1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ didactic đến chữ Ngộ - Một cái nhìn

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Soi_Dong_Hoang_new, 14/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Từ didactic đến chữ Ngộ - Một cái nhìn

    Nhân một hôm trò chuyện với người bạn nghiên cứu về phương pháp sư phạm, anh ấy đề cập đến didactic tình huống, một phương pháp sư phạm. Với didactic tình huống (trong bài này dùng chữ didactic để nói đến didactic tình huống cho đơn giản), người giảng là một nhân tố tác động, sẽ đưa ra những câu hỏi gợi mở để người nghe có thể tự mình nhận thức được vấn đề : những khó khăn, mâu thuẫn, những giải pháp và suy luận. Người nghe không phải đơn thuần được nhồi nhét những kiến thức về vấn đề và giải pháp cho vấn đề mà sẽ được dẫn dắt từ chỗ nhận thức được sự tồn tại của vấn đề, những khó khăn trong việc giải quyết cho đến chỗ đưa ra những giải pháp giải quyết nó. Gọi là didactic tình huống vì các câu hỏi sẽ gợi lên những tình huống khác nhau để người nghe đặt mình vào đó và tìm cách giải quyết. Như thế, một kiến thức mới sẽ được lĩnh hội một cách nhanh chóng và sẽ được vận dụng linh hoạt trong thực tế. Gọi là didactic tình huống vì mỗi người với những thiên hướng tư duy khác nhau sẽ có những phương pháp giải quyết khác nhau dựa vào những tình huống cụ thể, tuy nhiên mục đích cuối cùng là người nghe vẫn nhận thức được bản chất của vấn đề, đó làm tâm điểm của didactic tình huống.
    Việc xây dựng các câu hỏi đáp theo tình huống cũng giúp người nghe chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới và dễ dàng hơn khi đối diện và nhìn ra được bản chất của vấn đề để có hướng giải quyết thích hợp. Gọi là có hướng giải quyết thích hợp vì một vấn đề bài toán được đưa ra có nhiều giải pháp, gọi nôm na là Heuristics.

    Nói về giáo dục, một lần Sói có đọc một bài báo của một GS (không nhớ rõ tên) phát biểu về nền giáo dục Việt Nam đã nói ?oPhương pháp giáo dục chúng ta đang theo được xây dựng từ thời Pháp, rất hay, nhưng khi sang Việt Nam nó đã bị bóp méo để làm công cụ cho thực dân đô hộ. Người học bị nhồi nhét và điều khiển cho đến lúc được gọi là tốt nghiệp thì với đầu óc đó, lối suy nghĩ đó, cách làm việc đó chỉ có thể làm một thầy phán trong sở Tây mà thôi, không thể làm gì khác, và đó cũng là mục tiêu chính của thực dân Pháp.? Sói không có ý kiến (vì không đủ trình độ) tuy nhiên cũng nhận thấy vị này nói đôi phần cũng đúng. Đa số các em học sinh khi rời khỏi ghế nhà trường luôn tôn thờ và xem khoa học như một thước đo chuẩn mực mà thiếu sự nghi ngờ cần có để tìm một hướng mới, để sáng tạo, để phá bỏ cái cũ. Đâu biết rằng khoa học thực sự cũng chỉ là những giả thuyết, những mô hình được dựng nên phù hợp, thỏa mãn với một tập các sự kiện tự nhiên, để có thể dựa vào đó mà suy đoán, mà tính toán những gì chưa thể xác định được. Và nếu theo dõi một cách khách quan, ta dễ dàng thấy những phát kiến khoa học mới hoặc là mở rộng mô hình lý thuyết cũ, hoặc là phá bỏ để xây dựng lại những giả thuyết phù hợp thực tế hơn. Một nhà khoa học chân chính luôn phải có đầu óc ngây thơ, nghi ngờ để mà sáng tạo.
    Ví dụ cụ thể, một nhà khoa học (lại quên tên) đã từng nói ?oTổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ cũng đúng như việc Chúa tồn tại?. Vì sao thế ? Đó là niềm tin, là tiên đề cơ bản, là giả thiết phù hợp được chấp nhận để từ đó xây dựng nên các lý thuyết toán học khác. Cũng như thế, sẽ không ai chấp nhận nổi 1+1=3, điều này thật vô lý ! Nhưng thực tế, nếu ta định nghĩa một phép cộng 2 ngôi trong một vành đại số như trên vẫn đuợc, để từ đó ta sẽ thu được một số kết quả thú vị khác.

