1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự Đức - Một trong những ông vua kém nhất trong lịch sử Việt Nam?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thegioiao, 27/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhdenthamemdem30

    anhdenthamemdem30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    0
    Bác Tự Đức mà có thêm vài nhận xét về GIA LONG, MINH MẠNG, THIỆU TRỊ và TỪ DŨ nữa thì em chỉ chê bác ấy được ở một vài điểm. Đằng này chỉ biết chê trách người khác mà không nhìn lại mình thì có đáng là một HOÀNG ĐẾ không? Không rồi. Bị CAO BÁ QUÁT chửi khéo cho mấy lần cũng đáng.
    Được anhdenthamemdem30 sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 02/11/2007
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Thế thì hoàng đế nên phải làm sao, đồng chí chỉ giáo ?
  3. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Nên như Minh Trị của Nhựt Bổn hay nói gần như Quang Trung của Tây Sơn ấy
  4. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Àh, câu hỏi này nghe có vẻ khó đây. Mấy ai đã đuợc làm hoàng đế mà phán.
    Em xin lỗi vì xía vào chuyện các bác nhé. Nhưng nhà em nghĩ đơn giản thì "Hoàng Đế phải làm sao " cho xứng là Hoàng Đế chứ làm sao. Thời nào cũng vậy, là vua của một nước tức là "người của công chúng" vậy hãy để nhân dân được đánh giá và nhận xét về đấng phụ mẫu này. Kết luận chắc đã rõ ràng từ lâu lắm rồi nhỉ?
    Được phuongnam_kts sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 03/11/2007
  5. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Với một số người thì làm Hoàng Đế là làm sao để giữ được địa vị và truyền lại cho con cháu. Nói như thế thì Tự Đức đã làm cũng tạm được, giữ ghế được cho ông đến hết đời và còn sái cho đến đời thằng chít là Bảo Đại!
    Tiếc là sau này con cháu ổng không di tản chiến thuật để lập Little Huế được!
    Được cavalryman sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 03/11/2007
  6. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    So sánh với Minh Trị thì khó quá. Chỉ cần ông bằng được Thiệu Trị thôi.
    Với nước ngoài thì ông ta bằng được Rama của Thái là đủ.
    Còn nếu không nữa thì bằng được Tổng lý nha môn Lý Hồng Chương của TQ.
    Cho đến những giờ phút cuối cùng của đời mình, tháng 1/1883, khi Pháp chiếm xong Hà Nội, trong lá thư gửi ngày 16 cho Bắc Kinh, sáu tháng trước khi qua đời, Tự Đức bắt đầu nói tới việc phục hưng Việt Nam và nhờ TQ giúp đỡ cải tổ đất nước, thực hiện những điều mà các nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Đĩnh, Phạm Phú Thứ... đã đề xuất trước đó cả 15 năm.
    Nhưng đã quá muộn... Người Pháp đã làm thay việc "phục hưng" cho Việt Nam dưới sứ mệnh "khai hoá" theo cách của họ.
  7. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Bác làm ơn xem lại cái dòng bôi vàng kể trên được không???
    Lưu ý: liên hệ với cái chết của ân sư của Tự Đức, thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh......
    Được cungbanvutang sửa chữa / chuyển vào 19:30 ngày 03/11/2007
  8. thegioiao

