1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 10/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam

    Anh hùng và mỹ nhân đều là quốc gia chi bảo. Box lịch sử văn hoá đã bàn nhiều về những anh hùng nhưng mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam thì còn chưa được nhiều. Vậy có phải là trọng nam khinh nữ ru?

    Nếu như có thể bình chọn ra "Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Việt Nam", bạn sẽ bầu cho ai?

    Còn tôi thì sẽ bầu cho:

    Thái hậu Dương Văn Nga

    Khi đề cao võ công văn trị của Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không kể đến sự cống hiến của Dương Vân Nga đối với đất nước. Có thể xem Dương Vân Nga là cái đầu nối giữa Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho công cuộc thống nhất đất nước do Ðinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đã không được sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. Vốn là con ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình (có tài liệu nó bà tên là Dương Thị Ngọc Vân, con gái Dương Tam Kha) rồi trở thành vợ Ðinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng Ðế, Dưong Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình.

    Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận rõ chỉ có Thập Ðạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà. Ngược lại cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn. Vùng Hoa Lư còn lưu truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà.

    Người phụ nữ duy nhất trong lịch sử VN lấy hai đời chồng đều làm vua. Hẳn phải đẹp và quyến rũ lắm thay.
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Đã nói đến mỹ nhân thì phải nói đến nhan sắc.
    Thí dụ ở Trung Quốc, Tư đại mỹ nhân là : Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyèn và Dương Quý Phi, là những người nổi tiếng về vẻ đẹp chim sa, cá lặn, trăng thẹn.
    Những người nổi tiếng khác như Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái Hậu là giỏi về trị quốc, chứ không phải là mỹ nhân.
    Về Dương Vân Nga, chủ yếu nói về công lao, cách xử trí của bà. Không thấy tài liệu nào bàn về nhan sắc của bà (bác nào biết xin cho ý kiến).
    Người đẹp Việt Nam trong lịch sử được nói đến là Tuyên phi Đặng Thị Huệ - vợ Trịnh Sâm. Còn ai nữa nhỉ?
    Có thể kể thêm Trần Huyền Trân, Hồ Xuân Hương được chăng?
    Các bác cho biết thêm ý kiến.
  3. KitC

