1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự bảo vệ mình lúc thiền, dành cho những người không có điều kiện thường xuyên đi học các lớp thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tauhoanhapma, 17/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Tự bảo vệ mình lúc thiền, dành cho những người không có điều kiện thường xuyên đi học các lớp thiền..

    Tẩu Hoả xin được trình bày với các bạn về phương pháp Tự bảo vệ mình lúc thiền (tất nhiên ngoài món MEL ra vì món này hình như không thèm thiền thì phải)
    Bài viết này đặc biệt hữu dụng với bạn nào có ý định tự tập thiền ở nhà, không muốn theo học bất cứ 1 lớp nào, thực sự là không nên như thế, còn tại sao thì các cao thủ ở đây nói nhiều quá rồi, tôi nói nữa lại lặp mất..
    Chúng ta không phải ai cũng có điều kiện được luyện tập cùng anh em đồng môn. Người bận công việc, người ở xa nơi tập, nhất là các bạn tỉnh lẻ, thì việc tập có người hướng dẫn là điều khó, hoặc rất khó, hoặc không tưởng.
    Tất nhiên khi đã phát tâm thì chữ duyên sẽ dẫn bạn đi đúng hướng mình cần (với điều kiện bạn được trang bị đủ "hành trang" trên con đường ấy, đó là tri thức, lý luận không tách rời khỏi thực hành), việc gặp người thầy hướng dẫn bạn sẽ là tất yếu, nhưng giả sư tìm mãi mà chưa gặp, hoặc chưa gặp môn nào ưng ý, hoặc thích tự mình làm hơn.. thì chúng ta cứ thiền, lúc đầu thì không sao cả.
    Chúng ta chỉ không gặp sao cả khi mới tập thiền, còn tập kiên trì một thời gian thì có thể sẽ gặp 1 số vấn đề sau:(dù không biết nhưng những hiện tượng này đều có thể xảy ra. Tôi xin được trình bày theo quan điểm khí công, là môn tôi được học)
    *Ngồi sai làm lệch người
    *Chỉ thu không xả gây tích khí bệnh
    * vv.. liên quan đến khí
    * Ảo cảnh (tôi từng trình bày rồi)
    *Nhiễm tà
    *Tâm ma khởi phát (mấy cái này đẳng cấp cao hơn)
    .. (rất nhiều biến loạn của cơ thể do không cẩn thận, hoặc do đó là cửa ải cần vượt qua..)
    Topic này xin trình bày cách chống tà, tức là làm sao thiền để đừng bị nhiễm tà..
  2. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Mà thôi , vụ này nhờ các bác Khí Công, Mel, Yoga, Cảm Xạ nói hộ tôi, mỗi người một môn trình bày cách bảo vệ khí của môn của mình, đồng thời tôi tham khảo ké vậy..
  3. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    cho iem hỏi, iem ngồi thiền, iem thấy ấn đừơng hảy nhảy, kích động mạnh vùng trán. iem vẫn kiểm soát đựơc bản thân, và cảm giác cái đầu iem mún bay bổng lên như là bóng bay, như là mún nổi lên à ! cái cằm mún vểnh lên lun à !
    em vô tuvilyso thấy bác gì đó cũng gặp 1 trừơng hợp 2 tay tự dưng mún nổi lên (ko trọng lựơng)
    các bác tư vấn ý kiến ! em cảm ơn các bác.
    Được thanh06 sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 17/02/2007
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    ấn đương nháy nháy là bạn bị viêm xoang,
    con cái đầu bay lên thì đừng tập nữa nếu không biết bay lên để làm gì.
    2 cánh tay không trong lượng là thần kinh không còn kiểm soát 2 cánh tay nữa, cố gắng chuyển qua 2 chân không trọng lượng luôn.
  5. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Tà là gì nhỉ? Làm sao mà bị nhiễm. Khái niệm tà hơi khác nhau với từng người, với từng môn vì vậy cái này nói ra hơi khó.
    Đại loại tà là "linh hồn thấp". Khi ngồi ý nhà bác tảu hoả chắc là thiền làm sao để cho "linh hồn thấp" không nhảy vô người mình? có phải vậy không?
    Thường thì người ta khó bị nhiễm tà lắm. Tuy vậy một vài người "cơ địa đăc biệt" thì vẫn có thể bị nhiễm mà không phải tập tành gì. Những trường hợp đó có hơi hướng của tứ phủ của đồng cốt thì để khi khác nói.
    Nếu là người bình thường, nếu do tập mà bị "dính" thì sẽ có hậu quả. Hôm nay ta chỉ bàn hậu quả thôi. Dính vụ đó khả năng sẽ bị thành "tảu hoả", "hâm hấp" hay gì gì đó tuỳ theo quan điểm từng người.
    Biết được như vậy thì ta có hai cách để "xí vô"
    1. Không cho tà nhập vào
    2. Nó vào thì đẩy nó ra.
    Vậy thôi, mai bàn tiếp
  6. dat_mel_vn

