1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự động bám bắt cho pháo phòng không phổ thông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenhhdang, 19/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktqsminh

    ktqsminh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    374
    Tôi thấy NC mình đang tập trung nghiên cứu cải tiến pháo 37
    Trích bài của bác OV 10
    PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ, NÂNG CAO TIỀM LỰC QUỐC PHONG
    ....................................................
    - Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới để bảo quản niêm cất đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật; sửa chữa, cải tiến hiện đại hoá vũ khí bộ binh, tên lửa chống tăng, tên lửa tầm gần, các phương tiện thông tin, trinh sát cỡ nhỏ; cải tiến đài ra đa cảnh giới P18, đài điều khiển tên lửa Vonga; cải tiến để nâng cao khả năng cơ động và hiệu quả sử dụng của tổ hợp tên lửa phòng không C75M và đài ra đa P18 đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh công nghệ cao.
    - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo súng máy phòng không tầm thấp (12,7 mm, 14,5 mm), các loại đạn pháo chiến dịch, bom, mìn, tàu chiến loại nhỏ và vừa, vũ khí trang bị dùng cho tình báo, trinh sát đặc nhiệm, cho nhiệm vụ A2...
    - Nghiên cứu phòng tránh, đánh trả vũ khí, phương tiện chiến tranh công nghệ cao, xây dựng cơ sở khoa học, đề ra các giải pháp KH&CN thích hợp, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam để phòng tránh, đánh trả địch tiến công bằng vũ khí có điều khiển: Máy bay, phương tiện tàng hình, chống trinh sát điện tử (rađa, hồng ngoại, laser...), chiến tranh thông tin; đảm bảo thông tin liên lạc, nguỵ trang, nghi trang, bảo đảm cơ động và đánh trả địch tiến công bằng vũ khí sinh học, hoá học, phóng xạ.
    - ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến, mô phỏng phục vụ huấn luyện bộ đội diễn tập, chỉ huy tham mưu, chỉ huy quản lý khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), trong tính toán điều khiển vũ khí trang bị kỹ thuật, trong quản lý điều hành ở các nhà máy, cơ sở sản xuất quốc phòng.
    - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá vào cải tiến pháo phòng không 37 mm đánh đêm, xử lý thông tin rađa, kiểm tra hệ thống máy bay Su-22M4, điều khiển van khí buồng áp...
    - Đầu tư các dự án trọng điểm về công nghệ vật liệu: Luyện thép chất lượng cao để đúc nòng súng, pháo, xích xe tăng; sản xuất thẻ thông minh sinh trắc học phục vụ kinh tế, quốc phòng - an ninh; sản xuất khối mồi nổ năng lượng cao, cáp đồng trục siêu cao tần... Triển khai nghiên cứu chế tạo thép hợp kim phục vụ sản xuất nòng súng; sử dụng hợp kim đồng từ vỏ ống liều loại bỏ để chế tạo vỏ liều, vỏ đầu đạn pháo chiến dịch... Đặc biệt, đã nghiên cứu sản xuất thành công chất "O" và chất "G", tạo nhiên liệu lỏng cho tên lửa phòng không từ nguyên liệu trong nước.
    - Nghiên cứu giải quyết các lĩnh vực công nghệ sinh học như: Men vi sinh, công nghệ gen, tế bào, mô phôi; chống phá huỷ sinh học, bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật, xử lý môi trường; đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ sinh học... Bước đầu đã khai thác được tiềm năng cơ sở vật chất và các nhà khoa học tham gia vào các chương trình trọng điểm của nhà nước về công nghệ sinh học để phục vụ quốc phòng.
    Thực tế cho thấy, việc đầu tư nghiên cứu cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực quốc phòng đã đem lại kết quả thiết thực trên các mặt: Công nghệ bảo quản, sửa chữa, cải tiến và hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật đã có những chuyển biến mạnh mẽ; đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công các loại vũ khí bộ binh mới theo hướng hiện đại hoá và đa năng hoá; có chủ trương nhập những công nghệ cần thiết, tương đối hiện đại và tương ứng với trình độ phát triển công nghiệp của đất nước; từng bước nâng cao năng lực sửa chữa, cải tiến, tiến tới sản xuất một số vũ khí, trang bị kỹ thuật, đặc biệt là vũ khí có điều khiển, vũ khí trang bị phục vụ tác chiến ban đêm; nâng cao tính năng kỹ - chiến thuật, giải quyết được cơ bản các yêu cầu về KH&CN đối với vũ khí bộ binh mang vác, tăng khả năng trang bị cho bộ đội; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo ở các đơn vị nhà trường quân đội, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
    .........................................
