sau khi sau khi tuyên bố ủng hộ phương án 13 đội thi đấu trong trường hợp ĐA.TP bị giáng xuống hạng, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ phải hứng chịu một làn sóng phản đối. gười tấn công đầu tiên và quyết liệt nhất phải kể đến Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Lê Thế Thọ. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông Thọ cho rằng là thi đấu với 13 đội chỉ mang lại rắc rối. Đội phải thi đấu ở vòng cuối cùng rất có thể là nạn nhân của màn đánh "hội đồng", tạo cơ hội để cho tiêu cực phát triển. Ông hăng hái phát biểu: điều lệ giải là chọn 4 đội hạng nhất thăng hạng, nay chưa đủ thì cần phải tìm thêm. Cần phải đảm bảo quyền lợi cho các đội bóng, bởi đằng sau đó là một doanh nghiệp, ngành, địa phương. Cần phải có sự đối xử công bằng với các đội bóng, cũng như đánh giá những gì họ đã bỏ ra. Ông Thọ nói không sai, dân trong nghề bảo: có học có khác nhưng chính những phát biểu cứng rắn của ông Thọ như xát muối vào vị Chủ tịch VFF. [/FONT]
    [FONT=&quot]Đến khi báo giới phản đối ông Hỷ ủng hộ ông Thọ, nên rốt cuộc ông Hỷ phải xuống nước, tuyên bố V-League 2006 sẽ có 14 đội. THS.CT sẽ là đội được thay thế trong trường hợp [/FONT]
    [FONT=&quot]ĐA.TP nhận án kỷ luật.[/FONT][FONT=&quot]Việc thay đổi quyết định của Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ là điều cần thiết, nhưng lại khiến ông mất uy tín. Dư luận đã xì xầm đánh giá ông Hỷ là người không sắc sảo, thiếu hiểu biết về bóng đá và vội vàng trong nhận định. Tất nhiên, vì đó quan hệ giữa ông Thọ và ông Hỷ đã “bay đi ít nhiều”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Năm đó, danh sách đề cử trọng tài FIFA của VFF cũng để lại tai tiếng. Ông Thọ muốn loại thẳng thừng những trọng tài "có vấn đề". Thế nhưng, Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi cho rằng nếu làm vậy thì "Việt Nam ít trọng tài FIFA quá". Hệ quả là dù sai sót, trọng tài Đặng Thanh Hạ vẫn được chuyển từ trọng tài FIFA xuống trợ lý FIFA khiến anh em trọng tài nghi ngờ cái tâm của VFF. Khi công luận kịch liệt lên tiếng, trọng tài mới Đặng Thanh Hạ bị gạch tên. Trong vụ việc này, một lần nữa mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa Phó TTK Dương Nghiệp Khôi và Phó Chủ tịch Lê Thế Thọ tiếp tục bị bào mòn. [/FONT]
    [FONT=&quot]Khác hội[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​

    [FONT=&quot]Ông Lê Thế Thọ được xem là một chuyên gia hàng đầu của bóng đá Việt Nam, ông Thọ luôn ở thế đối lập với những vấn đề hay quyết định của lãnh đạo VFF. Và với kinh nghiệm làm bóng đá lâu năm và một danh thủ đích thực, những tuyên bố của ông Thọ luôn khiến "đối phương" không thể phản biện. [/FONT]​
    [FONT=&quot]Ông Thọ mong muốn phục hưng lại sự nghiệp tại VFF sau khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn (Ai cũng nghĩ đó sẽ là chức Phó Chủ tịch thường trực). Nhưng những gì ông Thọ nhận được là cả một khối thất vọng. Điều cay đắng nhất với Phó Chủ tịch Lê Thế Thọ là không thể tập trung quyền bính trong tay. Bộ phận điều hành vẫn hoạt động ồn ã (và tất nhiên có nhiều sai sót) trước mắt ông. Nhưng họ chỉ tuân theo Phó TTK Dương Nghiệp Khôi, TTK Trần Quốc Tuấn và đặc biệt là Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ. Người ta đã quên ông Lê Thế Thọ là một chuyên gia hàng đầu của bóng đá Việt Nam và dường như đã hiểu tường tận đến "chân tơ kẽ tóc" của những gì đã và đang diễn ra.[/FONT]​
    [FONT=&quot]Muốn khát khao khẳng định cái tôi nhưng ông Thọ lại không được trọng dụng. Chính điều này đã khiến ông Thọ ngày càng khó lòng có tiếng nói chung với Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ và các ông Trần Quốc Tuấn, Dương Nghiệp Khôi. Thời thế đã đổi thay, sự phục tùng của những người khác như hồi khóa III đối với ông không thể có tại khóa này, dù ông cũng là Phó chủ tịch. Dần dần, vị Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn cứ bị dịch xa ra khỏi cỗ máy VFF. Không được tham dự vào các vấn đề vấn đề hệ trọng, chẳng được làm những việc mình muốn, sự bất mãn vì thế mà được nhân lên.

    [/FONT][FONT=&quot]Bài 13: Học nói[/FONT]
    [FONT=&quot]Lời bàn gốc đa: Có người tham mưu, với bối cảnh này ông Hỷ nên chọn cho mình một phát ngôn viên đủ độ chín. Như vậy, cánh báo chí và lão Catcosan Vinh đáng ghét có muốn nói năng cũng khó có thông tin, các vị Phó khác có phát biểu gì cũng là chuyện cá nhân. Quá chuẩn.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thực ra thì không phải VFF mà bất cứ cơ quan, đơn vị nào cũng nên có người phát ngôn, xem đó là nguồn tin chính thống, bởi dù có trong tay tờ Bóng đá, nhưng rõ ràng nó lại hoạt động trong khuôn khổ Luật báo chí nên khó lòng giữ vai trò phát ngôn chính thông như mong đợi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Hiện nay, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã có một phát ngôn viên cho riêng mình. Đây là điều tốt, vì như thế người ta sẽ tránh được chuyện mạnh ai nấy phát, phát- nổ lung tung, phát bừa bãi những chuyện mà đáng lý ra chưa được (hoặc không được) phát. Việc VFF chọn cho mình một người phát ngôn cần hiểu theo một hướng tích cực[/FONT][FONT=&quot].
    [/FONT]
    [​IMG]

    Ông "nói" của VFF
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Tiêu chuẩn[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT]
    [FONT=&quot]Thường thì người phát ngôn cho một tổ chức ngoài việc phải có một ngoại hình dễ coi một chút, thì phải có một đầu óc linh hoạt, phòng khi đối diện trước những câu hỏi của dư luận (mà thường là giới báo chí) và tất nhiên phải là người biết tuân thủ yêu cầu của tổ chức (trong trường hợp này là VFF) là cái gì nên nói và không nên nói, nói những điều mà tổ chức yêu cầu nói. PTS Nguyễn Lân Trung - từ TW Đoàn được biệt phái sang VFF là người được VFF tin cậy, bởi khả năng tiếng Pháp lưu loát, ngoại hình dễ mến…(nên cô MC Thảo Vân mê như điếu đổ), xuất thận từ dòng họ Nguyễn Lân danh giá.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    Thực tế
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Năm 2004, sau những thất bát của bóng đá Việt Nam, dư luận sục sôi việc các quan chức VFF “bất tài” đòi hỏi đại hội bất thường, hạ bệ hết. Ngày 20-12- 2004, ông Nguyễn Lân Trung, phát ngôn viên của VFF được trao nhiệm vụ tổ chức cuộc họp báo đã phát biểu rắn: “Không có lý do xác đáng và chưa cần thiết để tiến hành Đại hội bất thường VFF”. Lập tức, thông qua báo chí, đặc biệt VTV3 dư luận phản ứng quyết liệt lời phát biểu trên và cho rằng quan điểm của VFF hoàn toàn không có sự tiếp thu và tinh thần cầu tiến. Lập tức sau đó, ngày 21-12, VFF tổ chức ngay cuộc họp báo thứ hai để đính chính lại câu nói của ông phát ngôn viên. Tại cuộc họp báo, cả hai ông Trần Duy Ly (Phó Chủ tịch Thường trực VFF) và Nguyễn Lân Trung (Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền, kiêm phát ngôn viên VFF) đã nói lời xin lỗi báo chí vì “diễn đạt và giải thích không chính xác câu chữ”). Riêng ông Nguyễn Lân Trung đã phải muối mặt xin rút lại lời phát ngôn của mình. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nói thực ra, phải nhìn nhận cụ thể: Có phải, ông Trung đã nói đúng những gì VFF yêu cầu ông nói, nhưng vì thấy dư luận phản ứng mà VFF đổ trách nhiệm lên người phát ngôn hay ông Trung đã nói lên những điều mà tự ông nghĩ ra? Một trong hai vế này đúng đều thể hiện sự yếu kém của VFF, mà không cần một chứng minh bằng cách nào khác. [/FONT]
    [FONT=&quot]Điều đáng nói hơn, đây cũng không phải là lần đầu phát ngôn viên VFF làm khó các quan chức VFF trong các lời phát biểu của mình trước báo chí và dư luận mà từ khi nhận nhiệm vụ Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền và phát ngôn viên của VFF cho đến nay, ông Nguyễn Lân Trung đã có gần chục lần vừa phát ngôn xong là bị phản ứng ngay, buộc VFF phải đính chính. Chính ông Henrique Calisto ra tận rìa sân bóng để đối mặt với ông Trung hỏi cho ra lẽ những gì ông đã nói với báo chí chung quanh chuyện thảo luận việc ký hợp đồng mời ông làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông Trung rất nhiệt tình, thậm chí là thừa nhiệt tình đến mức lăng xăng, nhưng "thiếu cẩn trọng, quá cẩu thả" (tất nhiên , không ít lần ông sắm vai Lê Lai) trong lời nói dẫn đến bất lợi cho tổ chức và hình ảnh cá nhân. Dần dà theo năm tháng, vai trò của ông cứ mờ nhạt dần…im lặng dần, ông Hỷ vẫn phải giữ vai trò “người phát ngôn số 1” để tránh trường hợp “quýt làm cam chịu” như bấy lâu. Kể cũng tội cho ông Trung, bỏ bục giảng đi theo tiếng gọi của bóng đá, mất nhiều hơn được...Nói thế để biết, bóng đá VN đã "xay" không biết bao nhiều người, chính xác hơn là không biết bao nhiêu nhân tài, do lề lối làm ăn mang đặc trưng VFF.

