1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự Do Tôn Giáo ????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi rakhoi, 10/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Hì, hichichuhu góp vui, làm tôi cũng phải góp thêm vài lời:
    Cái giáo lý của ông giáo chủ nào cũng đừng có bài bác truyền thống thờ cúng tổ tiên của Việt Nam _mà đây là trên lãnh thổ Việt Nam chứ không phải là chỉ một dân tộc Kinh không đâu nhé. Chúng tôi không giải thích chung chung về cái gọi là truyền thống văn hoá tốt đẹp đâu nhé. Ông đọc cái điều 5 của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo thì biết.
    Cái nữa là ông không phải chỉ đọc kỹ luật pháp về tôn giáo mà còn phải đọc kỹ cả luật đất đai, nhớ thấm nhuần cho sâu cái ý nghĩa đất đai thuộc sở hữu toàn dân ..., rồi cũng phải am hiểu thế nào là "trật tự công cộng" để đừng có mà "gây rối"....
    Théc méc linh tinh về lập pháp hay người áp dụng luật thì cũng làm cho đúng thủ tục. Chưa rõ thì ghé qua box KHPL mà hỏi, không rồi lại hối hận, phải tự kiểm điểm, tự phê bình ... như vậy xấu hổ lắm.
    Còn nhiều cái nữa muốn nhắc nhưng không có thời gian, Vị nào định lập tôn giáo thì ghé chỗ tôi, tôi sẽ tư vấn cho. Yên tâm đi, khoản thù lao tôi sẽ hét cao nhất.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 11/08/2004
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Một hình thức " Tà giáo " rất phổ biến cần được dẹp bỏ :
    ===============
    Cặp vợ chồng "sứ giả nhà trời" lừa đảo sa lưới

    Sau thời gian phát lệnh truy nã toàn quốc, ngày 27/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt được vợ chồng Hồng Thiện Hạnh (sinh năm 1948) và Liêu Thị Tuyết Nga (1957) đang lẩn trốn ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.
    Được biết, trước đó không lâu, Hạnh và Nga luôn tự xưng là "chủ một tập đoàn công ty thương mại quốc tế có chi nhánh ở nhiều nước" đồng thời cũng là "sứ giả nhà trời phái xuống" nên đứng ra sáng lập "Thiên đạo đại đồng" có văn phòng tại ấp 12, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang để thu thập tín đồ, lập đàn thuyết pháp và làm chuyện "cứu nhân độ thế". Chỉ sau một thời gian hoạt động, đôi vợ chồng này đã lừa đảo nhiều nạn nhân ở khắp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, TP.HCM... tổng cộng hàng tỉ đồng rồi âm thầm bỏ trốn. Hiện vợ chồng "sứ giả nhà trời" này đã được đưa về trại tạm giam Công an Tiền Giang chờ làm rõ để xử lý. Ai từng là nạn nhân bị gạt tiền có thể liên lạc với Công an Tiền Giang hoặc điện thoại số 073.899531 - 899532 để cung cấp thêm chi tiết.

  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bài viết ngoài lề :
    ============
    Trong cuộc sống tâm linh, chẳng ai có thể phủ nhận được " niềm tin " của con người đối với cõi " vô hình " .
    Tin tưởng 1 cách thái quá, niềm tin trở thành " mê tín " .
    Có những sự mê tín cũng làm cho con người biết giữ thân, biết làm điều ngạy, điều thiện nhưng thường thì mê tín dẫn dắt con người đến 1 sự ngu muội ; họ không còn dùng lý trí để phán xét sự việc và phóng sinh cả đời sống , hạnh phúc gia đình vào tay những kẻ lợi dụng niềm tin của người khác .
    Và tới 1 giới hạn nào đó, vấn đề bùng nổ ra, thánh thần đâu chẳng thấy, chỉ thấy oan trái và lường gạt !
    Có 1 điều lạ là : Phái nữ ngày nay cho đến phái nữ ngày xưa hay có những niềm tin hoặc tò mò về vấn đề tâm linh lắm, kể cả những người có học .
    Tôi có thể bảo đảm rằng cậu nàu đang tán tỉnh cô nào, rủ đi chơi mãi không xong, nếu tung ra cái " chưởng " coi bói, gọi hồn là mắt các cô sáng lên đấy ( chí ít thì cũng vì tò mò ) .
    Và đây không chỉ riêng là 1 vấn đề tại miền Nam, miền Bắc, miền Trung, cũng chẳng riêng độ tuổi hơ hớ tròn trăng hay lão bà bà, cứ đụng đến cái gì có vẻ huyền bí là các bà các cô " nhất trí " cao .
    Hồi bé, tớ cũng hay tò mò theo các em đi tìm sự " bí hiểm " này, lòng thì không tin nhưng mà cứ theo thì chắc chắn vẫn có lời chứ chẳng lỗ .
    Thời gian 1965, phía sau trường nữ trong học Lê Văn Duyệt có " cốt cậu Mười " , cậu không quảng cáo rầm rộ, cậu không đem bánh kẹo ra nhử, thế mà các cô tin cậu còn hơn gấp trăm lần tin người yêu hay cha mẹ .
    Cũng như " các cô, các cậu ", gọi là thế nhưng thường vẫn là 1 bà, đôi khi cũng là 1 ông, cứ theo giới thiệu thì người này đã có cái duyên được 1 em bé, 1 trinh nữ vì chết oan nên không siêu thoát và cứ lảng vảng ở cõi trần, nhập vào cái xác của người sống , đẩy cái hồn người này ra rồi để nói chuyện , trả lời mọi câu hỏi về tình duyên gia đạo, độ cho mọi bứt rứt khó khăn của chúng sinh và tất nhiên, phải có lễ tạ đấy nhé, đừng tưởng hồn không biết nhắc nhở .
