1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ cùng nghĩa với từ Mẹ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Lissette, 02/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Từ cùng nghĩa với từ Mẹ trong tiếng Việt

    Từ cùng nghĩa với từ Mẹ trong tiếng Việt

    (VTV4 ?" 29/9/2000)

    Việt Nam là một dân tộc được biết đến với nhiều nét văn hóa đặc sắc, với 54 dân tộc cùng chung sống trên mọi miền của Tổ quốc nên ở mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa rất khác nhau thể hiện qua hai bình diện: văn hóa và ngôn ngữ.

    Xét trên phương diện ngôn ngữ thì lớp từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt không chỉ có khả năng sử dụng rộng rãi mà còn được dùng để xưng gọi, trong các lớp từ như vậy thì từ Mẹ được sử dụng rất rộng rãi. Trong tiếng Việt cổ cũng như tiếng nói hiện nay ở mọi vùng miền của Tổ quốc thì ngoài từ Mẹ, người Việt còn dùng ít nhất 15 từ khác để gọi người phụ nữ sinh ra mình.

    Trong tiếng Việt cổ, từ Cái và từ Nạ cũng được dùng rộng rãi với từ Mẹ hiện nay. Những cách gọi này còn được ghi lại khá nhiều trong kho tàng ca dao Việt Nam, ví dụ như:

    ?Con dại cái mang
    Nàng về nuôi cái cùng con
    Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

    Tháng chín thì quýt đỏ trôn
    Tháng ba ngái mọc cái con tìm về.?


    Tương tự như vậy, từ Nạ cũng được ghi lại khá nhiều trong tục ngữ ca dao Việt Nam. Ví dụ như:

    ?Con có nạ như thiên hạ có vua
    Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng.?


    Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có một thời gian dài chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Hán. Chính vì vậy viết chữ Hán đã chịu ảnh hưởng sâu đậm đến tiếng Việt, nên người Việt đã mượn từ Mẫu là từ tiếng Hán để gọi Mẹ. Tuy nhiên, từ Mẫu không đứng một mình mà luôn đi cùng với yếu tố khác trong cụm từ ghép: Từ Mẫu, Mẫu Thân hoặc Thân Mẫu ?

    Ngoài từ Mẹ được sử dụng rộng rãi ở mọi miền đất nước thì từ Mệ và Má lại là đặc trưng tiêu biểu của các vùng Trung bộ và Bắc bộ. Đi sâu vào một số vùng miền, chúng ta còn bắt gặp những cách gọi khác như: Bầm, U, Bu, Mợ ? Mỗi một từ lại được ưa dùng ở một số địa phương. Vì vậy, chúng có phạm vi sử dụng hạn hẹp hơn từ Mẹ và từ Má. Song cũng có một số từ đã đi vào ngôn ngữ văn chương nên rất đỗi quen thuộc, ví dụ như nhà thơ Tố Hữu khi đã nói về hình ảnh của người mẹ, ông đã viết:

    ?Bầm ơi có rét không bầm
    Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn?


    Trong các từ vừa kể trên thì từ Mẹ vẫn được sử dụng rộng rãi nhất và đang thay thế dần các từ khác. Chính vì vậy mà ta thường gọi là ?oBà mẹ Việt Nam anh hùng? hay gọi Tổ quốc là Mẹ chứ không phải là một từ nào khác.

    (Hết).




    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Bấm vào đây
  2. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì hình như còn có cả từ "mạ" nữa, chắc cũng biến tướng từ từ mẹ mà ra, dùng ở miền Trung thì phải.
    Về từ "nạ" thì bác nào có thể cho tôi biết là nó có liên quan gì đến từ "nạ dòng" không?

    :: Giáo Hoàng ::
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Lisstte ơi, hình như từ "Má" thường hay xài trong miền Nam hơn chứ nhỉ!
    Si l'amour existe encore
  4. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Các bác có ai biết tại sao trong nhiều ngôn ngữ thì từ "mẹ" đều có vần m cả không? Việt: mẹ, má, mế, mạ; Anh: mother, mummy, mum; Pháp: mère, maman; Hán: mẫu, ma.
    Liệu có phải âm m dễ phát âm hơn các âm khác không nhỉ? Vì từ mẹ có lẽ là từ đầu tiên mà đứa trẻ nói được!
  5. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    có lẽ là như thế; vì đứa trẻ khi mới sinh ra thường phát âm:mờ, mầm ... !!! Hìhì
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Bấm vào đây
  6. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng may những đứa trẻ sinh ra không biết chửi bậy, chúng chỉ biết chửi bậy khi bắt chước người lớn.

    :: Giáo Hoàng ::

Chia sẻ trang này