1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự động bám bắt cho pháo phòng không phổ thông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenhhdang, 19/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đây chính là cách mà các đ/c Nam Tư đã làm. Kết quả là quân NATO cũng tốn kém rất nhiều bom đạn vào các mục tiêu giả, nhưng ngược lại thì cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp, công sở của Nam Tư bị phá sạch.
    Nhìn chung là bên tấn công chủ động về thời gian. Nó sẽ khó mà bị lừa kiểu như "tưởng là phòng không hết sạch rồi" cho nên chuyển sang giai đoạn 2, đưa bộ binh vào. Mà kể cả nó đưa bộ binh vào rồi thì nó hoàn toàn có thể dừng tiến quân mà tiếp tục SEAD nếu thấy bác vẫn còn phòng không.
  2. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bác dbp lại hiểu nhầm ý của bác dongadoan rồi. Ý bác Đoàn là chống SEAD, bảo tồn binh lực chờ cơ hội chứ không phải là bảo vệ mọi cơ sở hạ tầng như nhà máy, cầu cống, xí nghiệp... Về yêu cầu này thì phải nói là trong cuộc chiến Kosovo, quân đội Nam Tư làm khá tốt đấy chứ! Bị oanh tạc mù trời như thế nhưng các lực lượng chiến đấu cơ bản của Nam Tư vẫn khá nguyên vẹn, chứ nếu bị vô hiệu hoá rồi thì bộ binh NATO đã xông thẳng vào Kosovo, cần quái gì thương lượng cho mệt
    Còn nếu đối phương đã cố tình tấn công vào các cơ sở dân sự cố định như cầu cống, nhà máy... để phá hoại kinh tế và khủng bố người dân thì nói chung là không giữ được đâu
  3. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Ờ thì ý tớ là phòng không mà không bảo vệ được mục tiêu nó cần bảo vệ thì tức là thua rồi (vì 1 cái cầu vài trăm triệu $, một nhà máy cũng vài trăm triệu $, một trạm điện tuy không đắt nhưng nhờ có nó mà hàng triệu thiết bị khác mới vận hành được, v.v... mấy thứ này quan trong hơn mấy khẩu pháo nhiều).
    Hơn nữa dù nó có đánh bộ thì phòng không cũng vẫn toi (với trình độ công nghệ như hiện nay).
  4. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Đúng như bác nói, phòng không là bảo vệ các mục tiêu dưới đất (cả quân sự và dân sự), nhưng muốn được như vậy thì phải lấy mạnh chống mạnh kia! Chứ lấy yếu chống mạnh thì phải dùng mưu, tìm cách làm đối phương thiệt hại cao nhất đến mức có thể thôi!
    Chứ còn để bảo vệ thành phố chống lại các cuộc tập kích của không quân Mỹ, không để bom và tên lửa Mỹ xâm phạm thì e rằng hiện nay trên thế giới chỉ có thành phố Moscow là có thể làm được cái việc đó thôi
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Trước hết là em xin lỗi bác Đoàn cái đã
    Có đôi lời với dbp.
    1. Thứ nhất tôi không nói nhằm cụ thể vào ai (và thật lòng mà nói chưa bao giờ có ý nhằm vào dbp), không hiểu dbp nhảy lên như thế làm cái gì.
    2. Thứ 2, diễn đàn là nơi trao đổi chung, không phải chỗ cho dbp tán chuyện riêng với ai, đừng lên cái giọng kẻ cả là đang nói chuyện với người này người nọ mà bảo tôi làm dbp mất hứng.