    Tôi còn nhớ được 1 " hồn " tại Hanoi, khi mới được 6 tuổi và mẹ mời 1 " cô đồng " đến nhà để gọi hồn bà ngoại vừa qua đời được 49 ngày .
    Cô đồng đi xích lô , vừa đến cửa thì cả nhà đã tíu tít, cô không có cơ hội trả tiền xe vì trong nhà đã có mấy người tranh giành cái hân hạnh này và cô khoan thai bước vào , nhà thời đó không có ghế salon mà chỉ ngồi trên 1 cái " sập gụ " .
    Nói chuyện qua loa 1 lúc ( lúc này rất quan trọng với " đồng " vì nhờ nói qua quýt, đồng suy đoán được rất nhiều thông tin về người chết ... nhưng đôi khi cũng trục trặc đấy .
    Và vài phút sau, đồng nhập, tất nhiền là cô đồng không quên nhắc nhở chủ nhà nhớ lấy thêm cái đĩa để đựng tiền ngoài 1 đĩa trầu trước khi nhập .
    Chẳng biết hồn bà tôi đi đâu mà chỉ sau vài câu lẩm nhẩm của cô..bà về ...cả nhà sùi sụt !
    Hồn khôn đáo để, sửa rất nhanh nếu lỡ sai, người nhà hỏi giờ chết để kiểm chứng và hồn lỡ miệng nói sai thì hồn sửa như sau :
    Hồn rằng hồn chết ban đêm, thương con, nhớ cháu, hồn ...lên ban ngày .
    Nghĩa là hồn chết giờ quái nào cũng đúng .
    Thế mà cả nhà vẫn thút thít, hỏi lung tung và thỉnh thoảng, cô đồng lại xếp cái quạt lại, chỏ vào cái đĩa để đặt thêm tiền cho hồn có sức .
    Lớn lên, tán gái là nữ sinh LVD thì không thể tránh được ... cậu mười .
    Cậu là 1 bà khoảng 40, nhà cậu phía sau trường , vào là thấy bàn thờ .
    Cô bạn vui sướng vì rủ được anh bạn chịu vào chỗ này để tra hỏi mọi sự thực, anh bạn cũng sung sướng mà nhủ thầm " Em ơi, thế này thì xong ngay thôi mà ! ".
    Và hồn " công nghiệp " nhập rất nhanh, chỉ có vài câu niệm sau khi thắp nhang, quẹo đầu 1 phát, cậu nhập và bắt đầu nói ngọng giống như trẻ con ...
    Cô bạn tha hồ hỏi .
    Tất nhiên là hồn chẳng bao giờ dại đến mức nói điều gì xấu về những người trước mặt , nhưng các cô thì tin hơn cả lời người iêu tỏ tình .
    người yêu hỏi : Ảnh có thương con không cậu ?
    Cậu đáp : Ngó khương mày ngắm ngó .
    Chàng vội bỏ thêm 3 $ ( bằng trị gía nửa bát phở đấy ), thế là hồn thao thao, tự nhiên , chàng có thêm đồng minh và nàng thì nhìn chàng như ra vẻ nhận lỗi vì đã nghi ngờ cái tình yêu lai láng của chàng trao cho mà nàng chỉ chắc chắn khi đã được nghe cậu " phán " .
    Sau khi ra khỏi nhà cậu, bảo đảm là rủ đi ciné là người yêu cũng sẵn sàng trốn học để đi ngay .
    Cậu nào trên này chưa vợ cứ thử mà xem nhé, HN hay SG gì bây giờ cũng lắm cô đồng kiểu này .
    Cũng mách thêm tí kế cho các cô, cô nào định tán chàng theo lối " mở cửa " chờ chàng tán mà mình thì vẫn " em chã " cũng có thể áp dụng đòn phép " tương kế, tựu kế " này đấy .
    ========
    Cho đến bịp bợm .
    Năm 1996, Tôi có cơ hội và biết về 1 vấn đề hết sức là mê tín mà chả hiểu sao nó lại bùng phát , đó là dùng " thần " và " thiền " để tìm ra xác, hài cốt liệt sĩ . ( Cái vụ này bộn bác lắm đấy )
    Ông này ở Kim Liên, đưa cái danh thiếp là TGĐ 1 Cty khoa học nhà nước .
    Tôi tranh luận và bắt bẻ rất nhiều về vấn đề này, bí lối, thảo luận trở thành nhục mạ khi ông cho rằng tôi thuộc thành phần ngụy quân, ngụy quyền nên ... vô thần !!!