    thegioiao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    2
    Tự Đức sau này có sám hối, qua đó cũng thấy thêm tính cách ông ta. Các đoạn vàng vàng soi tỏ thêm một số điều về ông ta.
    ... Tính ta lại ít nói, cho nên không phải bạn chí thân, dù là thân cận đại thần gặp nhau khi vào triều thì cũng ít khi bàn việc quan hay lên mặt như kẻ khác, do đó hầu như ta có ít người để giao thiệp nhưng ta vẫn cứ yên vui sống trong lặng lẽ và vụng về ấy.
    Khí huyết, ta vốn yếu đuối , thân thể thường gầy gò, trong lúc tuổi trẻ đang yên ổn này mà việc nối dõi còn khó có thể an ủi được lòng mong chờ của cha mẹ, thật quá hổ thẹn, nhưng đang buổi đầu ta chưa quan tâm lắm.
    Gần đến tuổi trưởng thành, vào tháng sáu bỗng mắc bệnh đậu mùa rất nguy kịch, nhờ cha mẹ hết sức thuốc thang cầu đảo, tháng tám mới khỏi. ( 1)
    ( .......)
    Còn như việc giặc cướp trong , ngoài có lúc làm mê loạn lòng người nhưng rồi cũng yên, ấy là nhờ vào sức mọi người chứ mình ta thì chẳng làm gì được.
    Ôi! Dốt nát mà quen sống yên ổn, mông muội mà ở chốn nhà cao cửa rộng chẳng biết phòng bị, tôi tài tướng giỏi cũng đã tàn tạ hơn phân nữa, mấy ai có thể khôi phục lời di huấn về việc canh giữ biên cương của cha ta để giúp ta bước khỏi vòng tội lỗi? Trời cao lại trừng phạt nặng nề để răn dạy vua tôi ta. Người Âu Châu xa cách ngàn trùng dương vạn dặm, phong tục chẳng giống nhau, mà nước lại là nơi quen biết cũ, bỗng đưa quân lính thuyền bè đến, bỏ tình hoà hiếu mà tìm cách xâm lược bờ cõi, chúng cậy tàu bền, súng tốt giày xéo để hòng nuốt chửng đất Quảng Nam, phá phách đất Gia Định. Đất Bắc vốn ưa làm loạn nhân thể cũng nỗi lên. Hưởng thái bình đã lâu ngày, dân không biết chiến đấu, canh thành giữ chốt nào được mấy người?
    Khiến đất nước đầy trộm cướp , trong gian ngoài giặc, chúng cấu kết với nhau ngày càng tràn lan, chúng đến đâu thì tàn hại như gió bão, thử hỏi biết cùng ai để bảo vệ bờ cõi của ta huống chi là việc bảo vệ dân ta? Bất đắc dĩ phải đánh qua loa cho xong chuyện nhưng dân thì ngày càng quấy nhiễu. Để thôi mệt nhọc, nhân giặc cầu hoà ta đành phải sai sứ cùng chúng bội ước, những nhà nho lão thành, những đại thần uy vọng đều lấy làm bùi ngùi và xin đi, rồi chẳng hiểu sao lại quá dễ dãi trong việc thương thuyết mà trở về. Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai tụ họp dân chúng, bỗng nhiên một sớm thấy giao cho địch, họ đã chọn lấy cái họa nhỏ nên đã dùng cái chết để khỏi nhục mạng vua, quả như thế chăng? Khiến ta cùng với một bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt, đành đắc tội với tông miếu và thiên hạ. Kẻ mất chẳng hoàn thành được ý chí và sự nghiệp, người còn thì đằng đẵng xót thương lo lắng không sao khuây được. Đó là cái dẫn đến chỗ thảm khốc . Nếu cho rằng đành bỏ cái đã mất để lo xoay xở cái nguy mới hiện ra, thật không làm như thế thì làm sao giữ được việc đã qua ? Than ôi, nếu bỏ là có công tất mất là có tội, nếu mất mà chưa cho là tội thì sao bỏ gọi là công? Hai điều ấy chắc có thể phân biệt được. Kẻ kia làm mất nay ta thu lại được nên gọi là công, huống hồ kẻ kia làm mất , ta lại hùa theo mà n bỏ luôn, ôi công sao? Sao có thể đo lường trái đến vậy mà cho là trí, dối trá như vậy mà cho là công? Những kẻ bàn luận riêng tư còn cho như thế, nên họ chối bỏ chẳng đoái hoài gì đến nước nhà, thế nên chẳng lạ gì họ ngày càng uể oải ,trốn tránh do đó chính sự ngày càng phiền phức, không biết lòng người có từng thổn thức đau đớn hay không? Nhưng không sáng suốt trong việc biết người ấy là tội của ta, hằng trăm việc không làm được đều là tội của ta cả, bắt đắc dĩ phải thuận theo quyền mà hành động, những mong được một phút nghĩ ngơi nhưng thiên hạ từ đó bắt đầu sinh ra lắm chuyện ...."
    ( Trích Khiêm Cung Ký"
  9. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Thế đi làm nô lệ cho Pháp chắc sướng lắm bác nhỉ . Chẳng biết tự hào dân tộc của người VN để đâu, nếu ai cũng nghĩ như bác chắc người VN chúng ta suốt đời là dân tộc nhược tiểu. "Thà chết vinh hơn sống nhục" "thà là quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất bắc" câu nói ấy của người xưa bác còn nhớ chăng. Hãy xem tinh thần quật cường của người Nhật như thế nào (hay người ta còn gọi là tinh thần Samurai ??) mà nay họ là một dân tộc hùng mạnh. Vua Tự Đức là vua, là đại diện cho dân tộc VN mà ko biết làm gương, chẳng khác gì một thằng hèn nhát. Vì ông ta mà dân VN đã trở nên nhu nhược. Pháp ngày trước thua trận tại châu âu, chỉ có mấy thuyền chiến cùng vài trăm lính mà chiếm được cả VN. Thế thì ông ta có tài "lường trước" hay quá đấy, chẳnc có gì để nói về ông vua này ngoài hai chữ, bất tài và nhu nhược.

Chia sẻ trang này