1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

từ đời sống cho đến tâm linh,vật chất cho đến tinh thầ

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi yogamel, 10/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yogamel

    yogamel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    từ đời sống cho đến tâm linh,vật chất cho đến tinh thầ

    Các bạn thân mến;
    hôm nay minh lập nên toppic này, đề chúng ta vào bàn chuyện cho vui, và chuyện ở đây có thể liên quan giữa hai sư vật và sự việc, liên quan đến tâm linh, ta có thể trao đổi mọi phương diện mà ta có thể học hỏi được, và lập ra topic này để mưu cầu sự vui vẻ, nên người bạn nào tạo cho topic này vui, thì đã khai hoa cho topic nhỏ này, chuc cac ban luon vui vẻ@
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nếu nhà cháu không tạo được sự vzui vzẻ thì có được vzô đây hông vzậy ?
  3. yogamel

    yogamel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn ;
    than goi ban KedohoixuDoai,nếu bạn không tạo được sự vui vẻ thì ta càng nên vào đây trao đổi để tìm sự vui vẻ, và không ai chúng ta lúc nào củng vui vẽ!mong các bạn góp ý kiến nhiều, càng nhiều ngày mở rộng topic!than mến
  4. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Ý nhà cháu là nhà cháu và một số người thì vzui vzẻ, còn một số thì thấy mặt nhà cháu chỉ muốn "đào đất đổ đi" thôi ! Mà đã vzậy thì vzui vzẻ nỗi gì ?!! Bản thân nhà cháu thì lâu nay lúc nào cũng cố gắng tìm được sự vzui vzẻ, kể cả khi mà đang gặp trục trặc trong cuộc sống. Theo cái kiểu cũng gần gàn giống nhà bác "dat_mel", tức nhiên là không thể giống y chang được rồi.
    Còn được nhời nhà bác thì nhà cháu rất chi là "then kìu, then kìu" !!!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 11/09/2006
  5. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Những người thích đùa, nững người thích đùa, đùa dai đùa dai.
  6. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    (Bài viết có quá nhiều từ chửi bậy phạm quy, được Admin yêu cầu Mod kiểm duyệt)
    Được Atlantic81 sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 13/09/2006
  7. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp nói về tâm linh, tôi tình cờ biết được đoạn ghi âm bài nói chuyện của nhà ngoại cảm Phan bích hằng, các bác load về theo link sau nhé:
    http://www.xprofiles.net/ngoaicamtamlinhA.wma
    http://www.xprofiles.net/ngoaicamtamlinhB1.wma
    http://www.xprofiles.net/ngoaicamtamlinhB2.wma
    Nhưng trước đó đọc lại một số bài báo viết về nhà ngoại cảm này và một số nhà ngoại cảm khác của Việt nam như sau:
    Tạp chí Quân đội nhân dân:
    http://www.quandoinhandan.org.vn/ct/sk_phai.php?id=2570
    Năm 1945, cả nước ta có hơn 13 triệu dân. Đến nay đã 60 năm trôi qua, chúng tôi không thể nào quên hình ảnh 2 triệu đồng bào ta ngày đó chết đói la liệt khắp các thôn, xóm, góc phố, xó chợ, đầu cầu... Theo một số tài liệu để lại thì các tỉnh miền Bắc nước ta, lúc đó chết đói khoảng 15% dân số. Nhưng ở tỉnh Thái Bình có 280.000 người chết, chiếm 25% dân số, xã Tây Ninh (huyện Tiền Hải) có 171 gia đình chết đói không còn một ai. Huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), mỗi ngày chết khoảng 400 người; huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) cả vụ chết đói 22.908 người...
    Người đói, từ các tỉnh lũ lượt kéo nhau về Hà Nội để kiếm một thứ gì vào bụng hy vọng tìm cõi sống. Trẻ em, người lớn, con trai, con gái, ông bà già... người nào cũng khẳng khiu da bọc xương, hai mắt sâu trũng như hai lỗ đáo, những mảnh giẻ rách tả tơi che thân. Người chết nằm co quắp rải rác trên đường đi, các hè phố,... Xót thương thảm cảnh của người cùng đất nước, nhiều thanh niên và nhà hảo tâm ở Hà Nội lập đoàn khất thực có trung tâm ở phố Hàng Da, lập trại Tế Bần ở Giáp Bát quyên góp cơm cháo cứu giúp đồng bào. Lúc đầu, trại Tế Bần có vài nghìn người, về sau lên tới hàng vạn người. Trong trại chật kín người còn ngồi la liệt ngoài cổng, ngoài đường. Đoàn khất thực, trại Tế Bần không đủ cơm cháo để cứu giúp đồng bào nữa. Mỗi buổi sáng, các xe bò đi các đường phố nhặt xác chết chở về các hố chôn tập thể tại nghĩa trang Hợp Thiện (khu Đông Kim Ngưu) và nghĩa trang Phúc Thiện (tây bắc trung tâm Hà Nội).
