1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ Cừu đến Người

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi despi, 17/08/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    05:01, 17/08/2001
    --------------------------------------------------------------------------------
    Từ Cừu đến Người
    Từ tháng 8 ở box khác mang sang .
    Thế giới này, cũng như ở VN còn rất nhiều trẻ mồ côi vô thừa nhận, nếu hiếm muộn thì nhận con nuôi đâu cần clone làm gì .
    Hôm nọ có xem 1 phim KHVTưởng về 1 khoa học gia clone người thành 1 lũ dị dạng, nuôi tất cả trên một hoang đảo, trông rõ khiếp .
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    SỨC SỐNG CỦA LOÀI NGƯỜI CÓ THỂ VƯỢT XA HƠN ÔNG BÀNH TỔ ĐẾN cả BỐN TRĂM NĂM - CON NGƯỜI ĐANG TRÊN ĐƯỜNG SÁNG TẠO RA CHÍNH HỌ
    Thinh Quang
    Một sự thật ngoài sức tưởng tượng của con người ngay cả thời gian cuối thế kỷ XX là con người có thể hơn cả tuổi thọ của ông Bành Tổ theo như truyền thuyết, mà một câu thơ thường được nhắc nhở đến:
    Xưa ông Bành Tổ sống đời
    Tám trăm tuổi thọ nay thời còn đâu?!
    Tuổi trăm tuổi thọ là một kỷ từ hàng triệu năm rồi chẳng có một con người nào trong hành tinh Địa Cầu này có thể đạt đến được. Nhưng...nay trước thềm thiên niên kỷ mới, những khám phá mới đã làm cho toàn thể nhân loại phải bàng hoàng sửng sốt.
    Con người bắt đầu kiến tạo lấy cho mình một tuổi thọ dài lâu, không phải chỉ sống lâu "có "hai cái sáu mươi" theo như câu chúc lành cho nhau ở thế kỷ mười chín...hay được hai cái "bách tuế" mà cả hàng ngàn năm, ngàn hai trăm năm...và vẫn chống lại được sự lão hóa. Thế có nghĩa là rồi đây con người sống mãi không già nhờ khối óc siêu phàm của các nhà khoa học trong thiên niên kỷ mới này...
    Sự mơ ước này không phải mới có ở thế kỷ hai mươi mốt mà nó đã ươm mầm từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX. "Họ muốn thay đổi loài người". Theo Sience et vie đã ghi lại các sự kiện mà các nhà khoa học của thời cuối thế kỷ hai mươi đã tìm tòi nghiên cứu về sự thay đổi con người về mặt di truyền. Theo tạp chí Khoa Học và Đời Sống ghi lại sự kiện về sự thay đổi này đẹp và lớn hơn.
    Lúc ý nghĩ này mới phôi thai bị các nhà đạo đức cho rằng việc làm đó thật vô cùng nguy hiểm... và tức thời họ khuyến cáo các nhà khoa học nên dầng chân lại là vừa. Nhưng...các khoa học gia không dầng lại như các nhà đạo đức này mong muốn. Ngày nay mọi cái đều ở ngay trong tầm tay họ - những nhà di truyền học. Họ đã bị mê hoặc bởi sức mạnh những công trình khám phá mà họ đã xây dựng lên. Liệu các nhà đạo đức có thể ngăn chặn được chăng? Thật khó lòng. Các nhà khoa học luôn luôn chìm đắm,lặn ngụp trước các thành quả khá lạ lùng dẵn dắt tiến sâu vào hơn nữa. Họ là hiện thân tiến hóa của bánh xe lịch sử. Bánh xe lịch sử thì không bao giờ chịu đứng lại để bị đào thải.