    3. Chủ đề này là về vấn đề lắp thiết bị dẫn bắn cho pháo phòng không nhưng tôi thấy một số thành viên (không hề liệt kê dbp vào danh sách) chuyên môn chui vào quảng cáo đồ Mỹ (giống hệt các chủ đề khác) với mục đích "thôi đằng nào chả thua, cố mà làm gì, đồ Mỹ kinh lắm". Động thái này rõ ràng là dụng ý rất không hay, một bộ phận lớn thanh niên VN hiện nay đã bị cái loa tuyên truyền Mẽo làm sun vòi lắm rồi, lên đây đọc thêm nữa không biết lúc có chuyện sẽ đến thế nào. Thanh niên Iraq năm xưa cũng vậy, với những bài tuyên truyền về vũ khí chính xác siêu đẳng của Mỹ nên cứ nghe tiếng máy bay là xuống hầm mà không hiểu rằng một khẩu AK đi phục kích máy bay (thôi thì cứ cho là chỉ UAV thôi) cũng có ích hơn nhiều là chui vào hầm cầu nguyện. Vẫn biết mình lạc hậu thua xa nó nhưng nếu tận dụng đến mức tối đa tính năng những gì mình có cùng với việc nghiên cứu khắc chế những nhược điểm của các con ngáo ộp của đối phương mới là cách tốt. Việc ngồi nhai lại các bài quảng cáo của các con ngáo ộp ấy với một thái độ bi quan (dù cố tình hay vô ý) đều không mang lại lợi ích gì tốt đẹp. Hãy nghiên cứu các báo cáo chiến trường của chính các nhà quân sự Mẽo sẽ thấy tính năng thật sự của các con ngáo ộp ấy khác xa quảng cáo và từ đó ta sẽ có cách hạn chế bớt các tính năng của nó.
    Quay trở lại chủ đề dù rằng đã bị lan man quá nhiều sang SEAD và cách phòng tránh rồi nhưng tôi cũng xin nói chút quan điểm của mình.
    - Về chiến thuật úp sọt đường không của các đế quốc có nền quốc phòng tiên tiến như Mẽo thì SEAD là đòn đầu tiên nhằm làm tê liệt hệ thống phòng không của quốc gia bị tấn công trước khi dùng các đòn không kích thực sự với các máy bay đắt tiền sau đó. Chiến thuật thường là sử dụng số lượng lớn các máy bay nhử mồi bay vào kèm với các máy bay chuyên nhiệm vụ SEAD khiến hệ thống phòng không đối phương buộc phải mở máy kháng cự và trở thành nạn nhân của các tên lửa anti-rada. Thường thì đòn này được tiến hành song song với các đòn đánh bằng tên lửa hành trình và các cuộc không kích truyền thống với cường độ nhất định để đối phương cảm nhận thiệt hại thực sự nên không thể không mở máy kháng cự. Cộng thêm vào đó là 1 lượng UAV rẻ tiền bay liên tục ở nhiều cao độ khác nhau để liên tục thông tin chiến trường và chỉ điểm mục tiêu về cho trung tâm. Các đòn SEAD này sẽ được xài nhắc lại liên tục chừng nào còn sức kháng cự của đối phương.
    Iraq dính quả đắng với chiến thuật này khi vội vàng mở máy và bắn rơi rất nhiều máy bay Mẽo trong những giờ đầu (thực chất chỉ là các máy bay mục tiêu BQM-74 phóng từ C-130) và trở thành mục tiêu cho các trái HARM của các Fxx bay phía sau. Hậu quả là hệ thống phòng không của Iraq bị tê liệt nhanh chóng để sau đó A-10 và Apache thoải mái bay sâu trong lãnh thổ mà săn tăng và tìm bệ phóng Scud. Không còn gì để phòng không, bầu trời Iraq trở thành sân nhà của máy bay Mẽo.

    Nam Tư sau này đã rút kinh nghiệm hơn khi ẩn dấu lực lượng không đối kháng trực tiếp với đối phương với mục đích bảo vệ lãnh thổ khỏi bị không kích mà cơ động cố gắng bảo toàn lực lượng và chỉ mở máy đánh những đòn gây thương vong cho đối phương rồi lặn. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận để cơ sở hạ tầng bị tàn phá nhưng vẫn luôn là mối răn đe không thể bỏ qua khiến cuộc không kích cứ phải kéo dài dằng dai. Cuộc chiến này còn là một minh chứng nữa cho sự hiệu quả của phòng không tầm thấp truyền thống khi bắn hạ một lượng tương đối lớn tên lửa hành trình nhằm làm giảm bớt đến mức thấp nhất về hạ tầng dân sự. Và kết thúc không kích thì Mẽo cũng vẫn chưa thể đổ quân vào và lực lượng quân sự của Nam Tư vẫn được bảo toàn tương đối đầy đủ. Tiếc là dân Nam Tư không đủ kiên trì mà bị đánh theo cách khác.
