1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư duy siêu hình và biện chứng trong sáng tạo (phần 1)

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi entropi, 02/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. entropi

    entropi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tư duy siêu hình và biện chứng trong sáng tạo (phần 1)

    Những ai đã học qua Triết học thì chắc đã nghe nói đến khái niệm về hai phương pháp tư duy này. Nhưng có lẽ để cho những người chưa học có thể nắm một cách sơ lược(và cho những người đã biết có dịp ôn lại chứ nhỉ!) tôi sẽ điểm lại vài nét. Trước hết ta sẽ bàn đến thế nào là phương pháp? Phương pháp là hệ thống những cách thức mà người sử dụng dùng để đạt đến mục đích. Dĩ nhiên là có nhiều phương pháp, tuy nhiên người ta thường phân thành 3 loại: Phương pháp ngành, là phương pháp dùng riêng cho một ngành khoa học nào đó, ví dụ như phương pháp toán, phương pháp Lý.... Phương pháp chung, là phương pháp được sử dụng chung cho nhiều ngành, ví dụ như phương pháp quy nạp, diễn dịch... và cuối cùng là phương pháp chung nhất, tức là phương pháp mà tất cả các ngành, tất cả mọi người đều sử dụng, đó là phương pháp siêu hình và biện chứng. Đặc điểm của hai phương pháp này là, những người sử dụng chúng thường là sử dụng một cách vô thức. Và tất nhiên khi đã sử dụng một cách vô thức thì người ta không thể nào đặt ra câu hỏi "Liệu phương pháp mình sử dụng là đúng hay sai?, nó có hiệu quả không, khi nào dùng thì thích hợp?..". Vậy thì thế nào là Phương pháp siêu hình và thế nào là phương pháp biện chứng? . Aristotle, nhà triết học Hy lạp vĩ đại, cha đẻ của vật lý học, được xem là người đã khai sinh ra PP siêu hình (dĩ nhiên thì ông chả biết gì về điều này, chỉ có con cháu hậu thế si mê Triết học khi nghiên cứu những công trình của ông thì phong cho ông là như vậy). Lúc ấy khi viết xong tác phẩm "physics", ông lại viết tiếp một tác phẩm khác bàn về những vấn đề cơ bản của Triết học, nhưng lúc ấy thì ông chưa biết gọi tên nó là gì, ông chỉ đơn giản gọi là "first philosophy"". Những người kế tục ông gọi nó là "ta meta ta physika" (tiếng Hy lạp phiên âm), nghĩa là "quyển sách tiếp sau quyển Vật Lý" đó là ý nghĩa của thuật ngữ metaphysics hay còn gọi là siêu hình học. Tư duy siêu hình được hiểu là: khi ta nhận thức một đối tượng thì ta đặt nó trong trạng thái tĩnh tại, bất biến (không phát triển), cô lập với các sự vật hiện tượng khác. Vậy thì nguyên nhân của PP tư duy này là gì? Các bạn đều biết các nhà khoa học tự nhiên nói chung và Vật lý nói riêng, khi nghiên cứu các đối tượng thường là ở trạng thái lý tưởng và cô lập (không ai đi nghiên cứu hiện tượng dao động của con lắc đơn lại đem đi ra ngoài trời gió cả). Họ cho rằng, chỉ khi ta loại bỏ hết những tác động gây nhiễu loạn bên ngoài thì khi ấy bản chất của sự vật mới thể hiện ra và ta mới có thể nhận thức chúng một cách chính xác được. Hoàn toàn có lý! Tuy nhiên cách làm việc này đã tác động một cách thầm lặng lên tư duy làm việc của các nhà khoa học nói chung và hình thành nên tư duy siêu hình. Đối với các nhà siêu hình học họ cho rằng: có là có, không là không. Đối với họ một sự vật không thể vừa tồn tại, vừa lại không tồn tại. Nguyên nhân và kết quả là hoàn toàn tách biệt (không có chuyện một sự vật vừa là NN vừa là kết quả). Khẳng định và phủ định bài trừ nhau một cách tuyệt đối (nói chung là hơi phức tạp, bạn nào théc méc thì tui giải thích thêm). Một trong những quy luật nổi tiếng của Siêu hình học là "Quy luật không mâu thuẫn" -"Một đối tượng không thể vừa là nó, vừa không phải là nó ở cùng một thời điểm, cùng một khía cạnh xem xét" nghĩa là một quả táo không thể vừa là toàn xanh, vừa là toàn đỏ, vừa là hiện hữu vừa không hiện hữu. Những lý luận của các nhà Siêu hình học được chấp nhận rộng rãi vì nó là đương nhiên và phù hợp với "lẽ thông thường". Tuy nhiên các bạn hãy xem liệu rằng phương pháp này là vạn năng hay không?.......... (mời hồi sau xem tiếp)
  2. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa ơi! tớ ngại đọc các tâc phẩm dài lắm! Cậu xử lý lại cho tớ cảm thấy nó ngăn ngắn để mà thích đọc được không?
    Mà có chuyện gì gấp mà kêu tớ liên lạc vậy? To treo phone gác phím rùi! Thứ bảy này lên Bến Nghé đi!
  3. entropi

