1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự Đức - Một trong những ông vua kém nhất trong lịch sử Việt Nam?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 27/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác đã chỉnh sửa, nên tu chỉnh lại là: những ng lãnh đạo tầm thường (xin bỏ liệt sỹ Hoàng Văn Thụ đi)- những vua chúa giỏi trong lịch sử
  2. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    Bc Nào Đi Thăm Lăng tẩm Ở Huế THì Tiện Thể Vào Make water vào lăng của tên này nhé
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Lăng đẹp.
    Đái là cắt trym đấy!
    Tự đức là ông vua vĩ đại. Vị vua anh minh. Vị vua đã làm cho đất nước VN nhỏ bé hơn bao giờ hết.
    Nam bộ (Nam kỳ) thì mất hẳn cho Phớp rồi. Xứ Bắc kỳ thì chán hẳn. Mịa cái xứ đếch phải của cha ông mình, cái xứ phản loạn. Thôi thì dựa dẫm vào bọn Thiên triều để quấy Phớp. Sau thì cho mày quản lý luôn (bảo hộ). Còn lại mỗi xứ Chăm.
    Vĩ đại thay, oai phong thay. Vị vua anh minh của tộc Việt.
    Mời các bác vào trang vườn của em để cùng hát ca, ngợi ca công ơn của Hoàng đế: www.trangvuon.com (chưa lập)
  4. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Dưới thời ông, có nhiều trung thần, lương tướng: thanh liêm như ông Trương Đăng Quế, ông Vũ Trọng Bình, trung liệt như ông Phan Thanh Giản, ông Nguyễn Tri Phương, ông Hoàng Diệu, v.v.... nhưng mà các ông ấy đều là người cũ, không am hiểu thời thế mới. Vả lại các thế lực lúc bấy giờ kém hèn quá, dẫu có muốn cải cách duy tân, cũng không kịp nữa, cho nên mọi việc đều hỏng cả.
    Nhà vua muốn cải cách, nhưng đình thần nệ cổ khinh tân nên mọi dự định cải cách đều bị gạt đi:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Nguyễn Trường Tộ về làm mấy bài điều trần, kể hết cái tình thế nước mình, và cái cảnh tượng các nước, rồi xin nhà vua phải mau mau cải cách mọi việc, không thì mất nước. Vua giao những tờ điều trần ấy cho các quan duyệt nghị. Đình thần đều lấy làm sự nói càn, không ai chịu nghe.
    Năm mậu thìn (1868) là năm Tự Đức thứ 21, có người ở Ninh Bình tên là Đinh Văn Điền dâng tờ điều trần nói nên đặt doanh điền, khai mỏ vàng, làm tàu hỏa, cho người các nước phương tây vào buôn bán, luyện tập sĩ tốt để phòng khi chiến thủ, thêm lương thực cho quan quân, bớt sưu dịch cho dân sự, thưởng cho những người có công, nuôi nấng những người bị thương, tàn tật, v.v.... Đại để là những điều ích quốc lợi dân cả, thế mà đình thần cho là không hợp với thời thế, rồi bỏ không dùng.
    Các quan đi sứ các nơi về tâu bày mọi sư, vua hỏi đến đình thần thì mọi người đều bác đi, cái gì cũng cho là không hợp thời. Năm kỷ mão (1879) là năm Tự Đức thứ 32, Nguyễn Hiệp đi sứ Tiêm La về nói rằng khi người nước Anh Cát Lợi mới sang xin thông thương, thì nước Tiê m La lập điều ước cho ngay, thành ra người Anh không có cớ gì mà sinh sự để lấy đất, rồi Tiêm La lại cho nước Pháp, nước Phổ, nước Ý, nước Mỹ v.v... đặt lĩnh sự để coi việc buôn bán. Như thế mọi người đều có quyền lợi không ai hiếp chế được mình. Năm tân tị (1881) là năm Tự Đức thứ 34, có Lê Đĩnh đi sứ ở Hương Cảng về, tâu rằng: các nước Thái Tây mà phú cường là chỉ cốt ở việc binh và việc buôn bán. Lấy binh lính mà bênh vực việc buôn bán, lấy việc buôn bán mà nuôi binh lính.