    Ngày nay, ở Hà Nội kinh tế xã hội phát triển, công trình nối tiếp công trình. Hà Nội vẫn giữ một khu tưởng niệm đồng bào chết bom và chết đói năm 1944-1945 ở Đông Kim Ngưu, ngõ 559, ngách 86, hẻm 17, do bà Trần Hồng Nhung làm quản trang. Ngôi mộ tập thể này to bằng một nửa sân bóng chuyền cao ngang ngực người lớn. Bà Nhung cho biết hài cốt người chết đói năm Ất Dậu 1945 từ các hố chôn to bốc vào đây, bên dưới là những hài cốt hỗn độn, bên trên gồm nhiều hài cốt có tiểu sành xếp chồng lên nhau. Mộ xây kín, có bức tường đề dòng chữ tưởng niệm, cạnh đó là tấm bia đá khắc bài điếu của nhà văn, giáo sư Vũ Khiêu.
    Thời gian vừa qua, cán bộ thuộc bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam) đã nhiều lần tới ngôi mộ lớn ở Đông Kim Ngưu để nghiên cứu. Các anh chị em có khả năng đặc biệt của bộ môn như các nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Khắc Bẩy... và một số cán bộ khoa học như đại tá Hàn Thụy Vũ, cán bộ giảng dạy toán bậc đại học Quan Lệ Lan, chuyên viên Hồ Thu... Ngoài ra, còn có mặt một số cán bộ của Hà Nội như tiến sĩ Đỗ Thịnh, nhà sử học Dương Trung Quốc, chuyên viên cao cấp Lê Trung Tiến, phóng viên báo CAND Nguyễn Gia Bào...
    Đến nơi, bốn nhà ngoại cảm ngồi riêng rẽ cách xa nhau ở 4 góc ngôi mộ lớn để xác định số lượng hài cốt. Cả bốn người đều đưa ra con số dự đoán là trong mộ có gần 1.800 bộ hài cốt, trong đó gần 200 hài cốt của trẻ em của các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Bắc Giang, Thái Nguyên và Hà Nội. Trong đó Thái Bình có 409 bộ hài cốt.
    Tiếp theo, anh chị em thực hiện việc ?ogiao tiếp? với vong linh người nào chủ động xuất hiện. Phan Thị Bích Hằng thực hiện xác định được danh tính 11 vong linh. Sau đó bộ môn gửi thư đi xác minh lời nhắn của người đã chết tới từng địa chỉ và trực tiếp đến những nơi gần. Theo lời nhắn của vong có tên là Chử Văn Luận, đoàn cán bộ nghiên cứu của Bộ môn cận tâm lý đã về thôn Chử Xá, xã Văn Đức (Thường Tín, Hà Tây) thắp hương tại mộ Chử Cù Vân và Bùi Thị Gia thân sinh của Chử Đồng Tử. Đoàn vào lễ tại đền Chử Xá và thông báo lời nhắn của vong linh ông Chử Văn Luận tới các cụ cao tuổi trong làng. Ít ngày sau, cháu của vong Chử Văn Luận là Chử Đức Vinh đã về Hà Nội gặp bộ môn, xác nhận những thông tin do Bộ môn cung cấp là đúng. Trường hợp vong linh bà Nguyễn Thị Tính, quê ở Đan Phượng, Hà Tây cũng được gia đình tìm gặp bộ môn để hỏi thêm thông tin về bà Nguyễn Thị Tính.
    Trường hợp vong cháu trai Nguyễn Hữu Oánh cho biết cháu chết lúc 7 tuổi. Cháu đã nói vì sao cháu chết, gọi tên từng người trong gia đình. Cháu oán trách và nêu tên một người trong gia đình chưa bao giờ thắp cho cháu một nén hương... Gia đình xác nhận có Nguyễn Hữu Oánh và những điều cháu Oánh nói là khá chuẩn.
    Năm 2003, do sáng kiến của nhà giáo Quan Lệ Lan, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, bà Đỗ Kim Ngân, hiệu trưởng và một số cô giáo Trường PTCS Trưng Vương, cán bộ của Hà Nội, bộ môn cận tâm lý và một số nhà hảo tâm đã làm lễ cầu siêu cho những linh hồn oan khuất. Khói hương nghi ngút, tro than bốc lên như những đàn bươm **** đen bay lượn trên trời hôm đó.
    Vừa qua, TS Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng với đại diện một số cơ quan chức năng của thành phố, một số hòa thượng, thượng tọa đến thắp hương viếng hương hồn những người xấu số tại ngôi mộ lớn ở ngách 86, ngõ 559, Đông Kim Ngưu, Hà Nội.

    TS Nguyễn Chu Phác
    Đài phát thanh truyền hình Hà nội
    http://hanoitv.org.vn/tintuc/vn/detail.asp?CatID=8&NewsID=2005
    Linh thiêng Nguyễn Phong Sắc
    Cập nhật 13:32, (GMT+7) 3/2/2005.

