1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tử Cấm Nữ

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi em_hat_hay_lam, 19/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương mười một
    Sau khi tỉnh mộng, tôi cảm giác mình mẩy rã rời.
    Phía thân dưới dường như vẫn còn đau ê ẩm, tôi không nén nổi việc đưa tay xoa nhè nhẹ chỗ đó.
    Nhưng trong lòng tôi lại dần dần vui vẻ trở lạ. Bởi vì, cái gọi là bị luân phiên hãm hiếp hoá ra chỉ là giấc mộng, một phen hú vía.
    Lẽ ra, trong mơ tôi cần phải nghĩ đến, cái đó của tôi đã bị bịt kín, nhiều nhất chẳng qua cũng chỉ là một lỗ nhỏ xíu. Tối đó, Ngô Nguyên đã ráng sức suốt đêm mà còn không thể? lũ lưu học sinh này sao có thể...
    Thế là tôi liền liên tưởng tới ?"?" nếu như yếu ớt chống lại cưỡng dâm hoặc cái đáng sợ hơn là luân phiên hãm hiếp mà nói, phần cơ thể phía dưới bịt kín của tôi thực ra lại chẳng khác nào một bức tường thiên nhiên không thể vượt qua nổi.
    Nói như vậy, tôi dường như phải thật sự đáng hân hoan và cảm tạ ân đức của Thượng đế và Bồ tát mới phải.
    Chỉ có điều trạng thái hung dữ của Doãn Hoa cùng nòng súng đen ngòm kẹp giữa hai đùi của cô ta khiến tôi vẫn sợ hãi.
    Tôi thực không thể hiểu nổi, cho dù là nằm mơ, vì sao lại xuất hiện một người đàn bà điên cuồng rồ dại hãm hiếp tôi? Lẽ nào trong tiềm thức của tôi luôn mong ngóng? dù là một người đàn bà đã không ngại sử dụng cả bạo lực?
    Ngẫm kỹ hơn, tôi và Doãn Hoa chẳng có ngày kỷ niệm nào đặc biệt, thật chẳng hiểu vì sao trong mộng cô ấy lại muốn? phải chăng cách tìm Doãn Hoa nói chuyện sáng nay của tôi là sai lầm, cho nên từ trong thẳm sâu mới có lực lượng siêu nhiên thông qua giấc mơ để ngăn trở tôi tiếp xúc với Doãn Hoa?
    Nhưng, tôi rất nhanh yên lòng.
    Bởi vì tôi chợt nhớ người già thường nói: giấc mộng ban ngày (cũng bao gồm giấc mộng ban đêm) đều là ngược lại với những gì trong mơ. Điều này tức là, trong mơ Doãn Hoa rất không hữu hảo với tôi, trong hiện thực cuộc sống rất có thể sẽ trở thành bạn thân thiết của tôi.
    Vậy là, trong lòng tôi yên tâm nhiều, cảm giác đớn đau thân dưới bỗng chốc biến đâu.
    Cho nên, sau bữa cơm tối, khi đang ở nơi rửa bát trước cửa nhà ăn, vừa may gặp Doãn Hoa, tôi hỏi cô:
    - Tối có rảnh không?
    - Vừa mới tắm xong, còn chút đồ phải giặt. Có chuyện gì à?
    Doãn Hoa nói, chớp đôi mắt đen bé, đưa tay gỡ mái tóc ướt thả bên vai.
    - Tớ muốn tìm cậu nói vài câu chuyện.
    Tôi nói.
    - ừ. Được. Quần áo để sau giặt cũng được.
    Doãn Hoa nói nhưng nhìn tôi rất ý tứ:
    - Đi đâu? Phòng ngủ của cậu, hay của tớ?
    - Chúng ta đi ra ngoài vườn trường, tối trời thì về.
    Tôi nói tưởng như rất tuỳ ý, nhưng thực ra đã suy nghĩ rất kỹ. Bởi vì tôi biết, trong phòng ở có người qua người lại, lại thường xuyên có người buông rèm ngồi trong đó đọc sách, cho nên đó quyết không phải là nơi nói chuyện tốt; phòng học và phòng đọc càng không thích hợp, mọi người đều cố gắng ôn luyện, hoặc xem hoặc viết, khắc khổ miệt mài, cho dù là rì rầm mấy câu cũng sẽ có người trừng mắt nhìn. Còn bãi cỏ bằng phẳng trước cổng trường, ban ngày quá nổi, ban đêm hơi lạnh? Cho nên, trong giấc mộng buổi trưa nhắc nhở tôi, phía sau trường có mảnh ruộng, tản bộ trên bờ ruộng con con là chủ ý chẳng tồi?

    - Được. Để tớ về cất bát đã, mười phút sau đợi tớ ở dưới lầu.
    Doãn Hoa nói rồi vội vã cắm đầu bước đi.
    Tôi cũng quay về phòng ngủ, khoác thêm chiếc áo len ra ngoài chiếc áo gió.
    Doãn Hoa ở lầu số bốn, cách lầu số sáu của tôi một toà nhà, muốn ra cổng sau, buộc phải qua chỗ tôi. Cho nên sau khi mặc áo xong, tôi xuống đợi Doãn Hoa ngay trước cửa lầu.
    Chẳng mấy chốc, Doãn Hoa xuất hiện từ xa, trên cổ cô đeo khăn quàng lông thỏ mầu phấn hồng.
    - Trước đây chẳng thấy cậu quấn khăn quàng này, rất đẹp, mua ở đâu đấy?
    Đợi Doãn Hoa tới gần, tôi khoác tay cô, tâng bốc.
    - Mua ở đầu phố mới Nam Kinh. Đẹp cái gì, nếu không phải sợ lạnh, tớ chẳng quàng làm gì.
    Doãn Hoa nói, nhún vai kiểu trẻ con, rụt đầu lại.
    - Đẹp, đẹp thật mà. Da cậu trắng, đeo khăn màu phấn hồng này, choàng qua đầu trông giống như bông sen phấn tuyết ấy.
    Tôi đưa đẩy.
    - Tớ lại thấy như con gấu mèo ấy.
    - Gấu mèo cũng đẹp, đấy là quốc bảo.
    - Quốc bảo cái nỗi gì, chẳng qua chỉ là động vật quý hiếm, chỉ để cho người ta ngắm nhìn. Nào được như cậu, hoa khôi của trường nổi tiếng, lại có danh nhân đến hái.
    - Ai là danh nhân?
    - Ngô Nguyên ấy.
    - Anh ấy được xếp vào hàng danh nhân nào.
    - Trưởng ban tuyên truyền chẳng phải danh nhân à? Nhưng cậu cũng đừng có sơ sểnh, phía sau còn một lũ chẳng biết sợ là gì theo sát đấy.
    - Hừm, ai muốn thì người ấy nhặt đi, tớ cũng chẳng thiết.
    - Nói thật đấy à? Thế thì tớ có thể gia nhập hàng ngũ những kẻ theo đuổi đấy rồi. Nhưng, tớ cũng biết rõ, trong con mắt đại biểu cho Đảng của Ngô Nguyên nhà cậu ấy, cùng lắm tớ cũng chỉ là bông hoa loa kèn dại. Khi anh ta mà làm hoàng đế á, tớ nghĩ, có thể tớ cũng được phong làm tài nhân, quý nhân gì đó. Nhưng sẽ muốn cậu lên ngôi hoàng hậu nương nương kia.
    Doãn Hoa bắt đầu láu lỉnh trêu chọc tôi.
    - Cậu cũng đừng xem thường tài nhân, quý phi, dụng chút tâm không chừng sẽ trở thành Doãn Tắc Thiên ngày nay ấy chứ.
    - Cậu nói ý gì thế? Tức là tớ cũng sẽ hại chết Thạch nương nương cậu ấy à.
    Doãn Hoa quay người lại, trừng mắt ra vẻ tức giận.
    - Còn không đúng.
    Doãn Hoa liền nắm tay dúi mạnh vào sau lưng tôi một cái, đợi khi tôi muốn trả đòn thù thì cô vội rướn lên, cao chạy xa bay.
    Chúng tôi cười đùa náo loạn cả cổng sau.
    - Không được, tớ mệt đứt hơi rồi, chẳng đùa nữa đâu.
    Chạy cách cổng trường khoảng một vài trăm mét, tôi ngồi bệt xuống con đường nhỏ trên ruộng, thở hồng hộc. Doãn Hoa cũng ôm ngực ngồi xuống.
    - Được, nói đi, cậu tìm tớ có việc gì thế?
    Nghỉ ngơi một lát, Doãn Hoa đứng dậy, hai tay chống nạnh, hất đầu, nhìn tôi hỏi.
    - Buổi trưa đã đón được dì cậu chưa?
    Tôi hỏi.
    - Đón rồi.
    Doãn Hoa gật đầu.
    - Tớ biết dì cậu, cô ấy đã khám cho tớ. Việc này cậu biết không?
    - Dì ấy cũng nói qua.
    - Cô ấy có nói với cậu tớ bị bệnh gì không?
    - Không nói kỹ, các dì ấy có quy định.
    - Tớ khẳng định cậu đã biết rồi, chúng ta đều có bệnh tật như nhau. Dì cậu còn nói dì đã mổ cho cậu. Đương nhiên, khi ấy dì ấy chưa biết chúng mình cùng trường, lại còn rất quen biết nhau. Dì ấy lấy làm ví dụ giới thiệu với tớ.
    - Thế à?
    - Cho nên, tối nay tớ mới tìm cậu, muốn cậu tư vấn cho.
    - ừ.
    - Cậu phẫu thuật trước khi đi học, đúng không?
    - ừ.
    - Cậu có thể nói về tình hình của cậu với tớ không?
    - ừ? nhưng tớ nghe đâu chúng mình không hoàn toàn giống nhau.
    - Chẳng sao cả, tớ muốn phẫu thuật thì cũng na ná thế.
    - ? Hiệu quả phẫu thuật của tớ cần phải nói là rất tốt. Nhưng tớ không biết cảm giác thông thường của phụ nữ cần có là thế nào? Chẳng giấu gì cậu, thực ra tớ là ?ohai không?, tức là không âm đạo, cũng không tử cung, chỉ có túi trứng là được thôi. Cái đáng tiếc nhất hiện nay của tớ là mai sau vẫn không thể sinh con. Nếu như muốn có con, có thể cần phải thụ tinh ống nghiệm, hoặc mượn người đẻ hộ.
    - Tình hình của tớ không giống với cậu lắm. Cái đó của tớ không hoàn toàn bị bịt kín, mà sinh ra cái gì đó gọi là ?ovách chắn ngang?, kinh nguyệt vẫn có?
    - Kinh nguyệt có, như vậy thì chẳng khác với người bình thường là bao. Cậu còn buồn cái gì nữa? Không mổ cũng được, vẫn có thể như một người phụ nữ. Chẳng giống tớ, không mổ không thể được?
    - ? ừ, cậu không biết, cái đó của tớ thực ra chỉ có một lỗ nhỏ?
    - Lỗ nhỏ? To không?
    - Tớ nghĩ bằng ngón tay cái?