    Gần đây Nhật Bản theo các nước Thái Tây cho người đi buôn bán khắp cả mọi nơi. Nước Tàu cũng bắt chước cho người ngoại quốc ra vào buôn bán. Nước ta, người khôn ngoan, lại có lắm sản vật, nên theo người ta mà làm thì cũng có thể giữ được quyền độc lập của nước nhà.
    Năm ấy lại có quan hàn lâm viện tu soạn là Phan Liêm làm sớ mật tâu việc mở sự buôn bán, sự chung vốn lập hội, và xin cho người đi học nghề khai mỏ. Giao cho đình thần xét, các quan đều bàn rằng việc buôn bán không tiện, còn việc khác thì xin đòi hỏi các tỉnh xem thể nào, rồi sẽ xét lại. Ấy cũng là một cách làm cho trôi chuyện, chứ không ai muốn thay đổi thói cũ chút gì cả. Nhân việc đó vua Dực Tông khuyên rằng các quan xét việc thì nên cẩn thận và suy nghĩ cho chín, nhưng cũng nên làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến, thì tức là thoái vậy.
    197
    Xem lời ấy thì không phải là vua không muốn thay đổi. Chỉ vì vua ở trong cung điện, việc đời không biết rõ, phải lấy các quan làm tai làm mắt, mà các quan thì lại số người biết thì ít, số người không biết thì nhiều. Những người có quyền tước thì lắm người trông không rõ, nghe không thấy, chỉ một niềm giữ thói cũ cho tiện việc mình. Lại có lắm người tự nghĩ rằng mình đã quyền cả ngôi cao, thì tất là tài giỏi hơn người, chứ không hiểu rằng cái tài giỏi không cần phải nhiều tuổi, sự khôn ngoan không phải làm quan to hay là quan nhỏ. Cái phẩm giá con người ta cốt ở tư tưởng, học thức, chứ không phải ở tiền của hay là ở quyền tước.
    Đến khi nước Pháp đã sang lấy đất Nam Kỳ, đã ra đánh Bắc Kỳ, tình thế nguy cấp đến nơi rồi, thế mà cứ khư khư giữ lấy thói cổ, hễ ai nói đến sự gì hơi mới một tí, thì bác đi. Như thế thì làm thế nào mà không hỏng việc được.
    Đã hay rằng vua có trách nhiệm vua, quan có trách nhiệm quan, dẫu thế nào vua Dực Tông cũng không tránh khỏi cái lỗi với nước nhà, nhưng mà xét cho xác ly, thì cái lỗi của đình thần lúc bấy giờ cũng không nhỏ vậy.
    [/QUOTE]
    Trích từ Việt Sử Lược
    [/QUOTE]
    Làm vua thật khó! Các bác thông cảm cho Tự Đức, vậy thì ai thông cảm cho 87 năm nô lệ Pháp!
    Sử gia Tsuboi kể ra cũng khéo biện luận, nhưng đó là một vị vua Việt Nam, không biết đấy là vị vua Nhật Bản thì ông nghĩ thế nào. Tại sao Nhật Hoàng Minh Trị lại thoát được khỏi các samurai để cai quản và đổi mới đất nước.
    1. Về giặc: Trong bất kì một triều đại nào của Việt Nam hay TQ không bao giờ thiếu những cuộc khởi nghĩa nông dân hay những toán cướp đó. Đó là điều không thể tránh khỏi. Thời Minh Mạng còn khủng khiếp hơn nhiều với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ (Phan Bá Vành chẳng hạn) nhưng ông ta dùng sức mạnh để dẹp loạn và cuối cùng đã thành công. Thậm chí Minh Mạng còn phải đánh lại Lê Văn Khôi và quân Xiêm sang... cái đó còn khó hơn việc Tự Đức dẹp mấy ông thổ phỉ Tàu, giặc Khách hay mấy cuộc khởi nghĩa nông dân thời nào mà chả có. Sau này có biên soạn thành cuốn "Khâm định lưỡng kì tiễu trừ phỉ..."
