1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự do báo chí ở Việt Nam: không có, có chút chút hay free perfectly???

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi BeeShia, 20/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của tôi cũng chỉ là một cách trao đổi thôi. Việc tranh luận là tự do mà bác. Cảm ơn bác đã đọc ý kiến của tôi!
  2. casablanca1981

    casablanca1981 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    ( Nguồn BBC)
    Báo chí trong quan hệ Việt-Trung
    Vừa qua, Trung Quốc đã gọi đại sứ nước ta đến nhắc nhở về việc báo chí Việt Nam phản ánh về chất lượng hàng Trung Quốc.
    Trên phương diện thương mại thì những tranh chấp như vậy là rất bình thường, thế nhưng lời nhắc nhở "câ?n chi? đạo cho báo chí" lại gây ra những điều rất đáng lo ngại.
    Việc nước lớn ỷ vào vị thế của mình để chèn ép các nước nhỏ không phải là ngoại lệ, thế nhưng nếu không phải là Việt Nam mà là một nước nhỏ khác thì chưa chắc họ sẽ tác động bằng cách này.
    Sở dĩ Trung Quốc có thể nhắc ta như vậy bởi vì phía Trung Quốc biết rõ rằng Nhà nước Việt Nam, cũng như họ, có khả năng chỉ đạo và định hướng báo chí.
    Rất may là đại sứ nước ta Trâ?n Văn Luật đã trả lời rất đúng mức và hợp lý, nhưng sự việc không chỉ đơn giản như vậy. Sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước đối với báo chí Việt Nam đã nhiều lần được nhắc đến. Báo chí, truyền thông không tồn tại như những cơ quan độc lập đại diện của xã hội dân sự mà thực thi chức năng của một cơ quan hành chính nhà nước, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Thế na?o la? đúng?
    Điều này có hợp lý không ? Có hai quan điểm đang hiện hành. Quan điểm thứ nhất cho rằng báo chí có nhiệm vụ "phản ánh" xã hội, là bộ mặt của xã hội, đồng thời tác động lại nó ở một mức độ khác. Quan điểm thứ hai cho rằng báo chí là công cụ "hướng dẫn" xã hội, cần phải có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy ở Việt Nam nhiều người cho rằng không có tự do báo chí, nhiều người lại cho rằng có đủ tự do.
    Thế nhưng việc quản lý báo chí thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn xã hội diễn ra như thế nào? Chính vị tân Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã phát biểu rằng chúng ta vẫn quản lý báo chí bằng mệnh lệnh, báo chí bị các điều hành làm cho mất tự do (xem ba?i bên tay pha?i).
    Điều đó có nghĩa là sự quản lý báo chí hiện nay là hoàn toàn không theo pháp luật. Không có văn bản nào ghi lại những lệnh báo chí đó, không ai có thể kiện những mệnh lệnh đó. Nó mờ mờ ảo ảo nên giả sử có hậu quả gì thì cũng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm cả.
    Có rất nhiều ví dụ về việc quản lý báo chí đó : như việc dừng đăng tin về vụ PMU18 sau một thời gian sôi nổi, việc không đưa tin kịp thời những vụ ngư dân bị Trung Quốc sát hại, vụ nước tương M3PCD, ... Rõ ràng ở vị thế độc giả chúng ta hoàn toàn bị thụ động trong việc nhận thông tin. Tạm khoan bàn luận việc quản lý như vậy là đúng hay sai, tốt hay xấu mà hãy nhìn nhận cách quản lý thông tin không theo quy trình pháp luật này.
    Sở dĩ Trung Quốc có thể nhắc ta vi? họ biết rõ rằng Nhà nước Việt Nam, cũng như họ, có khả năng chỉ đạo và định hướng báo chí
    Ở vai trò người giám sát chính quyền thì chúng ta, những công dân, không biết ai đã đưa ra những mệnh lệnh đó và ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp những lệnh đó là sai (càng khó hơn nếu nó chỉ là lệnh "miệng").