    Ai thích đọc chuyện tào lao này tiếp thì góp ý cho có hứng, còn nếu cảm thấy sai chủ đề thì xin cứ xóa .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 00:09 ngày 12/08/2004
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    heheheheh Lại hầu chuyện các bác nhớ
    Tớ vẫn loanh quanh với vấn đề niềm tin có cần phải được ..."công nhận" không nhể
    Bác MinhTrinh thì cho rằng phải phân biệt "Tôn giáo khác với tà giáo . Tà giáo được coi là những trò tự phát đội danh 1 sự huyền bí nào đó mang tính bịp bợm nhằm gây lợi, tạo ra sự tôn vinh vô lý kiểu thần thánh cho 1 người còn đang sống . " cậu tieuhaidong thì cho rằng;" dù là đạo nào, tôn giáo nào thì tất cả đều có chung một mục đích là giáo huấn con người, khuyên răn con người làm điều thiện, tránh điều ác, sống có đức có tâm, nhân ái, bao dung (duy có cái đạo Hồi là nhà iem còn mù mờ về nó lém). Con người nhiều khi thiếu niềm tin vào cuộc sống, hoặc muốn tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần (trong khi chưa có boy hay girl nào kề cận? ) nên thường tìm đến với thế giới tâm linh. Hoặc giả cũng chẳng phải mất niềm tin, chỉ đơn thuần là muốn cho lòng thanh thản, muốn có một điểm để hướng về (?) cậu hichichuhu thì lại bảo :" cô chú bác muốn truyền bá đạo gì thì truyền, nhưgn trước khi truyền bá, chắc các cô chú bác phải đăng ký với nhà nước chứ ạ (giống như đi đăng ký kinh doanh ý). Còn bác théc méc là nếu nhà nước công nhận thì nhân dân mới được tin theo thì sẽ vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Nhưng cháu nó chả thấy có gì là vi phạm cả bác ạ, giống như nhà nước quy định là bác tự do hôn nhân, nhưng nếu mà bác mà mang con gái nhà người ta dứơi 18 tuổi mà đem cưới là bác tiêu đời đấy ạ. Cho nên sinh ra cái nhà nước để đảm bảo rằng chẳng có gì vượt quá ngưỡng của nó được, túm lại là ?otự do trong khuôn khổ? í ạ. . Bác Khanglawyer thì hơi cẩn thận trong tinh thần nghề nghiệp mà rằng:" Cái giáo lý của ông giáo chủ nào cũng đừng có bài bác truyền thống thờ cúng tổ tiên của Việt Nam" và lại phải:" ông không phải chỉ đọc kỹ luật pháp về tôn giáo mà còn phải đọc kỹ cả luật đất đai, nhớ thấm nhuần cho sâu cái ý nghĩa đất đai thuộc sở hữu toàn dân ..., rồi cũng phải am hiểu thế nào là "trật tự công cộng" để đừng có mà "gây rối"....
    Trong khi chờ đợi các chuyên gia luật (hihihihi tớ nhắc khéo .... bác ngualuoi và bác NoFear đấy nhớ) post cái bản pháp lệnh tôn giáo của nhà nước (heheheheheh tớ đoán chừng PL cuả nhà nước ban ra thì nhất định phải phản ảnh ý chí của toàn dân và mọi người đều phải biết chứ nhể ) để làm ... kim chỉ nam thì tớ rông rài thêm tí nữa nhể
    Cách đây cả hơn ngàn năm , một nhà thông thái của thế giới (tớ quên tên rồi nhỉ) đã khẳng định "mặt trời quay xung quanh trái đất" và chân lý đó được dùng để tính toán ngày tháng , mùa màng , giờ giấc .... Chả ai thắc mắc gì cả . mọi ngành khoa học vẫn phát triển đều đặn cho đến cả ngàn năm sau bỗng xuất hiện những tên ... ********* dám tuyên bố ngược lại "trái đất quay chung quanh mặt trời" Mọi người (gồm cả chính quyền và ... nhân dân) lên án những tên ********* đó bằng đủ những tội danh ngạo báng thần thánh , làm rối loạn ổn định xã hội .... Thế rồi kết cục câu chuyện như thế nào các bác ở đây học rộng tài cao chắc cũng đều biết nhể
    Chuyện khoa hoc có thể chứng minh , thực nghiệm rõ ràng mà còn như thế . Còn những niềm tin không thể chứng minh được thì sao ??? Đức Giêsu bị xử tử hình , đạo Phật không phát triển mạnh ở chính quê hương đức Phật .... vậy thì chúng ta có thể dùng những chuẩn mực đạo đức , những thói quen thường ngày của xã hội , quốc gia mà chúng ta đang sống để phê phán một niềm tin/tư tưởng nào đó là mê tín dị đoan , là tà giáo , là ********* , là làm phương hại xã hội ..... hay không ??? Vài chục , vài trăm , vài ngàn năm sau con cái chúng ta có lên án chúng ta như chúng ta đã lên án những người đóng đanh đức Giêsu , những người chối bỏ tư tưởng của đức Phật , những người cầm tù Galileô ... không nhể ???
    Tớ định lôi ông đạo Dừa ra làm ví dụ nhưng theo lời bác MinhTrinh kể thì ông í ....nhỏ nhắn , xấu trai lắm thôi thì tớ lấy ... tớ làm ví dụ vậy nhớ .
