1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 10/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Những nhân vật lịch sử như Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Ngọc Hân, ..dẫu sao cũng chỉ được mô tả sơ sài trong lịch sử. Chúng ta chẳng thể nào kiểm chứng xem họ thực sự có đẹp hay không. Có một nhân vật ít được nhắc tới, nhưng lại thực sự là mỹ nhân nước Việt ta, sống cùng thời với Nam Phương hoàng hậu, đó là cô Ba. Bác nào nguyên quán tại Sài Gòn, hỏi các bậc cao niên chắc biết xà bông Cô Ba nổi tiếng cỡ nào.
    Đến bây giờ chúng ta cũng không rõ cô Ba tên gì, theo Sài Gòn Năm Xưa của cụ Vương Hồng Sển thì: " Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì;đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông "Cô Ba": muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!"
    - VN thư quán-
    Đẹp đến nỗi in lên tem, lên hàng hóa thì chứng tỏ nhan sắc của bà tuyệt vời đến mức nào rồi. Bác nào có hình xà bông cô Ba thì xin post lên.
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Đó là hãng xà bông Trương Văn Bền, dân gian gọi ngắn hơn: xà bông Cô Ba
  3. mua_dong_vo_tinh

    mua_dong_vo_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Em ủng hộ ý kiến bác phicau. Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung phải được xếp vào Tứ Đại Mĩ Nhân của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu nói Trần Thủ Độ là người có công lớn nhất đưa triều Trần lên thay triều Lý thì người có công lớn nhất trong bước đệm giúp họ Trần thâu tóm quyền lực rồi từ đó làm cuộc chuyển giao êm ái này. Bà hẳn phải đẹp lắm mới có thể khiến vua Lý Huệ Tông khi còn là Thái tử say mê ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, khi lên ngôi đã cho rước về cung phong luôn làm Nguyên Phi rồi lên Hoàng Hậu. Bà cũng là người có công tham mưu cho Trần Thủ Độ, chỉ huy việc sơ tán của các cung phi trong kháng chiến chống quân Nguyên. Có thể nói, bà là 1 người tài sắc vẹn toàn.
    List đề cử (sắp xếp theo thời gian):
    1>Trần Thị Dung
    2>Trần Huyền Trân
    3> Lê Ngọc Hân
    4>Nam Phương Hoàng Hậu.
  4. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Xin cho FC góp vài lời mạn đàm!
    Dưới triều Trần có hai vị công chúa được gả vì mục đích ngoại giao: Huyền Trân công chúa gả cho Chiêm Thành và còn một vị công chúa được gả cho Thoat Hoan nhằm làm kế hoãn binh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông. Theo như một số tài liệu lưu lại thì đây cũng là người con gái khuynh quốc khuynh thành nhưng không thấy ai nhắc đến vậy? Chư vị huynh đệ ai có thông tin chi tiết xin post cho anh em cùng rõ
    Chúc chư vị huynh đệ thành công !
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Nàng công chúa mà bạn nhắc đến là An Tư công chúa (trước đây đã có topic riêng về nàng công chúa này, nhưng... mất tiêu đâu rồi)
    An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào.
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:
    "Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
    Ngày ấy, khoảng đầu năm ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kể cả hòang thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Trung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.
    An Tư đi sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.
    Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi:
    "Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".
    Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau
    Không thấy tài liệu nào nói về... sắc đẹp của nàng
  6. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã đọc một quyển sách nào đó nói An Tư không phải là nhân vật có thật.
    Thực ra kể cả Dương Vân Nga trong sử sách chỉ ghi là Thái hậu họ Dương chứ bà này có phải tên là Dương Vân Nga hay không? Có phải là dòng họ của Dương Đình Nghệ hay không? Điều này hình như chỉ là ngoa truyền.
  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Dương Vân Nga không phải là con Dương Đình Nghệ, mà là con một bộ tướng của Dương Đình Nghệ. Dương Vân Nga là 1 trong 5 người vợ của Đinh Bộ Lĩnh. (Không thấy nói là dòng họ của Dương Đình Nghệ)
    Dương Đình Nghệ có con gái gả cho Ngô Quyền
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bà An Tư công chúa là chị hay cô của vua thì phải. Lúc đó vua bị vây gấp quá nên phải dâng biểu xưng thần, đồng thời cống luôn cả công chúa nữa. Bà này chắc cũng luống tuổi rồi, nên nhan sắc cũng tạm được thôi. Cái chính là thằng Thoát Hoan lúc đó không tìm đâu ra được gái đẹp trong dân gian, vì chúng ta đã thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống, nên hắn đành phải tạm dùng bà cô An Tư !
  9. cayxanh3

    cayxanh3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Nam Phương hoa?ng hậu
  10. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Mọi người sao đánh giá Ngọc Hân cao vậy nhỉ?
    -Liệu Ngọc Hân có tác động lớn đến Nguyễn Huệ như vậy? Theo tôi nghĩ với tính cách quyết đoán và cương cường của Nguyễn Huệ, Ngọc Hân chưa đủ tầm để Huệ hỏi han.
    -Ngọc Hân chưa hẳn là một trang quốc sắc thiên hương. Chỉ là người con gái xinh nhất trong những người con của vua Hiển Tông mà thôi.
    -Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có lần phát biểu rằng, lịch sử của Việt Nam thường pha trộn truyền thuyết và hiện thực. Mà cành hoa đào vua Quang Trung tặng Ngọc Hân công chúa là một ví dụ cụ thể. Theo giáo sư Vượng, mối tình sâu đậm giữa Ngọc Hân công chúa và vua Quang Trung là không có, chi tiết cành hoa đào bích xuân Kỷ Dậu 1789 lại càng là chuyện không thể.
    -La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn đã có bài phân tích "Ai tư vãn" chưa chắc đã là tác phẩm của Ngọc Hân
    Theo tôi Ngọc Hân chưa đủ đứng vào hàng tứ đại mỹ nhân

Chia sẻ trang này