    Sự quản lý nội dung từ bên trong chính là quá trình kiểm duyệt thường nói đến. Kiểm duyệt có cần thiết hay không ? Thoạt nhìn nó cần thiết bởi nó cho phép lọc đi những thông tin xấu trước khi đến với độc giả. Thế nhưng nó đã không thể hoạt động tốt bởi trong thực tế không tồn tại những bộ lọc lý tưởng.
    Việc kiểm duyệt do con người thực hiện, do đó một cách tự nhiên những thông tin sau kiểm duyệt sẽ mang theo quan điểm, nhận thức của người, tổ chức kiểm duyệt.
    Báo chí tư nhân
    Do vậy việc xuất hiện những người không có cùng quan điểm, tư tưởng với bộ phận kiểm duyệt (Nhà nước) và đòi hỏi bãi bỏ kiểm duyệt, thực hiện tự do báo chí, cho phép báo chí tư nhân là điều dễ hiểu.
    Báo chí tư nhân không chỉ được hiểu là đòi hỏi cho mỗi cá nhân, tổ chức được quyền làm báo (như cách hiểu thông thường về kinh tế tư nhân) mà quan trọng hơn là đòi hỏi quyền tự do bày tỏ những quan điểm độc lập với quan điểm của Nhà nước. Nhưng tự do báo chí đến mức độ ra báo tư nhân có nguy hại không ?
    Mọi quốc gia được gọi là có "tự do báo chí" đều có quá trình "hậu kiểm", tức là tất cả báo chí, tư nhân hay không, đều chịu sự giám sát và quản lý theo pháp luật. Do vậy mới có chuyện kiện lại báo đưa tin sai sự thật, thậm chí đóng cửa báo. Trên internet quá trình hậu kiểm đã và đang diễn ra liên tục, những người đưa ảnh trẻ em khiêu dâm hay kích động khủng bố vẫn bị bắt giữ như thường.
    Đòi tự do báo chí không phải là đòi nói bất cứ điều gì và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Tự do báo chí chỉ đòi quyền nói, sau khi nói ra thì anh hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời nói của mình trước pháp luật.
    Một ví dụ mà nhiều người thường nhắc đến để không cho phép tự do ngôn luận là ai đó tự do nói rằng trên máy bay có bom. Thế nhưng ở đây không phải việc tự do phát ngôn hay không mà đơn giản chỉ là việc phát ngôn sai sự thật. Chúng ta có thể chứng minh sự thật (không có bom) và cáo buộc người phát ngôn tội vu khống, xử lý họ bằng những điều luật dân sự hiện hành (như đã làm) mà không cần phải viện dẫn tự do ngôn luận hay không.
    Rõ ràng, sự thực thi pháp luật đã là hình thức kiểm duyệt phù hợp. Nó có tác động trừng phạt người đưa tin sai cũng như nhắc nhở người muốn đưa tin. Sự tự do đưa tin (dưới sự giám sát của pháp luật) tự nó đã kiểm duyệt lẫn nhau. Bảo vệ sự kiểm duyệt hiện hành bằng những ví dụ tương tự là sai và thừa.
    Cũng phải ghi nhận nỗ lực của chính phủ, như lời Bộ trưởng, là tự do hóa báo chí bằng cách xây cho họ một "lề đường bên phải" để đi trong đó. Nếu đã đứng trong đó thì anh được tự do đi lại ? Có nghĩa là tự do xuất bản mà không phải xin phép cũng như không phải chấp hành lệnh can thiệp từ bên trên, nếu chủ đề xuất bản nằm trong giới hạn cho phép ? Giới hạn đó sẽ được ghi trong Luật báo chí, hay nói cách khác là luật hóa sự giới hạn (các chủ đề) của báo chí ?
    Trong khi chờ đợi những tiến bộ mới thì báo chí nước ta vẫn đang chịu sự quản lý bằng mệnh lệnh của nhà nước mà không đại diện hoàn toàn cho xã hội dân sự. Xã hội luôn luôn phát triển và đổi mới, giới hạn báo chí vào những lề đường định sẵn đồng nghĩa với việc phủ nhận sự đổi mới không ngừng của xã hội (có thể một ngày xã hội sẽ phát triển sang cả lề đường bên trái). Hơn nữa, sự quản lý hiện nay không bị giám sát theo một quy trình pháp luật nào cả.
    Nguy hại hơn, khi nhà nước định hướng báo chí mà không phải xã hội, thì trong trường hợp nhà nước vì lý do này hay lý do khác chịu sự tác động từ bên ngoài sẽ dẫn đến cả xã hội bị "định hướng từ bên ngoài".
    Tự do báo chí do vậy không chỉ cần thiết để giúp toàn xã hội phát huy hết tiềm năng, trí thức, tạo động lực canh tranh tiến bộ, mà còn giúp cả dân tộc tự vệ tốt hơn.

