1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự Đức - Một trong những ông vua kém nhất trong lịch sử Việt Nam?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 27/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Bác Ảo,
    Em đồng ý với hầu hết những bài post trước của bác, trừ đoạn này. Theo em chúng ta đang nhìn với con mắt thời nay để bàn về một quyết định từ 3 thế kỷ trước. Thời đó giao thông thủy bộ khó khăn, giao lưu kinh tế giữa các miền còn chưa thông suốt, liệu có ai dám nghĩ đến việc đóng đô ở một đầu "đòn gánh" và bỏ ngỏ phần còn lại. Dễ thấy là cả hai đối thủ của nhau, Quang Trung và Gia Long đều chọn vùng đất miền Trung để lập kinh đô hòng kiểm soát được toàn bộ đất nước. Ngoài ra còn một lý do nữa là triều đại nào cũng muốn đóng đô trong phạm vi thế lực của mình. Thăng Long là đất cũ của vua Lê, nhân tâm không ổn định, dù Nguyễn Tây Sơn hay Nguyễn Gia Long cũng không dễ được coi là dòng chính thống. Trong khi đó Huế là nơi các chúa Nguyễn nắm trọn quyền lực đã được mấy đời, Nghệ An là quê cũ của vua Quang Trung... Cứ xem thế thì đủ thấy các vị vua này căn cứ tình hình thực tế mà làm thôi, đừng "ép" các vị ấy phải nhìn vượt qua thời đại mình, bác!
    Còn cái ý bác nói "đóng đô ở Huế là sai lầm vì Huế gần biển, Pháp tấn công vào là đầu hàng ngay": em nghĩ đây là một nhược điểm, chứ chưa phải là sai lầm. Mà đóng đô ở đâu cũng sẽ có những nhược điểm khác nhau, chẳng hạn như Nghệ An khô cằn nắng gió, Hà Nội thì ở vùng đồng bằng trống hoác, dễ bị tấn công (so sánh với Hoa Lư chẳng hạn)... Vậy muốn xem có phải là sai lầm hay không còn phải phân tích các ưu nhược điểm khác nữa, mà cái này em xin phép không bàn sâu, đã có nhiều topic mở về vấn đề này rồi.
  2. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Chuyện Nguyễn Tây Sơn hay Nguyễn Gia Long chọn kinh đô là Huế như bác phân tích là đúng, ít ra là ở hai điểm: kiểm soát được đất nước lúc đó đã thống nhất và tránh bị các thế lực cũ nhòm ngó nhưng bác thử nghĩ xem, một triều đại thi phải tính đến cả đối nội lân đối ngoại chứ.
    Bác thử xem Lý Thái Tổ và sau này là các vua khác của Trần, Hồ, Lê, Mạc) lựa chọn Thăng Long làm kinh độ để thấy rõ trong tương quan với nhà Nguyễn thế nào:
    1. Không bị thế lực Đinh Lê nhòm ngó
    2. Vùng trung tâm của đất nước về kinh tế, chính trị, văn hoá, có truyền thống lâu đời 10 thế kỉ văn hoá-chính trị rồi. Đây là yếu tố rất quan trọng vì kinh tế, xã hội mà không ổn định thì chính trị, quân sự sẽ ảnh hưởng nặng theo.
    3. Không bị những yếu tố thiên nhiên tàn phá như bão và lũ lụt. Bác thử nhìn trong lịch sử cho đến tận giờ sẽ thấy Huế và miền Trung bị bão tố tàn phá khủng khiếp như thế nào.
    4. Không bị tập kích bất ngờ bằng đường biển. Một cô gái ăn mặc hở hang ra đường dễ bị rape hơn là một người kín đáo. Huế phơi bày cho Pháp tất cả vẻ đẹp khiến họ muốn chiếm lấy. Còn HN vẫn đẹp nhưng muốn chiếm được thì cũng phải mất hai lần và sau 25 năm từ 1858. Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng để tấn công rồi sau đó chuyển sang Sài Gòn (giáp biển) để tấn công đâu.