    - ừ. Hoá ra là vậy, tớ hiểu rồi. Xem ra cậu không muốn mổ, Ngô Nguyên cũng chẳng để yên. Như vậy phải mổ rồi, tìm dì tớ là đúng, về mặt này dì ấy là chuyên gia đấy, tay nghề cao siêu lắm. Lần này đến Thượng Hải là dì ấy tham gia hội nghị học thuật.
    - Vấn đề là tớ nghe dì cậu nói, tình hình của tớ, sau phẫu thuật lại sẽ dính liền lại?
    - Thì lại mổ tiếp. Lấy tinh thần Ngu Công dời núi không ngừng khai đao, cái cửa này ắt có ngày phải mở. Hơn nữa, như cắt miếng thịt thừa mà. Cậu không thử, sao có thể biết nó có liền lại không? Cậu cũng đừng sợ. Thực ra tiêm mũi thuốc tê, cậu đã ngủ từ lúc nào rồi, chẳng biết cái gì nữa?
    - ? Cũng có thể là thế. Trước nay mình không biết, hoá ra cậu lại thuộc phái vô tư lự.
    - Chẳng giấu gì cậu, tớ vốn chẳng xem nó vào đâu cả. Ngay từ năm lớp tám, tớ đã nghe bọn con gái trong lớp nói, những ai những ai có kinh, vẻ bí hiểm lắm. Đến năm lớp chín, có một người chúng tớ gọi là chị cả ngốc, chị ấy ngầm thống kê tất cả trong lớp tớ có bao nhiêu nữ sinh ra cái ấy. Chị ấy dường như luôn dỏng tai để đợi có ngày được nghe tin vui ?ocả lớp đỏ?. Nhưng tớ đã làm chị ấy rất thất vọng, mãi cho đến khi học kỳ kết thúc, cũng không thể đưa cho chị ấy tờ ?ođại hồng hỉ báo?. Sau khi vào cấp III, tuy chẳng có người nào nói đến chuyện vô bổ ấy, nhưng tự bản thân tớ có lúc không giấu được nét buồn rầu ?"?" việc gì thế, sao vẫn còn chưa xả van? Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, không ra thì sao nào? Chậm chậm không ra mới gọi là ?okhông đỏ nhẹ tấm thân?. Nghĩ đến cô bạn người An Huy cùng phòng với tớ kia ?"?" cô là người núi Mã Yên tới trọ học, hàng tháng đều một lần ?omưa ngàn lũ quét?, hệt như mổ lợn vậy, khắp giường, quần, nơi nào cũng một mầu đỏ rói. Cho nên sau này chúng tớ gọi cô ấy là ?oToàn khố nhất phiến hồng?, dần dần lại biến thành ?oToàn quốc nhất phiến hồng?, đại khái là cái tên dài nhất của người Trung Quốc? Cho nên, hừm, bản cô nương cũng chẳng lấy làm chuyện, mới qua được những ngày tháng không lo không nghĩ? Cho mãi đến lúc kiểm tra sức khoẻ thi đại học tớ mới phát hiện ra. Nhưng lại chẳng là do cô y tá trẻ phát hiện ra, trên thực tế, họ căn bản chẳng nhòm ngó gì cả. Có bà bác sĩ tuổi cũng khá cao hỏi tớ kinh nguyệt thế nào, tớ mới nói xưa nay chưa từng biết cái đó là gì. Thế là họ mới kiểm tra, mới phát hiện tớ là nhân vật ?ohai không?. Bản thân tớ cũng rùng mình, lo lắng chứ vì cửa dưới cơ thể đóng lại mà cửa vào đại học cũng khép lại với mình. Cha mẹ tớ lại càng lo lắng. Tớ đã quở trách trút tội lên đầu họ. Tớ nói: ?oTừ lúc con sinh ra, thế bố mẹ chẳng thèm nhìn lấy một lần ư?? Nói đến mức bố tớ đỏ mặt. Tớ lại quay sang trách cứ mẹ, ?oTại mẹ ấy, lơ đễnh cẩu thả, chẳng hề quan tâm tới con gái?. Mẹ tôi ấm ức nói: ?oMẹ sao biết được? Ngay mẹ mãi đến lúc lớn tướng mới có?. Còn may là, tớ có dì làm bác sĩ phụ khoa?
    Doãn Hoa nói một thôi dài rất bóng bẩy về mình, giọng khôi hài, tôi mấy lần phì cười. Vậy là tôi thành thật kiến nghị:
    - Theo tớ, cậu cũng đừng học khoa Trung văn làm gì nữa, cứ tự tiến cử vào đoàn nghệ thuật quốc gia diễn kịch. Cậu là nhân tài hàng đầu ấy chứ.
    - Hay, tớ đã soạn mấy tiểu phẩm, đề mục là ?oHai cô gái bế quan tự toả?, còn cậu diễn cùng tớ, thế nào?
    Doãn Hoa đắc ý rủ rê.
    - Cậu lại nói không đứng đắn?
    Tôi nói, muốn đấm cho cô ấy một cái, Doãn Hoa tránh được, chạy ra giữa ruộng lúa mì.
    - Đến đây đi, đến đây đi?
    Doãn Hoa hướng về phía tôi vẫy tay, cười ?oha ha ha? không ngừng.
    - Mau lên bờ đi, ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý, không được phép phá hoại tài sản quần chúng.
    Tôi thấy Doãn Hoa bỗng trở nên tinh nghịch, trong lòng rung động, cảm thấy cô ta vô cùng đáng yêu. ?oĐây chẳng hề giống Doãn Hoa lúc bình thường dịu hiền, ngoan ngoãn, giá như mình có em gái như thế này thì hay biết bao?. Trong lòng tôi nghĩ như vậy, không đừng được hỏi:
    - Năm nay cậu bao nhiêu rồi?
    - Cái gì, muốn làm mẹ chồng tớ à? Nhưng tớ phải nói rõ với cậu rằng, nếu không phải Ngô Nguyên tớ sẽ không lấy chồng. Sao thế, hối hận à?
    - Lấy đi, tớ đã chẳng nói rồi à. Nhưng đứng đắn một tí nào, rốt cục là bao nhiêu?
    - Hai mươi mốt, hình như ít hơn cậu một tuổi. Tớ đi học sớm, năm tuổi tròn đã đi học rồi.
    - Chẳng trách, chẳng ra dáng người lớn gì cả. Nhưng, theo tớ thế này đi, cậu làm em gái tớ, để sau này làm chị cho dễ quản cậu.
    - A, như thế hay quá!
    Doãn Hoa vỗ tay, nhảy từ ruộng lúa lên, dang tay ôm lấy tôi:
    - Mấy ngày nay mắt trái em may máy, hoá ra em được ban cho một bà chị hoa khôi như hoa như ngọc này. Vâng, như thế hay quá. Thế mới bắt kịp lông chân ông anh rể trưởng ban tuyên truyền chứ. Quá hay, quá hay.
    ????
    Sắc trời dần tối lại, gió lạnh nổi lên, tôi không chịu nổi run lên vì lạnh.
    Nhưng có Doãn Hoa ôm tôi, tôi bỗng cảm thấy ấm áp hơn nhiều.
    - Doãn Hoa, biết không? Buổi trưa chị nằm mơ rất kỳ lạ, có lẽ cũng ở nơi này, chỉ hơi hoang vắng hơn một chút, bắt đầu là hai đứa mình. Còn em, bỗng dưng lừa dối chị. Sau còn đồng loã với một bọn người? xem này, giấc mơ ban ngày quả nhiên ngược lại?
    Trên đường trở về nhà, tôi không giấu được sự cảm khái.
    - Em lừa dối chị thế nào? Nói nghe đi.
    Cánh tay Doãn Hoa ôm eo tôi, đầu tựa vào vai, lúc đấy hiếu kỳ hỏi lại.
    - Không nói nữa, nói ra em xấu lắm.
    Tôi nhìn cô cười.
    - Được rồi, không nói thì thôi. Nhưng đừng có trách em gái từ nay trong mộng tiếp tục?
    Doãn Hoa nói, tay đang ôm eo tôi bỗng trườn tới mông tôi véo một cái rất mạnh.
    - ái!
    Tôi kêu lên thất thanh.
    Mãi tới cổng trường tiếng cười mới dứt, chúng tôi lại dắt tay nhau bước đi.
    Quả thật, trong lòng chúng tôi cảm thấy đặc biệt nhẹ nhàng, tay trong tay ấm áp.
    Khi chúng tôi đứng trước lầu của tôi, chuẩn bị chia tay, chúng tôi thật sự giống như hai chị em vô cùng thân mật, lưu luyến, thậm chí không muốn chia tay.
    - Có cơ hội, chúng mình sẽ đi thăm dì của em, được không?
    Tôi ôm lấy đầu Doãn Hoa, ôn tồn nói.
    - Of course. Dì em gặp chị nhất định sẽ rất vui.
    Doãn Hoa nói và ôm tôi thật chặt.
  2. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương mười hai
    Có một chút hơi thở mùa xuân.
    Mấy cây liễu cành rủ xuống mặt nước hồ phía trước cửa thư viện đã bật nảy những mầm xanh.
    Ánh nắng chan hoà, gió ấm phây phây, không khí nồng nã mùi hương bùn đất. Đây thực sự là hương rượu của vũ trụ dày công chưng cất. Nếu không, cổ nhân sao lại nói ?oGió ấm làm say lòng du khách??
    Mặt nước hồ phẳng lặng, nhưng thỉnh thoảng lại gợn sóng lăn tăn, dập dềnh tạo nên ngấn nước. Đó chính là do những sinh mệnh hồ hởi trong lòng hồ nước ?"?" cá, tôm, ếch, đại khái còn có vô số những loài côn trùng không biết tên, bất chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ đông, tung vây, vẫy đuôi, nghịch ngợm thể hiện mình, ra sức tận hưởng hơi thở lãng mạn của ngày xuân.
    Tôi bỏ túi xách xuống, lót một tờ giấy, ngồi tựa vào gốc cây liễu cong cong.
    Tôi không ngủ trưa, bây giờ cũng không muốn tới thư viện. Tôi ở đây, ngắm nhìn bờ hồ, bầu bạn với mặt nước, tắm ánh nắng xuân và trầm tư suy nghĩ.
    Bây giờ trong sân trường đang rất náo nhiệt. Những kẻ quan tâm tới chính trị, nghị luận về quốc sự ngày càng đông. Trước cửa nhà ăn, trong những hộp kính bên đường ?oXuân Hỗn? dán đầy những tờ báo tường các dạng các loại ?"?" thông tin vặt, hoạt động đoàn thể, tuyên bố tranh cử, dạ hội, thông báo tạm cúp điện cắt nước?.
    Tôi thiên tính giống một con **** vội vã vụt qua mặt nước, chỉ quyến luyến mảnh vườn rau cải của học thuật và mơ mộng, xa rời đầm nước chính trị sâu thẳm khôn lường. Tôi nghĩ, nếu như tôi may mắn sống trong cơn hồng thuỷ ?oĐại cách mạng văn hoá? long trời, thì cũng chỉ được sung vào phái tiêu dao.
    Nhưng tôi chưa từng phản đối lòng nhiệt tình chính trị của Ngô Nguyên.
    Chính trị thuộc về đàn ông, là một mặt trận của họ, là đất dụng võ thể hiện sức căng của cuộc sống.
    Ngô Nguyên dạo này rất bận rộn.