    Con cháu bên mộ cụ Sắc
    Bỏ việc, bỏ nhà đi làm cách mạng
    Ông Nguyễn Phong Sắc (tên khai sinh là Nguyễn Văn Sắc) sinh đúng 103 năm trước (1/2/1902) ở làng Bạch Mai, Hà Nội, là con của cụ Nguyễn Đình Phúc, một người đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và là một trong những người trực tiếp thực hiện vụ dùng cà độc dược đầu độc binh lính Pháp trong thành Hà Nội ngày 27/6/1908. Sau đó ông Phúc bị phát hiện, bị bắt và đi đày Côn Đảo 5 năm.
    Học trường Bưởi, tốt nghiệp thủ khoa kỳ thi thành chung năm 1924, chàng thư sinh 22 tuổi Nguyễn Phong Sắc từ chối du học bên Pháp theo quyết định của chính phủ bảo hộ và vào làm việc ở Sở Tài chính Đông Dương.
    Từ công việc này, Nguyễn Phong Sắc biết rõ chính sách bóc lột của thực dân Pháp qua các sắc thuế muối, thuế rượu.
    Thừa hưởng tinh thần yêu nước của người cha và nhất là được giác ngộ bởi Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, Nguyễn Phong Sắc gia nhập tổ chức này vào đầu năm 1927.
    Cũng thời gian này, Nguyễn Phong Sắc bỏ việc ở Sở Tài chính với mức lương 100 đồng Đông Dương (đủ nuôi cả gia đình ăn no mặc ấm) chỉ vì bất bình trước việc một người Pháp lăng mạ một nữ nhân viên Việt Nam tại đây.
    Chính thức bắt đầu cuộc đời cách mạng, Nguyễn Phong Sắc xuống Hồng Gai, lên Lạng Sơn, xuống Ninh Bình, sang Lào... xây dựng phong trào.
    Căn nhà của anh ở làng Bạch Mai, nay là số nhà 152 Bạch Mai, Hà Nội trở thành nơi hội họp, tài sản gia đình được bán dần để chi phí cho in ấn tài liệu, nuôi cán bộ.
    Ngày 7/3/1929, cùng các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh và 5 người khác, Nguyễn Phong Sắc trở thành một trong những người đầu tiên thành lập tổ chức Đảng ở trong nước.
    Anh bỏ tiền ra mua bàn ghế, giường tủ trang bị cho số nhà 5D Hàm Long, trụ sở của chi bộ. Nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội. Ngày 28/3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên, thông qua Kỳ bộ thanh niên Bắc kỳ, tổ chức Đại hội đại biểu toàn xứ, Nguyễn Phong Sắc dẫn đầu đoàn thanh niên Hà Nội...
    Ngày 21/7/1929, hội nghị Ban Chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng họp tại Bắc Ninh phân công Nguyễn Phong Sắc vào phụ trách Trung kỳ.
    Chỉ một thời gian ngắn, Nguyễn Phong Sắc đã tổ chức được lực lượng và cho ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên ở TP Vinh.
    Ngày 1/5/1930, công nhân Nhà máy Diêm Bến Thủy nổi dậy; tháng 6/1930, đình công lần thứ hai.
    Tháng 9/1930, phong trào cách mạng lan sang Hà Tĩnh, hàng loạt cuộc biểu tình liên tục nổ ra và lan rộng thành một cao trào.
    Ngày 12/9/1930, cuộc nổi dậy của nông dân Hưng Nguyên bị đàn áp bằng máy bay ném bom làm 217 người chết, phong trào đấu tranh cách mạng càng sôi sục.
    Cũng trong thời gian này, Nguyễn Phong Sắc trở thành ủy viên thường vụ trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đối phó lại, thực dân Pháp ra sức truy lùng các chiến sĩ cách mạng.
    Tháng 4/1931, Trần Phú bị bắt. Giữa năm 1931, toàn bộ Xứ ủy Trung kỳ bị bắt.
    Ngày 3/5/1931, Nguyễn Phong Sắc bị bắt vì bị chỉ điểm tại Hà Nội.
    Không lấy được cung, mật thám Hà Nội về Bạch Mai bắt bà Trịnh Thị Cán là vợ của Nguyễn Phong Sắc. Trước kẻ thù, người phụ nữ này thản nhiên: "Anh Sắc bỏ nhà đi mấy năm nay, làm gì tôi không biết".
    Đê hèn hơn, địch bắt cụ Phúc, thân sinh Nguyễn Phong Sắc và tra tấn khiến cụ lâm bệnh mất năm 1933.
    Bất lực vì không khai thác được gì, thực dân Pháp tử hình Nguyễn Phong Sắc vào sáng ngày 25/5/1931.