    5. Những tuyến giao thông từ Thăng Long đi các vùng khác rất thuận tiện, đặc biệt là vùng trung du và thượng du, vốn là cái nôi của toàn đất nước dù đất nước có mở rộng vào Nam. Không phải cứ đóng đô ở trung tâm thì mới kiểm soát được đất nước. Nhà Minh đóng đô ở Nam Kinh rồi chuyển lên Bắc Kinh vẫn kiểm soát được đất nước thôi. Giả sử đến tận bây giờ mà chúng ta vẫn đóng đô ở Hoa Lư thì năm 1979 Trung Quốc có thể tấn công thêm bằng đường biển thì sẽ khó khăn rất nhiều.
    6. Không bị đe doạ bởi mạn nam: Nói thật thì vùng Huế hay sau này là Sài Gòn không thể có được một sự đảm bảo cho an ninh quốc gia vì đó là đất mới của Chiêm Thành hay Chân Lạp, người Việt và văn hoá Việt ở đó khác nhiều với miền Bắc. Phong tục vẫn còn lạc hậu lắm.
    Bác cứ nhìn Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga... có thấy kinh đô nào gần biển đâu. Nếu có Nhật Bản, hay Triều Tiên là vì họ đã cách biệt với các quốc gia khác bởi biển, khó bị tấn công.
    Tôi cho rằng triều Nguyễn đóng đô ở Huế ngoài những lí do mà bác trình bày còn từ một điểm căn bản khác. Đó là niềm tin mơ hồ của họ là Huế sẽ vượt lên trên Đông Kinh-Thăng Long để xây dựng nước Việt Nam mạnh, và đây có lẽ là niềm tự hào của nhà Nguyễn vì các chúa của họ đều đóng đô ở đó và đều thành công vượt bậc dẫn tới sự ra đời của triều Nguyễn. Nhưng sự thật thì dù có muốn thì cũng không có thành phố nào vượt được Thăng Long vốn có truyền thống văn hoá cũng như các yếu tố khác vượt xa vùng Huế cả. Ngay người Pháp đóng phủ Toàn quyền ở Đông Dương ở Sài Gòn năm 1862 nhưng đến năm 1902 cũng phải dời ra Hà Nội chứng tỏ điều đó rất rõ. Ngay cả Sài Gòn của VNCH cũng bại trận trước VNDCCH đóng đô ở Hà Nội thì đủ rõ. Dù chuyện này là may mắn, hay số phận thì sự thật nó vẫn là vậy.
    Vài lời với bác.
  3. huyhoang1610

    huyhoang1610 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
  4. chuongtae

    chuongtae Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2007
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    hâh tức ói máu à. Các ông lấy cái đâù, cái học cuả thế kỉ 21 mà chê trách vị vua cuả thế kỉ trước, Sao không đứng vào hàng ngũ lúc đó thì xem giải quyết thế nào. Thời điểm đó trình độ nói chung chỉ tới đó, hiểu tới đó thì giải quyết tới đó. Ông ở vào thời điểm đó, ngồi trên ngai vàng thì ông có hiểu nổi bế quan toạ cảng thì có hậu quả gì không. Cái xui của Tự Đức là sinh vào thời điểm quá tệ, Pháp đánh, dân đói... đó là cái kết bình thường cuả bất cứ triều phong kiến nào. Bản thân Tự Đức đã mang bản tính nhân từ thì làm sao đem so sánh với Công Uẫn, Tiên Hoàng, những vua đó xuất thân từ tướng, Tự Đức là ông vua văn chính hiệu. Sao không đặt giả thuyết Tự Đức khi ấy lường được k thể chọi được với Pháp nên đành thương thuyết chuộc đất mà cứu dân cứu quân. Phê phán năng thế thì lỗi với tiền nhân quá. Công minh một chút, đặt mình vào người ta đi đã
    Bác nói tức ói máu vì 20 năm sau Pháp mới chiếm hết VN à? Vui nhỉ bác đọc LS hay phết. Pháp không chiếm hết vì đây là xâm lược kiểu mới, không nhất thiết dùng vũ lực chiếm toàn bộ thuộc địa, hơn nữa triều đình Huế sau này có quyết định được quái gì, phạm vi chỉ còn nữa miền Trung thì đánh làm gì cho hao binh mà mất lòng dân. Cái điếm của Pháp là không thèm đánh chứ k phải đánh không được, đành rằng dân quân ta lun kháng chiến mạnh mẽ.