    [/FONT][FONT=&quot]BÀI 14: GHẾ NÓNG[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Lời bàn gốc đa[/FONT][FONT=&quot]: [/FONT][FONT=&quot]Có người hỏi: VFF- chỉ có thế thôi sao? Đúng. Nhưng chưa đủ. Bởi trong ngôi nhà VFF không hiếm người tài, thậm chí rất tài. Song những cơ chế đậm màu bao cấp, mảnh đất "màu mỡ" này đã hãm tài không biết bao nhiêu người, tất nhiên cũng vì thế mà không ít kẻ lại được lợi.
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Hôm nay, lão nói về một con người mà được dư luận đánh giá khá cao nhưng vẫn phải tức tưởi ta đi, ông Phạm Ngọc Viễn. Năm 2005, sau hàng loạt vụ bê bối của VFF, một quan chức đầu tiên của VFF là Tổng Thư ký (TTK) Phạm Ngọc Viễn đã chính thức nộp đơn xin từ nhiệm chức TTK VFF vào sáng qua, 7-1. Lý do khiến ông Viễn đưa đơn từ chức là do không chịu nổi sức ép dư luận và cảm thấy không nên ngồi lại vị trí TTK VFF, rất đàn ông.[/FONT]
    [FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot][​IMG][/FONT]
    [FONT=&quot]Tôi đau!
    [/FONT]
    [FONT=&quot] Chủ tịch VFF khóa IV Mai Liêm Trực rất tiếc nuối khi phải chia tay với 1 cộng sự có năng lực thực sự như ông Viễn. Dù ông Phạm Ngọc Viễn khẳng định, ông hoàn toàn thanh thản với quyết định xin từ nhiệm chức TTK VFF và không có gì luyến tiếc khi phải rời VFF sau gần 8 năm gắn bó. Tuy vậy, điều ông Viễn mong mỏi là bất kể khi ông rời vị trí TTK VFF, cần phải phân định rạch ròi phần lỗi và trách nhiệm của ông trong các vụ bê bối ở VFF trong thời gian gần đây. Đặc biệt là liên quan đến vụ VFF thua kiện và phải bồi thường cho cựu HLV đội U22 VN C. Letard 200.300 USD.
    [/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Đối ngoại giỏi?[/FONT]
    [FONT=&quot]Đây là lần thứ hai tại VFF nhiệm kỳ IV có một nhân vật lãnh đạo cao cấp của tổ chức này từ nhiệm, lần trước Chủ tịch VFF Hồ Đức Việt cũng xin từ nhiệm là do quá bận rộn với công việc đảm nhiệm tại Quốc hội, trong khi TTK Phạm Ngọc Viễn từ chức là do không chịu nổi sức ép dư luận. Trong 8 năm (từ năm 1997 đến nay) làm việc tại VFF, ông Phạm Ngọc Viễn được đánh giá là một trong những thành viên có kiến thức, có chuyên môn, tính tình hiền hòa, cởi mở ở VFF. Điểm mạnh nhất của ông Viễn là làm công tác đối ngoại. Với các mối quan hệ của mình tại FIFA, AFC và AFF, ông Viễn đã giúp bóng đá VN nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức này, cũng như giúp VN đăng cai hàng loạt các giải đấu quốc tế tầm vóc. Thành công lớn nhất của ông Viễn là giúp VN lọt vào top 8 nước được FIFA rót tiền đầu tư cho bóng đá trẻ trong chương trình “Dự án mục tiêu” của FIFA. Về cá nhân, ông Viễn là một trong những giám sát uy tín của AFC và thường được lựa chọn đảm đương công việc ở những trận đấu quan trọng trong khu vực.
    [/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Đối nội kém?[/FONT]
    [FONT=&quot]Khác với ông Trần Quốc Tuấn, vị trí của ông Viễn trong vai Tổng thư ký rộng hơn nhiều. Nếu như phong cách của ông Viễn luôn được AFC, FIFA đánh giá cao thì lại liên tục bị “gài độ” trong quan hệ đối nội bởi một số đồng nghiệp. Vì thế, ông Viễn phải hứng chịu trách nhiệm trong vụ bê bối ở Cúp Ba châu lục (nhiệm kỳ III), làm ngơ khi để AFC sắp xếp giám sát, trọng tài thiếu công bằng ở SEA Games 22, sai lầm trong việc chọn HLV Tavares và sự cố khiến ông Viễn bị dư luận soi nhiều nhất chính là vụ xì-căng-đan với HLV Letard. Người ta cho rằng, nếu ông có những đồng nghiệp tin cậy, biết che-đậy thông tin thì mọi việc không vỡ lở ra nhanh như thế. Nếu ông không ham, quá ham các chức vụ phù du thì mọi việc hẳn không đau như thế…tỷ như, dại gì ông ôm chức Tổng biên tập Báo Bóng đá vào người khi mà người ta đều biết ông Vũ Mạnh Hải mới đích thực là ông chủ của tờ báo. Xuân thu nhị kỳ, ông mới đảo qua tòa soạn…thì tốt nhất nên tránh xa những “khu vực nhạy cảm”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bây giờ, khi ngồi phòng Giám đốc Trung tâm HLQG I, có lẽ ông Viễn sẽ có dịp ngẫm lại vì sao mình khá thành công khi ra khỏi biên giới làm việc, nhưng lại gặp vô số “tai nạn” ngay tại chính ngôi nhà VFF của mình.
    [/FONT]
    Tổng thư ký AFF Dato’ Paul Mony đã gửi một bức thư dài khoảng 3 trang đến Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái và Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam Mai Liêm Trực. Ông Paul Mony cho biết, bản thân ông rất ngạc nhiên khi hay tin Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn xin từ chức qua báo chí Malaysia. Ông Paul Mony đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái cân nhắc việc đồng ý cho TTK Phạm Ngọc Viễn từ chức. Theo ông Paul Mony, ông Viễn không chỉ là “cầu nối” giữa bóng đá Việt Nam và thế giới, mà ông còn có thể đóng góp to lớn đối với sự phát triển của bóng đá VN trong quá khứ cũng như tương lai. Ông Paul Mony nhấn mạnh: “Xin thứ lỗi cho tôi đã can thiệp vào việc nội bộ của bóng đá VN. Nhưng là một chuyên viên phát triển của FIFA, tôi cảm thấy có trách nhiệm rằng nền bóng đá của tất cả thành viên FIFA cần đảm bảo có những quyết định đúng để duy trì một tương lai phát triển tốt đẹp”
    [FONT=&quot][/FONT]
  5. moviestar88

    moviestar88 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2009
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    122


    http://thethaovanhoa.vn/128N20110910105048777T128/suy-ngam-nhan-cau-chuyen-cua-bau-kien.htm

    Giờ thì thấy HPHN xứng đáng giải thể , HNACB xứng đáng xuống hạng rồi chứ . Quy luật đào thải luôn đúng . Anh kiên cay cú vác loa chửi bới khắp nơi hay khóc thuê cho thằng bạn HPHN của a càng nhiều thì càng chứng tỏ a là thằng ngu mà thôi . Dân HN trên này hơi đông nhưng chẳng có ai dỗi hơi đi khóc chó khóc mèo đâu [-X
  6. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.874
    Đã được thích:
    3.952
    [FONT=&quot]Bài 15: Giải cứu thần chết[/FONT]