    Sau nhiều đắn đo suy nghĩ, anh quyết định tham gia tranh cử chức Chủ tịch Hội sinh viên trường, tối qua đã có người đem dán tuyên bố tranh cử.
    Tôi hiểu rõ những tham vọng hoặc nói là mưu đồ lớn lao trong anh.
    ?"?" Làm Chủ tịch hội sinh viên, sẽ quen biết với lãnh đạo chủ chốt của nhà trường, sau khi tốt nghiệp thường sẽ được giữ lại trường, ít lâu sau sẽ được cử tới Hội sinh viên thành phố hoặc thành đoàn, giữ một chức vụ lãnh đạo nhất định (hiện nay trong thành đoàn, ít nhất có đến một phần ba cán bộ chủ chốt là sinh viên tốt nghiệp từ đại học F). Mà cán bộ đoàn thông thường là đội ngũ dự bị của Đảng, hoặc nói là đội ngũ tuyến hai, tất nhiên có tương lai vô cùng vô tận.
    Vấn đề là anh sẽ áp dụng sách lược tranh cử như thế nào mới có thể thoả mãn nguyện vọng?
    Ban tranh cử của anh ?"?" thực ra cũng chính là mấy anh bạn chí cốt nhận định: người thuận theo trào lưu lịch sử sẽ phát, kẻ trái ngược trào lưu lịch sử sẽ vong. Hiện tại phong trào sinh viên đang nổi ầm ầm khắp nơi trong cả nước, vì thế có thể lợi dụng cơ hội ngàn năm có một này để viết bài. Lúc đó, Thị uỷ đang cử một tổ công tác đến một tờ báo gọi là phát ngôn của phái cải cách, họ nhất trí cần phải lập tức tổ chức sinh viên diễu hành trên đường phố, và đến thị uỷ thỉnh nguyện, yêu cầu rút bỏ quyết định trước đây. Ngô Nguyên nghe xong, khảng khái phấn khích, khua chân múa tay, nghiên cứu kỹ lưỡng các loại phương sách, chuẩn bị một phen dốc sức.
    Nhưng sáng sớm hôm sau, ?oQuả quýt? (bởi Ngô Nguyên không thích tôi gọi một người sùng bái và chạy theo anh ở khoa Chính trị quốc tế là ?oVỏ quýt?, cho nên tôi mới đổi cách gọi thân mật hơn một chút), đến tìm anh (cô ta cũng là một thành viên trong ban tranh cử của Ngô Nguyên). Cô ta dẫn theo bố ?"?" một vị đang làm cần vụ cho tướng lãnh, ông ta chân thành chỉ bảo: ?oQuyết không được thấy lợi mà tối mắt bộp chộp nông nổi?.
    Cho nên, bọn người thủ hạ của anh giữa trưa tụ tập nhau trên bãi cỏ mở hội nghị, thảo luận nghiên cứu thêm phương châm và sách lược tranh cử?
    Tôi là bạn gái của Ngô Nguyên, nhưng tôi không cố ý làm một thành viên trong ban tranh cử của Ngô Nguyên (Anh cũng chẳng cần tôi, luôn chế nhạo tôi toàn nói những lời ngờ nghệch mỗi khi nói tới chính trị). Bởi vậy, tôi chỉ lắng nghe họ tranh luận một lát rồi lẳng lặng bỏ đi (thực ra, tôi cũng không muốn ?oQuả quýt? cứ đi đi lại lại trước mặt tôi, ở cô ta luôn toả ra mùi chua là lạ ?"?" không phải là mùi chua của hoa quả, chẳng phải mùi chua của acid sulfuric hay mùi chua của acid nitric). Nhưng Doãn Hoa vẫn ở đó. Bởi vì, bây giờ chỉ cần rỗi rãi là cô lại tìm tôi, lúc nào cũng như hình với bóng, cho nên cô cũng đặc biệt thân thiết với Ngô Nguyên, một điều hai điều ?oanh rể? ngọt xớt.
    Lần này Ngô Nguyên tham gia tranh cử, cô cũng theo sát từng bước tiền hô hậu ủng, hy vọng có thể lọt vào ban tranh cử, tham gia những quyết sách trọng đại. Nhưng mọi người đều không cần cô, nói ở đây không phải là ban nhạc, đội thể thao,? sau cô liều nói, mình sẽ làm ?onữ điệp vụ?, chuyên phụ trách thu thập tin tức của đối thủ cạnh tranh thì mới gây được sự hứng thú với họ, cuối cùng được thu nhận.
    Họ sẽ đưa ra quyết sách thế nào?
    Tôi ngồi trước mặt hồ, trong lòng bỗng cảm thấy đám bọn họ rất buồn cười, hệt như lũ trẻ con chơi đồ hàng.
  3. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương 12 (tiếp)
    Tôi nhặt mảnh ngói vỡ, ra sức liệng xuống mặt nước.
    Đấy chính là cái gọi ?omột hòn đá gợn nghìn lớp sóng?.
    Tôi đang nhàn rỗi ngắm nhìn những đợt sóng đua nhau chạy vào bờ, bỗng nghe từ phía bờ bên kia có tiếng nói lớn:
    - Này, ai ném gạch thế? Không thấy người ta đang câu tôm à?
    - Hồ này có tôm à?
    Tôi kinh ngạc hỏi.
    - Đương nhiên, không tin sang mà xem, câu được khối đấy.
    Tôi phủi mông, đeo túi sách, hối hả vòng sang bờ bên kia.
    Hình như là hai cậu sinh viên khoa Báo chí, trong đó có một người tỉnh Sơn Đông, dáng người cao cao, ngăm ngăm đen, vạm vỡ rắn chắc, dưới cằm có một vết sẹo dài hơn phân. Tôi còn nhớ, để viết bài cho báo trường, anh ta đã có lần từng phỏng vấn Ngô Nguyên, sau khi báo ra, tìm anh đưa xem lại.
    Hai lần gặp tôi đều bởi đúng lúc tôi đến văn phòng Hội sinh viên tìm Ngô Nguyên. Ngô Nguyên nói với tôi họ là đồng hương, đã từng sống ở eo biển Bột Hải tỉnh Sơn Đông. Nhưng Ngô Nguyên lúc đó là con nhà lính, còn anh ta là con thuyền chài chính cống.
    - Các anh có thú nhàn tản ghê. Tôm đâu? Tôi xem nào.
    Tôi đứng ngay sau họ, nhìn xung quanh chẳng thấy bóng dáng con tôm nào, vội hỏi.
    - ồ, hoa khôi trường. Một người dáng người nhăng nhẳng ngoái đầu lại nhìn tôi, nói: - Đừng nói là xem, ngay cả cho em cũng được.
    Nói rồi anh ta thu cần (nói chuẩn xác, đấy thực ra chỉ là một cành cây), buông trên mặt đất, khom người kéo nhẹ sợi dây ni lông buộc ở gốc cây. Lát sau, một chiếc túi lưới ni lông mắt dầy lộ hẳn trên mặt nước. Anh ta giơ lên trước mặt tôi, những chú tôm thi nhau búng mình, những hạt nước bắn cả vào mặt tôi.
    - Tôm gì thế? Đầu to quá!
    Tôi vừa giơ tay lau những hạt nước, vừa lạ lẫm hỏi.
    - Người Thượng Hải gọi là tôm hùm.
    Lúc này, ?ođồng khói? của Ngô Nguyên liếc tôi, chêm vào.
    - Người Sơn Đông bọn cậu mới gọi là tôm hùm.
    Cậu dáng người nhăng nhẳng xách giỏ tôm nghiến răng nghiến lợi vặn lại.
    - Sao, sai à? Cậu gọi là tôm hùm mà.
    ?oĐồng khói? giả vờ ngây ngô.
    - Tôi gọi nó là tôm hùm, chú em, nhưng tôi không phải là tôm hùm. Người Thượng Hải chúng tôi cũng không gọi là tôm hùm. Cũng như người Sơn Đông chú em không gọi là tép lớn.

    Anh chàng đứng trước mặt tôi, dường như muốn để tôi biết khẩu tài của mình mới cố ý đối chọi từng từ.
    ?oĐồng khói? nhún vai, ngoái về phía tôi nói:
    - Hoa khôi, cô nói xem, người Thượng Hải bọn họ thích hà hiếp người ngoại tỉnh chúng ta, cắn câu nhai chữ. Nhưng, quả thực cậu ta gọi là tôm hùm.
    Anh ta nói, chỉ chỉ vào người trước mặt tôi, rồi quay lại nháy mắt với tôi.
    Tôi chợt hiểu, hoá ra anh ta đang gọi đùa cậu bạn học người Thượng Hải lêu khêu mảnh khà mảnh khảnh, lúc nào cũng khom khom là ?oTôm hùm?, cười:
    - Tôi chẳng biết các anh nói gì, tôi cũng chẳng phải hoa khôi gì cả, nhưng rất có thể là ?otiêu hoá?. Tôi nói thẳng, chức năng tiêu hoá của tôi không tồi, khẩu vị cũng khá.
    - Thế á? Sao không nói sớm. ?oĐồng khói? kinh ngạc thốt lên, vội vã thu cần câu, nói: - Thế thì cầm lấy đi. Tôi chưa bao giờ ăn tôm cá đồng, toàn mùi bùn.
    Nói rồi anh ta cầm lấy túi lưới, ấn vào tay tôi.
    - Hư hư ?"?" Thì cũng để lại cho tôi chút chứ. Cậu học sinh người Thượng Hải thấy thế, vội vàng: - Cậu bảo nó toàn mùi bùn, còn tôi chê những thứ ở biển các cậu tanh khẳn.
    - Xem kìa, vừa nói tặng người ta, bây giờ lại hối hận. Thôi, đừng có bủn xỉn thế. Cậu cần, lần sau tớ giúp câu là được. Đây là hoa khôi mà cũng là đồng khói với tớ.
    - Cái gì đồng khói, thấy người ta là hoa khôi, lại bắt quàng lấy. Nhưng tôi phải nhắc anh, người ta sớm đã là hoa có chủ rồi, còn anh, có muốn cũng phí công toi.
    - Lại thầy bói xem voi. Phải đồng khói hay không, cậu hỏi thì khắc biết.
    Tôi cười thầm, nhưng vẫn nói:
    - Tôi chỉ cần mấy con là đủ, không cần phải nhiều như thế này đâu?
    - Mấy con cái gì chứ, cầm đi, cầm cả đi, đã ăn phải ăn cho đã.
    Tôi từ chối sẽ tỏ vẻ thiếu tôn trọng. Nói thực, tôi thấy những con tôm thi nhau nhảy, trông cũng đói mắt, và nhớ đến cảnh hồi nhỏ đã từng theo bọn con trai đi mò tôm bắt cá ở mom sông. Nhưng tôi vừa cầm giỏ tôm bước đi, không nén được quay lại hỏi:
    - Xin lỗi, Ngô Nguyên đã giới thiệu qua, nhưng tôi quên mất tên anh.
    - Thường Đạo.
    Anh ta nói.
    - Dài cái gì, đến cái gì?(1)
    - Tức là nói nhiều, là nói luôn mồm ấy.
    Cậu học sinh người Thượng Hải cướp lời.
    Chúng tôi đều cười vang.