    Bác có tức có đau thì haỹ đau cho quân dân Vn thời đó kìa, Bác không biết rằng Đại Đồn Chí Hoà cuả ta đức Ng Tri Phưong tử thủ 22000 khinh binh,10.000 cơ binh và 15.000 quân đóng ở Biên Hoà làm tiếp ứng mà chỉ trong 2ngày 1đêm đã thất thủ trước 5000 quân Pháp và 70 tàu chiến sao???
    Thôi, nó chơi cho vui, đừng nóng nhé
  5. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Vừa ngâm kíu lại cuốn "Người Pháp và người An Nam- Bạn hay thù?" của tay nhà báo Philippe Devillers phát hiện ra nhiều chi tiết khá thú vị, vạch trần được sự bôi nhọ của tụi sử gia Cá Sấu vu oan cho đức Dực Tông.
    Theo ông này, đức Dực Tông là tay cứng đầu về hùa một phe với đám chủ chiến như Trương Đăng Quế và Nguyễn Tri Phương. Ông sai quan lại ở 3 tỉnh miền Tây kích động phong trào du kích trong các tỉnh miền Đông mà Pháp chiếm. Ủng hộ cho nghĩa binh Trương Định bằng cách phong cho ông này làm tướng ở An Giang, phong cấp, úy lạo cho một lọat thủ lãnh nghĩa binh khác như quản Thuận, phủ Cao.....tiếp tế súng đạn, đại bác ....
    Ngay sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đức Dực Tông đã ra một bố cáo mật kêu gọi nhân dân miền Nam đứng lên chống lại bọn xâm lăng (ngày 01 tháng 03 -1861). Ông treo giá đầu của bọn Pháp và Việt gian: 4 lạng bạc cho 1 tên Pháp sống, 2 lạng bạc cho 1 cái đầu Pháp và 1 lạng bạc cho 1 cái đầu Việt gian.
    Ông phê phán kịch liệt mọi ý kiến chủ hòa và nói "họ phải chuẩn bị, phải trông chờ chiến đấu chứ không phải thương lượng, và chính bản thân ông, thay vì nhượng bộ, sẽ rút vào núi, ở với người mọi và người Chàm"
    Tháng 08-1861 Pháp còn bắt được 3 người An Nam ở Trảng Bàng mang theo bức bố cáo của đức Dực Tông phát lệnh tổng khởi nghĩa. Lúc này Pháp hết sức phẫn nộ khi biết kẻ chủ mưu là ai khi người đó vừa đánh vừa đàm .
    Thái độ cứng đầu đó khiến Pháp tức điên và ra lệnh trả đũa bằng cách tấn công thành Vĩnh Long (03/1862)
    Lúc này đức Dực Tông mới phải ra lệnh cho Phan Thanh Giản và Lâm Hòa Hiệp ký hiệp ước 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông và bồi thường 4 T bạc. Nhưng....phá thì ông tiếp tục phá, tiếp tục kích động khởi nghĩa và có lúc súyt chiếm lại Biên Hòa nếu lúc đó quân Pháp không tăng viện kịp.
    Mọi sự nỗ lực của ông đều không thành công vì lúc đó hoàng đế Napoleon III đã ra chỉ thị phải chiếm toàn bộ xứ An Nam làm xứ bảo hộ.
    ............
  6. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Bạn ơi nếu có người tức ói máu chính là Nguyễn tộc mà thôi. Tôi thì có can dự gì đâu mà chỉ muốn lật lại những trang sử đen tối nhưng được tô hồng của các sử gia nhà Nguyễn cũng như nhiều sử gia hiện đại Việt hay Tây phương khác khi khen ngợi về "triều đại 9 chúa 13 vua" tràn lan từ những năm 9x đến nay làm nguy hại đến thế hệ trẻ. Cách nhìn của tôi cũng bình thường thôi, không lẽ tôi lại không đựơc nhìn lại lịch sử từ góc nhìn hiện đại hơn à khi mà các sử gia khác cũng nhìn lại. Bạn có quan điểm gì xin phản bác chứ đừng công kích cá nhân. Đó là thái độ thiếu khoa học.