    Dù sao, về mặt quân sự theo tôi đây là cách đánh bắt buộc phải theo của các quốc gia nhỏ bị tấn công, có thể hạ tầng sẽ bị tàn phá nhưng chừng nào quân đội còn là đất nước còn, chừng nào mối đe dọa phòng không vẫn còn thì trước sau gì đối phương vẫn chưa thể ra đòn chốt hạ. Lịch sử đã chứng minh trong chiến tranh không phải phe nào gây được thiệt hại nhiều hơn là thắng mà là phe nào chịu đựng được tổn thất lâu hơn. Nói cho cùng năm 1972, lực lượng phòng không của ta cũng là dùng cách đánh này, trong tình cảnh SA-2 bị gây nhiễu hoàn toàn và áp chế mãnh liệt bằng Shrike, khả năng dùng SA-2 để bảo vệ Hà nội khỏi bị tàn phá bởi B-52 là không thể mà chủ yếu là bắn vào các máy bay B-52 sau khi trút bom nghiêng cánh nên lộ diện trên màn nhiễu, như vậy cách đánh này không thể ngăn chặn đối phương trút bom hủy diệt mà chỉ là gây thiệt hại cho lực lượng tấn công đến mức chúng không thể tiếp tục duy trì đánh phá. Việc bị rơi quá nhiều máy bay ném bom chiến lược mới làm Mỹ chùn tay chứ không phải họ không thể tiếp tục ném bom hủy diệt.
    Theo quan điểm của tôi hướng phòng ngự của ta trước khả năng bị tấn công đường không bởi Mỹ sẽ phải là (xin phép cho tôi nêu đích danh vì dù ai có nói gì đi nữa thì chỉ có Mẽo mới đi tấn công người khác kiểu này, Nam Tư đe dọa gì đến an ninh nước Mỹ đây, Iraq ngày xưa có láo mấy nhưng đe dọa gì đến nước Mỹ lúc đó, đã có ai có bằng chứng chính thức là Afga có liên quan trực tiếp đến 11-9. Ta cứ nêu đích danh cho nó dễ bàn dù khả năng thấp nhưng vẫn cứ nên tính đến)
    1. Tiếp tục truyền thống phòng không nhân dân với các hỏa lực tầm thấp của mọi loại súng bộ binh, các loại súng máy hạng nặng 12,7mm, 14,5mm,... Lực lượng này nên được cơ giới hóa dần dựa trên các xe ô tô dân sự ngày càng phổ biến để tăng sức cơ động chiến đấu. Rõ ràng là với các loại bom chính xác tầm cao, khả năng để lực lượng này bắn hạ các máy bay ném bom đối phương là gần như không còn nhưng chắc chắn vùng trời cho UAV hoạt động sẽ bị giới hạn rất nhiều (và cũng xin nói luôn UAV không hề rẻ và số lượng sản xuất không phải là vô hạn). Nếu được nâng cấp với các hệ thống cảnh báo khu vực, khả năng các lực lượng này góp phần ngăn chặn tên lửa hành trình tầm thấp là có thể .
    [​IMG]
    2. Với các hệ pháo phòng không tầm thấp 37mm, 57mm thì rõ ràng phương pháp ngắm bắn bằng mắt bảo vệ mục tiêu điểm của chúng đã đi vào dĩ vãng, chúng đã trên quá trình bị đào thải khó cưỡng lại. Tuy nhiên nếu số lượng còn niên hạn sử dụng còn cao thì ...có vẫn hơn không. Nỗ lực cố gắng cơ giới hóa lực lượng này trên các khung xe xích kiểu PT-76 sẽ cho cho ra các dòng pháo phòng không tự hành kiểu ZSU-57 có khả năng sống sót cao hơn. Nếu được nâng cấp với các hệ thống nhìn đêm, dẫn bắn tự động ra đa độc lập kiểu ZSU-23-4 cho các xe này sẽ làm tăng đáng kể sức chiến đấu và với giá thành đạn rẻ tiền sẽ làm giảm áp lực tài chính so với phương án sử dụng tên lửa vác vai tầm nhiệt có cùng tầm bắn và cao độ.