    Ly kỳ cuộc đi tìm hài cốt
    Đồng đội của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Phong Sắc cùng bị giam ở nhà lao Vinh kể lại rằng, vào sáng ngày 25/5/1931, một thanh tra mật thám và hai tên lính xích tay Nguyễn Phong Sắc đưa lên xe, chúng thì thào "đem đi bắn". Mười giờ trưa, xe về, chỉ thấy xích, không thấy người. Sau ngày hòa bình lập lại, gia đình người con trai thứ hai của cụ Sắc là ông Nguyễn Phong Vinh đã nhờ người tìm kiếm nhưng không ra tung tích.
    Đến năm 2000, tình cờ gia đình gặp được bà Bích Hằng ở ngõ Cẩm Hội, gần đền Hai Bà Trưng, Hà Nội, là người nghe nói có khả năng tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm. Người phụ nữ 35 tuổi này đến nhà, thắp hương lên bàn thờ, tay cầm tấm ảnh cụ Sắc do Sở Mật thám Hà Nội chụp rồi bỗng nói một lèo về nơi cụ Sắc bị bắn, đó là đồn Song Lộc, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Khi bị bắn, cụ Sắc bị bịt mắt; bắn xong, xác cụ bị vùi xuống chân đê; nước sông lên, cuốn xác trôi xuống xóm dưới.
    Bà Hằng cho biết, cụ Sắc hiện đang nằm ở xóm Bình Minh, xã Đa Phúc, huyện Nghi Lộc, Nghệ An; bà Hằng nói thêm, ngôi mộ này đang có tranh chấp. Thuê một chuyến xe vào Nghệ An, bà Hằng dẫn đến xóm Bình Minh.
    Tại xóm này, gia đình gặp một cụ già 80 tuổi xác nhận rằng khi còn nhỏ đã cùng người làng đưa một xác người trôi dưới sông lên chôn cất.
    Ngôi mộ được xác định, tuy nhiên, một người trong làng đã nhận đó là mộ của nhà mình vì bên cạnh đó còn một ngôi không người nhận, và đó chính là điều ứng với nhận xét của "nhà ngoại cảm" Bích Hằng. Việc tìm mộ của cụ Sắc coi như đã được gia đình xác định.
    Và dưới sự hỗ trợ của Thành ủy Hà Nội và Tỉnh ủy Nghệ An, tháng 5/2004, công trình xây dựng phần mộ của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc đã hoàn thành.
    (Nguồn tin: Thanh Niên)
    Và một số bài khác như bài tìm mộ Chị Tôi của tướng Trần Độ đã đăng trong diễn đàn TTVN hay bài của báo Lao động:
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,123217)Tìm hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm
    Hạnh Phương

    Các nhà ngoại cảm đang tìm mộ
    liệt sĩ ở Trường Sơn.

    Tìm hài cốt bằng ngoại cảm đã được nhiều người biết đến. Đã có gần 7 nghìn bộ hài cốt (hầu hết là liệt sĩ) được nhóm các nhà ngoại cảm (NNC) thuộc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (TTNCTNCN) tìm thấy và ít nhất 4 đề tài khoa học về việc tìm hài cốt bằng phương pháp đặc biệt được thực hiện.
    Những cái tên: Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bẩy, Dương Mạnh Hùng, Thẩm Thuý Hoàn... được nhắc đến với khá nhiều kỳ lạ, bí ẩn...
    Năm 1993, sau "sự kiện" nhà ngoại cảm (NNC) Phan Thị Bích Hằng tham gia phát hiện hài cốt 13 liệt sĩ ở Non Nước, Thiếu tướng - tiến sĩ Nguyễn Chu Phác (khi đó là Cục trưởng Cục Nhà trường Bộ Quốc phòng) giới thiệu tôi với Bích Hằng. Tôi đã nửa tin nửa ngờ, rồi đến ngạc nhiên khi nghe Hằng kể về cái lần đầu tiên Hằng phát hiện mình có khả năng kỳ lạ: Đó là một lần giỗ bà nội, cô nhìn lên bàn thờ thấy bà ngồi cùng hai đứa bé. Hằng hoảng sợ hỏi ông nội: "Hai cậu bé ngồi cùng bà nội kia là ai?". Ông nội ngạc nhiên giải thích: "Người con thứ nhất của bà được hơn 1 tuổi thì chết, đến người con thứ 3 được hơn 2 tuổi cũng chết".....
    Ai chưa đọc thì vào báo lao động đọc tiếp nhé
  8. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Thêm một bài nữa phản bác nói về hiện tượng các nhà ngoại cảm bịp bợm:
    Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ **********************
    http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=6&subtopic=216&leader_topic=510&id=BT1960661555
    Kỷ niệm sâu sắc trong đời làm báo: Bài báo không thể nào quên
    Ngày 19/6/2006. Cập nhật lúc 17h 6''
    (ĐCSVN) - Vào thời điểm những năm 2000, bỗng xuất hiện nhiều ?onhà ngoại cảm?T?T có tài tiên đoán hậu vận, tương lai, tìm mồ mả thất lạc.. thậm chí có vị còn ?onói chuyện được với người chết?. Trong số đó có ?oCô Phương? ở Hàm Rồng, Thanh Hoá, được đồn đại là có biệt tài ?ogọi hồn người chết?, dù mới chết hay chết đã lâu, và dù chết gần hay xa, tận bên Nhật, bên Mỹ?cô cũng gọi được về...