    entropi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hi mọi người, I''m back. . Anh Hợp thông cảm, tính ẩn danh chọc anh chơi, ai ngờ quên mất anh chỉ cần click vô nick của em là mọi sự thật phơi bày :-( . Em nghĩ là đã viết thì viết cho nó có chất một chút, chứ cứ nhấm nhá phang vài từ thì em không thích thế. Ta lại tiếp các bạn nhá!
    Sự thật thì khái niệm phương pháp tư duy siêu hình (metaphysical method) chỉ được điểm mặt, đặt tên khi Engels viết tác phẩm Biện chứng của Tự nhiên với mục đích đối lập và làm nổi bật giá trị của phương pháp biện chứng. Ông đã đưa ra những nhận xét rất sâu sắc và xác đáng "Phương pháp tư duy ấy thoạt xem là có vẻ hiển nhiên vì nó phù hợp với "lẽ thông thường". Nhưng lẽ phải thông thường của con người nếu cứ quanh quẩn trong lĩnh vực tầm thường giữa bốn bức tường của nó thì là một ông bạn rất đáng kính; song nếu nó liều lĩnh xông vào thế giới bao la của sự nghiên cứu thì ngay lập tức nó sẽ gặp những bước phiêu lưu thật lạ lùng. Phương pháp tư duy siêu hình dù là chính đáng và cần thiết đến đâu đi chăng nữa trong nhiều lĩnh vực thì sớm hay muộn thế nào nó cũng vấp phải một hàng rào mà nếu vượt ra ngoài hàng rào đó thì nó sẽ trở thành phiến diện, chật hẹp, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được; vì lẽ rằng nó chỉ thấy những sự vật cá biệt mà không thấy mối quan hệ giữa các sự vật ấy, chỉ thấy sự tồn tại mà không thấy sự ra đời và biến đi của sự vật, chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động của sự vật, chỉ thấy cây mà không thấy rừng" (tôi không nhớ đầy đủ nguyên văn cho lắm, các bạn thông cảm). Ta sẽ xét một ví dụ đơn giản để thấy được sự hạn chế của phương pháp này: Theo siêu hình học thì một sự vật không thể vừa sống, vừa chết. Điều này thoạt tiên với suy nghĩ thông thường của con người là đúng. Tuy nhiên nếu ta xét một cơ thể người sống thì trong cùng một thời điểm có hàng tỉ tế bào được sinh ra và cũng ngần ấy tế bào chết đi. Như vậy sự sống và cái chết cùng đồng thời tồn tại trên một sự vật. (ta sẽ bàn tiếp đến PP biện chứng ở phần tiếp theo...)
  4. entropi

    entropi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Phép biện chứng (dialectics) ra đời từ thời cổ đại Hy Lạp tuy nhiên nó lại được quan tâm và phát triển chủ yếu trong các hệ thống triết học duy tâm. Zeno, nhà ngụy biện nổi tiếng của Hy Lạp được coi là người đầu tiên sử dụng danh từ này. Ông nổi tiếng với những nghịch lý như "Cuộc đua giữa Achilles và con rùa", "mũi tên bay"...theo lịch sử thì ông để lại cho hậu thế khoảng 40 nghịch lý, nhưng bị thất truyền và chỉ còn lại khoảng 9 nghịch lý là được Aristoles (Aristoles không phải là học trò trực tiếp của Zeno) và một học trò khác của Zeno chép lại. Mặc dù là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này nhưng chính Socrates mới là người khái quát nó lên thành một phương pháp và truyền bá một cách rộng rãi. Tuy nhiên Socrates chỉ giảng bài cho các học trò mà không để lại các bản viết tay nên những lý luận của ông được mô tả lại chủ yếu bởi Platon, một trong những học trò xuất sắc nhất của ông. Phương pháp biện chứng thời kì đó được hiểu là cách thức đặt các câu hỏi một cách có chủ đích để dẫn dắt người trả lời tìm ra chân lý. Lấy ví dụ, khi Socrates yêu cầu Euthyphro định nghĩa thế nào là lòng mộ đạo, Euthyphro đáp rằng, mộ đạo, tức là được yêu mến bởi các vị thần. Socrates lập luận, sự yêu mến của các vị thần cũng như con người, đều liên quan đến những đối tượng đáng yêu hoặc đáng ghét. Euthyphro thừa nhận điều này đúng. Như vậy thì, Socrates lập luận, sẽ có những đối tượng mà vị thần này yêu trong khi vị thần khác ghét. Một lần nữa Euthyphro công nhận đúng. Ngay lập tức Socrates kết luận, thế thì ít nhất sẽ có một người được vị thần này yêu trong khi bị vị thần khác căm ghét và như vậy nếu theo như định nghĩa của Euthyphro thì sẽ có ít nhất một người vừa ngoan đạo vừa không ngoan đạo. Euthyphro thừa nhận điều này là vô lý và rút lại định nghĩa của mình. Cơ sở lý luận của phép biện chứng không có nhiều sự thay đổi mãi cho đến khi Hegels, nhà triết học duy tâm rất nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, đưa ra học thuyết của mình. Ông là nhà triết học đầu tiên trong lịch sử trình bày cơ sở triết học của mình một cách hoàn bị và hết sức chặt chẽ. Toàn bộ tinh hoa của phép biện chứng của Hegels đã được Marx kế thừa một cách có phê phán và kết hợp với quan điểm duy vật của Feuerbach để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng, cơ sở phương pháp luận của triết học Marx (còn tiếp...)
  5. chorau