    Giả như cái niềm tin "dưới sông có hà bá" giúp tớ .... sống lâu vì không bị chết đuối và thư thả tâm hồn vì không sợ bị chết đuối (thật là lợi ích vô biên nhể ) nên tớ đem dạy cho mọi người chung quanh tớ . Mọi người chung quanh tớ nhờ vậy cũng được hưởng .... lợi ích như thế nên đem lòng cảm mến mà hằng ngày lui tới nhà tớ để .... tạ ơn . Ấy thế có phải là sinh hoạt tôn giáo không ạ
    Hãy đánh giá một chút về đời sống vật chất của những người tin theo những "niềm tin" (tín đồ) khác nhau nhớ . Tín đồ của tớ thì phải dâng cúng chút đỉnh (tự nguyện chứ tớ không ép buộc đâu nhớ) và thiệt thòi một chút vì không được dắt bồ nhí ... ý quên bạn bè ngắm sông trong cảnh trăng thanh gío mát . Tín đồ của những thầy tám nước lạnh , thầy tư , cô hai gì đó thì gia đình tan nát hạnh phúc ,"bỏ chồng bỏ con, đem hết tiền" cho thầy . Các tu sĩ Công giáo, Phật giáo thì suốt đời nghèo khó , không vợ không con (chưa có cả gia đình để mà tan nát nữa ). Các lão thành cách mạng , bộ đội phục viên lọc cọc chiếc xe đạp sống qua ngày với lương hưu sau khi đã cống hiến cả cuộc đời và đôi khi cả một phần thân thể cho niềm tin vào cách mạng
    Còn về đời sống tinh thần thì sao ? Các bác lấy gì để cho rằng tín đồ nào hạnh phúc hơn ? Tín đồ của tớ thì thư thái tâm hồn vì không sợ chết đuối , tín đồ của thầy tám , thầy tư gì đó thì không còn lo sợ .... mất của ( vì chẳng còn gì để sợ mất) các tu sĩ thì tin tưởng vào .... cuộc sống đời sau . các chiến sĩ cách mạng thì tin tưởng sự hy sinh của mình sẽ đem lại một xã hội công bằng dân chủ văn minh .... nên sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

    Vậy các bác lấy những tiêu chuẩn , mẫu mực nào để cho rằng tín đồ của tớ mê tín dị đoan , cấm đoán sự giảng đạo của các thầy tám , thầy tư... đòi các tôn giáo lớn phải được nhà nước công nhận , và ủng hộ/khuyến khích mọi người hy sinh cho lý tưởng cách mạng/tổquốc
    Còn việc tớ lấy đồ dâng cúng của tín đồ , các thầy tư thầy tám lợi dụng lòng tin của các bà nhẹ dạ , các tu sĩ tích lũy của cải cho bản thân dù đã hứa sống nghèo khó suốt đời , các vị nhiệt tình cách mạng làm .... ý quên cái này không được nói , thì thời nào , đời nào cũng có . Đó là mặt trái của mọi xã hội . Bác MinhTrinh chắc có nhiều kinh nghiệm hơn về chuyện này nhể . Không biết các bác có muốn bàn loạn về những tệ nạn xã hội này khi nói về tính pháp lý của tự do tín ngưỡng không cơ ?
    Bây giờ lại bàn về cái quyền tự do .... không tín ngưỡng nhể
    Các bác học cao hiểu rộng chứ không phải là "đệ tử mê tín tại các vùng dân trí kém " nên chắc chắn sẽ không chịu làm ... tín đồ của tớ đâu nhể . Tớ hiểu rằng đấy là cái quyền tự do không tín ngưỡng . Tớ có quyền rao giảng đạo của tớ , các bác cũng có quyền dùng trí thông minh và khối óc của mình để quyết định tin hay không tin . Nếu tớ ép buộc các bác phải tin theo tớ thì đó là vi phạm cái quyền tự do không tín ngưỡng của các bác . Nhà nước nhất định cho tớ vào tù vì cái tội cưỡng hiếp ... ý quên cưỡng bức người khác . Nhưng giả như ngày nào tớ cũng lải nhải những lời ... đường mật vào tai các bác khiến các bác nghe mãi thành ra .... nghiền mà tin vào tớ thì đấy có phải là vi phạm pháp luật không ạ ??
    Nếu người lải nhải những lời đường mật vào tai các bác không phải là tớ mà là .... You_know_who_am_I thì sao ????
    Nếu vì You_know là mod nên You_Know có quyền làm những điều tớ không được làm thì hoá ra You_know còn trên cả ... pháp luật nữa cơ à ???
    hehehhehe tớ thấy người cứ ... lâng lâng lên rồi . Thôi tớ .... biến nhớ
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nhà anh Rakhoi này !
    Bộ định " âm mưu có tổ chức " hay sao mà rủ lắm anh em vào cái topic vừa đọc đã thấy nhột thế này ? Phải thông cởm cho người ta chứ, báo chí đã đăng tải đâu mà anh em được phép phổ biến Pháp lệnh của Quốc hội !
    Về Pháp lệnh này ( Không biết anh em có thể cho biết nguyên tắc để soạn, bàn thảo và ban hành 1 Pháp lệnh nó như thế nào không ? Nó sẽ cao hơn luật hay thấp hơn luật, cao hơn 1 nghị định , quy định hay thấp hơn 1 nghị định , quy định ? ) thì lục lạo khắp nơi vẫn chưa được đọc nguyên bản mà chỉ biết là sẽ áp dụng vào giữa tháng 11 sắp tới .
    Và đây là những gì thu lượm được từ truyền thông :
    1/ "Pháp Lệnh Tôn Giáo" được ủy Ban Thường Vụ quốc hội CSVN ban hành ngày 18-6-2004 và sẽ có hiệu lực từ ngày 15-11-2004
    2/ Ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bô. Ngoại Giao CSVN cho rằng " Việc ban hành pháp lệnh về tôn giáo tạo điều kiện thuận
    lợi hơn cho tôn giáo hành đạo và cũng thể hiện sự quan
    tâm của nhà nước với quyền tự do tín ngưỡng của nhân
    dân ".
    3/ Pháp lệnh được nói là đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Đồng thời văn bản cũng nói các hành vi ?~lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để tuyên truyền trái pháp luật , kích động chia rẽ nhân dân?T đều bị nghiêm cấm.