    ?oCô Phương? nổi lên như một hiện tượng, đến nỗi đã có nhiều đoàn nghiên cứu về ?ocô?, sau đó tán phát nhiều tài liệu tán dương, gây xôn xao dư luận. Vì vậy có rất nhiều người ở khắp nơi kéo về để nhờ cô gọi hồn, gây mất an ninh trật tự và hoang mang trong nhân dân. Trước thực trạng đó, là một nhà báo làm việc tại địa phương, tôi quyết tâm tìm hiểu sự thực để nêu ra trước công luận.
    Nhập cuộc
    ?oĐại bản doanh? của ?oCô Phương? ở xã Hoàng Long, ngay sát đường lớn, bao gồm một ?otoà ngang dãy dọc?, có cả vườn cây ao cá khá rộng rãi. Trên đường ô tô biển số các tỉnh nối đuôi nhau hàng dãy. Còn xe máy thì chật hẳn một bãi gửi rộng, có người trông ghi số hẳn hoi. Quán cơm, nhà trọ xung quanh hoạt động ỳ xèo. Sau hai ngày đóng vai một ?ocon nhang đệ tử? đang có nhu cầu gọi hồn người nhà, tôi lê la khắp xóm, thuê nghỉ ở nhà trọ (của người nhà ?oCô Phương?), nghe đủ thứ chuyện trên trời dưới đất của các cò mồi (gồm các bác xe ôm, bà bán nước, cô bán cơm, anh chữa xe?), sau dó, tôi bắt đầu tham dự buổi gọi hồn của cô Phương.
    Đầu tiên, phải qua thủ tục ?obáo cáo thần linh? bằng cách mua một ?olễ vật? bao gồm một chiếc túi, trong đó có sẵn gói bánh, kẹo, vàng hương, chai rượu?tổng cộng vài chục ngàn đồng, của một quán người nhà ?ocô Phương? bán, đặt vào cái miếu nhỏ giữa sân nhà cô. Đồng thời viết một tờ giấy nhỏ, ghi rõ tên tuổi, nơi ở, muốn gọi hồn của ai, rồi đứng trước miếu mà khấn. Sau đó chỉ việc ngồi mà đợi, khi nào ?ocô? gọi thì vào nói chuyện với hồn. Tuy vậy có người cũng phải đợi đến vài ngày mới đến lượt. Có người đợi mãi không được đành bỏ về?
    Những chiêu thức của ?oCô Phương?
    Mất một ngày chờ cô ?oươn mình? không ?olàm việc?, ngày hôm sau, khoảng 9 giờ sáng, đang vạ vật trước sân thì tôi nghe tiếng lao xao: ?ocô ra, cô ra?. Một phụ nữ khoảng dưới ba mươi tuổi, dong dỏng cao, nét mặt đẹp và sắc sảo, trang điểm cầu kỳ, ăn vận khá ?omô đen? từ nhà trên xuất hiện, đủng đỉnh đi xuống gian nhà ngang nơi dùng để gọi hồn. Người người xô đẩy nhau ào đến. Tôi cũng nhanh chân chiếm được một vị trí trong đó. Còn ?ocô? thì ngồi xuống một tấm thảm trước một điện thờ thật to. Chẳng chú ý đến ai, đầu tiên, ?ocô? nhét vào máy chiếc băng cát xéc, bật phím ghi âm rồi trùm lên đầu chiếc khăn nhiễu đỏ. Bất thình lình, người cô rung lên bần bật. Lát sau cô hất tung chiếc khăn, mắt long lên sòng sọc rồi hét lên the thé:
    -Mão đây, Mão về rồi đây. ai là người nhà ra đón Mão nào?
    Bên dưới, mọi người giục nhau:
    -Kìa, ai có mẹ (hay bố) là Mão thì nhận đi kìa?
    Ngay lúc đó có một cô gái từ bên ngoài chạy bổ vào, hét khản giọng:
    -Mẹ ơi, con Hương đây, con đợi đã 3 ngày nay rồi?có phải mẹ Mão ở Làng Chiểu, Yên Thành không ạ?
    Lập tức hồn kêu tướng lên:
    -Trời ơi, Hương đấy hả con, mẹ đây, Mão ở làng Chiểu chứ còn ai, con đi đâu mà để mẹ đợi mãi vậy? không nhận ra mẹ nữa à? cha tiên nhân con với cái, mới xa mẹ có?bấy nhiêu năm mà đã quên mẹ mất rồi?Hu hu hu, con ơi là con ơi?