    chorau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Theo phương pháp biện chứng thì có thể xác định chủ đề này có bao nhiêu bài viết nhi?
  6. entropi

    entropi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn câu hỏi của chorau, mình chưa đi vào chủ đề chính, chỉ mới điểm qua về lịch sử và nội dung của PP siêu hình và biện chứng, con nếu đi vào ứng dụng trong sáng tạo thì dĩ nhiên sẽ có nhiều bài phản hồi. Ta lại tiếp nhá các bạn.
    Nội dung phép biện chứng của Triết học Marx thì ai là sinh viên ở VN thì đều được học qua (nhưng còn nhớ được bao nhiêu thì tui không chắc , cho nên tốt nhất cũng nên điểm lại vài nét). Nói một cách tóm lược thì nó gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù. Hai nguyên lý là : nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. 3 quy luật là : Quy luật về sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, Quy luật về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và qui luật phủ định của phủ định. Còn 6 cặp phạm trù thì trong series bài viết này tui không đề cập nên không nhắc . Sự ra đời của Phép biện chứng có thể coi là cuộc cách mạng trong nhận thức của con người (Hic, tuy nhiên số người nhận thức được nó so với chưa nhận thức được thật chênh lệch nhau quá xa). Và G.S Altshuller; người sáng lập và xây dựng nên những nền móng vững chắc cho ngành khoa học của tương lai, khoa học về sáng tạo; đã hấp thu trọn vẹn tinh hoa của Phép biện chứng này và đưa vào cơ cở lý luận của phương pháp luận sáng tạo một cách sáng tạo nhất. (còn tiếp...)
  7. chorau

    chorau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý là phép biện chứng của triết học Mác là một phát kiến vĩ đại. Nhưng...khoan đã nào, Entropi hãy thay đổi cách tăng...bài viết đi! Độc thoại một mình chán chết!
    Xin tạt ngang một chút. Tôi thấy số lượng người Việt chúng ta được học, biết và nói rất hay (hay hơn entropi nhiều) về phép biện chứng triết Mác nhiều lắm. Bằng chứng là tất cá các trường ĐH đều dạy triết Mác, có rất nhiều cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ nghiên cứu vấn đề này. Ở nước ngoài thì k như vậy, triết học Mác nếu có chỉ là một phần (k lớn) trong chương trình triết của họ. Tuy nhiên trong cách thực làm việc thì quả thật tôi thấy đa phần họ tiếp cận và giải quyết các vấn đề có vẻ "biện chứng" hơn chúng ta nhiều. Như vậy vấn đề ở đây là gì? Phải chăng chúng ta k nắm được phép biện chứng? Tôi k tin như vậy! Chúng ta có nhiều nhà Macxit lắm! Hay là bản thân nội dung của phép biện chứng Mac có vấn đề? Tôi lại càng k tin vì chưa thấy công trình nào chứng minh điều đó.
  8. entropi

    entropi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Dạo này vô trang web của ttvnonline hay bị quá tải quá
    Cảm ơn những góp ý của chorau, nhưng mục đích chính của mình là muốn tập trung đến tính biện chứng trong cơ sở của Phương pháp luận sáng tạo khoa học của TRIZ, còn bàn về phép biện chứng nói riêng cũng như Triết học Marx nói chung thì có lẽ ta nên kéo nhau qua box Triết học nói chuyện.
    Mình cũng không muốn độc thoại một mình (dĩ nhiên rồi ) lí do là: Thứ nhất mình vẫn chưa đi vào trọng tâm bài mình viết, thứ hai: cái này phụ thuộc vào các thành viên đọc bài của mình, ai có théc méc và trao đổi thì mình phản hồi ngay
  9. chorau

    chorau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Ứng dụng hiện thời của phép BC:
    1. Khi nào nghĩ chưa ra thi hãy nghỉ ngơi đã. Lâu chút cũng được!
    2.......
    3.......

Chia sẻ trang này