    Các nhà khoa học có ý định muốn thực hiện việc đưa gene mới vào trong cơ thể của con người, như họ đã từng thử "con chuột" và "quả cà chua"trong các phòng thí nghiệm. Họ cho rằng chẳng có quan hệ gì với lối điều trị bằng gene cả. Họ bất chấp tất cả những lời cảnh cáo đồng thời cũng chống lại ý kiến của các "Ủy Ban Đạo Đức Học" trên toàn thế giới. Càng ngày càng có nhiều các nhà di truyền học mà đa số là người Mỹ - tất cả đều có ý định tấn công tấn công vào các tế bào phôi sinh để tạo ra dòng dõi con người chuyển "gene".
    Đây là đầu mối bắt nguồn cho sự tìm kiếm kéo dài tuổi thọ cho con người , mà ở cuối thế kỷ XX tờ tạp chí Science et la vie đưa ra câu hỏi:"Liệu người ta sẽ thấy một đẳng cấp siêu nhân, được phú cho những gene tăng gấp đôi hay nhiều hơn sức mạnh về trí tuệ, về thể lực, về sức chống đỡ các bệnh tật, những con người có khả năng sống lâu hơn trong khi vẫn giữ được sự trẻ trung?" Việc nghiên cứu này không phải nhỏ mà nó đòi hỏi một ngân khoản lớn lao mới có thể thực hiện được. Tất nhiên là họ phải có sự ưu đãi đặc biệt.
    Vào đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, một trường hợp đầu tiên xảy ra tại Bethesda thuộc bang Maryland đã thử chữa bệnh cho một đứa bé thiếu chất miễn dịch di truyền được xem là nghiêm trọng bằng cách là đưa vào bạch cầu của đứa bé một gene lành mạnh. Đây là trường hợp đầu tiên chữa trị về phương pháp này.
    Tưởng nên biết rằng trong thời kỳ này nguy cơ gene thuốc có thể dễ dàng gây nhiễm các tế bào giới tính làm các nhà có thẩm quyền về y tế phải lo sợ.
    Trước việc chữa trị này cách đó một năm còn bị nhiều tranh cãi tại hội nghị chuyên đề khoa học đầu tiên về điều trị gene phôi sinh do những người phụ trách trường Đại Học California tại Los Angeles (UCLA) tổ chức. Họ tập hợp tất cả tinh hoa của giới di truyền học của Mỹ xem xét về sự lợi ích của việc can thiệp vào phôi sinh của con người và đồng thời cung cấp thông tin khoa học có chất lượng cho giới lãnh đạo y tế hầu mong đưa ra những quyết định đúng đắn trong lĩnh vực này.
    Theo giáo sư Gregory thuộc trường Đại Học UCLA cùng với người đồng tổ chức cuộc hội nghị này thì cho rằng vấn đề đích thực ở đây không phải là muốn xem có cần hay không áp dụng phương pháp điều trị phôi sinh ở con người mà khi nào chuyện đó có thể xảy ra và người ta hành độngnhư thế nào?! Riêng phần ông Gregory Stock và John Campell người cùng ông cộng tác là nhữnng người tích cực ủng hộ việc điều trị phôi sinh. Theo ông nói:"Hãy tưởng tượng bạn đang thụ thai một đứa bé trong ống nghiệm, nếu công việc này không có gì nguy hiểm, thử hỏi liệu bạn có thể chấp nhận được thêm một phôi gene để phìng vệ cho nó chống được những ung thư hay không?" Ý kiến ông đưa ra được đa số tán đồng.
    Vào thời kỳ này các nhà khoa học còn loay hoay về phương pháp điều trị gene và cho là có vấn đề. Có nghĩa là họ cảm thấy không thể nào vượt qua được. Họ gần như gặp nhau một nhận định chung là gene chuyển đến bất kỳ nơi đâu đều có nguy cơ làm rối loạn nghiêm trọng hoạt động của nó.
    Theo ông Axel Kahn cho rằng các nhà nghiên cứu có một đề án khác hẳn với điều trị. Họ muốn cải tiến dòng dõi con người. Các nhà đạo đức học cho là không thể chấp nhận được. Trái lại ông James Watson - người được giải thưởng Nobel đã khám phá ra ADN lại nói:"Nếu quả thật người ta có thể đủ khả năng cải tiến con người, vậy tại sao lại không thực hiện?!"