    Về điểm dẹp loạn nông dân khởi nghĩa này thì Tự Đức kém Minh Mạng dù các cuộc nổi loạn, khởi nghĩa dưới thời ông ta ít hơn thời Minh Mạng rất nhiều. Đây là điểm yếu kém thứ nhất.
    2. Về đê vỡ: Phần lớn xảy ra trước khi Pháp xâm chiếm (1858) và chiếm hẳn 6 tỉnh Nam Kì (1867). Nhà vua không có biện pháp hữu hiệu gì, thì lỗi là thuộc về quan tỉnh và đại thần triều đình sau đó là đến nhà vua. Nhà vua không kiểm soát được các quan tỉnh, đại thần. Đó là yếu kém thứ hai.
    3. Đình thần ngăn cản vua cải cách: Đó là sự phiến diện vì tiếng nói cuối cùng thuộc về nhà vua. Làm vua mà để cho đình thần lấn hết quyền lực, chỉ chăm chăm nghe theo ý kiến luận bàn của họ mà không có chủ kiến riêng. Đó là điểm yếu kém thứ ba.
    4. Có những đình thần như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Đĩnh, Nguyễn Hiệp... xin nhà vua mở cửa, cải cách nhưng TĐ lại không nghe theo mà lại nghe theo phái bảo thủ vì quyền lợi của riêng họ. Đó là điểm yếu thứ tư
    5. TĐ Là vua nhưng lại ra lệnh cấm đạo, tàn sát những người theo đạo vậy có phải là nhân đức không như người ta thường nói về ông? Đó là yếu kém thứ năm về đạo đức.
    6. 4 lần vào các năm 1869, 1871, 1879, 1882 dùng quân Thanh để dẹp loạn chứng tỏ tuy TĐ là vua nhưng quân đội quá yếu kém phải nhờ đến ngoại binh, đó là điều nguy hiểm mà các triều đại Việt Nam trước đó ít khi sử dụng trừ những kẻ phản quốc theo giặc như Bùi Bá Kỳ, Trần Thiêm Bình cầu cứu Minh đánh Hồ. Trịnh Duy Liêu cầu cứu nhà Minh đánh Mạc, Lê Chiêu Thống cầu Thanh đánh Tây Sơn. Đặc biệt là chi phí cho quân Thanh lúc đó rất tốn kém. Đó là yếu kém thứ 6
    7. Lúc nước nhà lâm nguy hoàn toàn vào năm 1882 trước Pháp thì lại cầu cứu quân Thanh khiến cho dân chúng xôn xao vì quân Thanh muốn chiếm một phần nước Việt và gây đau khổ cho người dân. Điều này sau này được kiểm tra là đúng. Đó là yếu kém thứ bảy.
    8. Về nhân đức của TĐ. TĐ chứng tỏ ông ta chỉ nhân đức với người nào không làm hại cho ghế hoàng thượng của ông ta thôi. Hễ có ai như Cao Bá Quát và em ruột là Hồng Bảo định xâm phạm đến ông ta thì ông ta tiêu diệt thẳng tay. Thế có gọi là nhân đức thật không. Đến em mình còn không thương thì làm gì có chuyện "thương dân".
    Với mẹ thì ông ta nhân đức, điều này là việc bình thường, không có gì đáng nói cả. Nhưng nếu bà Từ Dũ đó mà định thay Tự Đức bằng người khác chắc cũng không tránh khỏi kết cục như Hồng Bảo đâu. Lê Uy Mục giết bà ngoại ngày xưa là một ví dụ
    Tôi nghĩ, vấn đề TĐ đã được bàn đến rất nhiều rồi nhưng từ thời mở cửa năm 90 đến nay xu hướng phủ nhận hoàn toàn hay một phần những lỗi lầm của Tự Đức là điều không chấp nhận được. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa giờ đây chỉ còn là một tiểu quốc gia nhỏ bé bị nô lệ, mất chủ quyền vô hình chung có sự đóng góp của Tự Đức và các đại thần do ông tin cậy và bổ dụng.