    Cô gái tên Hưong cũng oà khóc, lao tới ôm chầm lấy hồn. Nhiều người ngồi gần cũng sùi sụt khóc theo. Hai ?omẹ con? khóc lóc kể lể hồi lâu, Mãi hồn mới ?othăng?, sau khi đã dặn dò cô gái thỉnh thoảng đến đây để ?ogặp mẹ?? Trước khi cô gái tên Hương ra về, ?oCô Phương? rút trong máy chiếc băng cát xéc đưa cho Hương mang về làm kỷ niệm, Hương cũng không quên gửi tiền lễ và tiền băng cho ?ocô?. Sau đó, ?oCô? lại đút chiếc băng cát xéc vào máy để dành cho người kế tiếp.
    Không chậm hơn 5 phút sau, một ?ohồn? khác nhập vào ?ocô?, xưng tên là Tuất. Lần này thì có hai người cùng nhận, một anh thnah niên ở mãi tận Nam Định nhận bố là Tuất, và một người phụ nữ ở Đông Sơn, Thanh Hoá nhận Tuất là em gái. Hồn liếc mắt lưỡng lự một chút rồi nói dứt khoát:
    -Ta là Tuất nữ, là em gái của chị đây chứ không phải là bố của ai đâu nhé?
    Thế là anh thanh niên mừng hụt, quay ra. Còn người phụ nữ thì phấn khởi ra mặt, xoắn lấy ?ocô em ruột?T mà trò chuyện. Khóc lóc, kể lẻ?
    Cứ thế, ?oCô Phương? làm việc không ngừng, liên tiếp hồn này ?othăng?, hồn sau lại ?onhập?. Có lúc hồn về chẳng ai nhận, có lúc một hồn lại vài ba người tranh nhau. Quan sát một hồi, tôi nhận ra rằng, ?ocô Phương?T quả là láu cá. Cô ta cứ kêu bừa một cái tên hú hoạ nào đó, ai có thì nhận, cô sẽ ?otrông mặt mà bắt hình dong?, bịa chuyện tào lao na ná giống nhau, chủ yếu là khóc lóc những nhớ cùng thương, còn mọi người gặp ?ohồn? thì mừng quýnh mấy ai còn tâm trí đâu mà suy xét?Chính điểm này làm cho cô nổi tiếng là ?ogọi hồn không cần hỏi tên tuổi?. Biết thóp vậy, tôi quyết định tương kế tựu kế, sẽ nhận bừa một hồn nào đó?
    Sau khi nghỉ uống hết một chai nước ngọt, ?ocô? lại ?olàm việc? tiếp. Lần này khi ?ohồn? vừa kêu bằng giọng khàn nhàn ra cái điều ta là nam giới: ?oBình đây, Bình về đây?, tôi cũng kêu tướng lên: ?olạy anh Bình, em là Nam đây. Anh ơi vừa qua cấp trên đã công nhận anh là liệt sỹ rồi anh ạ?. Nghe thấy vậy, hồn có vẻ thích chí ra mặt, tủm tỉm cười mà rằng: ?oem ơi, anh chiến đấu dũng cảm lắm, giết được bao nhiêu là giặc, hy sinh anh dũng như vậy, nay cấp trên công nhận liệt sỹ cho anh là xứng đáng rồi?Anh ở dưới này cũng được các đồng chí tín nhiệm, phong cấp cho anh lên tới ?thiếu tướng rồi đấy em ạ??. Tôi phải cố nén cười, tiếp tục câu chuyện đầu Ngô mình Sở với ?oông anh? tưởng tượng. Hồn tỏ ra khoái chuyện ?ochiến đấu? lắm, cứ kể con cà con kê mãi về các trận đánh mà hồn từng tham dự. Nhưng cuói cùng ?ohồn?T cũng phải ?othăng?T vì ?ođồng chí đồng đội đang chờ?. Tạm biệt tôi, ?ohồn? còn bắt tay tôi đàng hoàng và hẹn gặp lại?
    Đường đi của bài báo và những gian nan trắc trở
    Thế là đã rõ ?oCô Phương? gọi hồn ra sao. Sau đó tôi còn gặp thêm một số nhân chứng và mấy vị lãnh đạo chính quyền sở tại. Đã có đủ tư liệu, tôi bắt tay vào viết phóng sự ?oSự thật về hiện tượng ?oCô Phương?- Hàm Rồng - Thanh Hoá - Khả năng kỳ lạ hay trò lừa đảo??. Bài viết xong, tôi hăng hái gửi tới mấy tờ báo địa phương. Nhưng tôi như bị dội gáo nước lạnh vào đầu: vì ?olý do tế nhị? nào đó, bài báo không được đăng. Không nản chí, tôi bèn gửi đi một số tờ báo trung ương, nhưng vẫn không được đăng, trong đó tiếc nhất có tờ báo V, phóng viên của tờ báo cho biết bài phóng sự đã lên khuôn song lại phải bóc ra vì có ai đó gọi tới?