    Cuối cùng người ta đề nghị vấn đề đầu tiên là hãy sử dụng những công cụ có sẵn, chính xác và không nguy hiểm để chống lại những bệnh di truyền không thể chữa khỏi được. Rồi sẽ đưa đến những bệnh do những bẩm chất về gene sinh ra, hoặc do tuổi già, hoặc do ung thư...Tại sao không đưa thêm những gene có sức đề kháng virus, những GEN LÀM TĂNG THÊM TUỔI THỌ hay cải thiện khả năng tinh thần cũng như thể xác?" Ông còn muốn đi xa hơn nữa là sản sinh ra dòng siêu nhân có những đặc tính về gene nhân tạo.
    Những nhà đạo đức học lo sợ và kêu lên: "Họ - các nhà khoa học nuôi ý tưởng đó muốn gì đây? Họ muốn thống trị toàn bộ hành tinh này?"
    Không phải mãi đến gần cuối thế kỷ XX con người mới ướm đưa ra những khám phá mới muôn cưỡng đoạt lại định mệnh từ tay Tạo Hóa, mà nó đã ngấm ngầm có từ lâu rồi. Họ có bởi nền văn hóa, bởi kỹ thuật, bởi y học, và từ những thứ đó con người đã cố thoát cho được sự chọn lọc của thiên nhiên. Liệu pháp phôi sinh đó có thể xuất hiện chăng? Liệu họ có thể thực hiện được cái mộng "Chính họ trở thành người sáng tạo ra chính họ?"
    Điều này đang xảy đến. Con người sẽ có tuổi thọ đến một ngàn hai trăm năm...chỉ trong vòng không bao xa nữa.
    Thinh Quang
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Quyên
    TRỞ LẠI VẤN ĐỀ SẢN SINH VÔ TÍNH
    Các khoa học gia tại viện Đại Học UC Davis đã làm lung lạc luật tạo hóa trong nỗ lực chế tạo ra con bò đầu tiên bằng kỹ thuật sản sinh vô tính, và điều này có thể đưa tới nhiều vấn đề nhức nhối khác.
    Điều đáng chú ý ở đây là những con bê được sản sinh vô tính thường lớn hơn những con bê được sanh tự nhiên rất nhiều. Đây là một câu hỏi mà các nhà khoa học phải tìm tòi câu giải đáp. Những con vật này lại còn có thêm một số đặc tính chung như khi chúng chào đời thì hai lá phổi vẫn chưa phát triển hết mà phải cần đến vài tiếng đồng hồ sau, hoặc vài ba hôm nữa mới thật sự phát triển đầy đủ. Nhiều trường hợp chúng gặp trở ngại điều hòa nhiệt độ trong cơ thể, yếu tố nào gây nên những hiện tượng này là những bài toán chưa có câu giải đáp.
    Cách đây 5 năm, con cừu Dolly đã được chế tạo bằng kỹ thuật sản sinh vô tính một cách thành công. Trong nỗ lực thực hiện nghiên cứu này, cô Batchelder liên lạc với những người đã từng thử tạo con bò bằng sản sinh vô tính để thu thập kinh nghiệm và những việc cần phải chuẩn bị cho sự ra đời của con bê. Thí dụ như cô cần có khí oxy cho con bê thở, miếng lót bằng điện để giữ ấm, sữa được pha chế một cách chính xác với nhiều chất kháng thể để giúp cho con bê tránh bị nhiểm bệnh.