    Tôi xách giỏ tôm chừng gần một cân, hớn hở quay về ký túc, dự định rửa chúng trong chậu rửa mặt, tối sang phòng bên mượn nồi, rang làm một bữa ra trò. Khi qua vườn cải nho nhỏ ven sân vận động, thấy Doãn Hoa đang bắt ****, tôi vội giơ giỏ tôm về phía đấy, gọi:
    - Doãn Hoa, thấy gì trong tay chị không?
    - A, tôm hùm! Chị mua à?
    Cô chạy lại, phấn khởi hét lên.
    - Hai anh khoa Báo chí câu ở hồ trước cửa thư viện cho đấy.
    - Giỏi thế. Em chịu, gương mặt xinh đẹp này cũng có thể moi ra tôm chứ. Tối nay nhất định phải qua để tamisư (Tiếng Nhật là ăn). Rau với sườn ở nhà ăn em chán lắm rồi. Chị đã báo cho anh rể chưa.
    - Chưa, chị vẫn chưa gặp. Hội nghị nóng bỏng của bọn em sao tan sớm thế?
    - Bí thư khoa tìm anh ấy bàn việc
    - Được rồi, chị về ký túc trước. Em gặp Ngô Nguyên, nói hộ chị một tiếng.
    - Được, nói hẳn một câu.
    Doãn Hoa mừng hơn hớn, nhìn thấy một con **** hoa chập chờn bay qua, vội vã đuổi theo vồ.
    Tôi thấy dáng vẻ của cô ấy, giống như một cô bé, nào có giống sinh viên đại học? Tôi nhìn theo lắc đầu. Nhưng tôi lại nghĩ, hay là số mệnh con người ta tốt, cha mẹ song toàn, có người yêu quý, có người quan tâm, lại là gia đình công chức, cơ sở kinh tế cũng tốt. Nghe nói, xương sườn ăn còn ngấy. Phải biết rằng, một tuần tôi mới được ăn một lần. Cho nên, mỗi lần tôi gọi xong cơm, phần lớn đều mang về phòng ăn một mình, sợ người khác nhận ra cảnh cơ hàn của mình.
    Nghĩ đến đây, tôi chợt thấy trong lòng nhói đau.
    Nhưng tôi không hề ghen tỵ với Doãn Hoa, bởi vì hai chúng tôi hiện tại tình như chị em, thân như ruột thịt. Cô ấy thường xuyên kéo tôi dạo phố, gặm chân gà, ăn vằn thắn (đương nhiên, hầu hết đều do cô ấy tranh trả tiền)? đồng thời cũng dày công bảo vệ bí mật của chúng tôi?.
    Chúng tôi cũng đã cùng đến nhà khách của Trường Đại học Quân y số 2 gặp dì Doãn Hoa. Trước mặt tôi, Doãn Hoa dai như đỉa bám lấy dì mình, leo lẻo nói nhất định phải tìm cách miễn giảm kinh phí phẫu thuật cho tôi. Dì Doãn Hoa cũng khẳng khái hứa, bảo tôi chuẩn bị làm bản báo cáo tình hình kinh tế gia đình và một bảng thành tích học tập có chữ ký và con dấu của lãnh đạo khoa, nhà trường chứng nhận để dì ấy mang về.
    Mấy ngày trước, thư trả lời cũng đã đến, nói rằng đã xin ý kiến lãnh đạo viện, họ đã đồng ý xét đến trường hợp đặc biệt của tôi, chỉ thu một nửa tiền phẫu thuật, tiền nằm viện cũng giảm một nửa? như vậy, tức là, căn cứ vào con số cuối cùng trên thư của dì Doãn Hoa, tôi chỉ cần chuẩn bị độ khoảng năm ngàn năm trăm đồng là có thể?
    Thật là miếng bánh trên trời rơi xuống. Tôi còn gì để nói nữa?
    Chẳng nghi ngờ gì, tôi thật sự cần phải cảm ơn dì của Doãn Hoa. Tôi càng biết ơn Doãn Hoa hơn, cảm ơn tình cảm của cô tuy không phải là chị em nhưng thân không khác gì chị em ruột, cảm tạ sự rộng rãi khảng khái của cô, sự thuần khiết, lương thiện?.
    Tôi cũng cảm thấy mình có đủ dũng khí để đối mặt với hiện thực tàn nhẫn của thể xác, không còn chìm trong đau buồn và u uất nữa. Cuộc sống còn tốt đẹp, mặt trời mỗi ngày thêm rực rỡ.
    Bây giờ, ngoài việc tôi phải học tập cho tôi, gắng sức đạt trên chín mươi điểm mỗi môn ra, duy nhất chỉ còn một nguyện vọng:
    Mong đợi kỳ nghỉ hè mau tới.

  4. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương mười ba
    Bây giờ dù tôi nhắm mắt hay mở, đều có thể hồi tưởng rất rõ ràng, sinh động cảnh hỗn loạn lúc giao thời giữa hai mùa xuân hạ năm đó.
    ?"?" Đánh giá và nhận thức giai đoạn lịch sử này, ý kiến mọi người xôn xao?
    ?"?" Tôi học lịch sử, nhưng tôi không thể nói rõ và không thể xét tỏ tường được giai đoạn lịch sử này.
    ?"?" Điều duy nhất tôi có thể nói rõ là tâm tình tôi lúc đó. Quả thực rất hỗn loạn. Hình như tôi dần dần học được cách quên, hơn nữa hiểu được tất cả mọi việc đều là ?onhìn về phía trước?
    ?"?" Hơn nữa tôi còn một điều bất an bí ẩn khác trong lòng ?"?" tôi sợ vận mệnh của thể xác mình cũng sẽ hỗn loạn như vậy, cho nên, chỉ cần nghĩ đến thể xác ?ophong bế? của mình sẽ được ?omở cửa? dầm dề máu dưới dao mổ trong tay dì Doãn Hoa mùa hạ đó, lòng tôi thắt lại?.
    Ngô Nguyên đương nhiên không thể hiểu và lãnh hội được những bất an và lo lắng chẳng đầu chẳng đuôi tận thẳm sâu đáy lòng tôi.
    Tôi cũng chẳng ngu dốt đem những suy nghĩ lung tung mang chút vẻ thần kinh này ra bàn bạc với anh, và luôn mong đợi tình cảm sâu lắng của anh có thể san buồn sẻ khổ cho mình.
    Trên thực tế, những việc phiền toái của anh cũng đã quá nhiều.
    Nhưng, trong con mắt của con người bình thường, anh không nên phiền muộn. Trong trường ai chẳng biết, anh là người được lợi, được ích của đợt ?osóng gió? này.
    Anh phải thật sự cảm ơn lời nhắc nhở của ông bố ?oQuả quýt? buổi đó, lại còn sự tận tâm chỉ bảo của Bí thư khoa luôn quan tâm tới anh. Bởi vậy, anh trở nên rất cẩn thận, trong quá trình cạnh tranh chức Chủ tịch hội sinh viên trường, không nhắc đến khẩu hiệu chính trị quá khích, mà đặt điểm nhìn vào cải thiện nhà ăn và làm phong phú hoạt động ngoại khoá của sinh viên, cũng như sự giao lưu và quan hệ thẳng thắn với Đảng uỷ trường bao năm, và nhiều lần phê bình và kiến nghị mang tính xây dựng. Tuy điều này đã làm số phiếu dành cho anh giảm mạnh, còn kém xa cô nữ sinh khoa Triết học hô phong hoán vũ một thời, đành miễn cưỡng giành được vị trí thứ hai?, nhưng ?oTái Ông mất ngựa, sao biết không phải là phúc??
    Hiện tại, nữ minh tinh có đôi mắt rực sáng ở khoa Triết trong trường kia bỗng mất tích trong một đêm, bỏ mạng nơi chân trời (sau này chứng minh cô ta đã thông qua con đường bí mật chạy sang HongKong rồi sau đó chạy sang Mỹ), còn Ngô Nguyên thì cứ thuận theo lẽ thường mà điền bổ vào chỗ khuyết do cô ta để lại. Anh trở thành nhân vật cấp cứu, đặc biệt được lọt vào mắt xanh của lãnh đạo trường và lãnh đạo khoa. Trong những cuộc họp lớn, họp nhỏ đều lần này lần khác anh đều được biểu dương tính chính trị mạnh mẽ, có đầu óc, có thể suy nghĩ độc lập, không ngừng thuận sóng mà lướt, quan tâm tới đại cục (để được biểu dương như thế này, anh cần phải thật sự cảm ơn ?oQuả quýt? có đầu óc chính trị như anh)?
    Vậy vì sao có lúc anh lại cảm thấy phiền não? Anh cần phải từ đầu chí cuối ?oXuân phong đắc ý mã đế tật?(1) mới phải chứ!
    Không, anh hiểu rất rõ, lãnh đạo càng biểu dương, trong con mắt bạn học anh càng trở nên khó chịu. Anh đã phát hiện được một số bạn tốt trước đây giờ bắt đầu xa lánh anh, mà gần đây mọi người xì xào bàn tán, nói anh là ?omật thám? chui rúc trong sinh viên thời kỳ ?osóng gió??.
    Cần phải biết rằng, khi lời xì xào đã bắt đầu bàn tán xôn xao thì dẫu anh muốn gột rửa cho sạch e rằng cũng khó có thể.
    Nhưng anh biết, anh còn cần phải nỗ lực.
    Mấy ngày nay, để tranh thủ nhân tâm, anh lại lấy danh nghĩa Hội học sinh mà viết một báo cáo dài hơn vạn chữ gửi lên Đảng uỷ, hy vọng sẽ có những xử lý khoan dung đối với lời lẽ và hành động quá khích trong đợt ?ophong ba?? Anh cũng kiên trì cho rằng: xuất phát điểm của một bộ phận lớn trong số họ đều là tốt cả?
    Buổi tối đó trời rất nóng, nửa đêm tôi bị cái nóng làm thức giấc, mà không sao ngủ tiếp được nữa, bèn chui ra khỏi màn, thả bộ trong vườn trường hóng mát. Khi đi ngang văn phòng Hội sinh viên trường, thấy trên tầng hai đèn vẫn sáng, tôi bèn bước tới gần toà nhà xem sao. Quả nhiên, anh vẫn đang thách thức với ngọn đèn đêm, ngồi viết báo cáo.
    Anh đánh trần, chỉ mặc chiếc áo may ô, mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt, nhỏ từng giọt từng giọt xuống mặt bàn gỗ màu vàng dưới ánh đèn sáng trắng như ban ngày?
    - Khuya thế này rồi, anh nên nghỉ đi.
    Tôi xót xa đẩy cửa bước vào, quan tâm nói với anh.
    - ừ, nhưng nóng quá, không ngủ được.
    Anh ngửa mặt nhìn tôi, buông bút.
    - Xuống lầu dạo với em một lát, được không?
    Tôi nói.
    Anh nhìn đống giấy tờ ngổn ngang trên mặt bàn, chần chừ suy nghĩ, sau đó nói với tôi:
    - Được, anh thu dọn chút đã.
    Anh đứng dậy, dồn gọn đống giấy vào một chỗ, rồi kéo ngăn bàn cẩn thận cất vào, khoá lại.