    Nghĩ cho cùng thì giữa quyền lợi riêng của Tự Đức, quyền lợi chung của triều Nguyễn, quyền lợi lớn nhất của tổ quốc thì chỉ có mỗi quyền lợi của Tự Đức và phần nào là quyền lợi của triều Nguyễn là được thực hiện. Còn quyền lợi của tổ quốc bị xếp sau... Vậy thì ông ta làm "thiên tử" thay trời hành đạo để làm gì?
  5. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Nhiều năm trước, thuở còn rất kém tiếng Việt tớ đã vật lộn với một bài viết của một tác giả ở nước ngoài tên Thường Đức, về trường hợp vua Tự Đức và vấn đề làm nước giàu dân mạnh mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị. Lập luận của Thường Đức chỉ mang tinh phác họa thôi chứ chưa đủ sâu, nhưng tớ thấy nó có tính thuyết phục cao. Không còn nhớ chi tiết chính xác thế nào. nhưng theo lập luận đó, những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ phần nhiều không tưởng ?"có những điều mà Tự Đức và triều thần hoàn toàn không có khả năng thực hiện, chẳng hạn vì đề nghị đưa ra quá trễ, khu vực và lãnh vực liên hệ đã bị buộc phải nhượng cho người Pháp (đại khái như thế, không nhớ rõ).
    Bài này tớ không còn giữ, nhưng có một quyển sách về Nguyễn Trường Tộ được viết theo hướng lập luận này ?" chắc hôm nào phải tìm mua đọc cho biết. nếu nhớ không lầm thì nhà sử học Vũ Ngự Chiêu cũng có đưa ra một số phát hiện của ông, giúp cho thấy rằng chính quyền VN thời Tự Đức nếu muốn cũng không thể nào thực hiện những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ.
  6. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Website giaodiem thiên về Phật giáo, đăng bài đả kích Nguyễn Trường Tộ là người Công giáo. Thật hư không rõ thế nào nhưng Tự Đức thì không có vụ Nguyễn Trường Tộ cũng cho thấy bản chất thế nào!
    Nếu ông Tự Đức này mà họ Lê thì giờ chả còn ai bênh vực nữa, nhưng họ Nguyễn chỉ mới bị mất địa vị 50-60 năm nay thôi, tiền bạc và ảnh hưởng còn rủng rẻng. Bảo Đại mà bây giờ nhiều chổ còn gọi là Đức Ngài thì Tự Đức đúng là vua hiền sáng suốt!
  7. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Bác nói thế là không chính xác. NT Tộ đi ra ngoài thấy sao thì ông ta bảo vậy, thấy cái gì phải đổi mới thì ông ta nêu ra. Những quan điểm mới nhưng là để thực hiện dần dần trong 10-20 năm chứ đâu có phải thực hiện ngay. Bản thân Nhật hoàng cũng duy tân đất nước từ 1868 đến 25 năm sau mới đánh bại được Trung Quốc năm 1895. Nhà Thanh từ sau 2 cuộc chiến tranh thuốc phiện đã bắt đầu đổi mới quân sự từ 1862-1882 dù rằng họ vẫn không đủ mạnh ngang với Nhật hay Pháp để có thể thắng được hai quốc gia này.
    Tự Đức là người có óc bảo thủ, lại tin dùng những đại thần cũng bảo thủ nốt như Trương Đăng Quế, Nguyễn Tri Phương... lại rất thích dùng văn thơ để phê phán các vua/chúa/danh tướng đời trước giỏi hơn ông ta chứng tỏ năng lực làm vua của ông ta kém... Tình thế đất nước thời đó khó khăn, những người đề xuất cải cách không phải ít nhưng sau đề xuất mãi mà ông ta không nghe ra thì lúc đó cũng đành phải chịu vậy!