  3. tudohanhphuc

    tudohanhphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Ở VN bây giờ mà bàn "tự do báo chí" giống như bàn : "Tôi muốn ăn trứng trong khi tôi chưa có gà mái !"
    Thưa các bác : Muốn có "tự do báo chí" thì trước hết phải có "tự do cơ bản" của công dân làm nền tảng cái đã.
    Hiện nay quyền này ở VN bị hạn chế, rõ nét nhất là qua các cuộc bầu cử hài kịch, dân thích người cần bầu thì họ lại bị cản khéo khó mà ra ứng cử ( ông hội đồng Khoa , ông thứ trưởng nhà đất Đặng Hùng Võ ...) trong khi ứng viên vớ va vớ vẩn nào đó thì từ trên trời rơi xuống được nhét vào danh sách bắt bầu, chả biết tài cán ra sao qua tờ giới thiệu ( được ai đó soạn sẵn ) cũng chả biết đáng tin bao nhiêu % ?
    Trời chưa sáng, đám tổ phó tổ trưởng dân phố , dân phòng , dân vệ ...đã đi nhấn chuông ing ỏi làm mất giấc ngủ công dân chỉ với 1 mục đích : lấy điểm thi đua tổ dân phố xem ai bầu đủ và sớm nhất (!)
    Tớ xin kể biếu các bác câu chuyện có thật 100% ở nhà tớ: cô bé giúp việc nhà tớ về quê đúng trước 10 ngày diễn ra bầu cử( cô ấy bầu ở quê ) , tớ đã báo phường và tổ trưởng dân phố. Ấy thế mà đến ngày bầu , thẻ cử tri tên cô vẫn được in ra và ném vào nhà tớ . Ngày bầu dĩ nhiên tớ quăng cái thẻ của cô đi.
    Ấy vậy mà cô tổ trưởng hớt ha hớt hải đúng giờ Ngọ nhấn chuông nhà tớ lần thứ 2 bảo : "sao không đi bầu giùm cho cô ấy luôn ?"
    "Nhưng mà cô ta đã bầu dưới quê rồi"
    "Thì đã sao , cháu cứ bầu cho cô ấy đi "
    "Ơ cô ơi thế ra số phiếu dôi ra sẽ giống như ...gian lận à ?"
    Cô tổ trưởng cau mặt khó chịu gắt : " Vậy đưa thẻ ấy cho cô"
    Nói rồi gần như giật lấy , cô tổ trưởng hớt ha hớt hải đi bầu cho ...cô bé giúp việc nhà tớ để lấy thành tích !
    Ai bảo VN ko có tự do ?
    Với sự "bầu cử tự do siêu hạng " kiểu đó nên mấy con số chín mươi mấy phần trăm số phiếu đạt nó gây ra sự hài kịch lố lăng.
    Trong khi quyền tự do cơ bản thật sự của công dân cần bầu người mình thích thì bị mập mờ như thế thì hỏi làm sao dám ước vọng các sự tự do khác ( mà tự do báo chí chỉ là một phần) trong cuộc sống văn minh
  4. cyclohifi