  5. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương 13
    Chúng tôi xuống lầu, đi qua dãy phòng học khoa Văn học, qua bãi cỏ, hướng về bờ hồ trước cửa thư viện. Chúng tôi lặng lẽ đứng bên hồ nước duy nhất trong trường.
    Trời đầy sao. Dường như các ngôi đều muốn xuyên qua đáy nước thăm thẳm, yên ắng và đen kịt.
    Vài con đom đóm lập loè bay qua mặt nước, dường như muốn cùng toả ánh sáng chập chờn với những ngôi sao dưới đáy hồ.
    Dưới rặng liễu bên bờ hồ phía đối diện, văng vẳng tiếng ếch kêu.
    Vô cùng tĩnh mịch, chỉ có tiếng muỗi vo ve, lũ muối đói chẳng tìm đâu ra cái gì để hút, vậy là chúng cứ mặc sức châm ngòi vào đùi, cánh tay, cổ chúng tôi?
    Chúng tôi vừa đuổi muỗi, vừa luyến tiếc rời bờ hồ, tiếp tục đi về phía không có mục tiêu, định nói điều gì mà lại quên khuấy chủ đề phải nói.
    Chúng tôi thực ra đã chìm vào trong tâm sự của riêng mình.
    - Chỉ còn hơn tuần nữa là nghỉ hè, anh có dự định gì không?
    Cuối cùng tôi gợi chuyện liên quan đến mình.
    - Ừ. Có lẽ anh sẽ ở lại trường một thời gian, sắp tới có một số hội nghị, có một số việc cần làm. Thành đoàn còn thông báo, yêu cầu người phụ trách chủ chốt của Hội sinh viên các trường ở lại trong kỳ nghỉ hè, để mở một lớp tập huấn một tuần.
    - Bây giờ anh bận rộn quá nhỉ.
    Tôi nói.
    - Ừ. Toàn việc không tên, chủ yếu là cần phải như lý bạc băng, như lâm thâm uyên(1).
    Anh có vẻ ngán ngẩm gật đầu.
    - Thế còn việc anh đã đồng ý với em?
    - Việc gì?
    Anh quay sang tôi hỏi, xem ra có vẻ mơ hồ.
    - Em biết em trong anh ngày càng ít, nếu không nói tới việc tốt sao bỗng lại quên ngay? Anh bây giờ á, mở miệng ra chỉ Hội sinh viên, Hội sinh viên, dường như là chuyên trách vậy. Đã vội như thế, vì sao không tìm thư ký? Biên chế không có thì tìm ngoài biên chế cũng rất dễ dàng mà. Em thấy ?oQuả quýt? chính là người cần chọn tốt nhất đấy, đã có hậu đài, lại có đầu óc chính trị, cũng rất hợp với anh, có thể nói là ?ocùng một cạ đấy??
    - Em nói ít đi một chút có được không. Anh thật không hiểu nổi, em ghen với cô ấy cái nỗi gì.
    Ngô Nguyên cắt ngang lời tôi, trách cứ.
    - Đúng rồi, em ghen đấy, suýt nữa thì em thành Hoạn Thư, đúng không? Nhưng mà làm sao em lại không ghen chứ? Anh nói xem từ học kỳ một tới giờ, anh đã quan tâm em bao nhiêu? Anh bận rộn như vậy, quan tâm tới quốc gia đại sự, vận mệnh nhân loại, còn tiền đồ chính trị của mình nữa. Người yêu anh mà chẳng hề có trong ban tranh cử của anh. Bây giờ, anh xem xem, việc đã đồng ý với em mà bây giờ quẳng lại đằng sau?
    Tôi càng nói càng thấy ấm ức, nước mắt ngân ngấn. Nhưng trong lòng tôi biết mình không có quyền trách cứ anh, bèn gắng sức kiềm chế không để nước mắt trào ra.
    Ngô Nguyên không nói gì.
    Mỗi lần gặp tính trẻ con của tôi như vậy, anh vẫn thường làm như thế, dường như là để giữ gìn phong độ quân tử. Nhưng dưới một gốc cây ngô đồng, anh đứng xoay lưng với bóng đèn đường, quay lại, hai mắt trân trân nhìn tôi.
    - Xin lỗi, em nhắc lại cho anh được không? Gần đây anh nhiều việc quá, bận tối mặt tối mũi. Em hãy tha thứ cho anh. Nhưng, về ?oQuả quýt?, quả là em có phản ứng hơi quá. Cô ấy quan tâm tới anh, thậm chí có thể là thích anh, đấy là sự thực. Nhưng em phải biết rằng, trong lòng anh chỉ có một mình em, không thể có người khác nữa. Hơn nữa, em cũng không nghĩ, em là hoa khôi được toàn trường thừa nhận, mà cô ta ?"?" theo cách nói của em, gương mặt hệt như vỏ quýt, sao lại có thể cạnh tranh với em được?
    - Em biết. Trẻ con ba tuổi cũng biết, vỏ quýt xấu xí, nhưng múi quýt rất ngon.
    Tôi chẳng hề suy nghĩ, buột miệng nói.
    Ngô Nguyên sững người giây lát.
    Tôi cũng chợt phát hiện lời mình vừa nói có điều gì không phải, hơn nữa rất bất lợi cho mình. Bởi vì chỉ cần suy luận ngược lại một chút thôi, tôi thực ra chỉ là một củ cải xốp chỉ đáng để nhìn mà không đáng dùng, ngoài vỏ thì đẹp đẽ, trong ruột chẳng có tí thịt nào để nhai.
    Còn may, Ngô Nguyên đại loại chẳng để ý đến lời của tôi, bởi vì anh bỗng giơ tay ôm lấy vai tôi, nhẹ nhàng nói:
    - Được rồi, anh nói chẳng lại với em. Nói với anh đi, rốt cục là việc gì.
    - Việc cần làm trong kỳ nghỉ hè.
    Tôi nói.
    - Trong nghỉ hè? Em nói là việc phải đi Nam Kinh làm phẫu thuật?
    - Đúng. Việc trọng đại vậy mà anh quên, chứng tỏ anh chẳng để em trong lòng.
    - Ôi dào, anh tưởng việc gì. Anh lại cứ nghĩ theo một hướng khác? Việc lớn như vậy thì sao có thể quên được? Em yên tâm, anh đã đồng ý với em, ngày bảy tháng bảy phẫu thuật phải không? Cho dù có trên trời hạ dao, dưới đất trào lửa, anh cũng sẽ ở bên em. Còn nữa, kinh phí phẫu thuật phải do anh chịu, em nhất định không được lấy tiền dành dụm của cô?
    Anh còn muốn nói nữa, nhưng nghe tiếng bước chân phía sau lưng, tôi vội vã kiễng chân, dùng môi bịt chặt miệng anh lại.
  6. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương mười bốn
    Tôi với cô đi dọc bờ kênh giữa cánh đồng.
    Tôi mặc chiếc áo vải tốt màu trắng cộc tay, váy hoa xoè nền xanh, đi đôi giầy da đen láng, đầu đội chiếc mũ mềm rộng vành, tay xách chiếc ví vải hoa xanh nhạt; cô cầm chiếc ô che nắng màu xanh, mặc chiếc áo cánh vải trắng và chiếc quần lụa đen rộng thùng thình?
    Lúc này vào tầm giữa buổi, nắng chưa gắt, những cây dâu thưa thớt bên bờ mương vẫn còn che được nắng, trong khoảng thời gian này, cũng có thể tận hưởng từng làn gió mát phả lên mặt.
    Theo sau chúng tôi là tiếng ?ophạch phạch phạch? đều đều của những chiếc công nông đang nhả khói đen cuồn cuộn. Trong thùng công nông có khi đầy gạch ngói, có khi đầy ắp một toán nông dân đội nón, nam nữ, già trẻ đều có. Khi xe vượt qua, họ ngoái lại nhìn chúng tôi bằng ánh mắt hiếu kỳ, dò xét.
    Bên kia bờ mương là ruộng lúa, mạ non đã cao hơn nửa tấc, xanh mơn mởn, trông lướt qua, chúng giống như những khóm hẹ. Bên này bờ mương cũng chính là con dốc dẫn xuống bờ ruộng chúng tôi đang hướng tới là những ruộng ngô ngút tầm mắt. Thân ngô cao vút hơn đầu người, mang dáng vẻ của những người đàn bà từng trải. Nhưng nhìn kỹ, lại giống như những người đàn bà chửa xếp hàng, ưỡn vú phơi bụng để đón nhận sự kiểm duyệt của ánh mặt trời và gió sớm. Những bắp ngô kia, một số đã căng no ?"?" ở góc vỏ áo bó sát thân bị nứt ra đã lộ những hạt ngô trắng hoặc vàng ươm, giống như bầu vú trẻ trung mới phát tiết, lại giống như đứa trẻ đang đói đòi bú? Trong đó, có cây một bắp, có cây hai bắp, có cây ba bắp?
    Lúc học cấp III, tôi đã từng được học những tri thức thực vật thụ tinh qua phấn hoa, hơn nữa còn có thể tự thụ thai, bấy giờ tôi cảm thấy rất thần bí. Nhưng bây giờ trước ruộng ngô ngút tầm này, tưởng tượng cảnh những người nông dân bắt đầu chuẩn bị thu hoạch, tôi đã lĩnh hội được sự thần bí của chúa tể tạo vật và vũ trụ vô cùng vô tận, trong lòng chợt cảm khái vô cùng.
    Giới thực vật có thể tự thụ phấn hoa, còn động vật, loài người vì sao cứ buộc phải một bố một mẹ, một trống một mái, một nam một nữ góp lại mới xong? Nếu con người giống như thực vật, giống như loài ngô kia thì tốt xiết bao! Sinh sản vô tính, cũng chẳng yêu đương, chẳng cần cưới xin, vẫn có thể sinh con, vẫn có thể truyền đời nối dõi tổ tông?
    Cho dù không thể sinh, hoặc không muốn sinh, cũng có thể trở thành một cây mía, đứng trong rừng những người đàn bà chửa, cùng chia sẻ niềm vui của đồng loại mang thai, cùng hưởng niềm hân hoan sinh đẻ, sau đó chắt chiu nước ngọt, nhuộm ngấm vào thể xác, để ngọt đến tận cùng?
    - Tiểu Ngọc, con nghĩ gì thế? Mau lên.
    Tiếng cô cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.
    - Không, con không nghĩ gì.
    Tôi quay người lại, cắm cúi bám theo cô ở phía trước.
    - Đến thôn xóm cần phải chào hỏi, đừng có ngây ra như gỗ nhé.
    Cô lại dặn dò.
    - Vâng, con biết rồi. Lúc con còn nhỏ đã được nhắc đến mấy trăm lượt rồi.
    Tôi nhíu mày ra vẻ không vui, trề môi nói.
    - Con cho rằng mình là sinh viên đại học, là người lớn rồi à? Nói thực, dù con có làm người mẹ, trong mắt cô, con vẫn là trẻ con.
    Cô vui vẻ lẩm nhẩm.
    Tôi cũng chẳng để ý, lại ngoái đầu lại nhìn ruộng ngô, hy vọng có thể tiếp tục được mạch giả tưởng và những suy nghĩ thầm kín của mình.
