1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự bảo vệ mình lúc thiền, dành cho những người không có điều kiện thường xuyên đi học các lớp thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tauhoanhapma, 17/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Những gì định nói thì Dat_mel nói hết rồi. Căn bản là ai muốn tự tập thì nên cẩn thận chuyện mở của nhà rồi chạy đi chơi thôi mà..
    Chúc mọi người tiến bộ..
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho hỏi trong tự nhiên có vật nào hay cây cỏ nào ... có khả năng giúp mình được ko? ( ngoại trừ trường hợp có Thầy nha ), tôi thấy có đoạn nói về bùa ngải nhưng theo tôi hiểu thì cái đó vẫn phải có sự tác động nào đó lên, tôi muốn hỏi về khả năng tự nhiên của vật hay cây cỏ thôi.
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu hiểu ý bác. Ý nhà bác hỏi là tất cả những vật trên đều có tác động của "con người" vào làm cho nó có nhiều chức năng hơn là "chức năng" vốn có của nó. Bây giờ có cái gì "tự nhiên" mà có khả năng bảo vệ không?
    Xét thực tế mà nói, ở một cấp độ nào đó thì câu trả lời là . Một số vật, một số cây cỏ...tự nó có sắn những đặc điểm mà "linh hồn thấp" rất "sợ". Khi "sợ" thường là họ không dám đến gần. Tuy vậy nó cũng chỉ ở một mức độ nào đó thôi, và thực tế là mức độ ngăn chặn không cao và không đảm bảo 100%. Bởi chỉ cần một vài linh hồn vượt qua được lỗi sợ đó thì mình sẽ nguy hiểm. Hơn nữa, tất cả những "vật tự nhiên" này sẽ trở lên "vô nghĩa" với trường hợp 4 (trường hợp bị tấn công)
    Các vật hay thảo dược như vậy thường rất hiếm, và rất ít người biết. Tác dụng của nó cũng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển tâm linh của nhân loại. Theo đánh giá chung của nhà cháu, ở vào thời kỳ "mạt pháp" những vật đó có tác dụng thấp nhất. Mà thời kỳ này thì nhiều người gọi là thời kỳ "mạt pháp"
    Tuy vậy "nghe đâu đó" có người nói rằng:
    - Các linh hồn thấp thường ngán mùi tỏi, do đó nhiều người tin tưởng rằng mùi tỏi có một tác dụng nhất định
    - Tương tự như vậy gừng cũng có tác dụng nhưng thấp hơn
    - Ở đồng bào dân tộc phía bắc (nhà cháu không nhớ rõ lắm tên nhưng ở Sơn La) có một loại lá cây. Dịch ra là cây "chống ma". Khi đi trong đêm tối họ thường mang theo một bó lá cây theo người. Loại lá cây này trông giống với lá "dâm bụt" của ta. Nhưng có nhiều răng cưa hơn
    - Nghe đâu đó những người đi biển thường ngậm dao vào miệng, cho phần lưỡi sáng ra ngoài. Sẽ chống được
    - Bản thân các hình ảnh, tượng...của các Đấng cao cả như Đức Phât, Đức Chúa, Quan Thế Âm, Đức Mẹ Maria, Đức Mohamet...cũng có những tác động "bảo vệ" người đó bởi sự sâm nhập của các LH thấp
    - Nhà cháu đã từng biết nhưng quên mất cụ thể sao rồi. Những người da đỏ ở Úc châu có một loại vỏ cây ngửi rất cay và hắc. Nó chống sự sâm nhập của bất cưa LH thấp nào
    ....
    Nói chung là vậy, nhưng những cái này chỉ để biết, không khéo lại bị khép vào tội mê tín
  4. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ai mà bị các vong này theo thì mệt lắm, làm ăn luôn luôn khó khăn, có vay có trả vậy đó, đừng dùng bùa ngải gì cả, năng lui tới chùa chiền nhiêu lúc các vong này ở lại đó mà không theo mình nữa.
    còn cứ bám theo thì ân tình sâu nặng, phải chịu thôi và năng hương khói, hoá vàng( tiền dolla địa phủ) thì lộc củng được ban cho.
    nói ra thì gọi là mê tín mà không nói thì bị cho là tín mê nên giống nhau cả, bác nào không thích thì củng xin tha lổi cho tôi.