    Đây là chú Type 88 của Khựa, 2 nòng 37mm đặt trên khung xe T-54 Khựa với giáp mỏng, dẫn bắn rada. Nếu ta bắt chước ý tưởng này đặt hết đám 37mm và 57mm nhà ta lên các khung xe cũ, nghiên cứu sản xuất rada kiểu ZSU-23 với máy tính số kiểu mới thì sao nhỉ:
    [​IMG]
    3. Các loại xe phòng không tự hành kiểu ZSU-23 hay Tunguska có một ưu thế lớn khi phòng không tầm thấp. Tôi chưa đó điều kiện đọc các báo cáo về độ hiệu quả của Tunguska trên thực địa nhưng trên các báo cáo của các phi công Do Thái thì khi bay trên lãnh thổ Sysia họ sợ nhất đám ZSU-23 này phục kích trên lộ trình bay và thường đơn giản tìm cách né khỏi vùng bao quát của những chiếc xe phòng không dù có trang bị tên lửa chống rađa do các xe phòng không này quá nhỏ, luồng phát xạ rada lại rất hẹp nên rất khó phát hiện ra, nếu phát hiện ra cũng rất khó lock và bắn, nếu lock thành công và bắn thì các xe này tắt sóng rất nhanh và tức khắc cơ động gấp để tránh nên xác suất diệt rất nhỏ. Cá biệt các trường hợp các tổ lái kinh nghiệm thường để 1 xe phát sóng theo dõi, các xe khác tắt sóng chờ máy bay đối phương tránh khu vực phát sóng vào khu vực kiểm soát mới đột ngột mở máy thì rất nguy hiểm. Theo tôi, việc đầu tư mua các xe phòng không kiểu này là rất hiệu quả cho chống máy bay tầm thấp, UAV và tên lửa hành trình. Việc đầu tư nghiên cứu phổ biến công nghệ dẫn bắn này cho các loại súng máy 14,5mm lắp trên các khung xe dân dụng kiểu Ford Ranger không đến mức quá xa tầm tay với trình độ công nghệ hiện tại. Nếu có một lượng lớn các xe phòng không tự hành ngắm bắn tự động rẻ tiền kiểu này đem rải đi phục kích khắp lãnh thổ có thể là khắc tinh cho đám UAV khiến chúng không thể hoàng hành tự do được. Đề xuất là sản xuất loại tháp pháo tự động kiểu M51thời WWII và VNW của Mẽo, thay 4 khẩu .50 bằng 4 khẩu 14,5mm, có chỗ gá lắp cho module rada điều khiển sau này nếu có. Tháp pháo này lắp trên các xe bán tải việt dã có ưu điểm lớn: khả năng cơ động cao, tháp pháo quay điện nên chỉ cần 1 pháo thủ, không cần vài chú quay tay nên rất gọn, hỏa lực 14,5 vẫn rất uy lực đối với UAV và tên lửa hành trình, nếu lắp được rada dẫn bắn nữa thì quá ổn.

    [​IMG]
    [​IMG]
    4. Với các hệ tên lửa tầm cao đời cũ kiểu SA-2, SA-3 thì trước hết nâng cấp tính cơ động, có thể bắt chước Tàu lắp giá phóng SA-2 lên khung xe PT-76 khiến giàn phóng khi cần bò lổm ngổm chạy được ngay tức khắc không cần tháo lắp nhiêu khê. Sau đó là đến các thiết bị chống nhiễu và điều khiển số mới thay cho linh kiện cũ thời bóng đèn chân không. Nếu tốt nữa thì tính cách lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kiểu của SA-18 lên đám SA-2 có khi lại hay: tên lửa sẽ được bắn mò kiểu phương pháp 3 điểm vào khu vực đoán có mục tiêu, đến nơi nếu bắt được mục tiêu thì lock và lao vào, không thì ...thôi.
    [​IMG]
    5. Với các hệ thống cao cấp kiểu S-300 thì do có quá ít nên tốt nhất là chỉ rình chộp các mục tiêu giá trị nhằm gây tiếng vang và phải đặt mục tiêu sống sót lên cao nhất vì chúng dù sao cũng là con ngáo ọp duy nhất mà ta có. Sự tồn tại của các hệ thống này đem lại yếu tố tinh thần rất lớn và ngược lại ...