    Hình bóng Ngô Nguyên bỗng xuất hiện, anh đang chạy như bị ma đuổi trong ruộng ngô?
    Nhưng đấy chỉ là ảo giác, một dạng ảo ảnh.
    Tôi biết anh vẫn còn ở lại trường, đang tham gia hội nghị và viết tài liệu. Có lẽ ?oQuả quýt?, chiến hữu trên cùng một chiến tuyến chính trị của anh, đã học được cách ?oép sát kèm người? từ sân chơi bóng rổ, hiện giờ cũng đang ngồi bên anh, cẩn thận miệt mài giúp anh cất những bản thảo viết tay (tôi rất lấy làm lạ vì sao cứ khi nghĩ đến Ngô Nguyên là rất tự nhiên nghĩ đến ?oQuả quýt? với dung mạo chẳng lấy làm đẹp đẽ, có lẽ tôi đã bị ma ám chăng. Cô ta đáng để tôi ghen ư? Là một người con gái, tôi tin rằng, cô ta chẳng có gì hấp dẫn Ngô Nguyên. Vấn đề là họ thường xuyên ở bên nhau? có lẽ, đây là mấu chốt của vấn đề? có lẽ, cũng không có lẽ? có lẽ cô ta đích xác là người đàn bà được thượng đế phái xuống để giúp đỡ Ngô Nguyên thành công? Tôi thề, từ nay về sau tôi sẽ nhất định cố gắng không ghen với cô ta nữa)? hơn nữa, tối qua, Ngô Nguyên đã nhờ em gái tới nhà tôi (nhà anh vừa mới lắp điện thoại), đưa cho tôi một phong bì, trong đó là năm nghìn năm trăm Nhân dân tệ. Nhắn lại rằng hội nghị thành đoàn có thể kéo dài một tuần, ngầm bảo rằng anh có thể nuốt lời, khi phẫu thuật sẽ không ở bên tôi, xin tôi tha thứ. Tôi tuy có chút thất vọng, nhưng nói thực, cái tôi cần thực ra là tấm lòng của anh, chứ không nhất thiết anh phải ở bên tôi. Hơn nữa, đây chẳng phải sinh con đẻ cái,? càng quan trọng hơn là, lời hứa giúp đỡ tiền cho tôi cũng đã đủ như hẹn,? nhưng trong lòng tôi còn một gánh nặng khác ?"?" chẳng phải cô nàng ?oQuả quýt? xấu cùi bùi hột kia níu kéo anh ở lại sao?
    Nhưng cuối cùng tôi cũng tỉnh ngộ ra một điều ?"?" đó là ngày trước anh cứu vớt tôi từ vũng lầy khổ ải ra, nay chính anh lại là nguồn căn khổ muộn và phiền não trong tôi.
    Đúng thế, nếu như khi xưa tôi đừng yêu Ngô Nguyên, tinh thần và những phiền toái về thể xác của tôi liệu có trở thành nỗi ám ảnh tôi không?
    ?oThực vật, ngô, sinh sản vô tính, vô tính, Ngô Nguyên, vô?? Tôi nghĩ.
    Lại một chiếc công nông phành phạch chạy qua, cuốn theo bụi đất.
    Tôi vội kéo sụp chiếc mũ xuống, bịt mũi.
    Nhưng chiếc công nông chạy qua chúng tôi, bỗng phanh kít lại.
    - Bà Hai đấy ư? Đầu tiên là người lái công nông ?"?" một thanh niên để trần bắp tay, nhễ nhại mồ hôi ?"?" ngoảnh đầu lại, chào to. Tiếp đó, mấy người ngồi trên thùng xe phía sau cũng nhảy cả xuống, vây lấy ?ocô Hai?, ?obà Hai? luôn mồm chào hỏi. Cô tôi vừa trả lời, vừa luôn miệng giục tôi chào lúc thì ?othím Ba?, ?ochú Tư?, lúc thì ?obác Cả?, ?odì Hai?.
    - A, Thạch Ngọc đấy à! Sao mà cao lớn thế này? Đẹp như tranh ấy. Nếu cô chẳng nói, cháu còn cho là tiên nữ giáng trần cơ. A, a, thật là?.
    Thím Ba có mấy chiếc răng hàm dưới cứ chìa ra bỗng kêu lên kinh ngạc, mắt trân trân nhìn tôi, hai tay không ngừng nắn nắn trước ngực, sau đó lại hỏi:
    - Từ khi cháu lên thành phố đến giờ mới trở lại quê? Cô hai cháu, thím còn gặp đôi lần.
    - Có về hai lần, lúc cha cháu mất được năm mười năm, nhưng mãi sẩm tối mới về rồi lại đi ngay.
    Tôi trả lời làm cho thím Ba có vẻ áy náy.
    - à, ra thế, cha cháu mất được mười mấy năm rồi nhỉ?
    - Hôm nay là tròn mười ba năm.
    - Hoá ra hai cô cháu về tảo mộ?
    Tôi gật đầu.
    - Người tốt thật, cha cháu đúng là người tốt, nhưng lại bị oan.
    Lúc này, một người phụ nữ luống tuổi đứng cạnh thím ba chen vào.
    - Ông bị oan điều gì?
    Tôi vội vã hỏi.
    - ừ, điều này?
    Cô ta bỗng chốc ấp a ấp úng.
    - Thôi, Tiểu Ngọc, mau đi nào.
    Cô bỗng kéo nhẹ cánh tay tôi.
    ?oở lại mấy ngày!? ?oRỗi rãi tới nhà tôi chơi nhé!?? Mọi người mồm năm miệng bảy khách khí mời chào, rồi lần lượt quay trở lại thùng công nông không có mui che.
  7. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương 14
    Chiếc công nông rùng mình, tiếp là tiếng nổ ?ophành phạch? động trời, lắc lư chạy tiếp.
    Tôi ngước mắt nhìn ra xa xa, mái ngói xanh xám, cây dải quạt cao cao thẳng vút phía sau những ngôi nhà của ngôi làng cũ đã hiện ra lờ mờ.
    - Cô, mỗi lần con hỏi chuyện về cha con, sao cô cứ luôn đánh trống lảng thế?
    Tôi nhìn theo chiếc công nông, không chịu được vặn hỏi.
    - Cô đánh trống lảng lúc nào?
    Cô vội vã phủ nhận.
    - Cái gì là không đánh trống lảng. Lần nào cô chẳng thế. Bình thường hỏi đến cô, cô chẳng chịu nói. Về đến nhà cũ, muốn hỏi, cô lại chặn lại. Chẳng lẽ bố con đã làm việc gì mờ ám không dám nhìn mặt người ta nữa?
    - Thạch Ngọc, cô không cho phép con nghĩ về cha con như vậy.
    Nét mặt cô bỗng trở nên nghiêm nghị.
    - Thế cô hãy nói, rốt cục chuyện của cha con như thế nào. Vừa nãy thím kia nói là oan, điều này con tin, khi còn sống cha con nói là ông đã sai, ông không nên đi học nghề y làm gì. Nó có ý nghĩa gì? Cô, thật mà, việc này, con cảm thấy cô đang giấu con điều gì đó. Con đã lớn rồi, con biết phân biệt phải trái mà.
    Cô cúi đầu không nói. Chỉ nghe tiếng bước chân cô lạo xạo trên cát.
    Lát sau, cô mới ngoảnh đầu về phía tôi, mắt đỏ hoe, nói:
    - Không phải cô không muốn cho con biết, cũng chẳng phải cô giấu con. Sau này con khắc tự hiểu, con sẽ hiểu được dụng ý của cô. Cha con đúng là một người tốt, ông bị oan, đó là điều con không được phép nghi ngờ. Nhưng ông bị oan thế nào, vì sao bị oan lại liên quan tới rất nhiều người, thậm chí có người còn rất gần gũi với con nữa. Cho nên, con đừng có dò hỏi. Điều này tốt cho cả con. Hiểu chưa? Con cần phải nhớ lấy.
    Tôi im lặng gật đầu, nhưng vẫn không chịu được lại hỏi:
    - Cô nói sẽ ảnh hưởng tới người rất thân thiết của con, người ấy là ai? Trên thế giới này ngoài cô và cha con ra, lẽ nào lại còn có người thân thiết nữa? Lẽ nào?
    Một ý nghĩ chưa hề có vụt loé lên trong đầu tôi, tôi vội im bặt, không dám nói tiếp.
    Cô cũng chẳng giải thích. Cô chỉ đổi chiếc ví da từ tay phải sang tay trái, rồi lại lầm lũi đi trước.
    Nhưng trong lòng tôi lại có sự băn khoăn do dự chưa từng có: ?o? ngoài cha mẹ sinh tôi ra, còn có ai có thể là người thân thiết với tôi? Lẽ nào cái chết của cha lại liên quan tới cha mẹ đẻ của tôi? Nhưng, tôi được vớt từ dưới nước lên, chẳng có cha mẹ đẻ! Nếu có, đó nhất định phải là loại cha mẹ ác hơn cầm thú, nếu không sao họ lại nỡ vứt tôi đi trong chiếc yếm??? Tôi nghĩ trong lòng, liếc trộm cô. Tôi quyết định mình sẽ giữ thật kín điều vừa phát hiện, không để cô biết, có cơ hội, tôi sẽ tự điều tra, tự làm sáng tỏ. Cho dù cha mẹ đẻ tôi là người thế nào, bất kể hiện tại họ sống hay chết, bất kể từ nay về sau tôi có nhận họ hay không, có thể làm rõ thân thế mơ hồ của mình là cũng đáng lắm rồi.
    Nhưng những việc này chưa phải là việc cần gấp của tôi hiện giờ.
    Ngày mai, tôi phải tới Nam Kinh để thực hiện ca mổ. Đấy là việc quan trọng đối với đường đời và vận mệnh của tôi.
    Hôm qua, cô dắt tôi lên chùa Tuệ Giác thắp hương, cầu mong Bồ tát chúc phúc và phù hộ. Hôm nay, chúng tôi lại về tế lạy trước mộ cha tôi, nói với ông rằng tôi theo lời dặn dò của ông, đã tìm được chiếc chìa khoá chuẩn bị mở thể xác tôi ?"?" dì Doãn Hoa, một chuyên gia phụ khoa xuất sắc, một nữ quân nhân nhiệt tình, tài năng, sẵn lòng giúp đỡ người khác, hy vọng cha có thể bằng lòng, và phù hộ cho tôi lên đường bình an?
    Chúng tôi qua chiếc cầu đá, men theo bờ kênh đi về đoạn đường nhỏ, sau đó lại vòng lên hướng bắc xuống một con dốc nhỏ. Cuối cùng, ngôi nhà ngói ba gian xiêu xiêu vẹo vẹo của chúng tôi cũng hiện ra trong vạt ruộng ngô cao hơn tầm người. Chúng tôi tiến về phía trước, chỉ thấy dưới mái hiên cây cỏ um tùm, ngay đến dấu chân người cũng chẳng có. Nhìn kỹ, đầu hồi phía tây đã sụp đổ, chỉ còn bờ vách cao hơn đầu gối, gạch vỡ tứ tung. Đỉnh gian phía tây, một nửa cũng đã trống trơn ?"?" khẳng định chẳng còn viên ngói nào nữa, rui mè hẳn cũng chẳng cam chịu cảnh tịch mịch đã phơi bày cả ra. Cánh cửa khép hờ, chúng tôi đẩy cửa bước vào, chân tường, nền nhà đã mọc đầy cỏ dại. Chỉ có gian phía đông còn nguyên vẹn như cũ, không bị ?otan nát bởi thu phong?, nhưng đã trở thành gian nuôi tằm, tiếng tằm ăn rỗi rào rào. Tôi hiếu kỳ nhặt một con tằm đang gặm lá trên nong đặt vào lòng bàn tay, con tằm mềm nhũn khẽ rúm lại, rồi rất nhanh chóng thích ứng với môi trường sinh tồn mới, coi bàn tay tôi là cái nong, tiếp tục gặm lá dâu. Trong phòng mùi tanh tưởi nồng nặc, tôi chỉ chịu được một lát, rồi phải lao ra ngay.
