1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư duy tích cực và cuộc sống

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi kalique, 16/03/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kalique

    kalique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Tư duy tích cực và cuộc sống

    Chào các bạn,

    Mình xin giới thiệu với các bạn một blog hay: http://dotchuoinon.com

    Đọt chuối non gồm nhiều bài viết về tư tuy tích cực và cuộc sống, giúp ta thoát khỏi tình trạng tiêu cực và luôn tìm ra lôí thoái. Lời văn nhẹ nhàng nhiều lạc quan, giúp ta yêu đời, làm việc hiệu quả.
    http://dotchuoinon.com

    Chúc các bạn một ngày vui,

    Kalique.
  2. kalique

    kalique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Tư duy tích cực là gì ?
    Chào các bạn,
    Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại tư duy khác như thế nào?
    Tại sao ta lại cần tư duy tích cực?
    ?oTư duy? thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta
    thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó.
    Thực ra, từ ?otư duy? ở đây rông rãi hơn, và có nghĩa là một thái độ
    sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong
    cụm từ ?othay đổi tư duy.? Tư duy tích cực chính là ?osống tích cực? hay
    ?othái độ tích cực.?
    ?oTích cực? có nghĩa là ? không tiêu cực :-), là
    (1) khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;
    (2) nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt; và
    (3) luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
    Ví dụ: (1) Bạn A. của mình thật năng động và có lòng tốt với mọi
    người, (2) chỉ hơi keo kiệt một tí, nhưng như vậy thì, nếu bạn làm thủ
    quỹ cho nhóm mình, chắc chắn là quỹ chẳng bao giờ thiếu hụt, và (3) cứ
    làm từ thiện hoài thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ biết cách ?ophung phí?
    tiền cho người nghèo khổ.
    Đặc điểm của tư duy tích cực là
    (1) tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt, nếu thấy cái xấu
    cũng phải tìm cho ra cái tốt trong cái xấu để tập trung tư tưởng vào
    đó, và
    (2) dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi
    đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Cuộc đời đây là
    cuộc đời của chính mình, và là cuộc đời của thế giới mình sống. Tức là,
    cái tốt vừa là động lực thúc đẩy mình sống, vừa là mục tiêu tối hậu của cuộc sống.
    Thông thường người ta thường phân chia thế giới thành hai nhóm
    người?"tích cực và tiêu cực. Nhưng đó chỉ là cách nói tắt cho thuận
    tiện; thực ra ai cũng vừa tích cực vừa tiêu cực, chỉ là khuynh hướng
    nào mạnh hơn mà thôi. Hơn nữa, thông thường ta hay có thói quen tích
    cực hay tiêu cực tùy theo? trời mưa nắng và tùy theo đối tượng suy
    tưởng là người yêu hay? ông hàng xóm khó chịu.
    Ta thực tập tư duy tích cực để ta luôn luôn tích cực?"những ngày nắng
    đẹp cũng như những ngày ngập lụt, khi dạo phố với người yêu cũng như
    khi bị đụng xe?"đối với tất cả mọi người?"bạn thân hay địch thủ, thánh
    nhân hay đồ tể.
    Bay!
    Và ta cần ?othực tập? vì tâm tính không dễ gì thay đổi được. Tâm tính
    của mỗi người là một bộ máy tâm sinh lý đặc biệt, cứ như thế mà vui
    buồn yêu ghét. Không phải muốn đổi tâm tính là có thể làm xong trong
    một ngày, một tuần. Nếu cơ thể cần được tập luyện mỗi ngày, khá lên mỗi
    ngày một tí, vài ba năm mới được như vận động viên, thì tâm tính cũng
    thế, cũng phải được rèn luyện mỗi ngày, không, mỗi phút giây ta sống.
    Và phải kiên nhẫn một thời gian thì mới có được kết quả ?otrông thấy?.
    Nhưng tại sao ta phải suy tư tích cực? Trời sinh sao để vậy không được sao?
    Trước hết, tâm tính của ta không phải do trời sinh. Các yếu tố di
    truyền có dự phần một tí, như là sinh ra thì có hai tay hai chân, nhưng
    có đai đen Judo hay một cơ thể èo ọt bệnh hoạn là do ta. Trí lực và tâm
    lực cũng thế, trời sinh ra có tâm trí, tích cực hay tiêu cực là do ta.
    Và thực ra thì chẳng ai bắt ta phải tích cực hay tiêu cực cả, sống
    cách nào là sở thích cá nhân và tự do lựa chọn của mỗi người. Nếu ta
    muốn làm thư sinh trói gà không chặt, tối ngày thương mây khóc gió, như
    các nho sĩ trong Số Đỏ, thì cũng được. Nhưng nếu ta muốn mạnh mẽ từ thể
    chất đến tinh thần, sống như hải âu cưỡi gió trên những lọn sóng đại
    dương, thì ta phải tư duy tích cực. Chỉ là vấn đề lựa chọn.
    Một trong những câu hỏi ta hay gặp khi nói đến tư duy tích cực là:
    ?oĐôi khi ta cũng cần phải phê phán chứ. Critial thinking cũng cần vậy.?
    Critical thinking, tạm dịch là tư duy phê phán, là một phương thức suy
    nghĩ rất được chú trọng ngày nay. Thực ra critical vừa có nghĩa là phê
    phán, vừa có nghĩa là nghiêm trọng. Đây là cách suy nghĩ đặt trọng tâm
    vào nghi vấn?"đánh dấu hỏi tất cả các tiền đề, các kết luận, các dữ
    kiện, các phương pháp làm việc, trong một vấn đề, cho đến khi ta thỏa
    mãn với độ chính xác của tất cả các điều này và đi đến một kết luận
    chính xác. Và nếu nói đến nghi vấn và phê phán tức là nói đến việc phải
    mang cái xấu (và cái tốt) ra mổ xẻ. Mà nói đến cái xấu là có người nghĩ
    rằng như vậy có vẻ không tích cực.
    Chúng ta sẽ nói đến critical thinking chi tiết hơn trong một dịp
    khác. Tại đây chúng ta chỉ cần nhắc rằng, critical thinking (tư duy phê
    phán) và positive thinking (tư duy tích cực) đều cần thiết và có thể đi
    đôi với nhau. Positive thinking là một thái độ sống, hơn là một phương
    thức suy nghĩ. Critical thinking là một phương thức suy nghĩ. Ta có thể
    dùng critical thinking với một thái độ tích cực, hoặc với một thái độ
    tiêu cực.
    Ví dụ, đối diện với các vấn đề giáo dục, ta có thể dùng critical
    thinking để mang ra một số các vấn đề như chương trình học chưa khoa
    học và thực tiễn, phương pháp giảng dạy còn từ chương, lương giáo viên
    còn thấp, học cụ còn thiếu thốn, v.v? Nếu là người tiêu cực thì ta sẽ
    ngồi đó nhăn nhó phàn nàn: ?oNhà nước ta tồi, dân ta tồi. Chấm hết.?
    Nhưng nếu là người tích cực thì ta sẽ nhìn vào các yếu tố tích cực như
    văn hóa Việt kính trọng thầy cô, kinh tế quốc gia phát triển khá trong
    thập niên qua, một số các công ty viễn thông (Internet) là công ty nhà
    nước, liên hệ quốc tế tốt, người Việt ở nước ngoài đông, để tính đến
    một kế hoạch vận dụng tất cả sức mạnh nầy vào việc cải cách giáo dục.
    Critical thinking là một phương pháp phân tích để tìm hiểu một vấn
    đề thật kỹ. Positivie thinking là một thái độ tích cực ta có trong khi
    làm công việc phân tích tìm hiểu đó. Cả hai đi đôi với nhau rất tốt.
    Tư duy tích cực là chủ động, dùng thái độ của mình để tạo ra thế
    giới của mình. Thế giới của mình là cơ thể và đầu óc của mình, gia đình
    mình, bạn bè mình, những công việc mình làm, những người mình giao tiếp
    hằng ngày. Mình chủ động tích cực để biến thế giới đó và những người
    trong thế giới đó trở thành vui vẻ hơn và tích cực hơn một tí. Thay vì
    cứ sống theo lối phản ứng?"gặp người vui thì vui, gặp người cau có thì
    cau có?"tức là làm cho thế giới của mình chao đảo từng phút từng giờ,
    thì mình chủ động giữ thế giới của mình an vui tích cực luôn luôn. Điều
    này, trên phương diện triết lý, có thể gọi là duy tâm, tức là dùng tâm
    thức của mình để quản lí mình và môi trường sống của mình đó, các bạn a.
    Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
    Mến,
    Hoành
  3. patituchi

    patituchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    1.586
    Đã được thích:
    1
    ý tưởng thì hay, nhưng lại hơi mang tính lý thuyết, nếu bạn đang minh mẫn, đọc thì đúng, chứ nếu bạn đang rất rầu rĩ, thì ôi thôi, làm sao mấy cái tư duy tích cực kia vào đầu được (nhất là mấy bác đang buồn chuyện tình cảm) úi, đừng ném đá em nhá. keke.
    Tóm lại tư duy tích cực nằm trong câu này (theo tớ thôi nhá):
    SỐNG ĐƠN GIẢN CHO ĐỜI THANH THẢN
  4. man_in_the_snowy_river144

    man_in_the_snowy_river144 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Chuẩn! Không cần chỉnh luôn. Lúc đang bực mình, nhất là chuyện tình cảm thì chả còn tâm trạng nào mà tích với cực nữa. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là trong một số trường hợp thì có thể áp dụng mớ lý thuyết của bác chủ topic vào được. Đấy! Cái gì cũng có 2 mặt của nó mà.
  5. kalique

    kalique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Bạn patituchi và man_in_the_snowy_river144 à,
    Bài viết chỉ giúp ta nhìn rõ vấn đề, bản thân ta và gợi ý cách giúp ta tư duy tích cực, chứ đế tích cực luôn thì cần phải rèn luyện luôn các bạn ạ, từ hành động, ý nghĩ tới tâm thức mỗi ngày. Mình sống tích cực mỗi ngày thì dần dần sẽ có năng lượng tích cực lớn đủ lớn để tư duy tích cực hàng tháng hàng năm và truyền cảm hứng cho những người thân và mọi người.
    Mình không phải tác giả viết bài "Tư duy tích cực là gì?" các bạn ạ. Mình chỉ muốn chia sẻ tích cực với nhiều bạn hơn.
    Chúc các bạn một ngày vui,
    Kalique.
  6. situhocdoi

    situhocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2007
    Bài viết:
    3.962
    Đã được thích:
    1
    FL dặn em 4 chữ...LẠC QUAN_TÍCH CỰC...ko cần quá nhiều lí thuyết mà đi sâu vào lòng ng luôn...
  7. kalique

    kalique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, tất nhiên là thế nhưng mình cũng cần hiểu thấu đáo và làm sao để vận dụng nừa mà. Đôi khi mình muốn vui nhưng lòng vẫn cứ thích làm thơ buồn thì cũng không như ý lắm :)
    Bạn vui va khỏe nhé,
    Ka.

Chia sẻ trang này