1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự Đức - Một trong những ông vua kém nhất trong lịch sử Việt Nam?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 27/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Vết xe đổ người xưa thế mà ngay giữa HN vẫn còn cái tương tự đó, thế ra 2 tên gian thần họ Lê còn kém cỏi hơn
  2. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0

    Cái Lăng đó ban đầu tên là Vạn Niên, sau khi dân xây lăng khởi nghĩa thì mới đổi thành Khiêm Lăng! Chỉ cải tổ được cái tên!!
    Pháp mạnh thật nhưng mất 20 chục năm mới chiếm được cả VN. Ai mà sống vào thời đó thì tức ói máu!!
    [/quote]
    Có câu
    " Vạn Niên là Vạn Niên nào;
    Thành xây xương lính, hào đào máu dân"
    Đến nay người Huế vẫn còn nhớ tới cuộc khởi nghĩa của những người lao động xây lăng năm đó, được gọi là khởi nghĩa " Chày vôi" vì những người xây dựng đã dùng chày giả vôi trét tường làm vũ khí, họ đã tiến đc đến chân điện Thái Hoà, nhưng sau đó bị đẫy lùi.
    Còn về Tự Đức, 1 ông vua hũ lậu, chỉ luôn ôm mớ kiến thức văn chương Đường_ Tống, mà chẳng thấy đc những gì tốt đẹp ngoài những thứ đó cả. Có lẽ ông ta là biểu hiện tốt nhất cho cái sự hũ lậu, hèn kém của giới trí thức nho học thời bấy giờ.
    Ông ta từng dùng các hình ảnh văn thơ tàu để ca ngợi những người có tài lúc bấy giờ, nhưng kỳ thực ông ta chẳng bao giờ dùng đến cái tài kinh bang tế thế của họ.
    " Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán"
    " Thơ đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường"
    Trong đó Siêu là Trương Hán Siêu, Quát là Cao bá Quát. Hai vị kia là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương. Cao Bá Quát cũng vì cái nhục quốc gia, cái hận trả đền nợ nước ko thành mà đã có những vần thơ tưởng như bạt mạng kỳ hồ, nhưng kỳ thực lại đang khóc nước, tức mình đó thôi.
    Tự Đức ,nếu ông ta được 1 nữa như Gia Long hay Minh Mạng thì có lẽ tình hình nước nhà lúc bấy giờ đã ko quá bi đát rồi
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Muốn thông cảm cho vua Dực Tông, ta phải tìm hiểu kỹ về tình hình Việt Nam giai đoạn đó thông qua những cuốn sách nghiên cứu lịch sử có tính trung thực cao như "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa" của Yoshiharu Tsuboi- Một nhà nghiên cứu Nhật về lịch sử Việt Nam.
    Vua Dực Tông lên ngôi trong một hoàn cảnh đầy khó khăn, thù trong giặc ngoài. Ngoài Bắc liên tiếp nhiều năm vỡ đê, châu chấu phá hoại mùa màng khiến cho nông dân khởi nghĩa, cộng thêm với sự phá hoại của các phần tử ********* núp bóng con cháu nhà Lê. Điển hình nhất là vụ tên công giáo Lê Văn Phụng cấu kết với cai tổng Vàng, mà sau này dưới nhãn quan méo mó của sử học VN sau 75 lại trở thành người nông dân khởi nghĩa. Vụ tên Cao Bá Quát (giặc châu chấu), một trí thức thi rớt, bất mãn, lợi dụng tình hình đói kém mà lôi kéo quần chúng tham gia bạo loạn chống lại nhà nước. Các toán tàn quân Thái Bình thiên quốc tràn sang cướp phá, hải phỉ Tàu ô,....làm cho nền kinh tế miền Bắc kiệt quệ.
    Nhà vua cũng có đau khổ tâm riêng, 25 tuổi lên ngôi, vô sinh do bệnh đậu mùa, mang tiếng là giết bào huynh thế nên ông ngày càng xa cách quần chúng nhân dân. Bị bao quanh bởi không khí bảo thủ của triều đình, ảnh hưởng nặng của Khổng giáo, giới văn thân bảo thủ, khác hẳn với Nhật Bản có một giới thương nhân giàu mạnh, thế nên ông dù có thiện chí cũng không thể tiến hành cải cách được.
    Vua Dục Tông đã không may mắn. Thừa hưởng một gánh nặng di sảnh của tổ tiên. Một tài tử chính trị. Và có lẽ bất cứ một nhà vua nào khác, phải đương đầu với những áp đảo hung hãn từ ngoài như vậy, cũng không thể giữ gìn nền độc lập cho xứ sở. (kết luận của Stuboi)
    Cũng giống như trường hợp của Phan Thanh Giản, vua Dục Tông trở thành nạn nhân của giới viết sử Cá Sấu, khiến cho đến ngày nay, những kẻ thiếu hiểu biết, không chịu tìm tòi học hỏi cứ tiếp tục ra rả xuyên tạc và bôi nhọ nhà vua.