    KitC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0

    Chị Em Công chúa Ngọc Hân cũng là những thiên mỹ nữ nghiên nước nghiêng thành , say đắm vị vua áo vải của chúng ta.
  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Thái hậu Dương Vân Nga là một người xinh đẹp, điều đó gần như là một điều hiển nhiên.
    Một người con gái đã làm say đắm ông vua Đinh Bộ Lĩnh, lên đến ngôi Hoàng Hậu hẳn không thể không đẹp được. Một vị vua như vua Đinh có biết bao cung tần mỹ nữ, vậy sao vẫn chọn Dương Vân Nga?
    Lạ lùng hơn là sau đó khi Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, ông vẫn bị sắc đẹp của Dương Vân Nga làm cho ngây ngất nên cưới tiếp bà luôn. Là một vị vua lại chấp nhận cưới một người phụ nữ đã goá chồng, điều này há chẳng lạ sao?
    Những ứng xử của Thái Hậu Dương Vân Nga sẽ tăng điểm của bà ở phần "thi ứng xử" nên điểm càng cao hơn. Vẻ đẹp nhan sắc còn có cả trí tuệ.
    ---> Dương Vân Nga xứng đáng là một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam.
    Tuyên phi Đặng Thị Huệ đẹp thì đẹp nhưng đẹp mà đi liền với độc. Tứ đại mỹ nhân nên chọn những người tài sắc vẹn toàn há chẳng hay hơn ru?
    Trần Huyền Trân, Hồ Xuân Hương, Ngọc Hân (riêng bà này có bài phân tích của Nguyễn Duy Chính rất hay) chắc cũng thuộc dạng xinh nhưng theo tôi chưa đủ tầm để xếp vào hàng tứ đại mỹ nhân.
  5. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Nam Phương Hoàng Hậu, khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan hay là Marie Thérèse, sinh năm 1914 tại Gò Công Nam phần, con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ , một trong những người giàu có nhất miền Nam. Ông huyện Sỹ là người đã bỏ tiền ra xây cất Nhà Thờ ở đường Bùi Chu cũ, nay là Tôn Thất Tùng Quận II Sài Gòn tên là Nhà Thờ HUYỆN SỸ
    Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan, 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp tòng học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng thuộc loại nhà giàu ở Paris do các nữ tu điều hành. Sau khi thi đậu Tú tài vào năm 1932, cô gái miền Nam theo chuyến tàu của hãng Messagerie Maritime trở về nước. Tình cờ trên chiếc tàu nầy có ông vua Việt Nam hồi loan sau khi hoàn tất việc học, đó là vua Bảo Đại mà hồi đó giới sinh viên ở Pháp thường gọi một cách thân mật là Prince Vĩnh Thụỵ
    Gần một năm sau, hai người gặp nhau tại Đà Lạt và do sự sắp đặt của Toàn quyền Đông Dương, viên Đốc Lý (tức Thị Trưởng sau nầy) thành phố Đà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc tại khách sạn Palace (sau gọi là khách sạn Langbian). Tối hôm đó, trong chiếc áo lụa màu thiên thanh, Nguyễn Hữu Thị Lan đã xuất hiện trước Hoàng đế Bảo Đại để rồi chiếm gọn trái tim của một người có địa vị cao nhất nước.
    Ðám cưới của vị thiếu quân hào hoa với một nữ lưu tràn trề hương sắc miền Nam đã diễn ra tại Huế ngày 20-3-1934. Ngay ngày hôm đó Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ Vua thuộc triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ Vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ.
    Nhắc đến cuộc nhân duyên với Hoàng hậu Nam Phương, cựu hoàng Bảo Đại đã ghi lại trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM :
    "Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng (tức vua Gia Long) đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".
    Chi tiết đáng kể nhất là việc Hoàng hậu Nam Phương đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn. Vì như ta đã biết, đạo Thiên Chúa với các vị vua triều Nguyễn vốn có những căng thẳng lịch sử thì Nam Phương hoàng hậu, như một làn gió mát, đã thoa dịu sự căng thẳng lịch sử tưởng chừng như không bao giờ thay đổi.
    Ngày 14 tháng 9 năm 1963, vào khoảng 5 giờ chiều, cựu hoàng hậu Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời Bác sỹ đến thăm mạch. Sau khi chẩn khám, Bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài hôm là khỏị Nhưng không dè, Bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ thì bà cảm thấy khó thở. Ngươi hầu bà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời một Bác sĩ khác, nhưng người Bác sĩ thứ hai chưa đến kịp thì cựu Hoàng hậu Nam Phương đã êm ái lìa đời ngay trong đêm đó khi vừa tròn 49 tuổi.
    Mộ Hoàng Hậu Nam Phương nằm ở làng Chabrignac, cách tỉnh Brive la Gaillarde ba mươi cây số.
    (ST)
    Hoàng hậu Nam Phương là người phụ nữ dịu dàng và xinh đẹp. Bảo Đại là ông hoàng phóng túng, chơi bời và là một ladykiller tiêu biểu. Vậy mà bà vẫn kìm giữ được ông khá lâu. Hơn nữa bà bắt ông vua này bãi bỏ chế độ đa thê, thực hiện luật "một vợ một chồng" của đạo Thiên Chúa, hẳn bà phải có sức quyến rũ mãnh liệt với có thể làm con tim của ngài Vĩnh Thuỵ run rẩy đến vậy.
  6. bridge174

