1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự do báo chí là thế nào ?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi gocua, 09/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gocua

    gocua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Tự do báo chí là thế nào ?

    tôi hoàn toàn không làm việc gì liên quan đến báo chí hoặc truyền thông, nhưng tôi là người hay đọc báo. Tôi xin có một câu hỏi với các bạn ở box này. Các bạn cho tôi biết thế nào là "tự do báo chí", và ở VN hiện nay có "tự do báo chí" không? Cảm ơn các bạn nhiều !

    Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêu                (P.Q)
  2. nhaquegoc

    nhaquegoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Chà forum này người ta đang cãi nhau như mổ bò ấy mà vào đây hỏi vớ vẩn làm gì. Mà cái này thì chả ai dám tranh luận với bác đâu. Ở đây lý luận vớ vỉn gì thì được chứ còn cái này thì chết bỏ bu. Em là em ngược.
  3. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Bạn gocua :
    Bạn có biết câu "Tự do trong khuôn khổ" không nhỉ ?
    Mod sao lại viết bài ngắn hơn 20 chữ?
    Ở đời phải biết mình là ai chứ lỵ.
    Cứ nhận xằng, nhận bậy, nhận bừa.
    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 10/03/2004
  4. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    1. Về mặt lý thuyết, nói một cách đơn giản, "tự do báo chí" tức là báo chí được tự do viết những gì nó muốn.
    2. Báo chí VN được tự do viết những gì chính phủ không cấm.
  5. gocua

    gocua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn, tôi cảm thấy câu hỏi của mình chắc là không được hưởng ứng lắm, có lẽ các bạn bên báo chí đã nói về nó nhiều rồi hoặc nói nhiều quá không muốn nói lại nữa., và có khi còn không muốn nói! Nhưng qua những gì tôi vừa đọc được có lẽ tôi cũng đã hiểu phần nào về tình hình "tự do" báo chí hiện nay. Một lần nữa xin cám ơn !
    Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêu                (P.Q)
  6. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    "Tự do báo chí" (TDBC) nằm trong khuôn khổ của "Tự do ngôn luận" (TDNL). TDNL là một khái niệm mà mấy lâu nay người ta khổ sở tìm kiếm mà vẫn chưa ngã ngũ. Có người đã nói "lịch sử của tự do ngôn luận phần nào chính là một cuộc đấu tranh để tìm ra một định nghĩa cho nó".
    Trên phương diện toàn cầu:
    Hiệp ước Quốc tế về Quyền Công dân và Chính trị đã đề ra rằng "Mọi cá nhân đều có quyền tự do biểu đạt, quyền này bao gồm sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi thể loại thông tin và ý kiến trong mọi lĩnh vực, thông qua lời nói, văn bản viết tay hoặc qua in ấn, dưới dạng nghệ thuật hoặc bất cứ cơ quan báo chí nào mà anh ta lựa chọn".
    Theo Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ, "Quốc hội không được phép đưa ra những đạo luật nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền nhóm họp không bạo động, quyền kiến nghị chính phủ nhằm chỉnh đốn những mối bất bình".
    Tại Anh Quốc, quan điểm rộng rãi nhất được Sir William Blackstone phát ngôn như sau:
    "Quyền tự do của báo chí là thật sự quan trọng đối với một đất nước tự do, nhưng quyền này bao gồm việc không đặt ra những cản trở cho việc xuất bản ấn phẩm chứ không phải việc miễn trừ việc kiểm duyển những ấn phẩm có nội dung vi phạm pháp luật sau khi chúng đã được phát hành. Mọi người dân tự do đều có quyền chính đáng là biểu lộ quan điểm của mình ra trước sự luận, cấm đoán điều này chính là phá hoại Tự do ngôn luận, nhưng nếu anh ta xuất bản những nội dung không phù hợp, độc hại hoặc phạm pháp, anh ta phải gánh chịu hậu quả cho sự liều lĩnh của bản thân".
    Với phát ngôn trên, ngài Blackstone đã chứng nhận rằng tự do ngôn luận phải là một thứ nằm trong khuôn khổ.
    Phù...mệt quá, mai viết tiếp nhá!
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Tự do báo chí đây
    Hiến Pháp
    A. Ðiều 69Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
    B. Luật Báo chí
    Điều 2
    : Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí:
    Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
    Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
    Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.
    Điều 4:
    Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền :
    1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
    2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;
    3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
    4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
    chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
    5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.
    Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
    Cơ quan báo chí có trách nhiệm :
    1- Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân ; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do ;
    2- Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Duyên thế không biết, hôm nay lại đọc được bài báo này, quan điểm địch ta rất rõ ràng:
    Bác bỏ nhận xét sai trái về báo chí Việt Nam
    Ngày 11-3, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của VN đối với thông cáo ngày 11-3 của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho rằng ?otình hình vốn đã xấu lại còn tồi tệ hơn đối với phóng viên VN trong năm 2003?, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng, nhấn mạnh: ?oTôi xin khẳng định ở VN báo chí đã và đang được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và phát huy đúng vai trò của mình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân.
    Hơn khi nào hết, báo chí VN đang phát triển mạnh mẽ và tham gia tích cực vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Báo chí đã đóng vai trò tích cực trong việc phát hiện, phản ánh, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực, góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, xây dựng bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh. Các phóng viên VN được tạo điều kiện thuận lợi và được pháp luật bảo vệ khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình.
    Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về loại hình của báo chí VN đã minh chứng cho tự do báo chí ở VN.
    Rất đáng tiếc là Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) đã đưa ra những nhận xét phiến diện, không đúng với thực tế ở VN. Do vậy, chúng tôi bác bỏ những nhận xét sai trái đó?.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0