    4/ Pháp lệnh chưa đưa ra biện pháp chế tài với việc truyền đạo qua internet
    5/ Ông Nguyễn thanh Xuân, Phó trưởng ban tôn giáo Chính phu? Việt Nam cho biết : ?o Với Pháp lệnh này, các hoạt động tôn giáo dục cởi mở hơn, thông thoáng hơn so với trước . Với các tín đồ, việc sinh hoạt tôn giáo ở gia đình và nơi thò tư. được thực hiện theo lễ nghi tôn giáo bình thường.?
    ?oPháp lệnh chỉ đặt vấn đề quản lý về mặt nhà nước đối với một số hoạt động về phương diện tổ chức của các tổ chức tôn giáo Điều đó cũng tương tự việc quản lý nhà nước đối với các tô?
    chức xã hội khác. Ví dụ, hội nghị, đãi hộị" phải xin phép, còn những việc khác chủ yếu thông báo và đăng ký với chính quyền.?
    6/ ?oChiếu theo điều 11 thì chỉ có chức sắc, nhà tu hành mới được thực hiện lễ nghi tôn giáo Nhưng còn điều 9 quy định người có tín ngưỡng được tự do bày to? đức tin, thuộc hành các lễ nghi thờ cứng, được cầu nguyện, tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý của tôn giáo mà mình tin theo Như vậy, nó giải tỏa thắc mắc về điều 11 vốn
    chỉ hướng đến chức sắc, nhà tu hành.?
    Vậy thì cứ theo ghi nhận qua điều 11 và điều 9 mà tớ đọc lóm được và cảm thấy được phép nghiên cứu với bàn loạn thì Rakhoi có toàn quyền tin là chơi với Hà bá thì sẽ lấy được vợ đẹp, có job thơm, khi qua đời cũng khỏi lo nghĩ gì về thừa kế, sống chẳng sợ vợ ly dị ... muốn tin gì cũng được .
    NHƯNG :
    Cẩn thận nhé, Pháp lệnh cũng ... lệnh rằng :
    Các hoạt động tôn giáo ?~ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự công cộng?T sẽ bi. đình chỉ hoạt động.
    Thành ra, Đừng dại dột mà kêu gọi tín đồ của Rakhoi rằng tin Hà bá thì không chết đuối . . Chỗ anh em tớ bảo thật, hà bá mà có công chúa cá đẹp đến đâu chăng nữa tớ cũng chả dại mà tin Rakhoi, chắc chắn là chết đuối và chỉ sờ được vào cái vảy của nàng là đã " hết hơi " , còn mấy women killer như NF nhà ta muốn tin thì cứ tin, mua bảo hiểm trước và để di chúc lại cho ai thì để, và bảo hiểm sẽ kiện Rakhoi cho mà xem .
    Rồi biết đâu Satthu lại có cơ hội mang luôn cái di chúc của NF ra để bàn, và lại biết đâu có vài Hà bá con tự nhiên có giấy khai sinh đến ẵm hết tiền bảo hiểm !!!
    À quên, còn 1 điểm khá quan trọng được ghi nhận trong pháp lệnh này là : Các trường hợp phong chức, phong phẩm từ nước ngoài thì phải có sự thoả thuận trước với cấp quản lý Trung ương về tôn giáo .
    Vì vậy, Rakhoi nên xin hồi tịch, mang quốc tịch VN thì có thể phong chức thánh của đạo Hà Bá thoải mái tự nhiên, không phải thương lượng gì cả ...
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:39 ngày 12/08/2004
  6. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Oái, bác rakhoi ơi, Sao tự dưng lại có tên em thía??
    hic, mấy hôm nay các bác bàn về tôn giáo xôm tụ quá mà em chưa thò đầu vào chào các bác được một câu, thất lễ quá. Xơ rì các bác nhá, vì khổ nỗi trong cái chứng minh thư nhân dân của em nó ghi rõ là: Tôn giáo: Không (em dịch đại nó là vô đạo ), nên tốt nhất em không có hó hé vào làm gì bác nhỉ, ko có mấy bác lại mắng là "đã ko biết còn hóng hớt" .
    Còn bác rakhoi ạ, bác đổ oan tiếng mod cho em rùi đấy. EM vốn "Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" mừ, mà nếu em làm bậy gì thì chắc là cũng chả thoát đâu bác ạ, chả cứ gì mod, admin cũng bị tóm. Thế bác ko thấy là bác Lương Quốc DŨng _ Minh trinh đấy à, làm to thế mà có mỗi việc cỏn con đấy thôi cũng bị túm ạ .
    Thôi, em lại chào các bác em đi đây.
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ngoảnh lại nhìn (2 ) .
    Giai đoạn giao thời .
    Tôi gọi là giai đoạn giao thời là vì giai đoạn này, miền Nam VN được lãnh đạo nhưng không dựa vào Hiến Pháp ( HP đệ I bị hủy bỏ , Quốc hội và chính phủ bị giải tán bởi Hội đồng quân lực và giai đoạn này là giai đoạn hỗn loạn nhất của lịch sử miền Nam .
    Có lẽ tôi cũng phải dài giòng để các SV luật suy nghĩ thêm về " chính " và " trị " .
    ===
    Khi cuộc đảo chính được coi là thành công bởi Hội đồng quân nhân cách mạng thì ông tướng nào cũng hồ hởi phấn khởi, Mỗi ông lên 1 chức .