    Nhân đây cũng nói thêm, đi trên đường phố mà bỗng thấy khó chịu trong lòng khi thấy những cái tên vô danh như Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Hòang Văn Thụ,.... mà không hề thấy những vị quân vương như Chúa Tiên, Chúa Sãi, Mạc Thái Tổ, Khiêm Vương Mạc Kính Điển, Minh Vương Trịnh Kiểm, Tây Vương Trịnh Tráng, .....
  4. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    1. Quyển sách mà bác nói, tôi đọc rồi. Chỉ tiếc là ông Tsuboi không bình luận nhiều gì về việc Tự Đức nếu còn sống và được tận mắt chứng kiến cảnh Pháp nã sũng thẳng vào Huế 23/8/1883 để bắt nhà Nguyễn đầu hàng toàn bộ thì sẽ phản ứng ra sao. Có lẽ vì thế mà ông Tự Đức cảm thấy thanh thản chăng và di sản mà ông ta phải gánh chịu từ các vua triều trước lại được chuyển giao cho các vua sau này?
    2. Tôi nghĩ, nếu cũng trong hoàn cảnh chính trị thời đó mà là vua Gia Long hay Minh Mạng thì chắc chắn sẽ không có chuyện buông súng trước Pháp đâu vì Gia Long và Minh Mạng có tinh thần ái quốc và võ tướng nhiều hơn. Gia Long đã từng đánh nhau với Tây Sơn kịch liệt để lên ngôi vua còn Minh Mạng đã từng biến toàn bộ vùng đất Lào giáp Việt Nam thành lãnh thổ Việt Nam như Sầm Nưa, Kham Muon... Cái này các bác đọc trong lịch sử thì rõ. Đến thời Pháp thuộc, Pháp mới "khai sinh" ra nước Lào. Cũng vậy là Minh Mạng biến CPC thành Trấn Tây Thành. So sánh Tự Đức với hai ông vua đó thấy bật lên là Tự Đức không bằng được.
    3. Nếu nói là Tự Đức kế thừa di sản khó khăn của các triều trước thì cũng không hẳn đúng vì Tự Đức lên ngôi năm 1848, lúc đó chưa hề có những toán phỉ Trung Quốc hay những cuộc khởi nghĩa lớn nào cả (ngoài Cao Bá Quát). Những cuộc khởi nghĩa trước đó đã bị Minh Mạng dẹp rồi. Nhưng đến thời Tự Đức mới xuất hiện nhưng Tự Đức lại nhờ quân Thanh dẹp giúp!
    4. Gia Long, Minh Mạng mang một tinh thần Khổng giáo rất mạnh vì đó là đầu thế kỉ, hơn nữa sự xâm nhập của phương Tây ở Đông Á vào thời đó chưa có. Nhưng vào thời Tự Đức ông ta đã thấy nhà Thanh bị Anh Pháp tấn công mà không lo phòng ngự cải tổ, đầu óc chỉ nghĩ đến đến văn thơ, xây lăng, đến quyền uy của mình và khi gặp Pháp tấn công thì lấy nhân nhượng làm chính thì đó là sai lầm chính trị-quân sự-ngoại giao lớn.
    5. Nếu Tự Đức biết rằng từ 1872 và 1882, nhà Thanh và Pháp đã định chia Bắc Kì ra làm hai phần lấy tây Sông Hồng là Bắc kỳ gạo cho Pháp, và Đông Sông Hồng là Bắc Kì mỏ cho Trung Quốc thì không hiểu ông ta nghĩ sao? Cũng nhờ năm 1883 Pháp thay đổi quan điểm và đánh thẳng vào Đài Loan, Phúc Kiến, Quảng Tây buộc nhà Thanh phải nhân nhượng không thì việc mất đất cho TQ là điều không tránh khỏi. Mà mất đất cho TQ thì không có hi vọng lấy lại như sau này lấy lại từ Pháp đâu. Cứ nhìn Hoàng Sa, Trường Sa thì rõ.
    Xem ra công của Tự Đức thì ít, mà phần tội thì nhiều và khó có thể bào chữa được bằng bất cứ lí do gì bởi vì vua là thiên tử, có sức mạnh và quyền uy vô hạn, nhân dân đặt niềm tin vào vua và bị buộc phải đặt niềm tin vào vua, vậy thì trách nhiệm của vua cũng phải nặng nề giống như thành quả vua được hưởng vậy chứ không thể đổ lỗi cho quần thần hay di sản của người đi trước được. Vì vậy có thể kết luận là chính Tự Đức, chứ không phải vua nào trong số 13 ông vua của nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc nước VN bị đô hộ bởi Pháp trong 87 năm. Sử gia Tsuboi có ý thông cảm cho Tự Đức, nhưng đáng tiếc nó lại chưa được xét đầy đủ ở các góc cạnh
  5. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Có giai thoại này đây :
    Tự Đức tự cho mình là văn chương hơn người,bèn cùng với các quan làm bài luận rồi gửi sang Trung Quốc nhờ vua Thanh chấm.Ông này chắc mẻm bài mình sẽ có điểm cao nhất,nào ngờ khi được trả,bài của Tự Đức đứng đầu đằng đuôi kèm theo lời phê :bài văn chứng tỏ người làm có chí khí không phải tầm thường nhưng tài năng thì không có mấy ...