    [FONT=&quot]FI FA là tổ chức nghề nghiệp có nhiều quyết định khá hay, hay đến mức không ai dám cãi. Ví như, đế xác định bóng vào khung thành hay chưa, có ti tỉ hãng điện tử hàng đầu thế giới ngày đêm xin đâm đơn xin được “biếu không” thiết bị này…nhưng FIFA vẫn lắc, lắc liên tục…thế mà bóng đá chuyên nghiệp vẫn hấp dẫn.[/FONT]
    [FONT=&quot]VF..S cũng khéo, khéo áp dụng bài của cấp trên… Trước đây, tiêu chuẩn của các trọng tài chính và hai ông giám sát 900.000 đồng/trận, hai trọng tài biên và trọng tài bàn 600.000 đồng/trận. Ngoài ra, các bác còn được đơn vị chủ nhà thanh toán 3 ngày tiền, ăn ở…làm nhiệm vụ và tiền phương tiện đi lại đến trận đấu kế tiếp. VFF khá khéo léo, mặt thì cấm các giám sát, trọng tài gặp mặt các quan chức đội chủ nhà, nhưng lại cho phép nhân viên hành chính các Sở TDTT hoặc CLB đến gặp gỡ để “thanh toán tiền ăn ở cho các sếp”. Hay.[/FONT]
    [FONT=&quot]Đến nay, ngồi nhớ lại…các trọng tài, quan chức VFS cứ cười thầm, tiền mặt bồi dưỡng vẫn nhận, nhưng chủ nhà vẫn nai lưng thanh toán các khoản ăn, ở của các sếp. Trung bình, mỗi năm các sếp làm khoản 45-50 trận của cả 2 giải (tối đa 52 trận) cứ tròm trèm cỡ 4-5 triệu/trận cũng biết “tiền sạch” này cũng không ít. Các đội chủ nhà…biết là “tọa chi”, nhưng vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”…bởi để các sếp quan chức, trọng tài không cầm tiền là lo ngay ngáy. Chẳng cần, tiêu cực...cứ biết điều là đủ sống, sống khỏe là đằng khác...[/FONT]
    [FONT=&quot]Nay nói chuyện quy định, mỗi sân phải có 4 máy quay…để làm căn cứ giải quyết đúng, sai của BTC sân, trọng tài. Nói thế, mới biết băng hình quan trọng đến mức nào, đó là bằng chứng buộc tội cá nhân, tổ chức…để Ban Kỷ luật ra án. Thay vì, thuê một đơn vị như Đài truyền hình, hay hãng phim ABC thực thi nhiệm vụ…VF S lại giao cho BTC sân (người trong nhà CLB) thực thi. Thế là có chuyện băng mờ, sứt sẹo…khi sân “có chuyện” nên mới có chuyện ông trọng tài này đúng, ông trọng tài kia sai…mà bằng mắt thường 100% người xem đều có thể cảm nhận được tiếng còi kia thế nào? Mới có chuyện ông trọng tài biên bị vật cứng “chỉ là bịch nước” mà té ngửa, phải “xin thay người”…máy quay trong tay, muốn đá thành bịch nước, khó gì. Sân Thiên trường đánh nhau loạn xạ, có băng chỉ ghi hình mà lại không có tiếng...nên ông Phó Sở dám chống nạnh chửi cả làng dân Nghệ, hòa.[/FONT]
    [FONT=&quot]VF S khéo quá. Khôn quá.[/FONT]
    [FONT=&quot]Đúng là khi ta cần là có, khi ta muốn là được.

    [/FONT][FONT=&quot]Bài 16: Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
    [/FONT][FONT=&quot]Đơn giản, như tổ chức V_League, muốn để cho báo chí, các CLB khỏi suốt ngày chọc-ngoáy thì VFF áp dụng luôn mô hình châu Âu. Có nghĩa là các đội từ bầu ra BTC giải, điều hành giải đấu của mình, VFF chỉ ban hành luật lệ và giám sát BTC. Như thế, nếu cãi nhau, đánh nhau…sẽ không can hệ gì đến VFF, khỏe nhé…Nhưng sự đời đâu dễ như thế, Vì chưng bác mẹ tôi nghèo/nên tôi mới phải băm bèo hái dâu. [/FONT]
    [FONT=&quot]Kinh phí dành cho hoạt động của VFF ngoài việc bán quyền quảng cáo của đội tuyển bóng đá thì chỉ trông cậy vào mấy tấm biển quảng cáo V_League. Giờ mà giao hết cho các CLB thì đúng là móm nặng…nên biết là dính vào bóng đá, cái thứ bóng đá chập choạng này lắm chuyện lắm, rách việc lắm nhưng VFF cứ phải đành cố đấm ăn xôi, không còn cách nào khác. AFC cũng đã khuyến cáo về mô hình VFF đang triển khai quả vừa đá bóng, vừa thổi còi…nhưng đành xin khất, khất lần. Nhìn giải Liga, Premier League mà thèm…các quan chức mặc áo cổ cồn, ngồi khán đài VIP, xem các BTC sân, trọng tài, giám sát…làm ăn thế nào để phán-xử. Không nhúng tay điều hành cụ thể, chẳng bao giờ quan chức liên đoàn bóng đá quốc gia bị báo chí, người hâm mộ dám to tiếng, nói nặng 1 lời như bác Hỷ nhà mình. Bên họ hàng năm, các CLB tự bầu ra BTC giải, để điều hành cuộc chơi…sau này, không có điều kiện để kêu ca vì BTC là do lá phiếu bầu của chính họ. Ông Phó Chủ tịch AC Milan Adriano Galliani chính là Trưởng ban tổ chức giải Serie A…danh giá chứ không phải là ông Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Ialia đâu nhé. Rảnh tay, lúc đó các sếp liên đoàn của họ tha hồ mà nghiên cứu chiến lược phát triển bóng đá...không phải nhăm nhăm đi làm giám sát kiếm cơm như ở VN.[/FONT]
    [FONT=&quot]Không có cảnh ông Dương Nghiệp Khôi, đường đường là Phó Tổng thư ký VFF (tổ chức nghề nghiệp) lại bị Bộ VH-TT-DL yêu cầu biến một cách lặng lẽ lui khỏi ghế Trưởng BTC giải. Ngay như vụ xử trận SLNA thua HN.ACB 1-4 trên sân Hàng Đẫy ở cuối mùa trước dù rõ ràng đã thấy quân SLNA "nằm" cho HN.ACB quá lộ liễu nhưng VFF cũng cứ phải “đả thông” với CLB mới dám đưa một án phạt nghiêm khắc đã được đưa ra: 4 cầu thủ SLNA (trong đó có cựu đội trưởng ĐTVN Huy Hoàng) bị treo giò đến hết giải! Lạ chưa?![/FONT]
    [FONT=&quot] Năn nỉ…không phải là cốt cách của người quân tử, nhưng biết làm sao trong cái bối cảnh này? Biết thế mà khó học người quá.[/FONT]



    Bài thứ 17:
    Thiếu 1 chiến lược gia phát triển bóng đá
    Lời bàn gốc đa: Xóm Chùa, xã Hùng Tiến quê lão đã 3 năm liền vô địch giải tứ hùng. Ba năm ấy, người ta dùng 3 HLV trưởng cầm quân khác nhau, nhưng chỉ có lão Tí sún trong làng làm “Giám đốc kỹ thuật, dưới bàn tay lão nào là tính kế thừa- tính hiện đại, đều có tất…và HLV trưởng có cái lối đi rõ ràng.
    Nói đến phương diện quốc gia, bao giờ vị trí Giám đốc kỹ thuật liên đoàn bóng đá quốc gia cũng chiếm ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thường thì người ta chọn theo cặp Giám đốc kỹ thuật- HLV trưởng để hỗ trợ nhau đắc lực hơn.
    Lão khẳng định là bóng đá Việt Nam rất cần phải có giám đốc kỹ thuật. Ông ta như một kiến trúc sư trưởng sẽ ngồi lại với VFF, vạch ra hướng đi nào và theo cách nào, rồi sau đó bắt tay vào làm. Nếu bảo chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở vật chất (chẳng hạn như trung tâm đào tạo trẻ chưa hoàn thành) nhằm đáp ứng điều kiện làm việc cho giám đốc kỹ thuật thì đấy là một suy nghĩ sai lầm và đi theo một quy trình ngược.