    Số tiền của 1 viên chức Toà Đại sứ Hoa Kỳ mang ra để các tướng chia chác thoả thích, số tiền không nhiều, hình như chỉ hơn 3 triệu ( So với lương tháng 1 cô giáo , 1 y tá là 4 500 $ ) nhưng mà các ông cũng hỉ hả và có biên bản chia chác đàng hoàng ( Hồi ký của tướng Trần V Đôn ) . và tướng Dương văn Minh dĩ nhiên là nhận phần lớn nhất vì đã dám " đứng tên " chứ thật sự là hồi đó, các tướng sợ uy TT Diệm 1 phép, các tướng toàn là xưng con và khi bước ra khỏi phòng toa`n là giật lùi ( Trừ Đại tướng Lê V Tỵ ) .
    Trong các tướng tá, Có Đại tá Đỗ Mậu là hả hê nhất vì ông nắm an ninh quân đội, được TT Diệm tin cẩn nhất mới giao chức quyền này nhưng TT Diệm lại chẳng chịu cho lên Tướng với 1 lý do : Cái bằng tiểu học mà còn không xong thì làm sao cho lên tướng .
    Thế là từ cái hận đấy, Ông Đỗ Mậu : Từ con Tổng thống chuyển sang phe " Thày " , Ông nhảy tót lên thiếu tướng và có lẽ vì mặc cảm ngu dốt, ông tranh cho bằng được chức Phó thủ tướng đặc trách văn hoá , may mà ông không biết làm thơ !
    Và cũng tự nhiên ông thành phật tử thuần thành, trong cuốn hồi ký Đ M, ông còn tự bốc thơm : Làng ông toàn là những sinh vi tướng, tử vi thần mà ông đã quên khuấy : Ông đã có biệt danh là tướng lạy từ ngày 30/4 năm nào .
    Lại 1 ông khác, lúc đầu định đem quân về cứu cha, nhưng thấy khó nhá quá, thế là chuyển hướng , cái hay là khi về tới SG, ông đã chẩn bị sẵn luôn cả ngôi sao thiếu tướng , lúc gặp Hội đo6`ng tướng lãnh, sợ không có sẵn sao, o6ng đã lấy luôn ra để Tr/tướng Đôn ( lúc này cũng thành Đại tướng ) gắn ngay kẻo hội đồng đổi ý ! Ông này về sau làm Tổng thống tức là ông Nguyễn V Thiệu .
    Nói chung là lắm chuyện cười ra nước mắt khi các tướng chiếm được quyền mà không biết điều hành .
    Phật giáo tất nhiên là được ở 1 vị trí cao hơn, quan trọng hơn vì cái nguyên do chủ yếu để lật đổ chế độ là vì phật giáo .
    Nắm quyền được 4 tháng, các tướng thích làm quan văn nên các chức vụ quan yếu trong quân đội bị bỏ ngỏ ( Tướng Tôn Thất Đính, người giữ chức vụ trọng yếu nhất của quân đội là Tư lệnh quân Đoàn 3 kiêm tư lệnh vùng 3 chiến thuật nghĩa là bao gồm hết SG và vùng phụ cận rộng đến 1/4 miền Nam nhất định thích chức bộ trưởng nội vụ )
    Hớ hênh, chỉ có 1 đêm, 4 o6ng lãnh Đạo : Đôn, Đính, Kim , Xuân là 4 ông thực sự nhúng tay vào việc hạ bệ TT Ngô Đình Diệm bị Tướng Nguyễn Khánh từ xa về cho các ông lên Đà Lạt an trí hết, Chánh văn phòng của Tướng Minh cũng bị bắt nhốt và sau đó " tự tử " trong nhà giam, chỉ riêng Tướng Minh, người chỉ biết cười vô tư thoát, vẫn được Tướng Khánh để yên vì ít nhất, đối với Phật giáo, tương Minh vẫn là người có công .
    Nhưng thật ra vẫn còn tranh chấp ngầm, Tướng Khánh, để thăng bằng lực lượng với Tướng Minh đã tìm đến sự ủng hộ của Công giáo .
    Vào 1 ngày của năm 65 ( Tôi viết theo ký ức , hoàn toàn không có tài liệu nên không chính xác được ngày tháng, vả lại, mục đích không phải là ngồi viết sử ) tre6n đường Mạc đĩnh Chi, vào giờ học đầu tại Hội Việt Mỹ , 1 đoàn người biểu tình rất đông .
    Chiều hôm đó, SG đã trải qua 1 cuộc " chiến tranh tôn giáo " tồi tệ nhất lịch sử miền Nam chỉ vì tranh giành ảnh hưởng lãnh đạo .
    Các đoàn biểu tình từ Hố Nai, Gia kiệm, từ Hóc môn, Xóm mới đã về SG, biểu tình trước bộ Tổng tham mưu, tấn công 1 số nơi ; tại cổng bộ TTM, 6 giáo dân bị bắn chết , về phía Phật giáo, có 2 phật tử cũng bị phe biểu tình chém chết .
    Cả thành phố hỗn loạn vào ngày hôm sau, Học sinh, SV tự ý đứng ra bảo vệ đồng bào và giữ an ninh tại tất cả các trọng điểm, đặc biệt là khu chợ Bến thành . 2 SV Nguyễn Trọng Nho ( vua xuống đường bắt đầu có tên từ đấy ) và Lê hữu Bôi đứng ra thành lập Đoàn thanh niên SV, HS tự vệ và bảo vệ đồng bào, anh em đốt đuốc sáng ngời cả 1 vùng từ công trường chiến sĩ ( giờ là hồ con Rùa ) đến tận Vương cung thánh đường .