    Thất vọng, lần cuối cùng tôi gửi bài đi, lần này gửi tới ?oNhà báo và Công luận?. Sau nhiều ngày thấp thỏm chờ, tôi được chị Vân Anh, Tổng biên tập gọi điện hỏi thêm một số chi tiết trong bài, chị cho biết hiện nay ?ongoại cảm? đang là một ?ovùng nhạy cảm?, và cô Phương Thanh Hoá đang nổi tiếng như cồn nên bài viết như vậy rất khó đăng, chị sẽ cố gắng? Sau đó ít ngày, Chuyên san cuối tuần số tháng 9/2000 đã đăng bài viết trên. Tôi chưa kịp mừng thì chỉ ngay ngày hôm sau, Hội nhà báo Thanh Hoá, nơi tôi công tác đã nhận được nhiều ý kiến phản đối bài báo. Tỉnh uỷ Thanh Hoá cũng nhận được nhiều phản hồi, trong đó có ý kiến đề nghị xem xét lại tư cách nhà báo và động cơ của người viết bài phóng sự ?oHiện tượng Cô Phương?? Ngày hôm sau, chị Vân Anh cũng điện vào nói: ?ogay quá em ạ, ngoài đây có nhiều nhà khoa học phản đối, cho là bài báo sai sự thật, không trung thực. Có người cho em là có ý đồ xấu?em phải chuẩn bị tường trình đi nhé?? . Riêng bản thân tôi cũng nhận được một số phản hồi gay gắt, thậm chí có người đe doạ. Có một nhà nghiên cứu, giáo sư thiếu tướng V?cũng viết thư cho tôi đề nghị được đối chất? Những ngày sau đó, gia đình không dám cho tôi đi ra ngoài vì sợ bị hành hung. Tình hình rất căng thẳng. Nhiều người nhìn tôi với con mắt ái ngại, dè chừng?
    Tuy nhiên, tôi vẫn vững tin là mình viết đúng. Tôi đem vẫn đề trao đổi với Giáo sự Đặng Ngiêm vạn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, Giáo sư Lê Quang Vịnh, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, Phó giáo sư Lê Trung Vũ, nhà nghiên cứu tôn giáo?các ông đều đồng tình với tôi. Giáo sư Tiến sỹ Đỗ Quang Hưng, Phó Viện trưởng Viện Tôn giáo cũng gặp gỡ, trao đổi với tôi để ông có thêm thông tin chuẩn bị thành lập đoàn nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng tại Thanh Hoá? Tôi cũng được Viện Văn hoá (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) mời trao đổi về hiện tượng ?oCô Phương? . Tất cả những điều đó đã động viên tôi rất nhiều trong những ngày đầy khó khăn đó.
    Trắng đen đã rõ
    Sự căng thẳng vẫn kéo dài, một số anh em đồng nghiệp đã phải tính đến phương án bảo vệ tôi. Cho đến một hôm, chị Vân Anh lại gọi điện về báo tin: ?oMừng quá em ạ, hôm nay trong một cuộc họp giao ban báo chí, đồng chí Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã đến tham dự. Đồng chí đã phát biểu trong đó có câu đại ý rằng: ?ogần đây, có nhiều cán bộ đảng viên tha hoá, mất lòng tin, xa rời thực tế, chạy theo mê tín dị đoan, bói toán nhảm nhí. Báo Nhà báo và Công luận đã có bài báo ?oHiện tượng Cô Phương Thanh Hoá??. Đây là một bài báo tốt, vạch trần thủ đoạn lừa đảo, có tác dụng cảnh tỉnh cho nhiều người như vậy?. Tổng Bí thư đã khẳng định bài báo của chúng ta là rất tốt. Chị chúc mừng em nhé??.
    Nghe xong, tôi như trút được gánh nặng ngàn cân lâu nay đè trĩu trong lòng. Tôi vội đi ngay ra phố, báo tin mừng cho bạn bè rồi đến cơ quan. Ai cũng cùng chia vui với tôi. Những ý kiến phản hồi đã chấm dứt. Mấy ngày sau, Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh, Báo Công an nghệ An, Công An Thanh Hoá?lần lượt đăng lại bài báo ?oHiện tượng Cô Phương??. Rồi các báo khác như báo Công an Nhân dân, Báo Tiền Phong, Báo Pháp luật, Báo Người Bảo vệ công lý, báo Thời báo kinh tế?cũng lần lượt có bài viết vạch trần sự lừa đảo của ?oCô Phương?. Trắng đen cuối cùng đã rõ ràng?
    Qua nhiều năm tháng, tôi đã trưởng thành hơn. Và trong hành trang làm báo của mình, kỷ niệm sâu sắc về bài báo không thể nào quên đó đã động viên tôi rất nhiều, giúp tôi vượt qua những trở ngại trong việc hành nghề. Mỗi lần nhớ lại những tháng ngày khó khăn đó, tôi lại hằng nhủ thầm sẽ cố gắng hết mình để viết nên những bài báo trung thực phục vụ đông đảo nhân dân, không run tay, cùn bút trước bất kỳ sự đe doạ nào?