    [​IMG]

    Giám đốc kỹ thuật Rainer Willfeld

    Quá khứ

    VFF cũng đã từng có một ông thầy bóng đá, ngồi ghế Giám đốc kỹ thuật . Đó là chuyên gia Rainer Willfeld đến VN theo sự hợp tác cấp chính phủ VN - Đức giai đoạn 2000-2004. Chính phủ Đức thông qua Tổ chức CIM là nơi trả tiền cho ông chứ không phải VFF. Bốn năm rưỡi làm việc ở VN, VFF đã điều động ông làm các nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển U-20, Olympic (nam) ở vòng loại World Cup 2002, cố vấn cho đội tuyển quốc gia nam và nữ chuẩn bị SEA Games 22 hay đội tuyển quốc gia nữ... trong lúc đợi tìm một HLV thay thế các vị trí này. Nhiệm vụ cuối cùng ông đảm nhiệm là chức giám đốc kỹ thuật. Khi ra đi, ông để lại cho bóng đá VN kho tư liệu quí giá về các đối thủ và các trận đấu của các đội tuyển bóng đá VN trong suốt bốn năm qua. Những công việc này ông Rainer Wilfeld tự làm một cách cần mẫn hơn là ngồi đợi sự phân công của các quan chức VFF.
    Không ai biết rõ giá trị của ông thầy người Đức này, cho đến một lần tháng 11-2001, đội lão tướng đội tuyển quốc gia Đức sang Việt Nam thi đấu giao hữu trong đó có hai nhà cựu vô địch thế giới là Bernd Holzenbein (World Cup 1974) và Guido Buchwald (năm 1990), sẽ thi đấu giao hữu với các danh thủ của bóng đá Việt Nam.Nghe HLV Eckhardt Krautzun, (người vừa dẫn dắt đội tuyển Tunisia lọt vào vòng chung kết World Cup 2002) các danh thủ bắt tay ông Rainer Willfeld trân trọng và cho biết bằng cấp chuyên môn của ông thuộc dạng hiếm của thế giới, quan chức VFF mới ngã ngữa người ra. Lâu nay, không ai tham mưu cho VFF cách dùng ông ta như thế nào?
    Hiện tại
    Theo lão, chúng ta phải có ông giám đốc kỹ thuật giỏi mới chỉ cho ta biết mới biết bóng đá Việt Nam cần gì và định hướng đi theo đường lối thế nào. Trong đó, VFF phải đóng vai trò tham mưu và phối hợp chủ yếu để giúp bóng đá Việt Nam không đi chệch quỹ đạo do kiến trúc sư trưởng vẽ ra. 16 năm rồi, bóng đá Việt Nam qua bảy đời thầy ngoại đã tạo ra dấu ấn gì? Có ông HLV đi xây nhà kiểu Đức, ông xây nhà kiểu Anh, ông xây kiểu Áo, kiểu Brazil... mà đâu phải đã hoàn chỉnh. Bây giờ chúng ta lại đòi thuê một ông nữa. Dĩ nhiên xong hợp đồng rồi thì thầy ngoại lại đi, cái nhà ông vừa xây cũng đi theo ông luôn. Rồi chúng ta lại thuê ông thầy ngoại thứ chín, thứ 10, rồi thứ n... Chuyện này giống hệt như ngụ ngôn con kiến mà leo cành đa vậy, leo ra leo vào rồi chẳng biết về đâu...”. [FONT=&quot]
    Ai nói chúng ta chưa cần thiết phải có giám đốc kỹ thuật thì có bao lâu nữa, bóng đá Việt Nam cũng vẫn thế thôi. Lão hiểu trăn trở của các đồng nghiệp nhưng nói thế là người ta chỉ mới nhìn vào tiểu tiết chứ không phải tổng thể!
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Nếu VFF không có giám đốc kỹ thuật với một chiến lược cụ thể thì có tìm thầy ngoại giỏi làm HLV trưởng cho bóng đá nam lúc này chỉ là một kiểu đối phó chạy thành tích thôi!”. Giám đốc kỹ thuật sẽ như một kiến trúc sư trưởng sẽ ngồi lại với VFF, vạch ra hướng đi nào và theo cách nào, rồi sau đó bắt tay vào làm. Nếu bảo chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở vật chất (chẳng hạn như trung tâm đào tạo trẻ chưa hoàn thành) nhằm đáp ứng điều kiện làm việc cho giám đốc kỹ thuật thì đấy là một suy nghĩ sai lầm và đi theo một quy trình ngược. [/FONT]​

    Bài 18: Án lệ hay án tệ

    Lời bàn gốc đa: Luật pháp tư bản dùng nhiều án lệ, nó giúp cho các nhà hành pháp không để lọt người, lọt tội. Nhưng hệ thống luật pháp theo trường phái XHCN chúng ta không làm thế…
    Nói chuyện bóng đá. Bóng đá châu Âu vẫn thường làm là treo thưởng đội đánh bại đội khác để gián tiếp giúp đội mang tiền đi thưởng ấy thoát xuống hạng hay vô địch. Đã nhiều lần Barcelona, RM đã làm thế…Nhưng rõ ràng, xuất phát điểm của họ là quốc gia có nền dân trí cao, việc tiêu pha ít dùng tiền mặt, mọi việc công khai, chính đại.
    Lịch sử đã có án lệ
    Trong lần trả lời trực tuyến cách đây vài ngày, HLV Nguyễn Hữu Thắng của T&T Hà Nội cũng khẳng định mình từng mang tiền vào thưởng cho Cảng Sài Gòn khi đội này đánh bại Nam Định, giúp Sông Lam Nghệ An lên ngôi năm 2001 - vụ việc mà HLV Hữu Thắng từng bị tạm giam rồi sau đó lại được trắng án vì “thưởng” chứ không hối lộ. Ai cũng biết, bây giờ..Hữu Thắng áo trắng cổ cồn, ngồi trả lời trực tuyến...tinh thần vui vẻ, chứ ngày đó...nỗi lo lắng, sợ hãi và căng thẳng cùng những nước mắt chảy vào của gia đình, người thân...không chỉ Hữu Thắng mà ối kẻ vướng vào vòng lao lý

    Thực tế, nếu như người trong cuộc thấu hiểu việc Hữu Thắng được tha là cái may cho cá nhân anh, chứ lúc đó việc tha-bắt giam, vốn chẳng có tiền lệ nào, nhất là tiền. đem đi lại từ két của CLB, vốn sống bằng ngân sách là chính .Có người còn bảo đùa: đó là danh thủ Hữu Thắng, chứ người khác thì rũ tù…có lẽ cũng không sai?

    Dù Hữu Thắng được tha, nhưng liệu có ai dám cầm tiền đi làm cái việc "dại dại" ấy nữa không mới là điều quan trọng.
    Tính toán
    Muốn từ hạng nhất lên chơi V-League, đội bóng chí ít cũng phải mất chừng 30 tỷ đồng/mùa. Điều đó có nghĩa là tuần này, có kẻ sẽ mất 30 tỷ đồng…nếu không may bị rớt hạng… Trong cái thế cùng đường, chúng ta hãy nhắm mắt tưởng tượng trong ba trận cầu đinh cuối tuần này, Nam Định thưởng cho Bình Dương và Khánh Hòa nếu họ đánh bại hai đối thủ trực tiếp TP.HCM và Quân khu 4. Hay TP.HCM thì thưởng cho Đồng Tháp và Khánh Hòa nếu họ thắng Nam Định và Quân khu 4. Cuối cùng, nếu tướng Hưởng cũng OK chi tiền để Quân khu 4 thưởng cho Bình Dương và Đồng Tháp nếu họ thắng TP.HCM và Nam Định thì mọi việc sẽ ra sao?. Ai chi nhiều sẽ thắng ư???
    Hay không phải đội A thưởng đội B mà là “một cổ động viên đội A” do yêu mến đội bóng quê hương bỏ tiền túi ra, liệu có được không?
    Không để “đồng tiền đi trước, đồng tiền khôn” thì không ai yên tâm mà ra sân thi đấu, trận cuối , bởi phiêu lắm...nhưng “treo thưởng” (chứ không phải đi đêm) thì có phạm luật hay không? Có trời mà biết được…với những án lệ kiểu Việt Nam như thế này, nên rốt cuộc mọi việc vẫn âm thầm xảy ra mà không ai dám nói ra.

    [FONT=&quot]Bài 19: Còn đó một nỗi lo[/FONT]
    [FONT=&quot]Lời bàn gốc đa: VFF là một trong số ít liên đoàn bóng đá quốc gia có mô hình riêng, rất cồng kềnh và phức tạp không theo khuôn mẫu của FIFA. Điều này làm hạn chế rất lớn đến sự điều hành…biết vậy, nhưng phá vỡ nó lại là điều không hề đơn giản chút nào. Sắp đại hội VI của VFF, nỗi lo lại hiện dần lên…[/FONT]
    [FONT=&quot]Luật làng[/FONT]
    [FONT=&quot]Tháng 5/2006, FIFA đã gửi đến VFF văn bản khuyến cáo cơ quan điều hành bóng đá VN phải sửa đổi theo đúng các quy chuẩn của FIFA trong cơ cấu hoạt động. Bởi với BCH gồm hơn 30 ủy viên của VFF thường xuân-thu-nhị kỳ mới có dịp ra thăm Thủ đô, không có tác dụng gì đối với sự phát triển bóng đá địa phương. Trong khi đó, VFF lại lập ra Ban thường vụ gồm mấy ông Chủ tịch, PCT và Tổng thư ký để thay mặt BCH giải quyết các công việc hàng ngày, thực ra BCH VFF vô hình trung bị vô hiệu hóa. Theo khuôn mẫu chung, để tiện việc chỉ đạo FIFA khuyến cáo vị trí Tổng thư ký nên là người ngoài BCH, có vậy làm sai BCH mới dễ kiểm thảo…Nhưng không hiểu sao, VFF gần như bỏ ngoài tai những khuyến cáo tốt đẹp như thế…với lý do “không phù hợp với tình hình Việt nam”…

    Đầu năm nay, FIFA và AFC lại đưa ra khuyến cáo nữa cho VFF, trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định về bầu cử và bỏ phiếu. Theo thông lệ của VFF ở mỗi kỳ Đại hội, chức danh chủ tịch và phó chủ tịch cũng như TTK đều được bầu ra từ lá phiếu của các thành viên BCH. Khác với thông lệ quốc tế, quyền này cho đại biểu là thành viên chính thức và trực tiếp của liên đoàn bóng đá quốc gia (mà theo cơ cấu của FIFA thì ủy viên BCH phải là người của các liên đoàn bóng đá địa phương, CLB chứ không phải quan chức Sở TDTT (cũ) hay tổ chức đoàn thể như hiện nay). Cơ cấu bầu cử khác, thì rõ ràng sẽ chọn được người cầm lái chuẩn mực hơn kiểu chưa bầu đã trúng như hiện nay.