    6. Tăng cường sản xuất các phương pháp gây nhiễu GPS, các thiết bị che phủ hồng ngoại bảo vệ khí tài.
    7. Sản xuất các mục tiêu giả kiểu racót nhưng phải với chất lượng cao hơn nhiều ngày xưa. Các loại máy bay, xe tăng, tên lửa, cao xạ nếu làm giả thì đảm bảo giống như thật đến mức cách vài chục mét không nhận ra (cái này mấy bác làm mô hình lắp ghép nâng tầm lên chút là có thứ bán cho bộ quốc phòng). Các trạm rada giả kiểu SA-2, SA-3, radar cảnh giới với khả năng phát sóng như thật nhưng không thu gì hết (tôi nghĩ cái này chắc không đến nỗi quá khó làm) các trạm phát này đặt khắp nơi, tắt bật luôn phiên và hóan đổi vị trí với các trạm tên lửa thật sẽ gây hiệu ứng tâm lý không nhỏ và giúp hút thêm các vũ khí chính xác đắt tiền bắn ra làm kiệt quệ dần kho đạn đối phương (dù có giàu mấy thì cũng khong phải là vô hạn, chưa kể đến việc có thể gây trì hoãn thời gian, kéo dài chi phí chiến tranh của đối phương). Nếu đổi 1 trạm phát dỏm giá 1000 USD lấy 1 trái đạn giá 200.000 đến 1.000.000 USD chưa kể chi phí cho chuyến xuất kích của máy bay mẹ thì cũng nên làm càng nhều càng tốt.
    Các bác tham khảo chút đồ Nam Tư làm nhá. Sau chiến tranh Kosovo, Nato Claim "least 250 tanks were counted out, as well as 450 armored personnel carriers and 600 artillery and mortar pieces". Thế nhưng khi rút quân nhìn từng đàn tăng Nam Tư rời nơi ẩn nấp, tướng tá Nato mới tiếc mình phát huân chương cho phi công hơi bị hố. Phía Nam Tư chỉ công nhận mất 13 xe tăng mà thôi, vậy lượng bom đạn chính xác của NaTo đã đi đâu.
    ZSU-23-4 nhá, săn được con này công to như cái đình luôn
    [​IMG]
    Giờ đến tank nhá, những 250 cái kia mà.
    [​IMG]
    Vậy còn thiết giáp chở quân, 450 em BMP các loại đã tiêu tùng
    [​IMG]
    Và đây mời bác Đoàn cùng các anh em ham hố chơi mô hình lắp ghép tham qua xưởng sản xuất Mig-29 của Nam Tư. Vốn là Nam Tư có 12 em Mig-29 nên bị máy bay Nato săn dữ quá, học tập Việt Nam cẩu bằng trực thăng giấu vào nhà dân rồi thì phải có đồ thí mạng chớ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và giờ là đem nó ra sân bay thôi, NATO có bao nhiêu bom chính xác cứ thả nhá
    [​IMG]
    Và không như các dân chơi mô hình luôn nâng niu cục cưng của mình, họ muốn chúng bị banh xác càng nhiều càng tốt, hơn 90% Mig-29 gỗ được sản xuất (với tên mã M-18 do tên Nam Tư của Mig-29 là L-18) đã hoàn thành nhiệm vụ.
    [​IMG]
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 23/10/2006
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 25/10/2006
  6. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Bàc Mig19Farmer nòi rẮt 'ùng. Vote cho bàc sao tẮi 'a.
    Vò? quỳt dĂ?y thì? phà?i cò mòng tay nhòn. VẮn 'Ă? là? phà?i biẮt kẮt hợp chiẮn thuẶt, tẶn dùng tẮi 'a ưu thẮ cù?a tư?ng loài vùf khì.
    Đơn cư? như là? chẮng tĂn lư?a hà?nh trì?nh thì? ta dựa và?o 'f̣c 'iĂ?m là? bay chẶm và? thẮy cò thĂ? kẮt hợp bẮ trì 'òn lòfng và? dù?ng vùf khì phò?ng khĂng tĂ?m thẮp phĂ? thĂng như 'ài liĂn 12ly7 hay sùng phò?ng khĂng 14ly5 'Ă? tiĂu diẶt.
    Càc vùf khì cho là? thĂ sơ trĂn vĂfn cò?n ưu 'iĂ?m: khĂng bì à?nh hươ?ng vĂ? mf̣t khì tà?i 'iẶn tư?, kinh tẮ hơn so với dù?ng tĂn lư?a diẶt tĂn lư?a.