    dat_mel_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp 2: Nó vào thì đẩy nó ra. Thực ra đây là phương pháp cực chẳng đã. Dính phải vậy là ốm đòn rồi. Khi đã bị vào thì người tập rất nhanh chóng đạt tới trạng thái "chập chập". Khi đó tự bản thân người đó chắc chắn không còn khả năng để đẩy ra. Lúc này cần thiết tìm đến những người có đủ khả năng để giúp
    Trường hợp 1: không cho tà nhập vào. Thông thường thì tà khó nhập vào chúng ta (trừ những người có căn cơ đặc biệt). Khi chúng ta thiền sâu, đặc biệt là nhắm mắt mà lại hướng đến xuất hồn thì khi đó người tập mới dễ bị nhập. Nếu không bị xuất hồn thì khỏi lo vụ tà nhập. Thông thường khi linh hồn xuất ra người tập, trước đó người tập BẮT BUỘC phải có những phương tiện bảo vệ thể xác của mình. Các phương tiện đó đảm bảo trong quá trình linh hồn mình xuất ra (có thể người tập biết, có thể không biết) thì có một "năng lực" đủ mạnh ở lại "trông coi" thể xác đó và đảm bảo không có một linh hồn nào khác nhảy vào nghịch ngợm trong đó.
    Các phương tiện bảo vệ thể xác khi linh hồn xuất ra có chung bản chất nhưng thường được hiểu dưới hai dạng (tuỳ thuộc vào quan niệm của từng môn phái, của từng người thầy)
    1. Cầu nguyện: Trước khi tập cho linh hồn mình xuất ra (hoặc có thể xuất ra) người tập cầu nguyện "những linh hồn cao cả, có trách nhiệm" đến bảo vệ thể xác của mình. Như vậy thì ổn
    2. Đeo đồ: (cái này thường dành cho các học trò). Những người học trò được Thầy "bắn" cho một tí đồ. Những đồ này có thể "hữu hình" như bùa, ngải, cà tha...có thể là những vật vô hình mà mắt thường "dòm" không thấy gì hết. Trước khi tập thì những người này "đeo đồ" lên người. Khi đó những đồ này giống những "linh hồn có trách nhiệm ở trên" (thực ra bản chất là thế) bảo vệ thể xác người đó không cho linh hồn khác có thể sâm nhập vào được.
    Việc cầu nguyện thường được nhiều môn phái áp dụng, việc sài bùa, chú, cà tha... thường được các món liên quan đến đạo Phật dùng. Việc dùng đồ thường được các món khí công sử dụng. Tuy vậy có những trường phái kết hợp lại theo kiểu dùng " lẩu" để bảo vệ
  7. dat_mel_vn