    Ghế nóng

    Chiếc ghế chủ tịch VFF luôn là chiếc ghế nóng, không ít người “bất đắc dĩ” phải ngồi vào như ông Đoàn văn Xê (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục ĐSVN) hay ****** Đức Việt (khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên). Đại hội trước sau khi nhiều khuôn mặt sáng giá như Bí thư Đà Nẵng Nguyễn bá Thanh, Phó ban đổi mới DN Hồ Xuân Hùng (nay là Thứ trưởng Bộ NN &PTNN) cuối cùng Ủy ban TDTT đành đưa ông Nguyễn Trọng Hỷ vào ghế đó. [/FONT]​
    [FONT=&quot]Chiếc ghế Tổng thư ký tưởng rằng khó thoát khỏi tay ông Phan Anh Tú, đang là quyền TTK (thay ông Viễn), có chuyên môn cao, ngoại ngữ giỏi…phút 89, ông Tú lại thất bại cay đắng trước ứng viên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn, lúc đó chỉ là phó phòng Thi đấu VFF và Viện phó Viện KH TDTT.

    Năm nay, chiếc ghế Chủ tịch VFF đang nằm trong vòng “bí mật”, nhưng có lẽ ông Hỷ vốn đã đủ tuổi nghỉ hưu ở Bộ VH-TT-DL chắc cũng chẳng có gì để mà từ chối ngồi lại. Dù FIFA cho rằng nên duy trì nhân sự của bộ máy điều hành qua nhiều nhiệm kỳ liên tiếp để bảo đảm sự ổn định, nhưng nhìn vào những động thái của ông Tuấn cho thấy khả năng ở lại ghế TTK của “tài năng trẻ” này cũng chỉ 50/50. Ông Tuấn cũng đã có sẵn 1 chiếc ghế khác, phòng khi bị thủng lưới ở những phút bù giờ. Nếu VFF cải cách, xây dựng BCH mới chỉ còn độ 15-17 như khuyến cáo người thì hứa hẹn những cuộc vận động hàng lang trước đại hội ngày càng khốc liệt hơn, bởi nếu CLB và địa phương có người ngồi ở đó, đội bóng sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

    [/FONT]BÀI 20 THƯ GỬI QUAN ANH - NGUYỄN TRỌNG HỶ
    Sài gòn, mưa 4-09-2009

    Chào quan anh!
    Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ,


    Rốt cuộc thì phải 1 tháng nữa, VFF mới tổ chức đại hội, nhưng đàn em xin chúc mừng quan anh trúng cử chức chủ tịch VFF khóa IV với nhiệm kỳ 4 năm. Chúc mừng quan anh tái cử.
    Phải nói, trong thời điểm này, không còn ai xứng đáng hơn quan anh ngồi trên chiếc ghế nóng này nữa. Các chính khách Việt nam thì chẳng ai còn dại gì ngồi vào đấy, không thân bại, danh liệt thì gia đình cũng nóng mặt vì báo chí săm soi suốt gnày. Quan anh hạ cánh cái chức Thứ trưởng...ở tuổi 61, về 18 Lý văn Phức cầm binh là quan anh được, bóng đá Việt nam cũng được...
    Nhưng cũng đáng ái ngại cho bóng đá nước nhà, tưởng như chiếc ghế đó người ta tranh giành nhau nhiều lắm, hóa ra thiên hạ ngươì ta đã chán bóng đá, chán làm bóng đá chuyên nghiệp. Cấp CLB thì ông Thắng-Gạch, ông Đức- gỗ đã chán cuộc chơi...mới đây Viettel tưởng ngon ăn, xông vào rồi cũng chán, may ra có ông bầu T&T vẫn còn ham vui.

    Quan anh thân mến!
    Tụi em quý quan anh ở chỗ hiền lành tốt bụng, nghĩ sao nói vậy. Trong bối cảnh bóng đá Việt Nam còn ở giữa ranh giới chuyên và nghiệp dư, thì những thuộc cấp đều rất mong muốn có một người lãnh đạo như anh. Anh có công rất lớn kiên định ngay từ đầu với quan điểm chọn ông “Tô” thì chúng ta mới lần đầu tiên có chiếc Cúp vàng AFC mang về. Anh hiền lành, không thù dai nên nhiều lần bị thuộc cấp qua mặt, đùn đẩy trách nhiệm..nhưng anh vẫn dám đương đầu..chịu báng, không lấy ân oán làm đầu.
    Quan anh là người biết giữ hòa khí, nhưng nói thật quan anh hiền quá...tháng.7.2005, chính quan anh vẫn biết nhưng cứ nhắm mắt ký ban hành văn bản quy định mô hình thì ở cấp quản lý có tới 11 ban chức năng, còn ở cấp điều hành có 10 phòng chức năng, bộ máy BCH VFF do quan anh đứng đầu có tới 39 vị (sau đó 3 vị Trân, Thanh, Thọ xin rút) có vị ủy viên quanh năm không đến trụ sở lấy 1 lần. Ban bóng đá chuyên nghiệp VFF (được xem là quan trọng nhất) có khi 2 năm không họp, Hội đồng HLV quốc gia thì lại xui quan anh loại ông Calisto khỏi chức danh HLV trưởng, may sao anh không nghe...nên mới có HCV mang về. Là dân ngoại đạo, được 1 ông PCT họ Dương giúp việc thì quanh năm im và lặng...không bao giờ tỏ ra chính kiến, ông Tổng thư ký lại quá non, không giỏi kiếm tiền và bang giao. Anh vất vả là đương nhiên.
    Quan anh biết AFC, FIFA khuyến cáo, BCH VFF nên tinh giản (hơn là đông, nhưng chơi )nhưng phải được việc chỉ nên khoảng 13-15 vị là ổn, nhưng đại hội lần này có tới 76 phiếu bầu..quan anh sợ làm vậy không khéo là đứt tay, nên nhắm mắt chấp nhận ý kiến 21-23 vị (lại sẽ có vị ngồi chơi). Sao quan anh vẫn cứ mãi hiền thế?
    Quan anh muốn thay ông Hải, Tổng biên tập Báo Bóng đá để cải thiện cơ quan truyền thông này, để ông Lân Trung (Nguyễn Lân Trung) và ông Hải không đồng sàng dị mộng, nhưng sao quan anh không đưa ra BCH để lấy ý kiến, tự quyết thế làm gì để dị nghị. Cách lý giải ông Hải hết tuổi có vẻ không ổn vì ông Đào Nguyên Cát- TBT Thời báo Kinh tế VN vẫn tại vị tuổi 74, chính quan anh cũng "chỉ mới"... 62 tuổi đó thôi. Sao không nói thẳng, do thằng Quang Minh DEC, công ty CP nắm giữ toàn bộ phần quảng cáo của tờ Bóng đá muốn cài người vào...nói thế có ổn hơn không? Quan anh sợ cái gì?

    Quan anh thân mến!
    Quan anh ngồi lại 18 Lý văn Phức, Hà Nội lần này là nhiệm kỳ 2 đấy nhé, đòi hỏi quan anh phải quyết liệt hơn. Không thể dĩ hòa vi quý được mãi đâu...nhiệm kỳ V của quan bị “dội một gáo nước lạnh” với vụ 7 cầu thủ bán độ ở SEA Games 23 rồi cảnh "đốt thử kêu, đốt thật tịt" U23 thua tan nát ở SEA Games 24 và nhiều vụ lình xình ở V_league khiến người hâm mộ chưa quên đâu nhé.
    10 năm nay, bóng đá chuyên nghiêẹ VN vẫn giẫm chân tại chỗ, trách nhiệm đó có phần thuộc quan anh đấy nhé.
    Quanh anh về hưu, nhưng chưa được nghỉ hẳn..âu cũng do đam mê, nhưng nhận rồi là phải làm nhé..đừng chạy trốn trách nhiệm nhé quan anh.