    cyclohifi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ nhà bác giàu, vì có người gúp việc cơ mà.
    Biết đâu khi đất nươc tự do báo chí giống như Mỹ thì thân phận bác sẽ hoán đổi cho cô giúp việc kia đấy? có thể lắm chứ.
    Chê bai thì quá dễ, ai chẳng làm được.
  5. moinguoichao

    moinguoichao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    trời đất thánh thần ơi.
    Không hiểu gì hết. Tự do trong khuôn khổ. Chứ tự do như nhiều người nghĩ thì thực sự là loạn mắt nai rồi. Mình nghĩ chủ đề này nên dừng lại ở đây thôi chứ bàn thêm thì chẳng có gì mới.
    Chốt hạ đi. Ù luôn đi. Cháy luôn đi. Hạ màn thôi. Tự do trong khuôn khổ.

  6. kentrigroup

    kentrigroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tất cả là trò hề mà. Cứ xem đi.
  7. nautrica

    nautrica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Trò hề ở đây là gì hả bạn?
  8. tudohanhphuc

    tudohanhphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Bạn mới nêu một ý kiến rất cá nhân ( chưa biết đúng sai) của bạn mà đã vội đòi hạ màn ( cứ như thể tư duy của bạn là chuẩn và bạn muốn bao cấp tư duy hộ cho người khác vậy (!)
    Xin lỗi : ở các nước tự do văn minh và dân chủ như Mỹ , Pháp , Đức ...tư do của họ mới đúng nghĩa :TRONG KHUÔN KHỔ
    Nghĩa là anh làm gì cũng phải trong luật pháp ( luật này được làm bởi một Quốc Hội đúng nghĩa do dân bầu nên.)
    Còn ở VN thì khó mà dùng chữ "tự do trong khuôn khổ" được, nên thay chữ "khuôn khổ" bằng..."cũi" thì đúng nghĩa hơn.
    Sự "tự do trong cũi" không làm quốc gia đi lên hoặc đi lên rất chậm.
  9. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Những lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này thì mới thấy giá trị của những nguồn thông tin uy tín như BBC ở một môi trường tự do thông tin.
    Bài viết của BBC là chuẩn mực chung của làng báo thế giới về một vụ scandal như vụ thay người ở báo Tuổi Trẻ; nó nhìn được vụ này lớn hơn ở tầm cỡ quốc gia khi đề cập tới việc thay máu ở TT chỉ là hệ quả của cuộc hội nghị siết chặt báo chí tại Việt Nam của triều đình tại Quảng Ninh trước đó. Nó cũng điểm mặt chỉ tên rõ ràng người có trách nhiệm cao nhất trong vụ này là cụ Trương Tấn Sang, ủy viên BCT. Nó đưa ra được chiều hướng chung của báo chí VN sau vụ này, và đưa ra tiên đoán cụ thể là Lê Hoàng, tổng biên tập của Tuổi Trẻ sẽ là người cuốn gói kế tiếp. Tuy nhiên, BBC cũng không hùa theo các tiếng nói cực đoan khi nó có đề cập là việc thay đổi nhân sự ở Tuổi trẻ cũng có thể là chủ trương trẻ hóa ban lãnh đạo của tờ báo.
    Cái thiếu sót của BBC là họ chưa đưa ra được thông tin gì về sự nghiệp tiểu sử của hai người kế vị. Theo thiển ý của Mộ Dung Bắc này thì hai vị mới bị thiệt thòi vì thực tình là tài năng họ chưa ai biết mà chưa gì đã bị bề hội đồng bởi dư luận.
    Chỉ một hai bài báo nhỏ như vậy thôi là ta đã thấy cái trình của báo chí VN chưa bằng được một đài tư nhân như BBC về phương diện chuyên nghiệp và tự do thông tin. Do đó, câu trả lời cho chủ đề của topic này là: Không, VNDCCH và CHXHCNVN chưa có và chưa hề có tự do báo chí nói riêng và tự do thông tin nói chung.