    Ông này là vua kém cỏi,nhu nhược thì không ai phản đối rồi,cái danh hiệu "ông vua hay chữ " cũng phải xem lại."Hay chữ " tức là hay viết ,viết nhiều ,viết sáo rỗng,bay **** theo kiểu văn trường ốc chứ không phải văn sinh động,có hồn,có cảm xúc.Có câu "văn tức là người ",người ngợm ông vua này như thế thì văn cũng vậy.Bảo ông ta hay chữ hay thơ thì quá bằng hạ thấp giải Nobel văn chương của ông Churchil -thủ tướng Anh.
  6. anhdenthamemdem30

    anhdenthamemdem30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    0
    Cần xem lại!
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    spirou đang luyện tuyệt kĩ tá đao sát nhân của thảo luận ma kinh à ? Nếu không phải thì dạo này spirou khá là ********* đấy .
    Về Tự Đức thì ông không phải là vua dở gì và cũng không phải là minh quân gì, tầm thường như mọi người khác thôi, nhưng vì xui xẻo sinh trong gia đình quyền chức nên thành cái bô hứng mọi tội lỗi, xỉ vả của người đời. Tội nghiệp, tội nghiệp thay.
  8. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Kinh,cái thằng Khựa CHND Trung Hoa mãi tới năm 49 mới thành lập thì lấy ghế thường trực ở LHQ năm 45 bằng niềm tin hả bác. Theo em được biết bọn Khựa đã dùng cuộc chiến tranh VN để đặt lên bàn cân với Mỹ, đi đêm với Mỹ để lấy ghế thường trực LHQ năm 1973 chứ bác.
    @Đẻ nhầm: nói như ku cứ thấy súng to súng khoẻ thì dân Việt chạy hết thì có lẽ người Việt đã phải dời mảnh đất hình chữ S này đi tha phương cách đây 2000 năm như dân Do Thái rồi ấy chứ nhỉ? Ko biết Đẻ nhầm đang sống ở đâu mà có vẻ thông cảm với vua Tự Đức nhỉ? Đồng cảm sao?
  9. trabatbao

    trabatbao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    TQ có chân thường trực HĐBA năm 45 là đúng rồi, lúc đó là Trung Hoa dân quốc, sau này cộng hoà NDTH thừa kế lại chiếc ghế đó
  10. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Vua Dực Tông lên ngôi, trừ vài năm đầu, còn từ năm 1851 là năm Tự Đức thứ 4 trở đi, thì càng ngày càng nhiều giặc. Mà nhất là đất Bắc-kỳ là có nhiều giặc hơn cả, bởi vì đất Bắc-kỳ là đất của nhà Lê cũ, dân tình cũng có nhiều người tưởng nhớ đến tiền triều, nên chỉ những người muốn làm loạn, hoặc tự nhận là giòng dõi nhà Lê, hoặc tìm một người nào giả nhận dòng dõi nhà Lê, rồi tôn lên làm minh chủ để lấy cớ mà khởi sự.
    Lại nhân lúc bấy giờ bên Tàu có giặc Thái-bình nổi lên đánh nhà Thanh, đến khi giặc ấy tan thì dư đảng chạy tràn sang nước ta cướp phá ở mạn thượng du. Nào giặc khách, nào giặc ta, quan quân cứ phải đi đánh dẹp luôn. ở trong nước thì thỉnh thoảng lại có tai biến, như nước lụt, đê vỡ, v. v. Ở Hưng-yên, đê Văn-giang vỡ 18 năm liền, cả huyện Văn-giang thành bãi cát bỏ hoang, dân gian đói khổ, nghề nghiệp không có, cho nên người đi làm giặc càng ngày càng nhiều vậy.
    2. Giặc Tam-đường.
    Năm Tân hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4, có giặc khách là bọn Quảng nghĩa Đường, Lục thắng Đường, Đức thắng đường, v. v... tục gọi là giặc Tam-đường, quấy nhiễu ở mặt Thái-nguyên.
    3. Giặc châu-chấu.
    Năm Tự Đức thứ 7 (1854), ở tỉnh Sơn-tây có một bọn người đem Lê duy Cự là dòng dõi nhà Lê ra lập lên làm minh chủ để khởi sự đánh nhà Nguyễn.
    4. Giặc tên Phụng 1861
    Lúc ấy, tỉnh Thái Nguyên thì có giặc Nông và giặc Khách đánh phá, tỉnh Tuyên Quang thì có bọn tên Uẩn, tên Nông hùng Thạc quấy nhiễu, tỉnh Cao-bằng thì bị tên Giặc Khách Lý hợp Thắng vây đánh, tỉnh Bắc-ninh thì có cai tổng Vàng cướp phá, các quan to la rối cả lên.
    Vua Dực Tông, ngoài là người con có hiếu còn là vị vua giản dị, hiền từ, chăm chỉ việc nước
    Trích từ Việt Sử Lược

Chia sẻ trang này