    Như bàc Mig nòi thanh niĂn bĂy giơ? bì à?nh hươ?ng phim Mỳf nhiĂ?u nĂn cứ nghe vùf khì Mỳf là? ....
    Cài gì? con ngươ?i là?m ra 'Ă?u cò thĂ? bì con ngươ?i phà hoài
  7. huantoe

    huantoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Nếu có thể thì trang bị thật nhiều cho dân quân và bộ binh tên lửa vác vai kiểu như stinger hay Sa7,nước ta địa hình đồi núi nhiều dễ phòng thủ ,khó tấn công ...đây có lể là giải pháp tốt nhất chống các chiến dich trực thăng vận hay máy bay tầm thấp.......
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tớ cuối tuần mới online được nên hôm nay mới vào tranh luận tiếp với bác dbp được, thông cảm nhé !
    Đây chính là cách mà các đ/c Nam Tư đã làm. Kết quả là quân NATO cũng tốn kém rất nhiều bom đạn vào các mục tiêu giả, nhưng ngược lại thì cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp, công sở của Nam Tư bị phá sạch.
    Nhìn chung là bên tấn công chủ động về thời gian. Nó sẽ khó mà bị lừa kiểu như "tưởng là phòng không hết sạch rồi" cho nên chuyển sang giai đoạn 2, đưa bộ binh vào. Mà kể cả nó đưa bộ binh vào rồi thì nó hoàn toàn có thể dừng tiến quân mà tiếp tục SEAD nếu thấy bác vẫn còn phòng không.

    --------------------------------------------------------------------------------
    Việc các công trình kinh tế, xã hội bị đánh phá, bị thiệt hại là khó tránh như bài trước tớ đã nói. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay với vũ khí CN cao, Mỹ thường thích dùng kiểu tiến công "phẫu thuật" tìm đánh các mục tiêu quân sự, tránh đánh vào các cơ sở dân sinh để tránh tiếng trước cộng đồng quốc tế và làm tăng thêm thù óan trong dân chúng vì vậy các cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp (vốn cũng không có nhiều ở NC) sẽ ít bị coi là mục tiêu hơn. Vả lại, truyền thống của NC là tích cực sơ tán, hồi đầu KCCP NC đã từng tha tuốt tuột các nhà máy lên rừng giấu vào hang đấy thôi ? Tóm lại, có thể có thiệt hại về kinh tế nhưng cũng sẽ không nhiều và NC sẽ sẵn sàng chấp nhận trả giá để giữ độc lập.
    Về lực lượng PK và SEAD thì bác vẫn chưa hiểu ý tớ, tớ muốn nói là phòng tránh và đánh trả luôn là 2 mặt đối lập nhưng lại rất gắn bó với nhau. Phòng tránh cho các lực lượng PK CN cũ, lạc hậu và đánh trả bằng các lực lượng có CN tiên tiến, hiện đại. Việc đánh trả cũng không nhất thiết phải liên tục, quyết liệt đối phó với từng đợt oanh kích bởi NC không đủ khả năng mà phải có lựa chọn chính xác, đánh trả chính xác nhằm vào những mục tiêu quan trọng, có giá trị cả về mặt quân sự lẫn chính trị.
    Ờ thì ý tớ là phòng không mà không bảo vệ được mục tiêu nó cần bảo vệ thì tức là thua rồi (vì 1 cái cầu vài trăm triệu $, một nhà máy cũng vài trăm triệu $, một trạm điện tuy không đắt nhưng nhờ có nó mà hàng triệu thiết bị khác mới vận hành được, v.v... mấy thứ này quan trong hơn mấy khẩu pháo nhiều).
    Hơn nữa dù nó có đánh bộ thì phòng không cũng vẫn toi (với trình độ công nghệ như hiện nay).

    -------------------------------------------------------------------------------------
    Quan điểm về PK bảo vệ mục tiêu, bảo vệ yếu địa bây giờ khác rồi bác ạ ! Bây giờ là bảo vệ "mềm" và cơ động, đặt việc tiêu hao, tiêu diệt phương tiện, khí tài của địch lên hàng đầu chứ không đặt việc phải cố sống, cố chết bảo vệ một cây cầu hay một nhà máy lên trước như thời trước 72 nữa.