    Về quan điểm của bạn thì tôi đã gián tiếp đề cập đến trong các post trước rồi chỉ nêu vài điểm mới thôi.
    Về Tự Đức thì trong Thực Lục, Châu bản, Liệt Truyện, Hội Điển đã nêu ra nhiều. Chỉ cần kể hai chi tiết này mới thấy Tự Đức là người thế nào. Các chi tiết khác tôi sẽ bổ sung sau.
    1. Thiết triều: Ngày lẻ thì thăm mẹ ngày chẵn thì thiết triều (giống như ý tưởng ngày chẵn đi xe máy biển chẵn, ngày lẻ đi xe máy biển lẻ). Có ông vua nào đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích của quốc gia không mà lại thiết triều kiểu đó. Đại thần Phạm Phú Thứ dâng sớ can ngăn cách thiết triều này bị TĐ giận nhưng cuối cùng nhờ mẹ TĐ nên ông này thoát tội.
    2. Chính TĐ là người duy nhất tự viết văn bia cho chính mình tên là "Khiêm Cung Ký" trong đó thừa nhận những sai lầm của mình và trong đó có đoạn "đánh thì qua loa thôi...". Đến bản thân ông ta cuối đời còn phải thừa nhận những sai lầm của mình thì đủ hiểu là những nhận định về những sai lầm của ông ta sau này là không sai.
    Chuyện của bác về NT Phương khiến tôi lại càng thấy là TĐ làm hi sinh nhiều mạng quân sĩ nhiều quá. Cuối cùng là ai chết, NT Phương hay TĐ? Hoàng Diệu hay TĐ. Hình như vua có sứ mệnh là chết cuối cùng khi mọi người chết hết rồi, từ lính cho tới quan!
  7. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Bác nhớ cho là Tsuboi ko phải là sử gia cá sấu đâu nhé. Quyển của bác tôi đọc rồi. Chỉ hay cho cái tên là "Pháp và An Nam bạn hay thù" nó na ná như "Mỹ và Việt Nam (1945-1975): bạn hay thù". Hãy nhớ Phillip đó là một người Pháp và không ít thì nhiều có những thiên kiến nhất định về phía Pháp. Nếu bác cho rằng Pháp và An nam lúc đó là bạn thì tôi cũng chịu vậy!
    Dực Tông Anh Hoàng Đế... Một vị hoàng đế anh minh đã đựơc khen ngợi bởi cả người Pháp, Nguyễn tộc, sử gia hiện đại Việt Nam... Nếu học tập và nói theo ngôn ngữ của Tự Đức khi nhận xét về Sĩ Nhiếp "thì xu phụ theo thời, Tự Đức cũng chỉ là ông vua tầm thường mà thôi".
    Không biết ông TĐ này có nhận xét về Gia Long theo kiểu ông ta nhận xét về THĐ không "Cũng may là Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế của ta gặp phải Quang Toản chứ không phải là Quang Trung không thì cũng thua rồi"!
  8. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Tôi tức đau là vào đúng cái thời loạn lạc chuyển tiếp cần 1 ông vua kiệt xuất, thông minh sáng tạo thì đen đủi là nước ta lại gặp 1 ông vua như Tự Đức. Chấm hết
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13

    Vừa ngâm kíu lại cuốn "Người Pháp và người An Nam- Bạn hay thù?" của tay nhà báo Philippe Devillers phát hiện ra nhiều chi tiết khá thú vị, vạch trần được sự bôi nhọ của tụi sử gia Cá Sấu vu oan cho đức Dực Tông.