    Vì rất hay đọc sách cổ Á Đông, nên khi nghe những khái niệm mới mẻ đó, Sói đã thử làm một phép so sánh với cách truyền đạt kiến thức của những bậc hiền giả Đông phương. Có người phê phán cách truyền thụ kiến thức của người Châu Á quá mù mờ, không rạch ròi, không phân loại cũng không diễn giải, đọc sách của những nhà hiền giả Đông phương như đi vào sương mù, rốt cục không rõ ý họ thế nào cả ! Đúng, trái với phương pháp sư phạm của người phương Tây chú trọng vào hiệu quả và năng suất, người phương Đông lại chú trọng vào con người. Lối dạy của người Á Đông giống như dùng một cái dùi gõ vào chuông, chuông làm bằng chất liệu gì thì sẽ cho ra âm thanh thích hợp. Có câu nói rằng ?oNgười thầy giỏi không có đệ tử?, tại sao nhỉ ? Vì người thầy giỏi phải biết làm sao cho học trò của mình thoát khỏi cái bóng của thầy, thoát khỏi lối tư duy của thầy, thoát khỏi những điều thầy dạy để tìm ra những chân trời kiến thức mới hơn.
    Và như thế, cái người học thu nhận đuợc không còn là kiến thức nữa mà đã trở thành tri thức, trở thành một phần tư tưởng và máu thịt của người học.

    Đến đây, Sói chợt nhớ đến một câu nói rất nổi tiếng của Thích Ca ?oHãy nhìn theo ngón tay ta mà chiêm ngắm mặt trăng, nhưng nhớ kỹ, ngón tay ta không phải là mặt trăng?. Thật đơn giản, thật chân chất nhưng cũng thật thâm thúy lắm thay. Rõ ràng, Thiền tông là một nhánh của đạo Phật đã rất biết vận dụng phương pháp này trong việc thức tỉnh mọi người. Một người học Thiền sẽ được một vị Thiền sư hướng dẫn bằng cách cho họ một câu hỏi (gọi là công án), và người học sẽ tự mình tìm cho mình một câu trả lời. Khi đọc những giai thoại Thiền, ta sẽ rất khó hiểu khi nghe những lời hỏi đáp của thầy và trò. Tại sao ? Vì đó là bài học dành riêng cho người trong cuộc, người ngoài không cách chi hiểu và nắm bắt được. Đó là cách mà theo Thiền tông, nhanh nhất để đạt đến Trí Huệ, đến cái nhìn Nhất Nguyên, cái tâm Bát Nhã, cái Ngộ về cuộc sống.
    Hai lối suy nghĩ, hai đường hành xử, hai tư tưởng, hai phương pháp hoàn toàn khác nhau ở hai không thời gian khác nhau nhưng cùng chung nguyên lý, gợi lên trong lòng người học một câu trả lời, nhân bản thay !

    Chú : đây là một cái nhìn, không phải là cái Toàn Diện hay Nhất Thể, xin miễn cho Sói việc tranh luận đúng sai.

    T.
    Một kiếp hinh hồn nhỏ
    Mang mang thiên cổ sầu
  2. sugar_salt

    sugar_salt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu bác đưa bài này lên nhằm mụch đích gì?
    Sau một hồi đọc,đủ các vấn đề từ phưong fáp giảng dạyChâu âu đến châu á,tui càng không hiểu.Vừa bảo triết học châu á mù mờ,câu sau lại khen nó thâm thuý.Chịu.
    hôm nay ăn thịt heo,mai cũng ăn heo,kia cũng thế,la la la
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Bạn ạ điều bác Sói muốn nói chính những câu thắc mắc của bạn đã tự nói lên rồi đó.
    Bác Sói à, ngày tôi mới đến giảng đường các thầy tôi đều nói : Tôi không dạy các em mà chúng ta cùng nhau nghiên cứu. Tôi có ưu điểm là bắt đầu trước các em nhưng các em lại có sức mạnh của tuổi trẻ, tôi hy vọng chúng ta cùng nhau hợp tác và nhất là đưng thiếu tự tin vào chính mình.
    Lúc đó tớ rất thích câu giới thiệu này nhưng rồi tớ nghĩ với KHCB thì nên dạy phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy nhưng với kỹ thuật chính xác thì như vậy là chưa đủ. Tự bản thân người ta chưa đủ sức thì hướng dẫn cụ thể và chi tiết ban đầu không phải là điều bất hợp lý.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  4. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    mỗi nền giáo dục phản ánh chính xác mục đích và nhu cầu của xã hội, khó có thể nói đúng hay sai, chỉ có thể gọi là phù hợp hay chưa.
    Sói chỉ là người học trò từ một nền giáo dục chợt nghĩ đến một nền giáo dục, một cái nhìn, thoáng qua ...
    T.
    Một kiếp hinh hồn nhỏ
    Mang mang thiên cổ sầu
  5. Agy_vn

    Agy_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bac soi a, bai viet cua bac cung la van de em da quan tam tu lau. Em cung da doc nhieu bai viet phan tich nhung mat uu va mat khuyet cua phuong phat giao duc cua VN. Tuy nhien ,cho den bay gio, chung ta van chua thuc su tim duoc huong di toi uu cho nen giao duc nuoc nha.
    Co le van de la o cho chung ta da qua quen voi phuong phap cu nen bay gio viec chuyen doi lai ca mot co che va he thong giao duc cu la dieu can rat nhieu thoi gian va cong suc cua nhieu the he. Vay chung ta hay cho doi de xem nhung chuyen bien do di theo nhung huong nao!
    Rieng bac, em xin co loi khen bac nhiet liet!

Chia sẻ trang này