    Nhất Vũ
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nếu các nhà bác đã nghe bài phát biểu của PBHằng (khá dài, hình như 2-3 tiếng gì đó) thì nên nghe luôn cả bài phát biểu của Nguyên Phó TT Trần Phương, của Nguyên Thiếu tướng Tiến sĩ Nguyễn Chu Phác, nguyên Cục trưởng Cục Nhà trường BQP, và một số người khác nữa. Đó là ghi âm của Hội nghị gặp mặt hàng năm (2005 thì phải) của Bộ môn Cận Tâm lý thuộc TT Nghiên cứu và Phát triển tiềm năng con người, do tướng Chu Phác đứng đầu (có mộc của nhà nước hẳn hoi đấy).
    Nhà cháu vốn dĩ là bạn học cũ của con trai út tướng Trần Độ, thời điểm đó ghi công PBHằng là phải.
    Các nhà bác chắc còn nghe đến một nhân vật nữa mà như lâu nay người ta vẫn gọi là "nhà ngoại cảm" : Liên Tứ kỳ. Quan điểm riêng của nhà cháu ở một mức độ nhất định là trân trọng đối A. Liên. Mặc dù trường hợp của A. Liên hay C. Hằng thì anh em nhà chấu vẫn "ní nuận" được. Theo thống kê (của Bộ môn Cận tâm lý) thì trường hợp A. Liên bình quân đạt được 70-80% độ chuẩn xác, riêng với trường hợp "tìm mộ liệt sĩ" đạt tới 90-95%. Tổng thể mà nói như vzậy đã là quí lắm rồi. Với 90-95% chuẩn xác ấy là có biết bao các bà mẹ, các bà vợ mòn mỏi vì ngóng trông thương nhớ đã có được một cái thở dài nhẹ nhõm ! Thêm một khía cạnh nữa để nhà cháu có cái nhìn trân trọng là cách hành xử của A. Liên thường nhật; đó là con người để "phù vân" ở "ngoại thân". Tuy vậy "nhân vô thập toàn", có một tay Tộc trưởng ở quê nhà cháu đến nhờ A. Liên tìm mộ bà nội bị thất lạc ở bãi tha ma của làng, từ khi anh ta còn chưa ra đời. Chớ trêu thay là A. Liên chỉ ngay (tất nhiên là qua ĐTDĐ) vào ngôi mộ cụ ông "ngũ đại" bên ngoại nhà cháu, mà lại còn nói là "cách mộ họ Trần ba bước chân". Của đáng tội, làng nhà cháu từ cuối thế kỷ 14 đến giờ có ai là họ Trần cư ngụ đâu, lại nữa là bãi tha ma ấy mới lập được gần 200 trăm nay mà thôi. Cho nên ở làng nhà cháu mới có câu chuyện là "ông Tộc trưởng vô phúc"...
    Nhà cháu muốn kể câu chuyện trên để nói lên rằng : mức độ sai lệch (mà anh em nhà cháu gọi là sai lệch thông tin cấp độ vi tế) trong cái gọi là thế giới tâm linh là hoàn toàn không tránh khỏi. Và để tránh trường hợp như một vị "đạo cao đức trọng" đã "đỏ mặt tía tai" mà rằng : ...tại sao tôi không có được công năng và quyền năng ấy; muốn phản ánh điều gì đến công luận nếu anh chỉ lấy một hiện tượng để kết luận bản chất thì khí vội vàng !?! Trong lĩnh vực người ta gọi là tâm linh này (thực ra mới chỉ là một góc nhỏ của thế giới tâm linh mà thôi), bản thân anh chưa "nhúng" vào được thì hãy cố gắng "nhúng" vào đến một tầm mức nhất định đi, rồi sau đó đưa ra phán xét thì chắc không có nhiều người phản bác nổi. Có phải vzậy không các nhà bác !?!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 14/09/2006
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Các Mod phải coi lại ra răng chứ như vầy không ổn. Em chỉ nói với các Mod là đó là bài học rất hay. Còn cái mà các Mod gọi là chửi bậy thì em nghĩ các nên xem lại kiến thức tiếng Việt của mình. Dù sao thì dù ý thức về ngôn ngữ Việt của em rất cao. Có thể bông đùa nhưng không quá trớn. Thành ra các Mod nên nhìn vào bản chất chứ đừng để cảm giác đánh lừa
    Em khuyên thật các Mod nên xem lại ngôn ngữ giao tiếp của Mẹ Đốp, Thị Mầu...Tốt hơn hết các Mod nên đọc lại các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam như: Tắt đèn, đồng hào có ma, Lão hạc...
    Nói là gắng không buồn nhưng hôm nay em tự dưng lại thấy thoáng buồn. Không hiểu không hiểu thực sự không hiểu
    Bác nào cụng ly với em cái nhẩy. Không ai à? Thôi ta tự cụng ly với ta
    Bác giaisưdoái có chia sẻ gì không nhẩy. Hay là từ mai chung ta chuyển sang ngôn ngữ
    Thưa tất cả các đồng chí cùng toàn thể các đồng chí MOD, đồng chí Admin
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 14/09/2006

Chia sẻ trang này