  5. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Bác ạ. Khi họ đã mong cầu, khi họ đã cầu xin các "Thầy bùa" giúp họ làm ăn thì các "vong" mới được "cử đến". Họ mong họ cầu thì còn nói làm sao được. Dù có đi vào 100, hay 1000 nhà chùa thì vong nó vưỡn cứ theo. Muốn nó không theo thì phải làm một cách khác.
    Dùng "vong" để làm ăn thì mệt lắm. Sạc nghiệp lúc nào thì không biết. Mà chẳng may ông "thầy bùa" tự dưng goodbye cuộc sống này mà không truyền kịp cách "nuôi dạy" các "vong" đó cho người khác thì than ôi hic hic. Chắc lúc đó "sạt nghiệp" mà ảnh hưởng đến con cháu nữa
    Vì vậy, tốt nhứt là đừng dùng bùa chú... để làm ăn. Khổ lắm, không lường hết được đâu.
    Nhưng con người ta là vậy, Thấy tiền là mắt sáng lên, cứ lấy tiền đã
  6. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Thực ra nói chuyện ở đây thì chỉ nên bàn về góc độ dưỡng sinh thôi. Xét về mặt tâm linh càng nói càng mâu thuẫn, lúc này chỉ có hành động mới biểu đạt được ý.
    Văn nói vốn sinh ra từ hoạt động nhận thức của con người, qua lao động mà hình thành. Vì thế nó thấp hơn hành động nhiều.
    Cho nên phật pháp có tuyền miệng được đâu..
    Càng bàn càng khó, các bác tốt nhất đừng nên bàn nhiều..
    Như đã nói rồi, tôi lập Topic này cho những người không có điều kiện đi học 1 môn chính quy mà vẫn thích tập ở nhà, tự tập. Nếu thế thì tốt nhất nên biết những gì mà Dat_mel đã trình bày ở mấy trường hợp đó. Vậy thôi, ha ha..
    Thế giới vô hình có những quy luật khắc nghiệt hơn thế giới hữu hình của chúng ta rất nhiều. Trong giai đoạn mà các không gian hữu tính đan xen phức tạp như thế này, thì tốt nhất là tập cái gì của không gian vô tính trước đã, đừng vội tập phật, thánh gì cả, đụng vào tôn giáo trước khi có nền tảng vững chắc thì
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    đừng sợ hải điều gì, Thiên Chúa thường hằng luôn ở bện mổi con người sống với tâm hôn công chính.
    thời gian sống của thể xác rất ngắn do đó không có cơ hội cho sự sợ hãi,
    @ lòng tẩu hoả nhập ma đang bị nghiệp báo nhưng bạn đã hướng đến thiện và bạn cố gắng hơn nữa, đừng sợ hãi.
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác dat_mel đã trả lời !
    Còn cái chuyện " mê tín " thì hình như ở đây cũng có nhiều bác biết Hán học thì phải, bác nào rảnh giải thích nghĩa nó ra tiếng Việt xem nó xấu ở chỗ nào mà sao lắm người dị ứng thế hihi.
    Với người thích tu tập thì chuyện tín ngưỡng đâu có gì là lạ. Còn với Ban quản trị họ phải dung hoà giữa cái mọi người muốn nói và quy định đặt ra. Cũng giống như khi thi bằng lái xe, muốn có bằng đương nhiên phải luồn giữa 2 hàng cọc mà đi, cọc chính là luật, ta cứ đâm vào nó đương nhiên không lấy được bằng. Có nhưng cái cọc thấp để tập chạy qua cọc, có cái cao để bắt đi vòng, tuy cùng là cọc cắm lên để tập nhưng ý nghĩa và tác dụng ( quy định bài tập ) có khác nhau .
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Hai từ "mê tín" nó chả liên quan gì đến Hán ngữ cổ cả ! Điều này nói ra khá nhậy cảm, nên nhà cháu nói trước là nhà cháu không hề có ngầm ý ở đây cả. Nhà cháu chỉ trung thành với sự kiện mà thôi, chả "bình lựng" chi ráo trọi. Đề nghị Mod. & Min. đừng có lấy cớ này cớ nọ để "xài xể" nhà cháu !