    http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2226
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 20/08/2006


    Được ktqsminh sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 01/11/2006
    Được ktqsminh sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 01/11/2006
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em thấy các loại pháo phòng không đều tầm rất ngắn nên việc trang bị các camera tầm xa 200km như bác nói có vẻ không hợp lý lắm. Ở tầm này các rada cảnh giới có thể đảm nhiệm quá tốt rồi, và qua datalink chúng sẽ thông báo hướng bám bắt cho hệ thống khí tài tầm ngắn trong khu vực mục tiêu sắp bay qua là đủ. Trong các hệ thống tên lửa cũng vậy, tầm bám bắt của các tracking radar rất ngắn so với tầm phát hiện mục tiêu của các acquision radar. Khi mục tiêu vào đến tầm của các tracking rada thì chúng mới hoạt động sục sạo tìm kiếm trong khu vực do acquision radar thông báo có thể có mục tiêu để bám bắt. Em nghĩ các khí tài ngắm bắn quang học chắc cũng vậy, chúng chỉ cần sục sạo tìm kiếm mục tiêu khi mục tiêu sắp bay vào tầm bắn của khí tài với các thông tin về tầm bay, hướng bay,... do các radar cảnh giới cung cấp mà thôi.
    Theo em biết một số nước đã chào bán bộ khí tài ngắm bắn quang học kiểu này cho pháo 37mm hoặc Bofor 40mm từ khá lâu rồi. Ucraina cũng chào bộ nâng cấp kiểu quang học-laser dưới dạng pack cho ZSU-23-4 trong điều kiện bị chế áp radar nặng khiến không thể lock. Công nghệ này em không dám lạm bàn do kiến thức hạn hẹp nhưng theo suy đoán chủ quan của cá nhân có lẽ họ dùng kỹ thuật nhận dạng ảnh cho thiết bị quang học để "bám" theo mục tiêu chuyển động với độ chính xác không cần quá cao sau đó mới dùng một radar laser để bám bắt chính xác chứ không phải dùng camera tốc độ cao như bác nói do các camera này không hề dễ chế tạo và thuật toán đo có thể có sai số lớn. Phương án này cũng không quá khó thực hiện do các camera chống trộm thông thường đã có khả năng "bám" theo vật thể chuyển động để ghi hình rồi, chắc nâng tầm lên để có các camera cỡ lớn với các thiết bị servo điều khiển sao cho bám bắt chính xác mục tiêu vào tâm chắc không quá khó. Khi đã đưa vật thể chuyển động này vào tâm ngắm của camera thì một laser range-finder ở khu vực tâm ngắm sẽ hoạt động để đo khoảng cách chính xác đến mục tiêu (cái này gần giống nguyên lý ngắm của các máy ảnh autofocus, một chùm tia laser sẽ phát đến đối tượng và đo thời gian phản xạ trở lại để tính chính xác khoảng cách đến đối tượng để điều chỉnh ống kính sao cho ảnh đối tượng hiện nét trên màn). Khi đã có đủ thông số về đối tượng thì ta lại quay lại bài toán như các hệ dẫn bắn radar truyền thống rồi. Phương án này rất khó bị gây nhiễu do tín hiệu laser rất hẹp khó phát hiện và gây nhiễu cũng như phản công.
    Đó là ý kiến cá nhân của em thôi ạ. Các bác có thấy ngứa tai cũng đừng đánh đập em, tội nghiệp.
  3. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Đương nhiên dùng thiết bị ngắm bắn quang học phối hợp laser range finder là một kết hợp đúng . tất cả các thiết bị ngắm quang học hiện đại đều như thế cả .
    Được AndrewTran sửa chữa / chuyển vào 07:43 ngày 02/11/2006
  4. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Ericsson có software nhận dạng và định vị máy bay , cruiser missile... thông qua mạng GSM sẵn có . Đây là bí mật quốc gia của Thụy điển , cả CIA lẫn FSB đều muốn đánh cắp mà không được .