    Gia Long, Minh Mạng chắc có sống lại cũng hổ thẹn cho con cháu mình vậy.
  8. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng nhiều phần nghĩ như bác, kể cả về Tự Đức và triều thần. Tớ chỉ không yên tâm với luận điệu rằng giá Tự Đức và cty ngu độn, hủ lậu đến mức trời không dung đất không tha nên đã không làm theo các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Thế nên tớ có ý có lúc sẽ tìm hiểu kĩ để biết, Các đề nghị này có làm được hay không theo khả năng của triều Nguyễn lúc đó và trong hoàn cảnh khách quan lúc đó.
  9. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Làm vua - thiên tửmà để đời sau bình luận như thế này kể cũng nhục thật.Ko hiểu hoàng tộc nhà Nguyễn đọc bài này nghĩ gì
  10. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Thiên tử mà như Tự Đức thì Đồng Khánh còn hơn chán!
    Các hoàng tộc nhà Nguyễn vẫn còn sống ở nước ngoài, nhất là Pháp khá nhiều. Có trang web của họ còn kêu gọi trả lại ngôi vua mà ********* cướp được năm 1945 cho Bửu Long vì hành động của ********* theo họ là "cưỡng đoạt, dùng sức mạnh bắt vua phải thoái vị". Nực cười cho một triều đại mà nghề chính có lẽ là xây lăng tẩm hơn là cai trị.
    Hoàng tộc nhà Nguyễn hiện nay vẫn đang cố sức biện minh cho Tự Đức và 13 vua triều Nguyễn mặc dù các chúa triều Nguyễn theo GS. Văn Tạo là "Nếu Mạc là nguỵ công khai thì Trịnh và Nguyễn là nguỵ trá hình" còn các vua triều Nguyễn thì trừ một vài ông còn lại thì không có đóng góp gì cho đất nước cả.
    Phải nói để cho Nguyễn tộc thấy đó là điều đáng xấu hổ của họ chứ không phải lúc nào họ cũng khoe khoang là dòng họ của họ mở rộng đất nước, đóng góp nhiều cho đất nước (cái này là đúng và đáng khen ngợi vào thời các chúa Nguyễn) mà các bộ sử được biên soạn tràn lan như Thực Lục, Liệt Truyện, Thống Chí, Toát yếu... cố gắng bao biện, tôn vinh thái quá mà quên đi phần tăm tối là việc họ để mất đất, mất nước nhưng quyền lợi của Nguyễn tộc trong thời Pháp thuộc thì vẫn được đảm bảo (sic).
    Một trong những sai lầm lớn nhất của nhà Nguyễn chính là bãi bỏ Thăng Long và đóng đô ở Huế, gần biển, Pháp chỉ cần tấn công vào là đầu hàng ngay. Bài học của nhà Tây Sơn còn sờ sờ ra đấy mà còn không biết. Trước đó nhà Hồ cũng dời đô về Tây Đô Thanh Hoá và kết quả thế nào ai cũng biết.
    Nhưng những người Huế và Nguyễn tộc chắc vẫn chưa chịu thừa nhận đâu... Họ còn đang mải mê với Di sản văn hoá thế giới, Nhã nhạc mà Hà Nội hay Sài Gòn không có!... Còn riêng tôi đã đến Huế rồi và vào thăm lăng của Tự Đức và các lăng khác rồi... trông cũng đẹp nhưng thật ra cũng là bắt chước Tử Cấm Thành nhà Minh Thanh thôi. Có lẽ sáng tạo lớn nhất của nhà Nguyễn là không bắt chước nhà Minh mà là bắt chước nhà Thanh!
    Mỗi lần cầm quyển "Đại Nam thực lục" lên đọc tôi cảm thấy không biết tên nó là "Đại Nam thực lục" hay "Đại Nam thực nhục" nữa.

Chia sẻ trang này