    Đó là một từ ghép "mê muội" và "tín ngưỡng". Chủ trương của Nhà nước ta là tôn trọng tín ngưỡng của mọi tầng lớp nhân dân. Điều này đã được Bác Hồ đề cập đến từ khi Quốc gia này còn trong trứng nước. Và suốt cả quá trình mấy chục năm qua đến giờ chủ trương đó vẫn không thay đổi. Tín ngưỡng là những hoạt động tâm linh của dân ta nhằm duy trì truyền thống dân tộc; như thờ cúng tổ tiên ông bà, thờ cúng các bậc tiên hiền, các bậc nhân thần có công với nước với dân... Chúng ta chỉ phản bác những người mê muội và những kẻ lợi dụng chuyện đó để "buôn thần bán thánh". (Ví dụ như 72 giá đồng thì nguyên thủy nó là hình thức tôn vinh ca ngợi công lao của Hai Bà Trưng và các bộ tướng của Hai Bà. Cho đến khoảng gần trăm năm trở lại đây, những kẻ "buôn thần bán thánh" mới nương vào đó để mê hoặc những người nhẹ cả tin làm cho họ mê muội, tán gia bại sản, tan cửa nát nhà vì vướng vào chuyện đồng cốt....)
    Đáng tiếc một điều do cái sự "...đào tận gốc trốc tận rễ" nên ở những cá nhân thực thi lại cứ ghép luôn hai từ đó vào thành ra "mê tín" để chỉ những sự mê muội và hoạt động "buôn thần bán thánh" nói trên, và chả phân biệt với sự "tín ngưỡng" đã có từ bao đời nay của dân chúng,... Và chuyện đó ăn vào cách nhìn cách suy nghĩ đến mấy thế hệ. Cho nên đã một thời bất cứ cái gì mà bị gán ghép cho là "mê tín" là người ta đổ riệt cho là chuyện "buôn thần bán thánh" và những chuyện đồi phong bại tục khác... Túm lại những gì không cảm nhận được bằng "ngũ quan" thì một thời đều bị qui chụp cho là mê tín hết, kể cả nó có thuộc truyền thống hay không !
    Nhưng cho đến gần đây, mọi chuyện đã được nhìn nhận một cách rõ ràng hơn từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở. Nhà nước cũng đã phục hồi rất nhiều Lễ và Hội có tính chất truyền thống, đã cấp bằng di tích Lịch sử Văn hóa cho rất nhiều các Đình, Đền và Miếu ở khắp các địa phương trong nước. Cũng chính vì vzậy mà gần đây phong trào phục hồi chùa, đình đền miễu mạo đang rộng khắp trong cả nước. Năm 2000 và 2005 Lễ hội Tế Nam Giao đã được phục hồi và tổ chức ở Huế, cũng năm 2000 Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương đã chính thức được công nhận là Quốc giỗ, và vừa qua Nhà nước đã chính thức lấy ngày 10-3 ÂL là ngày nghỉ Lễ thường niên. Năm 2006 vừa rồi cả một Lễ hội Hầu Đồng hoành tráng đã được tổ chức ở đền Kiếp Bạc vào dịp ngày Kỵ Thánh của Đức Trần triều Đại vương Trần Hưng đạo (20/8 ÂL). Vừa qua chùa Đồng Yên tử đã được khánh thành, sự kiện này đáng được đưa vào Kỷ lục thế giới chức chả chơi; trên thế giới làm gì có nơi nào có ngôi chùa bằng đồng lớn đến dư vzậy. Năm 2006 vừa qua tượng Phật bằng đồng cực lớn ở chùa Non (Sóc sơn - Hà nội) đã được lắp dựng thành công. Rồi Hoàng thành Thăng long, rồi đài Xã Tắc Thăng long đều đã được Nhà nước chính thức đưa vào danh mục phục hồi...
    Đó là một vài minh chứng và luận cứ tối thiểu để các nhà bác hiểu rõ hơn thế nào là , thế nào là tín. Qua đó cũng hiểu thêm truyền thống dân tộc và phương cách tôn vinh các niềm tự hào dân tộc của dân ta đã từ xa xưa. Còn rất nhều điều nữa để phân định giữa tín...
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 09/03/2007
  10. S7_9319

    S7_9319 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    híc híc ...đọc mấy bài trong này các bác doạ em sợ xanh mắt rồi.Chẳng còn ý định thiền để cho tâm tĩnh tại khỏe khoắn nữa.Em luôn có bện trong người nên người rất yếu...nhưng nghe chuyện bị nhiễm tà thì đành dừng lại thôi...sợ lắm..
    À còn trường hợp ko ngồi thiện cũng bị nhập giống như đồng cốt tứ phủ công đồng gì đó.Nhân đây chủ topic nói thêm cho mọi người cùng biết đc ko?

Chia sẻ trang này