    dat_mel_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nắm vững được những điều trên thì sẽ tránh được việc bị "nhập" khi thiền định. Tuy vậy đâu đó chúng ta vưỡn bắt gặp những trường hợp đáng tiếc như thế xảy ra. Vậy nguyên nhân là gì? Tôi xin hầu qua cho bà con đọc
    1. Trẻ con nghịch dại: Cái này thường đến với những người đang đứng ở ngã bảy ngã tám, tự mình mày mò, không có người hướng dẫn thực sự, kiểu như tay cầm một cành củi khô chạy vào bóng tối. Chạy đến đâu thấy sáng đến đó vì thế tưởng mình ngon ăn. Những trường hợp này thường không hiểu nguyên tắc nhưng vẫn làm, khi tập lại thường tập một mình, và thường là tự tập, hoặc tập với người có "trình độ" hiện thời giống hệt mình. Khi đó ngồi tập, chả hiểu gì, rồi bất chợt nó xuất ra, rồi bất chợt có người khác nhảy vào. Thế rồi ra đi mãi mãi. Trời không biết quỷ không hay. Gia đình thường cho là bị "căng thẳng" hoặc bị "tâm thần" họ đưa vào bệnh viện tâm thần. Thế là xong một đời. Trường hợp này đúng là thương tâm nhưng khó đối phó lắm. Đặc biệt là với mấy anh chị còn trẻ lại kiếm được "cuốn sách dỏm" thì nguy phải biết
    2. Đầu óc bã đậu: Đây thường là xảy ra với những học trò được đào tạo bài bản. Họ biết kỹ thuật, biết nguyên tắc, biết rằng trước khi tập phải làm sao để an toàn nhưng khi vào tập bị "quên" thế là hỏng. Trường hợp này thì hic, hic...
    3. Coi trời bằng vung: Trái ngược với trường hợp "đầu óc bã đậu" trường hợp này ngược lại. Trường hợp này thường xảy ra với các cao thủ, thậm chí là các "đại cao thủ" đôi khi còn xảy ra với các "thiền sư đáng kính". Họ giỏi, tất nhiên rồi, họ tưởng mình ngon ăn, khi tập họ tự tin vào khả năng của họ, họ không thèm nhờ đến "sự bảo vệ" của các "linh hồn cao cả". Do đó học Đạo mà lúc nào cũng nghĩ mình ngon ăn, nghĩ mình giỏi thì tốt nhất tập vừa thôi không khéo mang hoạ vào thân
    4. Bị tấn công: Trường hợp này không nhiều nhưng không phải là không xảy ra. Bị tấn công được hiểu "nôm na" là trong lúc linh hồn mình xuất ra có một lực lượng khác "chủ động" đến tấn công các phương tiện bảo vệ thể xác mình. Lúc đó sẽ có một "cuộc chiến" xảy ra. Tất nhiên bên nào thắng thì bên đó dành quyền kiểm soát "thể xác". Song song với việc tấn công này thường có thêm hình thức nữa. Trong khi linh hồn xuất ra, phía "chủ động tấn công" thường đưa ra các "cách" để "dụ" linh hồn đó đi thật xa, đi lạc vào cái gì đó do họ bày ra và "túm"
    Trường hợp này thực sự là rất hiếm, trước đây có những môn phái chuyên làm việc "tấn công" người khác. Nhưng thời điểm này không còn một môn phái nào "chuyên nghiệp" nữa. Tuy vậy nguy cơ bị tân công vẫn còn tuy không phải là nhiều. Cái này thường là do "mâu thuẫn tâm linh lớn" thường là do mẫu thuẫn giữa các "quốc gia" hoặc giữa các "đại môn phái" với nhau.
    Khi xảy ra rồi thì cách giải quyết không có gì thay đổi. Khi chưa xảy ra thì có thể hạn chế bằng cách "chọn" tối đa những phương tiện "tâm linh" bảo vệ cho mình trong lúc tập luyện. Thực hiện nó nghiêm túc, và với những môn phái "nhạy cảm" khi phải tập giữa vùng tâm linh mà họ không mấy ưa mình. Nên tập theo nhóm, chớ tập riêng lẻ, trong nhóm nên có một đại cao thủ.
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Nhà cháu viết bốn trường hợp trên là bốn trường hợp chính, tất nhiên còn nhiều trường hợp phụ khác nữa. Tên của bốn trường hợp kia đặt chủ yếu cho vui, không mang tính "ám chỉ" ai hết.
    Với các nhà bác nào đang tìm hiểu, và đang hứng khởi hãy nhỡ và hãy tìm hiểu thật kỹ hai trường hợp đầu. Nếu nhà bác nào đó chẳng may bị "dính chưởng" lời khuyên của nhà cháu là hãy nhanh chóng tìm đến những người có khả năng nhờ họ giúp đỡ.
  8. dat_mel_vn

    dat_mel_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Cái này nhà cháu khuyên thanh06 một chút nhé. Nghe hay không thì tuỳ nhưng chớ "chưởi" nhà cháu mà tội nghiệp. Nhà bác nên chú ý đến trường hợp 2 và trường hợp 3. Không khéo có ngày sẽ nhận "quả đắng" đó.
    Bác Đoài vào cố vấn thêm cho đồng chí này nhé. Vụ tĩnh khí công nhà cháu chỉ biết về nguyên tắc không biết về kỹ thuật
    Tảu hoả nhập ma tiếp tục về zụ này đi?
    Được dat_mel_vn sửa chữa / chuyển vào 19:48 ngày 24/02/2007
  9. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn nhà bác DatmelVN, iem xin lắng nghe thông tin đa chiều !
    Được thanh06 sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 25/02/2007
  10. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu có "ăn lẩu" nữa đâu mờ nhà bác dat_mel lại lôi "xềnh xệch" nhà cháu vào đây mần chi ?!!
    Mờ nhà bác lâu lắm rùi, bữa ni tự dưng lợi thích "nói chuyện với đầu gối mình" thế nhể !?!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 26/02/2007

Chia sẻ trang này