    Con bê được bác sĩ Lisle George, Khoa Trưởng Khoa Thú Y ở đại học UC Davis đỡ đẻ. Nó to lớn đến độ một mình ông đỡ cũng không nỗi. Con bê được bác sĩ George đặt nằm trên tấm lót điện và các bác sĩ, chuyên viên khác lấy khăn lau mình con bê bắt chước động tác của con bò mẹ. Con bê mới sinh mình hơi bị phù và sưng ở mặt, những hiện tượng này cũng bình thường thôi. Con bê được đặt tên là Lucy để kỷ niệm 15 năm sự ra đời của bộ phi tập hài "I Love Lucy" mà nữ tài tử đóng vai Lucy cũng có mái tóc đỏ hung như bộ lông của con Lucy này. Mọi người tuy hơi dè đặt về sự thành công này nhưng cũng không khỏi lạc quan vì nhìn chung thì con bê Lucy không có hiện tượng gì khác lạ cả ngoại trừ việc nó to lớn gần gấp đôi con bê bình thường khác.
    Thế nhưng bước sang ngày thứ nhì thì tình trạng của Lucy trở nên yếu đi, nhiệt độ trong người gia tăng mặc dù đã được uống sữa với nhiều kháng thể đẻ phòng bệnh, xem ra thì phương pháp này không hiệu quả lắm. Cô Batchelder cho biết là lúc đó mọi người đoán là con Lucy bị sưng phổi.
    Với tất cả tiến bộ về sinh học và kỹ thuật trong việc sản sinh vô tính con bê Lucy, khoa học xem ra chỉ mới đạt được bước đầu tiên trong quá trình tạo một con bê khỏe mạnh. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    TRỞ LẠI VẤN ĐỀ TẠO SINH VÔ TÍNH
    Hoàng Quyên
    TRONG LÚC CÁC CHÍNH PHỦ TRÊN THẾ GIỚI BÀN CẢI NÊN HAY KHÔNG CHO PHÉP CÁC KHOA HỌC GIA TẠO SINH VÔ TÍNH, thì Trung Quốc âm thầm cho ra đời 10 con vật.
    Một nguồn tin phát ra từ Thượng Hải Trung Hoa lục địa, Trung Quốc âm thầm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cloning và nuôi tham vọng trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này.
    Ba con dê khỏe mạnh đang thong thả ăn được thu hình vào máy của phóng viên truyền hình Reuter, là kết quả tạo sinh vô tính của các nhà khoa học Trung Quốc,cho ra đời hồi tháng 5 năm 2001.
    Khắp lãnh thổ Hoa Lục hiện có khoảng 10 con vật sinh ra từ kỹ thuật nhân giống vô tính, đã thực hiện với cừu và bò.
    Tiến sĩ Cheng Guoxiang, giám đốc Viện Biến Giống Thượng Hải cho biết, kỹ thuật cloning là công cụ phục vụ tốt ngành chăn nuôi công nghiệp. Các nhà khoa học này đã bước qua thời kỳ ứng dụng vào các mục tiêu thực tế.
    Theo lời ông chủ trương cấm đoán nhân giống người bằng kỹ thuật là điều dễ hiểu, nhưng không nên cấm hết cuộc nghiên cứu tế bào gốc để chữa các chứng bệnh nan y.
    Sở thú Thượng Hải đã ký hợp đồng tài trợ một dự án nhân giống vô sinh loài cọp Hoa Nam hiện bị đe dọa tuyệt chủng.
    ĐÀI BẮC CŨNG... THỰC HIỆN NHƯNG LÀ... HEO
    Trong khi đó đã thực hiện "Tạo sinh vô tính Heo với DNA của Người. Các nhà khoa học Đài Loan đã tạo sinh vô tính được các con heo mang di truyền Người và Heo, một bước nhảy có thể dẫn tới việc chữa trị bệnh Hemophilia tức bệnh chảy máu vì máu không đông được, đồng thời còn chữa trị các bệnh khác, theo lời tiết lộ của các khoa học gia này.
    Ba con heo cái được từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi đã ra đời bằng kỹ thuật giải phẩu bệnh heo mẹ và có tình trạng sức khỏe tốt, theo lời Viện Kỹ Thuật Thú Vật, cơ quan do chính phủ đài thọ loan báo.