    Chào quan anh.
    Tú sứt


    BÀI 21 CHIẾU BÍ

    Lời bàn gốc đa: chính vì cố đấm ăn xôi, nên VFF và BTC giải hạng Nhất 2009 đang bị CLB Saigon United dọa lên, dọa xuống. Đíc thân ông Nguyễn Trọng Hỷ đã hạ chiếu năn nỉ giải quyết nội bộ, nhưng xem ra hình như đó là kế hoãn binh cho xong đại hội sẽ tính tiếp. Nhưng với sự cố vấn của ông luật sư Trần Vũ Hải vốn là người từng tư vấn luật cho VFF, cùng với việc biết có thể ông Chủ tịch FIFASepp Ballter có thể sang Việt nam dự đại hội, Saigon United càng được thể lấn tới...không chừng, bác Hỷ sẽ bị chiếu bí...

    Tối hậu thư
    Không cho bác Hỷ con đường lùi, mới đây Saigon United lại có tối hậu thư: Nếu ông đồng ý với sự thật rằng Ban tổ chức và Ban kỷ luật VFF chưa từng gửi những quyết định kỷ luật (mà chúng tôi đang khiếu nại) cho chúng tôi, đề nghị ông xác nhận điều đó với Ban giải quyết khiếu nại để họ rút công văn đề ngày 27-8 cho rằng đã quá thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật (bị khiếu nại), nên khiếu nại của Saigon United không hợp lệ”.
    Theo chúng tôi, vụ việc Saigon United cần được giải quyết sớm trong nội bộ VFF, ít nhất có hướng giải quyết trước khi Đại hội khóa VI của VFF diễn ra. Do vậy chúng tôi đề nghị ông nhanh chóng sớm có công văn trả lời chính thức kiến nghị ..
    Đây là một tiền lệ chưa từng có của bóng đá VN, cấp dưới bằng văn bản lại "nhắc nhở" cấp trên, trong công văn không hề có những từ kiểu: rất mong, kính đề nghị...mà toàn nói chữ, đá móc câu.
    Ông luật sư họ Trần, người thảo công văn vốn đã từng đi guốc trong ngôi nhà 18- Lý Văn Phức (trụ sở VFF) rất quả quyết lần này mình sẽ thắng cuộc, thân chủ mình sẽ có lợi. Được biết tuần qua, luật sư Trần Vũ Hải đã liên hệ với các đồng nghiệp ở Thụy Sĩ để chuẩn bị tiến hành một vụ kiện đòi công bằng. Ông Hỷ cũng không dám mạnh mồm như trước nữa bởi ông biết, nếu thua cuộc..không biết điều gì sẽ xảy ra. Vốn là dân bóng rổ, nhưng nếu sảy chân bên VFF thì hẳn bác cũng không thể chuyển sang Liên đoàn bóng rổ nữa bởi bên ấy mâm bát đã đủ.

    Vĩ thanh
    Điều khá cao tay là phía Saigon United họ gửi thư nhắc nhở này để đảm bảo tính hợp pháp trước khi đưa sự việc lên Tòa án Thể thao quốc tế (CAS), phòng khi thắng cuộc không ai trách họ vạch áo cho người xem lưng.

    Đáng ra, áp dụng theo khuyến cáo của FIFA để các CLB tự lập ra BTC giải, có thể thiệt tý kinh tế, nhưng giờ đây bác Hỷ và bộ sậu đã yên tâm rung đùi chờ ngày tái lên ngôi. Đời người ta có câu :Tham bát, đôi khi bỏ mâm là vậy...để đời nào, ông con cứ đưa bố ra dọa, hết tại hội nghị lại ra công đường thế kia chứ.



    BÀI 22 DỰ BÁO

    Chỉ còn ít ngày nữa là tổ chức đại hội VFF lần thứ 6, nhưng không khí vẫn yên bình đến lạ. Người ta không còn quá lo về mặt nhân sự, khi ông Hỷ xung phong đảm nhận chiếc ghế Chủ tịch thêm 1 nhiệm kỳ nữa, ông Tuấn cũng không có ai cạnh tranh. Nhưng xem ra đường lối của nhiệm kỳ tới không đơn giản chút nào...

    Ba câu hỏi
    Thứ nhất, là VFF buộc phải nhả chiếc bánh tổ chức giải V-League và hạng Nhất, giao cho các CLB tự tổ chức, đồng nghĩa với VFF mất đi khoản kinh phí quảng cáo cực lớn. Nhưng cái khó hơn nữa, là các CLB sẽ tổ chức như thế nào đây? Nhiều khả năng, họ lại "thuê" ông Khôi đứng ra làm trưởng giải...chứ mấy anh có tầm, có uy lại đã xa dần bóng đá. Bầu Đức thì suốt tháng ở Lào, lo trồng rừng nhiều hơn bóng bánh, bầu Thắng thì đã xin thôi BCH VFF, đồng nghĩa out khỏi đời sống bóng đá...nước nhà.
    Thứ hai, các CLB đã phải chuyển dần sang mô hình độc lập, có tài khoản, sân tập riêng...các HLV phải có bằng cấp. Theo đúng mô hình AFC quy định...là điều tốt, nhưng nói thật không dễ chút nào, ông có bằng thì không có cấp, ông HLV nào có năng lực như Hải Lơ, Phúc già...lại không có bằng.
    Thứ ba, bầu sữa của VFF có vẻ gần cạn bởi ông PCT Tài chính Lê Hùng Dũng có vẻ nản dần. Bản thân, với cương vị Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP HCM ông Dũng cũng đã vấp những quả đắng đầu tiên.

    Bình bình
    Ông Hỷ có tâm, nhưng có vẻ vẫn thiếu cái uy của người cầm cái. Dám chịu trách nhiệm là cái tốt, nhưng dám trảm cũng là tư cách của quan lớn, đứng đầu tổ chức đoàn thể vốn lắm mưu, nhiều kế này. Ông Tuấn, đương kim Tổng thư ký VFF vốn là dân điền kinh, đi học kiếm cái bằng tiến sĩ bóng đá...nhưng không có chân rết nhiều như ông Khôi, năm qua đành dựa vào quan anh để tồn tại. Khi còn sống ông Sáu Lộc, thân sinh ông Tuấn cũng đỡ đần cho con mình khá nhiều. Nay ít nhiều, ông Tuấn đã có cạ, liệu ông Tổng thư ký có tin dùng quan anh cấp Phó nữa hay không cũng là cả vấn đề lớn? Dùng cũng dỡ mà không dùng là có chuyện ngay...
    Muốn có đột biến, phải mạnh tay...nhưng ai sẽ ra tay, cấp vĩ mô do ông Hỷ đứng đầu, hay cấp điều hành do ông Tuấn đảm nhận việc lớn này?
    Khi được trả lại đúng sân, VFF chỉ còn lo bóng đá phong trào, đội tuyển quốc gia và chăm lo các tuyến trẻ, bứt hẳn ra ra khỏi việc cò con lo các giải đấu, không khéo nhàn cư, vi bất tiện cũng nên.

    Bài 23 Phút 89

    Tưởng như ông Hỷ sẽ cầm chắc chiếc ghế Chủ tịch VFF thêm 1 nhiệm kỳ nữa một cách êm ả thì mấy ngày nay, tình hình lại nóng dần lên. Đời nhiều khi rất lạ, khi đang có hàm Thứ trưởng, không hề muốn dây dưa với bóng đá thì ông Hỷ bị ấn sang ngồi bên VFF, khi về hưu muốn tại vị để kiếm thêm đồng ra, đồng vào...thì lại bị giật dây. Đúng là làng bóng Việt Nam không lúc nào yên ả được, việc mất đoàn kết đã trở thành bệnh kinh niên...

    Điểm huyệt
    Ông Hỷ đã chuẩn bị cho cuộc chơi 1 cách bài bản. Tỷ như để loại các ứng cử viên, BCH VFF đã nhất trí: không có đề cử tại đại hội mà phải có văn bản đề cử trước đại hội. Ông Hỷ còn nói cứng: bảo thân ông, nếu không đủ phiếu quá bán, thì có thể đại hội sẽ không bầu chủ tịch...mà chờ.
    Chính thái độ và cách làm việc của ông Hỷ như thế đã khiến nhiều bên phản ứng. Bắt đầu từ bộ chủ quản, người ta đã không thích một ông "về hưu" cầm cái một tổ chức nghề nghiệp lớn nhất nhì Việt Nam, bởi như thế rất dễ lâm vào tình trạng "tao bảo, mày không nghe". Thế là Bộ đã nhăm nhe giới thiệu 1 ông hàm Tổng cục Phó sang 18 Lý Văn Phức, HN để tranh cử.
    Lâu nay, ông Hỷ vốn chơi kiểu "báo phản báo", dùng ông PCT vốn là dân báo chỉ để làm cầu nối với báo chí và loại thẳng tay những tờ báo không ăn cánh. Thế là có tình trạng trong 9 tờ báo thể thao hàng ngày, tờ có tin nóng, tờ moi mải không ra tin, hẹn mãi không gặp quan chức VFF nào. Nhưng không ngờ, lỗ thủng cuối đường hầm lại là báo nhà, tờ Bóng đá. Mới đây, đích thân ông Hỷ đã phải mời ông Vũ Ngọc Hải, người vừa mới bị ông Hỷ cho về vườn để "đàm phán hòa bình". Ông Hỷ còn phải mời mấy ông Ủy viên BCH thân hữu nhằm xoa dịu ông Hải, vốn không phải tay mơ khi phát biểu: Tôi là người đứng đầu 1 cơ quan của VFF, theo quy định chỉ có BCH VFF mới có quyền cho miễn nhiệm, sao ông vội thế, để làm gì. Ông bảo tôi quá tuổi, vậy thì ông nhiều hơn tôi 1 tuổi, vẫn còn lưu luyến mãi ở đây làm gì?
    Đau quá.
    Giới truyền thông, những tờ báo vốn không ủng hộ ông được dịp rêu rao. Món tủ "báo yêu, báo ghét" giờ mới bị phản tác dụng...báo yêu không dám bênh, báo ghét hả hê chì chiết, người trong cuộc như ông Vinh - PCT, ông Lân Trung im ra. Ông Hỷ thấy mình bơ vơ, thiếu tự tin hơn trước khá nhiều. Nhiều vụ việc tưởng đã yên, nay lại bị các bên liên quan đồng loạt dựng lại, SGU chính thức đâm đơn kiện chính ông Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ vi phạm nghiêm trọng các quy định của VFF.