    Có bác nào í vào viết bài đả kích một bài viết trong chủ đề này theo kiểu "Bác đang làm ăn khấm khá thế, nếu có tự do thông tin, dân chủ, triều đình sập, là nhà bác đi tong liền". Câu đả kích này phản ánh tâm trạng chung của những người đang ra sức kềm kẹp tự do thông tin tại Việt Nam. Họ sợ người dân được tự do. Vì một khi nhân dân được tự do tìm hiểu, được thoát khỏi vòng kềm kẹp của tập đoàn Gestapo này thì ngày tàn của những phi vụ béo bở trên mồ hôi xương máu của đồng bào của họ cũng tới. Hiểu được tâm lý này thì chúng ta sẽ không còn bị lừa gạt một cách rất trẻ con theo kiểu "có tự do là có nội chiến, có đánh nhau to, ...tự do, dân chủ thì phải từ từ" vân vân và vân vân....
  10. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Các cụ nhà ta có câu " Làm đĩ chín phương thì cũng phải chừa lại một phương để lấy chồng". Các cụ trong triều chừa ngả BBC để chính các cụ nghe nó ấy chứ. Ở ngoài đời thì các cụ thuê mấy thằng an ninh văn hóa lâu nhâu lên mạng để chưởi bới BBC; cơ mà em có lần tới chơi nhà thằng bạn có ông bố làm phó gì ấy bên Thông tấn xã VN (phó giám đốc, phó tổng biên tập, phó....) thì cụ ấy mở BBC oang oang ở trong nhà. Khiếp nhà quan có khác, chả bù ông bà cụ em cái thời cụ Đỗ Mười lên mở BBC lên nghe mà mắt trước mắt sau, chỉ dám vặn nhỏ cho hai người ghé tai nghe. Em là con nít được nằm ở giữa hai bố mẹ nên mới được tập cho nghe BBC từ ngày í. Sau nì, nhà có đài Phillips sóng ngắn thế là thằng em tọc toạch vặn hết các băng tần lên dò được rất nhiều đài Việt ngữ lạ ở trong vùng Đông Nam Á: Đài Khờ-me đỏ đọc thư bộ đội VN lục được trong ba lô bộ đội tử trận, đài tiếng nói Bắc Kinh kể chuyện cụ Đào Đìnn Luyện cựu tư lệnh không quân QĐND VN thời hàn vị học trường không quân bên Trung quốc, đài tiếng nói Đài Bắc, tới nhà cô giáo sinh vật của em thì cũng thấy cô đang bật đài VOA chương trình nhạc vàng. Sau này sang Mẽo mới biết thêm đài RFA của Pháp.
    Nói tiếp về chuyện làm dĩ chín phương của các cụ nhà ta. Các cụ biết là các cụ bịt miệng bọn báo chí VN quá là hiệu quả đi, thế cho nên các cụ mới phòng xa, nhỡ ra có chuyện gì sinh tử xảy ra ở trong nước mà mình, gia đình mình, họ hàng mình, đàn em tay chân của mình, thậm chí bè cánh của mình không biết thì chết cửa tứ. Năm 1997, có vụ đảo chính quân sự ở VN tại Hà Nội chỉ có BBC đăng; có nhắc lại là có dùng thiết giáp. Vụ này về sau im bặt ở trong nước. Cơ mà về sau này thì có thấy cáo phó của hai ông tướng, mãi lâu về sau nữa thì có đọc ở đâu đó ngoài hải ngoại là có đơn vị bộ đội của F lớn hay f nhỏ gì ấy tham gia vụ này. Cụ Diệm ngày trước bị đảo chính nằm hầm cố thủ thì cũng nghe hai đài là đài Sài gòn của phe đảo chính và đài BBC.
    Các bác nào cứ bày đặt những chữ định hướng với khuôn khổ thì đúng là giọng nhà quan, khinh bọn dân đen chúng em ra mặt. Nhà các bác bao nhiêu năm nay lái xe lái cộ lạc đường lạc lối, tốn xăng nhớt của nhân dân dân không kể xiết, thế mà vẫn còn đòi chỉ đường chỉ xá cho người khác!

Chia sẻ trang này