    Theo mình biết thì viết software không phức tạp lắm , Việt nam ta có thể làm được , nhưng không sản xuất được các thiết bị phần cứng lắp thêm vào các trạm GSM , và nhất là không có các bộ tín hiệu mẫu - phần đắt tiền nhất và khó thu thập nhất
  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    http://www.youtube.com/watch?v=JnrA723FHow
    sáng chế bánh xe
  6. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Báo chí tuyên truyền thì thế, nhưng thực tế chiến đấu qua các ký sự và sách sử thì tớ thấy viết khác hẳn, không có dễ như thế đâu. Bây giờ đã qua 30 năm rồi, nên mọi người đã bắt đầu nói thật hơn.
    Ví dụ trong đêm 26/12 địch đánh hơn trăm B-52 chỉ trong có 10 phút, có nhiều phi đội B-52 hạ độ cao xuống chỉ còn xấp xỉ 7km. Theo sách Mỹ thì trận đó tên lửa bắn mò toàn lên tới 10km mới được set up nổ nên không ảnh hưởng gì đến bọn đang bay ở 7km cả.
    Theo sách của Tư lệnh binh chủng tên lửa đợt đánh B-52 năm 72 là tướng Hoàng Văn Khánh thì tuyệt đại đa số trường hợp radar bị chế áp mù hoàn toàn, radar của ta chẳng nhìn thấy B-52 đâu cả. Chỉ nhìn thấy đám nhiễu đặc trưng của nó thôi. Năm 72 chỉ có một chiếc B-52 3 lần vào thả truyền đơn ngay trên đầu ta mà ta hoàn toàn không biết. Có đợt năm 68 cả một lực lượng đặc biệt mấy trung đoàn kéo nhau đi phục kích B-52 bị kq Mỹ đánh tơi tả mất hoàn toàn sức chiến đấu, phải kéo ra bắc trang bị lại vũ khí và con người từ đầu.
    Theo cuốn Sách Điện Biên Phủ trên không của Đại tá Trần Xuân Nhẫn hồi ký về đánh B-52 thì 84% các trận đánh B-52 là đánh bằng phương pháp không nhìn thấy mục tiêu (nói thẳng ra là bắn mò chứ còn gì nữa), 68% số B-52 bị hạ là bằng phương pháp này. Chính vì thế tỉ lệ lên tới hơn 9 tên lửa mới diệt được 1 B-52 (Mỹ thì claim 68 tên lửa cho một B-52 rơi). Nói đơn giản là 10 lần địch vào thì 8 lần rưỡi là phang cả rổ tên lửa vào nó. Và trong 30 thằng bị bắn rơi thì chỉ 9 thằng là có ngắm bắn cụ thể. Ấy vậy mà toàn bắn vào lúc nó thả bom xong rồi phải vòng thoát li bị xáo trộn lưới nhiễu đội hình mới bắn được.
    Ta tuyên bố bắn rơi >30 B-52, nhưng chỉ có 16 rơi tại chỗ tìm được xác, khớp số liệu của Mỹ là mất 16 máy bay in action. Như vậy tính ra trugn bình chỉ có xấp xỉ hơn 1B-52 / 1 ngày. Vậy thành tích cũng ko phải là ghê gớm lắm đâu
    Đừng mong dùng cao xạ ngắm quang học bắn rơi B-52, bởi vì khoảng cách quá cao và quá xa thậm chí d'' nhìn thấy B-52 ở đâu và không nghe thấy tiếng của nó thì làm sao mà ngắm cho được. Chưa nói tầm với của 37, 57 lẹt đẹt thế địch chỉ cần bay trên 2.000m là iên tâm (3.000m trên đỉnh mục tiêu). Bắn mục tiêu ở xa 3000m thì bác Hồ gọi là bắn xua (Hồi ký tướng PK-KQ Phùng thế Tài) vì không thể trúng mà không ăn may.
    Tài liệu Mỹ thì nói năm 72 Mỹ dừng ném bom ngay sau khi Hà nội đã xuống thang thái độ cứng rắn trên bàn đàm phán, và khi bị sức ép quá lớn của cả thế giới, kể cả giáo hoàng và đồng minh thân cận nhất.
  7. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Đó là trận địa 57 bắn bằng radar cover sân bay Gia lâm. Đó là trận địa lịch sử đấy, có tuổi đời cả hơn 40 năm rồi vẫn ở đó.
    Đương nhiên là các khẩu đội phải ở gần nhau để còn chụm hoả lực, và ... nối dây, chứ ở xa nhau quá ông chỉ huy phất cờ điều khiển bắn thế nào được. Bom đạn ầm ầm gào lên cũng chẳng ai nghe thấy

Chia sẻ trang này