    bridge174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    theo tui do đặc diểm đạc biệt của lịch sử nước ta là lịch sử đấu tranh để dưng nước và giữ nước và ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng trung hoa nên ảnh hưỏng của các mỹ nhân trong lịch sử có phần bị lấn áp bởi ảnh hưởng của các anh hùng vĩ nhân như trần hưng đạo hay quang trung.Do vậy để lựa chọn họ là vấn đề tương đối khó khăn.
    Tui cũng rất ủng hộ mỹ nhân phải là người đẹp toàn diện và nhất là phải có ảnh hưởng lớn tới lịch sử.
    vì vậy chọn dưong vân nga là chính xác.
    một nhân vật khá đặc biệt khác là mỵ châu tui nghĩ mặc dù nàng có tội khá lớn nhưng cũng lên nhìn nhận vấn đề rộng hơn mà tha lỗi cho nàng.
    theo tui chúng ta nên mở rộng cả các nhân vật trong truyền thuyết vì họ cung gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ta.
  7. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Sao chẳng ai nhắc đến nguyên phi Ỷ Lan nhỉ ? bà mới là người tài sắc vẹn toàn. Hoặc là Nguyễn Thị Lộ...nguyên nhân của bí mật Lệ Chi Viên...
  8. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Mình cũng bỏ một phiếu cho Nhiếp chính Ỷ Lan !!
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bầu mĩ nhân VN thì kể ra hơi khó
    Mấy vị như Bà Trưng, Bà Triệu thì chắc là trông hơi gân guốc, khó lòng mà bầu được.
    Dương thái hậu thì đúng là xinh rồi, nhưng liệu có xinh đến mức được xếp hạng không thì còn phải xét. Lê Hoàn lúc đó muốn lên ngôi, nên dù thái hậu có giống Thị Nở thì cũng phải cố cắn răng mà cưới. Khi đã làm vua rồi thì thiếu gì thê thiếp?
    Nguyên phi Ỷ Lan nhan sắc cũng tầm tầm, nhưng được cái là tình cờ đứng dựa gốc dâu mà trúng ý vua thôi. Bà này có tài, nhưng còn nhan sắc và đức độ thì nên xét lại...
    Trần Huyền Trân thì chắc chắn phải cực xinh, vì là người bị đem cống. VN ta xưa nay cái gì tốt thì phải đem xuất khẩu, không giống người Nhật là của nội địa tốt để nhà dùng. Trần công chúa mà kém sắc một chút thì có khi xảy ra chiến tranh ấy chứ !
    Nguyễn Thị Lộ không xinh, nhưng được cái là trẻ. Lúc đó cụ Nguyễn nhà mình già lụ khụ rồi, trông thấy em gái 18 mơn mởn, tuy rằng đi bán chiếu, nhưng mà vẫn ok. Người già có được thiếp trẻ phục vụ tận tình là tốt lắm rồi.
    Đặng Thị Huệ thì cũng xinh, nên mới làm chúa Trịnh say đắm đến thế. Tiếc rằng không có cái ảnh nào để lại cho người đời sau bình chọn
    Ngọc Hân công chúa cũng là một trường hợp giống Trần công chúa, chắc nhan sắc cũng ổn.
    Mấy bà Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm thì học giỏi, tỉ lệ nghịch với nhan sắc. Phải xấu thì mới chuyên tâm học hành được, xinh thì mắt trước mắt sau chỉ muốn đi lấy chồng cho nhanh !
    Nam Phương hoàng hậu trông cũng khá, được cái là có ảnh lưu lại nên cũng dễ đánh giá. Tạm bầu cho bà này.
    Thời nay còn có Trần Lệ Xuân, tuy rằng xinh nhưng phải cái lùn quá. Người thấp bé một mẩu thì trông bẩn tướng lắm. Có lẽ nên bầu cho bà Võ Thị Thắng thì hơn, chỉ riêng nụ cười khuynh quốc khuynh thành của bà đã đủ làm lung lay cả một chế độ.
    Như vậy 4 đại mĩ nhân của chúng ta sẽ là: Trần Huyền Trân, Lê Ngọc Hân, Nam thị Phương và Võ thị Thắng
  10. khongbatkhong

    khongbatkhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ cũng lại thời bây giờ không hiểu người ta nghĩ sao lại đem thứ đàn bà trắc nết lăng loàn như Dương Văn Nga ra mà ca tụng! Ngày xưa người đàn bà trọng nhất là trung trinh triết liệt. Người vợ hiền lương thục đức là người ở vậy thờ chồng không tái giá. Ngày xưa việc tái giá là một việc làm ô nhục của người phụ nữ. Thế nhưng có những người vì hoàn cảnh trớ trêu, không thể sống một mình nuôi con cho nên phải tái giá để tìm nơi cho con cái nương tựa. Đáng trách nhưng đáng thương! Tuy nhiên, họ vẫn phải chờ đến mãng tang chồng ba năm, mới bước thêm bước nữa. Còn Dương Văn Nga mộ chồng chưa xanh cỏ đã hai tay dâng giang sơn, mà chồng bà phải nằm gai uống mật, trải qua biết bao công lao hạng mã mới giành được, cho nhân tình. Nếu nói vì nhân dân vì thiên hạ mà trao ngôi vua lại cho Lê Hoàn thị cũng coi như chấp nhận được. Nhưng là tôi trung thì không thờ hai chúa, làm vợ hiền thì không lấy hai chồng. Đáng lý ra sau khi nhường ngôi cho Lê hoàn bà ta phải lui về an phận với chức danh hoàn hậu tiền triều, như vậy mới là việc làm của người liệt nữ lại đỡ mang cái tiếng bất trung. Đằng này, Đinh Bộ Lĩnh vừa qua đời, Dương Văn Nga lại sa vào vòng tay của Lê hoàn, tức là vừa hiến cả giang sơn vừa hiến cả tấm thân. Có lẽ Dương Văn nga rất đẹp. Thế nhưng đẹp gì một đứa con gái lăng loàn, người đàn bà dâm đảng. Làm bề tôi mà thờ hai chúa là bất trung, làm vợ mà chồng mới vừa chết đã tái giá là bất nghĩa!
    Thử hỏi một con người bất trung bất nghĩa trắc nết lăng loàn như bà ta thì làm sao xứng đáng với cái tên gọi tứ đại mỹ nhân của nước việt được chứ!

Chia sẻ trang này