    Gót chân đen của VFF
    Đó là hành lang pháp lý của VFF quá yếu. Đã gần 10 năm nay, nhưng những yếu kém của công tác này gần như vẫn y nguyên, điều này đã khiến cho VFF mất mặt với bàn dân thiên hạ, dở mếu dở cười. Không chỉ vụ sa thải ông HLV người Pháp mất oan mấy tỷ khiến ông Viễn rớt đài mà trước đó những vụ chuyển nhượng cầu thủ Quang Trãi về HAGL, Minh Phương về Bình Dương hay mới đây là Mai Tiến Thành về Ninh Bình, Minh Đức về XMHP khiến cho VFF như gà mắc tóc. Người ta lại tiếc, giá như ông luật sư tên Hải trúng cử Chủ tịch VFF khóa 5 có lẽ tình hình có lẽ đã khác.
    Không phải ngẫu nhiên, ông Hải và SGU lại chọn thời điểm này để tố ông Hỷ trên tất cả các mặt báo. Ban kỷ luật của VFF do ông Hỷ ký đã được thành lập hoàn toàn sai luật. Ông Hải đã viện dẫn điều lệ sửa đổi bổ sung của VFF được Bộ Nội Vụ phê duyệt ngày 31/10/2008 trong đó quy định: “Ủy viên BCH không được tham gia Ban Kỷ luật và Ban giải quyết khiếu nại”. Theo quy định của FIFA, để độc lập, thành viên Ban Khen thưởng- Kỷ luật phải nằm ngoài BCH VFF để có thể thực thi quyền hành mà không bị chi phối- quy tắc lớn nhất của FIFA Trong khi đó, hai vị lãnh đạo gồm Trưởng ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường và Phó trưởng ban Phạm Thành Long đều là Ủy viên BCH liên đoàn. Như vậy, những quyết định của Ban này không thể có giá trị pháp lý. Bởi vậy, Sài Gòn Utd không thể bị liên đới xuống hạng, bởi quyết định của một Ban thành lập sai nguyên tắc.
    Luật sư Trần Vũ Hải còn gây “sốc” khi cho rằng chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ làm sai nguyên tắc khi kí quyết định thành lập Tiểu ban kỷ luật BTC giải .Bởi theo Điều lệ, thì quyết định này phải do ông Nguyễn Hải Hường (Trưởng ban kí).

    Vì thế lãnh đạo CLB Sài Gòn Utd đang xem xét đưa vụ việc ra Tòa án thể thao quốc tế (CAS) nếu điều này xảy ra, VFF sẽ phải đối mặt với khoản phí lên đến xấp xỉ 30 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 16 tỷ là tiền bồi thường theo yêu cầu của SG Utd (cho 2 năm hoạt động) và phần còn lại là tiền án phí, thuê luật sư...SGU còn đưa ra tối hậu thư...dọa ông Hỷ và Ban thường vụ VFF khi ngài Chủ tịch FIFA Sepp Blatter hứa sẽ sang dự đại hội lần này.
    Theo nhận định của nhiều người, nhiều khả năng ông Hỷ sẽ phải nhượng bộ và đưa ra giải pháp dung hòa (liệu có phải là giải pháp Thể công?) các bên.

    Mong đợi gì?
    Kịch bản của ông Hỷ lên "ngôi vương" sẽ có đôi chút trục troặc như đã nói, nhưng có lẽ giờ phút này, kẻ muốn thì không ai bầu, người có thể ngồi vào đó lại không muốn thì ông Hỷ sẽ tái đắc cử. Tất nhiên, phe "đối lập" cũng không để ông dễ dàng "lấy kẹo" như ông nghĩ.
    Về hưu, ngồi lên ghế nóng. Ông Hỷ nghĩ gì, khi nhận lời? Có người đi theo xu hướng, lên đó để kiếm tí lộc cho con cháu, kẻ lại bảo sau 1 nhiệm kỳ ông Hỷ hăng hái hẳn lên. Lão thì nghĩ rằng: ông Hỷ tính toán cả hai đường...Bởi đã ngồi 4 năm, hơn ai hết ông Hỷ thấy cái khổ của chức vụ Chủ tịch VFF, báo chi đánh, dân kêu thán, đồng nghiệp ném đá sau lưng. Nên ông Hỷ đã biết cân nhắc được-mất khi tái cứ lần này...nếu chỉ vài đồng dắt lưng, chắc chắn ông sẽ không ngồi làm gì, nhưng cố đấm để ăn xôi lại không phải thuộc tính của ông.
    Nói thực, ông Hỷ tái cử phải cám ơn ông Calisto và chiếc Cúp AFC 2008...nhưng rốt cuộc, ông Hỷ đã chấp nhận "phế" ông HLV người Bồ, báo hiệu một nhiệm kỳ khá mạnh tay của ông Hỷ. Lấy lý do, việc gia hạn hợp đồng thuộc trách nhiệm của BCH VFF khóa VI, nhưng khóa VI cũng là ông...nên hơn ai hết ông Calisto hiểu, cách duy nhất là "biến".
    Việc đẩy ông Tuấn ra khỏi BCH VFF, ứng viên Tổng thư ký này đích thực là "người làm thuê" để ông Tuấn hết "núp bóng", nghĩa là ông Tuấn phải đối đầu làm bằng được nhiệm vụ ông giao, nếu còn muốn ngồi đó. Động thái tiếp là ông sẽ đẩy ông bạn "lắm lời" Lê Hùng Dũng khỏi ghế PCT phụ trách tài chính, để dọn đường cho ông Thành- Động lực lên ngồi ghế. Việc ký hợp đồng tài trợ vào thời điểm trước đại hội như thầm nói: đấy là người của tao.
    Không khó để thấy ông Viễn sẽ trở lại...18 Lý văn Phức, Hà Nội và làm mảng đối ngoại, điều mà thực tế cho thấy ông Tuấn khá yếu và không được lòng AFC lẫn FIFA. Như thế có thể nói, ông Hỷ khá tự tin vì bộ sậu mạnh, thạo việc và không dẫm chân nhau, ông Hỷ chỉ cần khéo là "ngồi mát, ăn bát vàng". Cái ghế PCT truyền thông, ông đã khéo vỗ vai ông Hải: chú chưa hiểu ý anh, thôi làm TBT Bóng đá để sang đấy, vị trí cao hơn, nhằm để ông bạn già nóng tính khỏi quấy quả. Nếu ông Hải không trúng thì ông Hỷ cũng chỉ bảo: đấy, tôi đã giúp chú, nhưng đại hội không bầu, đành chịu...Cao thủ.