    Cô nói trước hết cần phải đi tìm trưởng thôn, bàn bạc về chuyện sửa sang lại ngôi nhà tổ này của chúng tôi ?"?" kể từ khi cha mất đi, ngôi nhà này đã dành cho đội sản xuất (sau đổi thành tổ) làm kho. Đến bây giờ đổ nát, chẳng ai đoái hoài. Vừa may hiện nay một đứa cháu họ xa của cô làm trưởng thôn, cô muốn tìm anh ta để bàn cách. Bất kể thế nào, theo chính sách của nhà nước hiện nay, đây vẫn thuộc một phần gia sản của Thạch gia, cô quyết định cần phải giữ gìn nó.
    Nhân đây cũng nói luôn, quan hệ thu nhận nuôi dưỡng giữa tôi và cô, tuy một năm sau khi lên thành phố đã được Dân chính và các ngành liên quan phê chuẩn, nhưng hộ khẩu của tôi thực sự chuyển vào thành phố lại là chuyện của bảy tám năm sau. Trước đấy, lương thực hàng năm của tôi đều được đội sản xuất cho người đưa lên.
    - Sửa hay không thì có ý nghĩa gì? Cô con mình chẳng bao giờ quay về đây ở cả.
    Tôi không cho rằng cách nghĩ của cô là đúng.
    - Con thì biết cái gì? Cô trừng mắt nhìn tôi: - Họ đã dùng bấy năm, chúng ta đã không lấy một cắc tiền cho thuê, giúp chúng ta sửa lại là điều nên làm.
    - Nhưng cô thử nghĩ, sửa xong mà chẳng có người ở thì cũng bằng không à?
    - Sao con biết không có người ở? Đến khi con lấy chồng, cô sẽ chuyển về ở đây, hương khói cho ông bà, và cha con. Không khí ở đây còn chẳng trong lành hơn thành phố ấy chứ.
    - Con không tin cô sẽ chuyển về đây. Ngay đến cái hố xí cũng chẳng tiện lợi. Nếu không, cô tìm họ sửa xong rồi bán quách đi thì còn đáng.
    - Bán? Thế mà được à? Còn mồ mả ông bà, cha con đều ở sau vườn?
    Lúc đó tôi cứng miệng, chẳng thể nói được lời nào. Nhưng ngẫm nghĩ một lát, lại nói:
    - Nhưng, con không thể cùng cô đến nhà trưởng thôn. Con ở đây đợi cô về cùng khấn, thắp hương, đốt pháo nhé.
    - Được, tuỳ con.
    Cô nói rồi trao cho tôi chiếc sắc, hớt hải đi theo con đường mòn phía tây.
    Ngay lúc đó, tôi chẳng có việc gì phải làm, cũng chẳng có người quen nào tìm tôi. Lứa bạn hồi nhỏ của tôi, ấn tượng rất mờ nhạt, lại thêm mười ba năm đã qua, thì dù có ?ogặp mặt cũng chẳng biết tên?.
    Tôi đứng ở chân tường phía tây một lát. Thế đất ở đây cao ráo, có chút gió phây phẩy làm bớt cái oi bức buổi giữa trưa.
    Tôi lướt nhìn từ chỗ mình đứng ra xung quanh.
    Cạnh hồi nhà phía tây là một vạt đất trũng kéo dài mãi từ phía nam lên mạn bắc, nay đã trồng đậu hoàng.
    Nhưng trong ký ức của tôi, đây là con sông nho nhỏ chỉ có lau sậy.
    Bốn năm chục mét phía phải trước nhà tổ, trước đấy có một cái ao tròn tròn, xung quanh cũng mọc đầy lau sậy. Bờ bắc có một chỗ khuyết nhỏ, nối liền với con kênh phía dưới đầu hồi phía tây. Tôi đã từng giặt quần áo ở con sông này, đã từng học bơi trong cái ao nhỏ đó.
    Nhưng cái ao đã bị lấp bằng, nay là khoảng đất trũng trồng khoai sọ. Làn gió phe phẩy, những chiếc lá khoai đung đưa khiến tôi hồi tưởng đến những chiếc lá sen che gần kín ao ngày xưa?
    Còn bờ ao về hướng nam? Cũng có một chỗ khuyết nối liền với một con sông nhỏ khác. Con sông đó, là một nhánh của con sông Long Bối nổi tiếng. Ngược dòng nhánh sông này là đập Long Bối. Theo người ta nói, khi Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, từng cưỡi Bạch Long mã qua đây, Bạch Long mã khát nước, bèn vục đầu xuống kênh uống nước ?"?" đương nhiên lúc đó con sông này chưa có tên là Long Bối. Khi Bạch Long mã uống xong, vừa ngẩng đầu lên, bỗng thấy bên kia bờ có một toán nông dân đang nóng lòng đợi thuyền qua sông, nó bèn khẽ quay mình, vung đuôi trắng mấy cái. Vậy là một con đê như lưng rồng lập tức hiện lên trên mặt nước? Từ khi có con đập, người qua lại con sông này chẳng cần thuyền bè.
  8. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    14

    Năm xưa, khi cha tôi đi nom bệnh về, đang dò dẫm qua con đập này thì gặp tôi đang trôi dạt trên mặt nước?
    Nhưng đáng tiếc con đập không còn nữa, dòng Long Bối cũng đã bị san phẳng. Mọi người sợ đói, hận là không san phẳng tất cả sông hồ thành ruộng tốt dùng để cày cấy.
    Quê tôi đã thay đổi như vậy.
    Tôi phóng tầm mắt, bốn bề quanh tôi đều là những ngôi nhà hai tầng nhỏ, lác đác mọc lên ngôi nhà ba tầng.
    Mọi người đã giầu hơn trước nhiều rồi.
    Nhưng tôi có một chút thất vọng vẩn vơ ?"?" quê tôi đã rất khó nhận ra, cũng chẳng còn vẻ đáng yêu thuần khiết như trước đây.
    ?
    Cô tôi đi một lúc lâu rồi mới trở lại. Cô nói với tôi là đã bàn với trưởng thôn, gạch gói, gỗ lạt do thôn cung cấp, tiền công thợ do chúng tôi tự bỏ. Cần phải nói rằng đây là phương án chấp nhận được.
    Chúng tôi chuẩn bị lễ cúng.
    Nhưng ngôi mộ của cha tôi đã bị gạt bằng, rất khó xác định chính xác mộ nằm ở đâu, hơn nữa cho dù có thể xác định được, chúng tôi cũng không thể chen vào giữa ruộng ngô dày đặc để thắp hương. Cuối cùng, chúng tôi lựa khoảng đất trống phía bắc cạnh đầu hồi phía tây để làm đàn tế.
    Cô cháu tôi đốt tiền âm phủ, vàng bạc, giấy súc mang từ thành phố về, quỳ trên chiếc túi giả da, kính cẩn hướng về phía mộ của ông bà và cha tôi phía phải cây dải quạt dập đầu. Cô tôi vừa lạy, vừa lầm rầm khấn: ?o? bố mẹ và bố của cháu Tiểu Ngọc, xin hãy giúp cho Tiểu Ngọc, phù hộ cháu??
    Tôi cũng nói những lời mong mỏi người thân giúp đỡ, nhưng là: ?oÔng, bà và cha, hãy nhận lấy tiền để tiêu, nếu không đủ hãy nói với con. Đợi khi con tốt nghiệp, có công ăn việc làm, con sẽ thường xuyên quay về đốt tiền vàng để ông bà và bố dùng??
    Sau khi đốt xong tiền vàng, chúng tôi đốt pháo.
    Chúng tôi mang về 20 quả pháo, theo cách nói của cô, là để cầu xin cho tôi mọi điều thuận lợi. Cô còn chuẩn bị một thẻ hương thơm, dùng châm pháo.
    - Con làm cho.
    Tôi giành lấy thẻ hương từ tay cô, hít một hơi thở sâu, nhưng bị khói làm cho cay xè, nước mắt giàn giụa. Tôi cứ để nước mắt thế mà châm vào ngòi pháo dựng đứng. Những quả pháo sau mỗi tiếng ?ođoàng? rồi vọt lên là mỗi lần tôi kêu ré lên, hai tay bịt chặt tai, ngóng một tiếng nổ tiếp theo trên không trung.
    Hai mươi quả, mỗi quả hai tiếng nổ, nghe rất nhộn tai. Tôi và cô đều cảm thấy rất phấn khởi, cho rằng những người thân dưới âm ty đang cùng chúc phúc cho chúng tôi?
    Lễ cúng hoàn tất, chúng tôi đứng dậy phát hiện ra có một lũ trẻ đã xúm quanh tự lúc nào. Theo lời cô dặn, tôi lấy viên kẹo ra phân phát cho bọn trẻ.
    Chia kẹo xong, tôi bỗng nhìn thấy cô thu những tờ tiền vàng chưa đốt cất vào túi giả da.
    - Sao lại không đốt hết?
    Tôi ngạc nhiên hỏi.
    - ừ? cô còn dùng tới.
    - Còn phải đốt lần nữa à?
    - ừ? đến lúc đó con tự khắc biết.
    Cô buồn buồn trả lời, như cố ý giấu diếm điều gì.
    Chúng tôi ăn cơm trưa ở nhà một bà già. Sau bữa nghỉ ngơi một lát, cô dẫn tôi trở về thành phố. Nhưng khi chúng tôi tới cây cầu đá, cô không lên cầu mà men theo bờ kênh đi thẳng về hướng đông.
    - Đi đâu vậy cô? Không về nhà à?
    Tôi thắc mắc hỏi.
    - Cô bỗng muốn đi thăm cô em gái, vòng hơi xa một chút.
    - Cô út? Sao con chưa từng nghe thấy cô nói qua?
    - Đúng. Đừng cho rằng con lớn thế này thì chuyện gì cũng biết cả.
    Cô nói, rồi bỗng thở dài.
    Chúng tôi đi theo bờ kênh chừng hơn hai dặm, sau đó vượt qua cầu về hướng nam đi khoảng ba mươi lăm phút, cô ngoái trước nhìn sau, chốc đi chốc dừng, rồi rẽ vào một con ngõ nhỏ, cuối cùng dừng chân trước một ngôi nhà thấp lè tè.
    - Bà Tư có nhà không?
    Cô tôi gọi to, như thể trong nhà có người điếc.
    - Bà tìm ai đấy?