    Hơ, hơ... Cái nhà bác phát ngôn viên của Bộ NG này có cái mệnh đề chứng minh hay nhỉ. Tự do báo chí được thể hiện ở sự phát triển về số lượng và đa dạng ở loại hình. Thế thì đúng là tự do quá rồi, nhể.
    [bold] Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ
    Không quân thần phụ tử đếch ra người. [/bold]
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Muốn hiểu tự do báo chí là cái gì thì chắc nên hiểu thế nào là tự do. Mà để hiểu tự do là thế nào thì tôi tin chắc không ai trả lời được đúng và đầy đủ cả. Bởi vì bây giờ ai ai cũng thấy rất tự do. Ác thay tự do là một loại ý chí xuất hiện khi con người cảm thấy mất tự do. Một người bệnh thấy mới thấy tự do ở ngoài cửa sổ, cái mà người khác không thấy, con người trong hầm tối sẽ biết tự do là gì, khát khao tự do mãnh liệt như thế nào,một dân tộc bị nộ lệ thì biết tự do là phải làm gì, phải chiến đấu như thế nào. Nhưng kẻ khác thì không. Dân tộc khác thì không.
    Ý chí tự do mới là từ gọi đúng cái khởi đầu của cái nó là ( không có cái gọi là quyền tự do). Bởi tự do không phải là một thực thể. Nó phi vật chất nó phi Marxism. Nói tóm lại chỉ có tình trạng mang tính vật chất tên là không tự dovà một loại ý chí gọi là " tự do".
    Hay ta có thể lập ra một chuỗi tuyến tính
    đời sống -> mất tự do -> ý chí tự do -> thiết lập tự do -> mất tự do-> chết-> đời sống
    Tự do là một khái niệm mang tính tương đối nhưng "tự do báo chí" tuyệt đối. Tuyết đối không tự do.
    Tuy nhiên tự do nhồi sọ, tự do mị dân, tự do lăng xê, tự do bôi nhọ, tự do hoa ngôn, tự do phơi bày cái ngu... là luôn luôn có và có nhiều. tiếc rằng đó không phải là "tự do báo chí".

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời

Chia sẻ trang này