    Và các người được phong là " tử vì đạo " đã được nêu lên như những anh hùng, Có 2 thanh niên chết, thế mà từ quốc trưởng ( Phan Khắc Sửu ) tới tất cả các tướng lãnh, các bộ trưởng đều đến viện Hoá đạo để phúng điếu, Viện Hoá đạo hồi đó nhiều chỗ chưa xây xong , còn là bãi đất trống và rất rộng chứ không bé như bây giờ chứa không đủ chỗ, các thày thuyết pháp ào ào và mọi ngươi chen chúc nghe, ngày nào cũng có người bị xỉu vì nắng nhưng tất cả dân chúng đều bị lôi cuốn vào cơn lốc .
    Mọi việc chỉ tạm lắng khi các tướng đã tìm ra giải pháp chia quyền, đảo chính, chỉnh lý liên tục đến nỗi Đại sứ Mỹ phải triệu tập các tướng lại để trách và cấm . ( Theo tôi, đây cũng là sự nhục nhã ) .
    Các cuộc đảo chánh và chỉnh lý chỉ thành công khi có Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ ủng hộ vì ông là tư lệnh không quân, máy bay trấn áp đảo chính hữu hiệu và ông lại là người đã nói là làm .
    Các trò hề dân chủ và tôn giáo ảnh hưởng đến chính quyền càng mạnh, Tướng Khánh đã làm chủ tịch hội đồng quân lực, nhưng muốn chắc ăn, ông triệu tập các tướng tại Vũng Tàu và ban hành cái gọi là " Hiến chương Vũng Tàu " , theo hiến chương này thì ông làm ************* .
    Ngày hôm sau, SV, HS biểu tình phản đối , đả đảo độc tài thì ông cũng ra giờ tay , leo lên nóc xe cùng với Nguyễn Trọng Nho
    giơ tay đả đảo độc tài và vui vẻ từ chức chủ tịch ....
    Và Phật giáo lúc đó vẫn thao túng chính quyền thông qua các tướng .
    1 người yêu nước ???
    Trong giai đoạn các tướng thi nhau nắm quyền, họ không biết tí gì về điều hành guồng máy hành chánh, vì thế mà vẫn có những nhân sĩ dân sự được mời lãnh đạo kèm . Thủ tướng Trần Văn Hương là người được mời ra .
    Là 1 nhà hành chánh chuyên môn, ông không chấp nhận việc can thiệp vào chính trị của các nhà tu và sinh viên học sinh .
    Vì thế, ông đã ra 2 " pháp lệnh " ???
    Tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo .
    Tách rời chính trị ra khỏi học đường .
    Vì 2 quyết định này, ông đụng chạm với phật giáo nặng nề .
    SV, HS nghe lời các Thương toạ biểu tình khắp nợi
    5 Thượng toạ lãnh đạo Phật giáo quyết sống chết với Thủ tướng, họ tuyên bố tuyệt thực vô hạn định cho đến khi Thủ tướng Hương thay đổi , 5 vị này là các Thượng Toạ Tâm Châu, Trí Quang, Tâm Giác, Đức nghiệp và đại đức Hộ Giác .
    Tôi có mặt trong đám sinh viên , HS này và cả ngàn người bị bắt, có lẽ bản mặt đáng ghét, Cảnh sát tưởng tôi là lãnh đạo nên xếp vào loại 12 thằng " ác ôn " tống giam khám Chí Hoà ( cho chắc ăn, họ còn cho vào biệt giam )
    Và vì sợ các thày ... đói, các tướng lại đành trở về nắm quyền, Thủ tướng Hương mất chức và bị quản thúc ở Vũng Tàu,
    Các thày bây giờ coi như lãnh tụ, Ông tướng, bà tướng đều phải " chầu " các thày lãnh chỉ thị , Thày cho thăng, Thày bảo làm thì mới dám làm .
    Riêng tôi, khi được thả về như 1 người hùng vào đúng chiều 30 tết đã không cảm thấy là anh hùng vì rằng đã bước vào tuổi 18, tôi đã ý thức được trong những ngày bị giam và chẳng vì sợ sệt mà vì biết là mình sai, tự ý tôi từ bỏ mọi sinh hoạt có màu sắc chính trị ấy để lao đầu vào những việc có lợi cho xã hội hơn : Góp phần làm sạch xã hội . Người nhỏ , làm chuyện nhỏ cho khỏi nhức đầu, đem tuổi trẻ cho người lợi dụng là ngu .
    Chuyện giai đoạn giao thời còn dài .
  8. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Em cũng giống bà già You_know...là không rành về các vấn đề tôn giáo cho lắm nên thấy các bác bàn luận tuy ngứa ngáy mà chẳng biết làm gì ngoài ngồi nghe. Với iem, là một người không tôn giáo nhưng thật ra trong con người luôn có một đời sống tinh thần mà người ta vẫn thường nói là "tâm linh", cái này không phụ thuộc vào ai, không phụ thuộc vào cái gì mà chỉ phụ thuộc vào chính bản thân mình hoặc bị ảnh hưởng bởi cái khác mà thôi. Em cũng nghĩ rằng việc bác Rakhoi có "tin" vào hà bá dưới sông hay tin vào bất cứ cái gì cũng chẳng có ai cấm được bác. Nếu nói về phương diện luật pháp, thì dù là tôn giáo gì chúng ta cũng chỉ nhớ câu "Bạn được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức XH, trái với luân thường đạo lí..." (riêng cái vàng vàng kia theo iem thì nên viết là "chưa cấm" thì đúng hơn, PL Việt Nam mờ ).