    Để tạo sinh các khoa học gia trước tiên phải chuyển các di truyền thể từ cả tế bào người và heo vào một con heo được 3 tuổi, đó là lời tuyên bố của Wu Shinnchih - nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện này.
    Các khoa học gia đó lấy tế bào từ lỗ tai heo và chích chúng vào các tế bào trứng của các con heo khác hầu tạo ra thú tạo sinh vô tính,theo lời của ông Wu. Các con heo tạo sinh có thể tạo ra khi di truyền thể từ một tế bào đơn độc được chích vào một tế bào trứng, mà tế bào trứng này đã bị gỡ bỏ các di truyền thể riêng của chúng.
    Wong Chung Nam - giám đốc của Viện này nói là có 5 tổ chức ngoại quốc đã tạo sinh heo thành công. Nhưng thành công trước tiên là Đài Loan sinh sản từ hai tế bào thay vì chỉ một tế bào.
    Sau khi các heo tạo sinh này lớn lên, sữa của chúng sẽ chứa đựng một yếu tố làm đông máu người để có thể dùng chữa bệnh hemophilia. Sữa heo này cũng sẽ có chất đạm heo,ngan cản được cả những bệnh tiêu chảy. Won nói: "viện này cũng tính làm việc với các cơ quan nghiên cứu nước ngoài để đẩy mạnh tạo sinh hầu dùng heo tạo sinh mà có cơ phận thế được ghép cho con người mà không bị cơ thể từ chối.
    NAM HÀN CŨNG TUYÊN BỐ ĐÃ THÀNH CÔNG TẾ BÀO NGƯỜI CẤY NOÃN SÀO BÒ
    Tin từ Seoul đánh đi cho biết là các bác sĩ tại Nam hàn vừa tuyên bố là họ đã thành công trong việc tạo sinh vô tính một bào thai con người (human embryo) bằng cách dùng tế bào loài người và cấy vào noãn sào của con bò cái. Điều này được dự đoán là sẽ gây nhiều phẫn nộ trong các đoàn thể tôn giáo và những nhóm chống đối cuộc thí nghiệm tương tự.
    Trung tâm nghiên cứu về Đời sống Maria (Maria Life Engineering Research Institute),dưới sự quản trị của bác sĩ Park Sae Pil, tuyên bố cách đây không bao lâu là họ đã lấy một nguyên tử từ một tế bào con người và cấy vào một noãn sào của một con bào cái, đây là tiến trình để tạo gốc (stem cells).
    Tế bào gốc có thể tự sinh ra thành những tế bào khác, với tiềm năng sinh sản để thay thế những phần hoặc những tế bào trong thân thể đã bị hư hại.
    Dầu vậy, công trình nghiên cứu của bác sĩ Park được dự đoán là sẽ gây nên nhiều phẫn nộ và tranh cãi trên phương diện đạo đức của sự tạo sinh vô tính của tế bào loài người với noãn sào của giống bò.
    Trung tâm nghiên cứu về Đời sống Maria đã tuyên bố là họ đã dùng một nguyên tử lấy từ một tế bào loài người và cáy vào noãn sào của một con bò cái, một tiến trình hòa hợp liên quan giữa hai giống khác nhau.
    Bào thai thành hình bởi phương pháp tạo sinh vô tính chứa 99% DNA của con người,theo bản báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu về Đời sống Maria. Bác sĩ Park cho biết những tế bào gốc dùng trong việc thay thế cơ phận con người được cấy từ noãn sào của con người rất khó tìm.
    Bác sĩ Park cũng cảnh báo là việc tạo sinh vô tính một bào thai con người theo phương pháp này chỉ nhằm mục đích để tạo nên tế bào gốc, không mục đích để tạo nên một con người lai bò, theo ông, không thể thực hiện được với kỹ thuật hiện tại.
    Hoàng Quyên

Chia sẻ trang này