    Quậy

    Nhiều khả năng, luật sư Trần Vũ Hải sẽ có mặt tại đại hội lần này. Lần trước, ông Hải đến đại hội với tư cách là ứng cử viên của chức Chủ tịch VFF với 30 trang kế hoạch khá chỉnh chu. Tất nhiên, ông là người thua cuộc.
    Lần này, ông đến đại hội bằng sân sau. Sai gon Unit chấp nhận để Chủ tịch CLB, Giám đốc điều hành ở nhà...và tấn phong ông Hải thành giám đốc điều hành để "quậy". Khác với hôm Tổng kết giải, quậy nội bộ...toàn dân da vàng, lần này quậy quốc tế...có quan khác Chính phủ, AFC, FIFA. Đòn độc.
    Giữa không khí trang nghiêm, nếu ông Hải cướp diễn đàn...chửi VFF như hát hay thì có lẽ chẳng có thể thống gì? Giấy mời đã phát, SGU có 1 đại diện...thế thì không thể loại ông Hải, nhưng để ông ta nói thì...có lẽ chẳng hay ho gì? Ông Hỷ đang dây với Chí Phèo...khốn nạn thân ông.
    Giải pháp hay nhất là, nếu thế...cắt điện...khi ông Hải nói, không có mi-cro ắt mọi chuyện sẽ đỡ hơn. Phòng họp thì rộng, người thì đông...thấp cổ, bé họng...có mà kêu trời.


    nguồn ( slna-fc.com)
  7. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    Mình đã phớt lờ mấy cmt đầu của ngôi sao roài, không muốn cmt nữa, nhưng đọc mấy cái comt gần đây thấy càng ngày càng to mồm nên có vài lời như này:
    Về nội dung phát biểu của ông Kiên nổi bật lên có 3 vấn đề:
    - Hợp đồng với AVG
    - Công tác quản lý của VFF
    - Công tác trọng tài
    hãy dùng cái đầu suy nghĩ xem những nội dung phát biểu đó đúng hay sai? có oan sai gì cho VFF không?
    Bản thân Ngôi sao cũng đồng ý là VFF thối nát, vậy thử hỏi nếu mọi người đều im lặng trước cái thối nát đó thì VFF càng ngày sẽ càng thối như nào nữa? và nền bóng đá Việt Nam sẽ đi về đâu?
    Trước đây thỉnh thoảng có một số HLV, một số đội bóng có những lời phát biểu cũng kiểu kiểu như ông Kiên về VFF, nhưng những lời phát biểu đó bị VFF không thèm để tai lắng nghe. Lần này, ông Kiên là một người có tiền, có thế lực, tiếng nói có trọng lượng phát biểu đã làm cho VFF buộc phải lưu tâm mà không thể phớt lờ được. Có thể những lời phát biểu của ông Kiên là do bức xúc vì đội bị xuống hạng? Bài phát biểu của ông Kiên có mục đích gì thì tôi không dám lạm bàn.Nhưng điều quan trọng nhất của bài phát biểu đó chính là cái "tát" vào VFF làm cho VFF dù ít dù nhiều cũng phải có hành động tích cực hơn trong các mùa giải sau. Đây mới chính là điều mà bóng đá Việt Nam cần để ngày càng phát triển hơn.
    VFF giữ nguyên sự thối nát thì chắc chắn một số người trong/ngoài VFF được lợi và có nhiều người ve vẩy đuôi đi theo để hưởng đc một chút gì đó từ VFF thải ra. Chắc chắn là như vậy.
    Ông Kiên ít nhất là người lớn tuổi, nên tỏ ra là người có văn hoá trong cách xưng hô.
  8. moviestar88

    moviestar88 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2009
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    122
    Bạn còn ngây thơ lắm .[-X

    Nếu bạn nghĩ VFF vì 3 cái lời nói ***** nhăng của Kiên già mà sợ thì bạn hơi bị sai lầm . Bạn hay theo dõi báo chí thì hầu như bạn sẽ để ý thấy tuần nào chẳng có vài bài chửi VFF làm cái này dở làm cái kia ko ra gì . Việc này lặp đi lặp lại hàng chục năm rồi đấy , thằng nào làm gì đc VFF nào ??? Việc làm của Kiên già lần này cũng tương tự như thế , nhưng lại được liệt vào dạng những hành động liệt não ngu si nhất trong năm .

    Đến lúc VFF nó ca lại bài ca " Bằng chứng đâu " . A Kiên trả lời " Cái này hiển nhiên , ko cần bằng chứng :))... VFF ko những nó cười vào mặt a Kiên , mà nó chửi a Kiên là thằng ngu đầu đất . Bao giờ a Kiên Hùng hồn trả lời VFF " Đây bằng chứng của ********* đây " thì hãy lên chém gió nhé . Việc chửi bới vô căn cứ giữa hội nghị chỉ đơn giản là hành động của 1 thằng thất phu vô tích sự thiếu suy nghĩ .

    Bạn cứ để ý nhé , vài hôm trước khi vụ a Kiên chém gió còn nóng hổi , nhà nhà ủng hộ , người người bức xúc . Nhưng càng ngày những người như thế càng giảm dần 1 khi họ bình tâm lại suy nghĩ . Bạn cũng nên ngẫm lại đi nhé:)>-
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Vì sao bầu Kiên tuyên chiến VFF?

    10/09/2011 03:42 PM
    Phát biểu của bầu Kiên trước toàn thể giới truyền thông và ban lãnh đạo VFF khiến dư luận phát sốt. Nhưng nếu Hà Nội ACB không phải xuống hạng, liệu ông bầu này có dám tuyên chiến với những điều còn chưa “chuẩn” của bong đá Việt Nam?
    Hoạt động bóng đá, cụ thể hơn là bỏ tiền nuôi một đội bóng chuyên nghiệp, hẳn ông Kiên hiểu rằng bóng đá Việt Nam còn đang tồn tại rất nhiều điểm yếu. Trong những cuộc trò chuyện phi chính thống, ông hoàn toàn có thể nói ra những thâm cung bí sử mà chẳng mấy người được biết về V-League. Nhưng khi mà bầu Kiên phát biểu hùng hồn trước dư luận thì chắc hẳn phải có lý do tiềm ẩn đằng sau, bởi nếu muốn và thực sự có tâm huyết với bóng đá nước nhà, ông Kiên đã có thể đưa ra những phát ngôn như vậy từ rất nhiều năm trước.

    Một trong những lý do mà nhiều người đưa ra để lý giải cho hành động của bầu Kiên là vì ông đang "cay mũi" sau cả một mùa giải bị hết giới truyền thông lẫn người hâm mộ Hà Nội ACB chỉ trích kịch liệt về phong cách chi tiêu dè xẻn của mình. Ông Kiên keo kiệt nên Hà Nội ACB mới xuống hạng, từ lâu nay đã có rất nhiều những nhận định như vậy và điều này quả thực là một sự “xúc phạm” đối với một trong những người giàu nhất Việt Nam.

    [​IMG]

    Thế nên, ông Kiên muốn chỉ ra rằng không phải vì mình không chi tiền nên đội bóng mới “chìm”. Lý do tốt nhất được đưa ra là lột trần những điều bất cập của cả một nền bóng đá, bởi đó là lý do mang tính khách quan và sẽ dễ hơn khi bảo rằng, dù có chi tiền thì ông Kiên cũng sẽ chẳng giúp được Hà Nội ACB trở thành đại gia đích thực.

    Đẩy quả bóng sang phía VFF, bầu Kiên cũng đồng thời “khóc” hộ những người bạn thân thiết của mình ở tập đoàn Hòa Phát - nơi vừa bán lại đội bóng cho Hà Nội ACB. Không cần phải nhắc lại thì ai cũng nhớ rằng, lãnh đạo Hòa Phát từng bức xúc và dọa bỏ bóng đá như thế nào hồi cuối mùa bóng trước.

    Việc thành lập một giải đấu li khai mang tên Super Liga mà bầu Kiên nói khó có thể trở thành sự thật. Chuyện có 7 đội bóng sẵn sàng làm điều này là chưa được kiểm chứng và người ta vì thế cũng chỉ biết gật gù nghe cho có. Bóng đá Việt Nam là cả một hệ thống lớn và khó có thể thay đổi nó chỉ sau một bài phát biểu hùng hồn. Nếu dễ dàng như vậy thì đã có rất nhiều người lên tiếng từ những năm về trước và thậm chí còn lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn gấp bội.

    Tất nhiên, bóng đá Việt Nam còn nhiều điều bất cập là sự thật nhưng nó cần được động viên và sự chung lưng xây dựng của nhiều người chứ không thể động có chuyện là tuyên bố sẽ xóa sổ nó. Đến bây giờ, không ít người vẫn hỏi nhau rằng, nếu Hà Nội ACB không xuống hạng thì liệu bầu Kiên có “mở máy” hay không?

    VŨ PHONG
  9. F5F5

    F5F5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.878
    Đã được thích:
    5
    Bạn có vấn đề về đọc hiểu ah? Bạn đọc lại kỹ đi nhá.
    Tôi không quan tâm đến mục đích của ông Kiên, cái tôi quan tâm là bài phát biểu của ông Kiến đã gây sức ép buộc VFF phải hành động tích cực ntn (ít nhất hiệu quả bài phát biểu đó đã loại 2 trọng tài làm việc như sâu bọ ra khỏi đời sống bóng đá Việt Nam). Đây mới chỉ là một mình ông Kiên đăng đàn phát biểu, nếu có nhiều người có tiếng nói trọng lượng như/hơn ông Kiên tiếp tục phát biểu nữa xem VFF có buộc phải đỡ thối hơn hay không?
    Đừng có cố tình thay đổi bản chất của sự việc và đánh lạc hướng dư luận!
    Đây là cmt cuối cùng của mình với bạn.
  10. maxnguyen1992

    maxnguyen1992 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    912
    Đã được thích:
    512
    dậy không nhờ bầu Đức thì thằng nào của VFF dám to mồm sủa là V-league số 1 ĐNÁ, mài chữi bầu Kiên này nọ nhưng người ta cũng được bước chân vào hội trường để mà phát biểu, chứ hạng của mày vừa tới cửa trụ sở VFF bị bảo vệ nó đuổi đầu như đuổi chó luôn chứ giỡn.

Chia sẻ trang này