    Theo ông này, đức Dực Tông là tay cứng đầu về hùa một phe với đám chủ chiến như Trương Đăng Quế và Nguyễn Tri Phương. Ông sai quan lại ở 3 tỉnh miền Tây kích động phong trào du kích trong các tỉnh miền Đông mà Pháp chiếm. Ủng hộ cho nghĩa binh Trương Định bằng cách phong cho ông này làm tướng ở An Giang, phong cấp, úy lạo cho một lọat thủ lãnh nghĩa binh khác như quản Thuận, phủ Cao.....tiếp tế súng đạn, đại bác ....
    Ngay sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đức Dực Tông đã ra một bố cáo mật kêu gọi nhân dân miền Nam đứng lên chống lại bọn xâm lăng (ngày 01 tháng 03 -1861). Ông treo giá đầu của bọn Pháp và Việt gian: 4 lạng bạc cho 1 tên Pháp sống, 2 lạng bạc cho 1 cái đầu Pháp và 1 lạng bạc cho 1 cái đầu Việt gian.
    Ông phê phán kịch liệt mọi ý kiến chủ hòa và nói "họ phải chuẩn bị, phải trông chờ chiến đấu chứ không phải thương lượng, và chính bản thân ông, thay vì nhượng bộ, sẽ rút vào núi, ở với người mọi và người Chàm"
    Tháng 08-1861 Pháp còn bắt được 3 người An Nam ở Trảng Bàng mang theo bức bố cáo của đức Dực Tông phát lệnh tổng khởi nghĩa. Lúc này Pháp hết sức phẫn nộ khi biết kẻ chủ mưu là ai khi người đó vừa đánh vừa đàm .
    Thái độ cứng đầu đó khiến Pháp tức điên và ra lệnh trả đũa bằng cách tấn công thành Vĩnh Long (03/1862)
    Lúc này đức Dực Tông mới phải ra lệnh cho Phan Thanh Giản và Lâm Hòa Hiệp ký hiệp ước 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông và bồi thường 4 T bạc. Nhưng....phá thì ông tiếp tục phá, tiếp tục kích động khởi nghĩa và có lúc súyt chiếm lại Biên Hòa nếu lúc đó quân Pháp không tăng viện kịp.
    Mọi sự nỗ lực của ông đều không thành công vì lúc đó hoàng đế Napoleon III đã ra chỉ thị phải chiếm toàn bộ xứ An Nam làm xứ bảo hộ.

    Đọc cái đoạn này tí phì cơm lên bàm phím.
    Đường đường là một vị Hoàng Đế của 1 quốc gia mà lại như thế thì hỏng thật.
  10. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    TĐ có thú vui là yến tiệc rất nhiều, dù bà Từ Dũ có phê bình... Khi bị các quan dâng sớ ngăn thì ông ta thường trả lời "trẫm bị bệnh nếu cứ câu thúc quá thì không làm được việc".
    Ông ta nói câu đó ít nhất hai lần.
    Khi quân Thanh vào Việt Nam năm 1882, nhân dân miền Bắc lo ngại... TĐ có chiếu cho nhân dân là:
    1. Đừng lấy bụng tiểu nhân so với quân tử... người Thanh đâu có làm việc đó bất nhân bất nghĩa đó.
    2. Thiên triều quyến luyến với thần dân nên đem quân tới giúp đỡ đó thôi.
    Lúc đó 8/1882 Lý Hồng Chương Tổng lí nha môn nhà Thanh đã đạt được thoả hiệp với Đại sứ Pháp tại Bắc Kinh Bouret chia đôi miền Bắc. Tăng Kỉ Trạch, đại sứ TQ tại Paris năm 1883 cũng có những buổi mật đàm với TTướng Pháp Ferry về chia đôi Bắc Kì nhưng sau Pháp thay đổi thái độ và dùng các viên tướng dẫn đại binh đánh chìm hạm đội Phúc Châu, tấn công và phong toả Đài Loan, phong toả Trường Giang, tấn công Long Châu mới buộc nhà Thanh từ bỏ mộng "cò ngao tranh chấp ngư ông thủ lợi" này.
    Các bác cứ đọc "Trần Văn Giàu Tổng tập" hay các sách khác sẽ thấy điều này, trừ các sách do triều đình Nguyễn biên soạn.

Chia sẻ trang này