    Trong nhà một bà già lưng còng còng run rẩy bước ra. Bà ta như không chỉ điếc, mà chắc mắt cũng kèm nhèm.
    - Tôi là Tiểu Lan con ông cử Thạch ở Tây Trang đây. Sao, không nhớ ra tôi à?
    - Hả, bà Tiểu Lan ?"?" Cô Hai, chẳng phải cô ở thành phố sao?
    - Vâng, tôi về nhà có chút việc, tiện ghé thăm bà, bà có khoẻ không?
    - Khoẻ cái nỗi gì nữa, mong chết mà không xong, chỉ nhọc người khác, còn cô gái này? Con cái nhà ai đấy?
    Bà già chậm chậm quay đầu, hỏi tôi.
    - Cháu gái tôi, Thạch Ngọc.
    - Thạch Ngọc? Có phải con gái của em trai bà?
    Ánh mắt tối tăm của bà Tư chợt sáng lên, nhìn tôi rất chăm chú. Bỗng nhiên, cánh tay bà run rẩy bấu lấy tay tôi, trong khoé mắt nước mắt chực trào ra, miệng khô đét giật giật:
    - ? Hả, cháu là Thạch Ngọc, con ngoan, đã ?"?" đã lớn thế này rồi. Có phúc rồi, có một người cô tốt?
    - Bà Tư, tôi hỏi bà một chút, mộ con gái bà ở đâu?
    Cô tôi vội vã cắt lời.
    - Bà nói gì?
    Bà Tư vẫn chưa nghe rõ lời cô, vén áo vạt xô quệt quệt nước mắt hỏi.
    - Tôi hỏi con gái bà ?"?" Mộ của Mĩ Hoa ở đâu?
    Cô lớn tiếng hỏi lại.
    - Ừ, bà Tư nói ?"?" Mộ của Mĩ Hoa à, ở vườn rau trước mặt ấy. Quấy quả bà nghĩ đến cháu nó.
    - Phiền bà chỉ cho, chúng tôi đốt cho cô ấy chút giấy tiền.
    - Được, được?
    Bà Tư nói, vội rút cây gậy phía sau cửa làm gậy chống, run rẩy bước ra khỏi gian phòng tối.
    - Đây này, cái cây này sau khi chôn nó mới trồng, nó rất thích hoa đào.
    Bà Tư dẫn chúng tôi đến góc vườn phía đông nam, chỉ gốc cây đào cong cong nói, cố gắng ngăn những giọt nước mắt tận thẳm sâu trong khoé mắt chực trào ra.
    Thân cây đào sù sì, cành phía trên chõe ra, giống như chiếc ô che kín một góc vườn. Cô dọn một khoảng đất trống dưới bóng cây đào, lặp lại một lượt giống như trình tự lúc cúng tế ông bà và bố tôi, cái khác là không đốt pháo (chúng tôi đã đốt hết pháo).
    - Tiểu Ngọc, con cũng lạy cho cô mấy lạy.
  9. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương 14
    Tôi đang đứng sau lưng cô như người ngoài cuộc xem, thầm nghĩ đây có thể là cô em út thế nào, bỗng nghe cô nói với mình, vội vã gật đầu.
    Tôi vái lấy lệ mấy cái rồi đứng dậy, chợt thấy cô nước mắt giàn giụa.
    Trước mộ ông bà và bố tôi, cô chẳng hề như vậy.
    ?
    - Vào nhà ngồi chơi chút đã.
    Bà Tư nói.
    - Thôi, chúng tôi đi cho kịp xe.
    Cô dụi mắt nói.
    - Uống chén nước rồi hẵng đi. Bà Tư lại nói.
    - Không được, không thể được. Cô nói, rút tờ giấy bạc một trăm Nhân dân tệ, ấn vào tay bà Tư: - Bà phải giữ gìn sức khoẻ đấy, sau này có dịp chúng tôi lại về thăm bà.
    Chúng tôi mau chóng rời khỏi nhà bà Tư, quay trở lại lối cũ.
    Trên đường, tôi không đừng được hỏi:
    -
    Cô, cái người gọi là Mỹ Hoa rốt cục là thế nào với cô? Xem ra, trước kia các cô rất tốt với nhau, rất thân thiết, nếu không, sao cô lại khóc? Nhưng, trước đây con chưa bao giờ nghe cô nói tới cô ấy.
    Cô nhìn tôi, muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi, cuối cùng cô nói:
    - Sau này, sau này nhé. Sẽ có một ngày, cô sẽ nói nguồn căn mọi chuyện với con.
    Tôi không đừng được ngoái đầu lại, nhìn về hướng nhà bà Tư. Vẫn thấy bà già chống gậy đứng trước ngôi nhà ảm đạm, ngây dại nhìn theo chúng tôi.
    Bỗng nhiên, khi vượt qua con rạch trước cửa nhà người đàn bà ấy, dưới bóng chiều, một khoảng ruộng hẹ xanh tươi và tốp nam nữ đang phun thuốc trừ sâu đã đập vào mắt tôi. Tất cả dường như rất quen thuộc.
    Tôi chợt nhớ ra, khi cha đưa tôi lên thành phố, chúng tôi đã từng đi qua con đường này.
    Bỗng nhiên, trong đám ruộng đó một hình ảnh hiện ra rất rõ ràng, định rõ trên nền trời xanh thẳm:
    ?"?" Đó là người đàn mất trí!

  10. saobienbluebigbye

    saobienbluebigbye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Chương mười lăm
    Mấy thiên nhật ký trong thời gian phẫu thuật
    Ngày mồng năm tháng bảy, thứ tư, trời quang đãng
    Chập tối, tôi và cô xuống xe ở bến xe đường dài gần ga tàu hoả.
    Doãn Hoa và cậu em trai đến đón chúng tôi. Tính cậu rất hay xấu hổ. Động nói đến là mặt đỏ dừ, nhưng lại rất tốt bụng. Nghe nói, bây giờ cậu đang học ở một trường mỹ thuật. Tôi hỏi tên, cậu ta cúi đầu ấp úng, nên không nghe rõ. Tôi hỏi lại mới biết là Doãn Quốc Lương, đại khái ý tứ bố mẹ muốn cậu trở thành rường cột của nước nhà, nhưng trên đường về Doãn Hoa cứ gọi cậu là ?oĐại cô nương?. Lúc đầu, cô cháu tôi đều cho rằng cô gọi là ?oĐại quốc lương?, sau mới nghe ra, không nhịn được cười.
    Chúng tôi dự định đi xe buýt về nhà Doãn Hoa, như vậy sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng Doãn Hoa nhất định đòi đi tắc xi, cô nói: ?oBốn cô cháu ta, lại thêm hai chiếc túi nữa, coi như ổn?. Đương nhiên, tiền xe sau đó cũng do Doãn Hoa tranh trả.
    Lên xe, thấy Doãn Hoa luôn mồm gọi cậu em ?oĐại cô nương?, không đừng được tôi khẽ rỉ tai nói với cô: ?oCon trai lớn rồi, có tự trọng, trước mặt người lạ đừng gọi như thế?. Doãn Hoa bác lại: ?oKhông việc gì, nó quen rồi. Hơn nữa, chị cũng đừng xem mình là người lạ. Mấy hôm nay em luôn nhắc chị trước mặt nó. Nó cũng đã xem ảnh chị em mình chụp chung, nó rất sùng bái chị?.
    Nhà Doãn Hoa ở phía tây bắc thành phố, rất gần bệnh viện của dì Doãn Hoa, đi bộ cũng chỉ mất mươi phút. Cho nên, Doãn Hoa kiên quyết khi tôi đến Nam Kinh thì phải ở nhà mình, tôi cũng khó lòng từ chối.
    Đó là căn hộ mới hai phòng một sảnh, nằm ở tầng ba. Hai buồng ngủ, buồng rộng hơn một chút đương nhiên thuộc về bố mẹ Doãn Hoa, nhỏ hơn một chút là buồng ngủ Doãn Hoa. Cậu em Doãn Hoa thì an thân lập mệnh ở ban công phía ngoài phòng ngủ của bố mẹ ?"?" ở đó đã dùng vật liệu xây dựng cơi nới thành một gian phòng nhỏ chừng bốn mét vuông.
    Lúc này, Doãn Hoa nhường phòng của mình lại cho cô cháu tôi, còn mình thì nằm sàn bên phòng của bố mẹ.
    Khi chúng tôi bước vào cửa, gặp ngay bố mẹ Doãn Hoa. Bố Doãn Hoa là cán bộ cấp phòng của một cục nào đó, trông rất nho nhã; mẹ làm công nhân phay ở một nhà máy công cụ, rất hiền dịu, nhưng có vẻ hơi chậm chạp.
    Sau bữa tối, dì Doãn Hoa gọi điện tới, hỏi tôi đã tới chưa, sau đó nói ngay với tôi đã bố trí phẫu thuật vào mười giờ trưa ngày kia, nhưng sáng mai cần phải đến bệnh viện nộp viện phí và làm thủ tục nằm viện. Tôi hỏi có phải ngày mai sẽ phải vào nằm viện không, dì ấy nói đúng vậy.
    Mai là ngày bảy tháng bảy, bây giờ ngẫm nghĩ, để chọn được ngày này, tôi cũng đã phải lao tâm khổ tứ.
    Khi trước, dì Doãn Hoa cho tôi ba ngày để lựa chọn (đây cũng là điểm hay của chỗ quen biết, thông thường bệnh viện nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của mình để không bị thiệt hoặc cũng vì thu thêm một chút tiền viện phí, nên bất kể phẫu thuật lớn nhỏ, họ luôn bắt người bệnh phải nằm viện rồi mới tính. Có khi đợi dăm bữa nửa tháng, mà còn chưa đến lượt phẫu thuật), một là ngày bảy tháng bảy, hai là ngày mười bốn tháng bảy, còn một ngày nữa là mồng ba tháng tám. Tôi suy đi tính lại, cuối cùng chọn ngày bảy tháng bảy. Một là phẫu thuật sớm chút nào yên tâm một chút ấy, hai là người ta nói Thất tịch là ngày hội ngộ, Ngưu Lang Chức Nữ cũng cùng gặp gỡ nhau ở cầu Ô Thước trên trời trong ngày bảy tháng bẩy này, là điềm lành. Tuy Thất tịch cũng chỉ có thể là ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch, nhưng người hiện đại đã quen sử dụng lịch dương, Ngưu Lang Chức Nữ đã nhập gia tùy tục cũng chưa biết chừng.
    Tôi thật sự hy vọng mai sẽ là một ngày đại hỉ đối với tôi.
    Tôi cũng hy vọng thông qua phẫu thuật ngày mai, Ngô Nguyên có thể thật sự đi vào trong tôi. Và lần phẫu thuật này, chính là cầu Ô Thước của chúng tôi, một khi đã bắc lên thì không bao giờ tháo rời.
    Tôi không biết hội nghị của Ngô Nguyên còn mấy ngày nữa mới kết thúc, nhưng tôi hy vọng tối nay bất kể ở nơi nào, bất kể đang làm gì, trước khi đi ngủ anh sẽ không quên chúc phúc cho tôi.
    Tôi càng mong đợi hội nghị kết thúc, anh lập tức biến thành con chim Thước, chắp cánh bay đến bên tôi?

Chia sẻ trang này