    Thôi thì, ngồi nghe mãi cũng chán, có vài bác muốn đọc nội dung của Pháp lệnh thì iem post luôn lên đây để các bác tiện nghiên cứu. Theo em, về phương diện PL thì tất cả các vấn đề các bác nêu ra ở đây đã được giải quyết thông qua nội dung của Pháp lệnh này rùi nên iem cũng không dám nói thêm nữa. Các vấn đề khác, như em đã nói...iem chịu !!!
    =============================
    Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
    - Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
    - Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/ QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
    Pháp lệnh này quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

    Chương I: NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG
    Ðiều 1
    Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
    Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
    Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
    Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.
    Ðiều 2
    Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
    Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.
    Ðiều 3
    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
    2. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác.
    3. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.
    4. Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, ban trị sự xã, phường thị trấn của Phật giáo Hòa hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.
    5. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
    6. Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo.
    7. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.
    8. Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.
    9. Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.
    10. Chức sắc, là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.
    Ðiều 4
    Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
    Ðiều 5
    Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
    Ðiều 6
    Quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề có liên quan đến tôn giáo phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế.
    Ðiều 7
    1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
    a) Tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
    b) Phản ảnh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    c) Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
    d) Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
    2- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
    Ðiều 8
    1- Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
    2- Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
    Chương II: HOẠT ÐỘNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ HOẠT ÐỘNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ÐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC
    Ðiều 9
    1- Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.
    2. Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
    Ðiều 10
    Người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng.
    Ðiều 11
    1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.
    2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Ðiều này phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện.
    Ðiều 12
    1. Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
    2. Thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do Chính phủ quy định.
    Ðiều 13
    1. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì không được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lý tổ chức của tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng.
    2. Ðối với người đã chấp hành xong các hình phạt hoặc biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 1 Ðiều này, chỉ sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký hoạt động và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
    Ðiều 14
    Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường.
    Ðiều 15
    Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
    1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường;
    2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
    3. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
    4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.
    (........)
  9. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Chương III: TỔ CHỨC TÔN GIÁO VÀ HOẠT ÐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO
    Ðiều 16
    1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;
    b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
    c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
    d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
    đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
    2. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
    a) Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
    3. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo quy định tại điểm c khoản 1 Ðiều này; hoạt động tôn giáo của tổ chức đã đăng ký và trình tự, thủ tục công nhận tổ chức tôn giáo do Chính phủ quy định.
    Ðiều 17
    1. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
    2. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
    3. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
    Ðiều 18
    1. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hội nghị, đại hội.
    2. Việc tổ chức hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo của tổ chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.
    3. Việc tổ chức hội nghị đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hội nghị, đại hội.
    Ðiều 19
    1. Hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    2. Việc đăng ký hội đoàn tôn giáo được quy định như sau:
    a) Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hội đoàn hoạt động;
    b) Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hội đoàn hoạt động.
    c) Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.
    Ðiều 20
    Dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo được hoạt động sau khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Việc đăng ký hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo được áp dụng như đối với hội đoàn tôn giáo quy định tại khoản 2 Ðiều 19 của Pháp lệnh này.
    Ðiều 21
    1. Người đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Người chưa thành niên khi đi tu phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
    2. Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo.
    Ðiều 22
    1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Ðiều này; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.
    2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:
    a) Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;
    b) Có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc;
    c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
    3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
    4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
    Ðiều 23
    Khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến.
    Trường hợp chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý về hình sự thì khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo còn phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đến theo quy định của Chính phủ.
    Ðiều 24
    1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
    2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
    Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.
    Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
    3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.
    4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tôn giáo do Chính phủ quy định.
    Ðiều 25
    Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo được thực hiện theo quy định sau đây:
    1. Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận;
    2. Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận.
    (...)
  10. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Chương IV: TÀI SẢN THUỘC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC
    Ðiều 26
    Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.
    Ðiều 27
    1. Ðất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài.
    2. Ðất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được sử dụng ổn định lâu dài.
    3. Việc quản lý và sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
    Ðiều 28
    1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật.
    2. Việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp.
    3. Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.
    Ðiều 29
    Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được bảo đảm bình thường như các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác.
    Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.
    Ðiều 30
    Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    Khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện; khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tôn giáo phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Ðiều 31
    Việc di dời các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo do yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải được trao đổi trước với người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.
    Ðiều 32
    Việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo, tạp chí và các xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Ðiều 33
    1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật.
    2. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật.
    Chương V: QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC
    Ðiều 34
    Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo quy định của hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam.
    Khi thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế, tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia.
    Ðiều 35
    Khi tiến hành các hoạt động quan hệ quốc tế sau đây phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương:
    1. Mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam;
    2. Tham gia hoạt động tôn giáo, cử người tham gia khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài.
    Ðiều 36
    Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương chấp thuận, phải tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo của Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
    Ðiều 37
    Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho mình; tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
    Chương VI: ÐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Ðiều 38
    Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
    Ðiều 39
    1. Tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì không phải làm thủ tục công nhận lại.
    2. Hội đoàn tôn giáo, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo đã đăng ký và được phép hoạt động trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì không phải làm thủ tục đăng ký lại.
    Ðiều 40
    Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2004.
    Ðiều 41
    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
    ===================
    Lâu lâu câu bài téo các bác thông cảm !!!

Chia sẻ trang này