    Khi địch đã đem BB vào thì cái quan trọng là phải bám sát nó, đánh mọi lúc, mọi nơi. Và nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt là "không cho địch phân tuyến" ! Ta và địch đã trộn trấu thì vũ khí CN cao địch cũng cóc dám dùng bởi vũ khí giời đi nữa cũng khó mà đảm bảo độ chính xác 100% được !
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ẩn náu ko có nghĩa là rúc đầu xuống cát ko nhìn thấy gì, ngược lại ta ở dưới hầm thò đầu lên nhìn thấy thằng nào đáng bắn thì bắn rồi rúc xuống hoặc chuồn.
    Tấn công đường ko hiệu quả hay ko ở vấn đề trinh sát. Ngay cả Mẽo cũng ko có nhiều UAV vô biên cho bộ binh đối phương tập bắn. Hệ thống phòng ko luôn có một hành lang di chuyển và phục kích, quan sát và huỷ diệt mọi thứ trên các khu vực này là rất khó.
    Kinh nghiệm NT, vũ khí thấp bố trí rải gần trên đường bay tới các mục tiêu cố định để bắn hạ CM và bom dẫn đường, phòng ko tầm trung và tầm cao bố trí vòng ngoài, nguỵ trang ẩn nấp kỹ, thay đổi vị trí liên tục, ko đối đầu với SEAD, chạy hoặc trốn trước khi thấy A hay AC, chỉ bật máy bắn vào đội hình ném bom, trúng hay ko cũng buộc đối phương vứt bom tránh, thế là hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu mặt đất vòng trong, rồi tắt máy tránh HARM, xong đợt là rút, ko đợi đối phương đem bom đến dập. Trinh sát thì thấy hàng đống khí tài âm phủ... như bác nông dân đã nói...
    Những thằng như AWACS hay ECM bay vào gần thì coi chừng S300, mà chắc nó cũng ko dám vào nếu chưa dập được phòng ko. Giờ còn có thêm bom LADAR siêu việt bắn chết thằng vừa bắn lén xong chạy trốn thì phải nhọc công hơn, làm nhiều hầm ẩn nấp kiên cố dọc đường, chạy một đoạn lại chui vào..
    Cũng nói thêm bọn predator và global hawk diệt tăng ko người lái cũng đắt kinh người chứ ko rẻ như drone, lập phương án tập bắn hạ bọn này bằng vũ khí bộ binh chắc ko vô tích sự.
    Túm lại, nâng cao khả năng phòng ko tầm thấp là sống còn
  10. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đồng tình với quan điểm này của bạn Mig19Farmer , tuy nhiên xu hướng hiện nay của 1 số nước là sử dụng hệ thống quan sát, nhận dạng, bám bắt và tự động điều khiển pháo phòng không bằng thiết bị quang học. Israel đi đầu trong lĩnh vực này, với mô hình : mua pháo phòng không của Nga , trang bị thêm 1 hoặc nhiều camera tầm xa (100 - 200 km), card và phần mềm nhận dạng, bám bắt, hệ thống servo multi-axis dẫn động pháo theo tín hiệu điều khiển từ hệ bám quang học.
    Giá thành 1 hệ hòan chỉnh : pháo (Nga) - bám quang và điều khiển (Israel) tương đối cao 1,5tr-2,5tr USD. Và Israel cũng chỉ bán cho 1 số nước trong đó không có Việt Nam.
    Ưu điểm rất rõ rệt: bất chấp mọi hệ thống gây nhiễu, không cần rada nên cũng khó bị phát hiện, rất gọn nhẹ cơ động , có thể bố trí camera riêng thành mạng quan sát tòan bộ vùng trời cần bảo vệ rồi truyền tín hiệu điều khiển nhiều pháo cùng lúc......
    Hệ bám quang và điều khiển này hòan tòan có thể chế tạo tại Việt Nam. Hai vấn đề quan trọng nhất là: camera tầm xa và tốc độ cao (>5000 fps- Camera thường chỉ 25-30 fps), card và phần mềm nhận dạng. Hai thứ này chắc chắn phải nhập . Còn hệ điều khiển servo Việt nam dư sức làm.

Chia sẻ trang này