1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ góc nhìn văn hóa đến phong cách kiến trúc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 21/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Từ góc nhìn văn hóa đến phong cách kiến trúc

    Có lẽ đa số mọi người Việt Nam ta đều có suy nghĩ rằng nếu trong kiến trúc có cái gì đó gọi là " đậm đà bản sắc dân tộc" thì đương nhiên đó là đầu đao, tỷ lệ mái lớn, rồi không thì cũng hoa văn dân tộc. Cái đó thì không phải bàn cãi gì nhiều vì hiển nhiên là như thế rồi.
    Nhưng nhìn ta rồi lại nhìn người, không lẽ kiến trúc Nhật Bản cũng có mái ngói cơ mà, họ cũng xếp gỗ lên nhau mà không dùng đinh mà. Tại sao nhìn vào các công trình của các KTS Nhật Bản, họ chỉ có mấy cái hình khối hình học đơn giản, mấy cái vật liệu đặc trưng mà sao lại Nhật Bản đến thế kia chứ, không lẽ Phần Lan cứ là nhà gỗ hay sao mà bác KTS của họ vẫn nổi tiếng thế nhỉ, vẫn đậm chất Phần Lan đến thế.
    Vậy yếu tố cốt lõi ở đâu? đó chính là yếu tố văn hóa, tinh thần trong mỗi con người họ được thấm đẫm tinh túy của văn hóa họ. Còn VIệt Nam ta thì có lẽ chưa ai nghiên cứu rằng đặc trưng văn hóa, cái tinh túy của NGƯỜI VIỆT là gì?, nếu hiểu được điều đó có lẽ các KTS chúng ta sẽ có cách nhìn khác hơn, mạnh dạn hơn, văn hóa hơn trong cái gọi là kiến trúc dân tộc.
  2. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi lớn không lời giải đáp Nhiều người cũng đã hỏi câu này tôi cũng chưa thấy ai trả lời , hoặc trả lời thoả đáng. Sao không thấy ai tham gia nhỉ.
  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng thì mình nghĩ mọi người sẽ ngồi lại ngồi bàn xem:
    - Người Việt trước đây có bản chất gì?
    - Bản chất đó đã thể hiện ra kiến trúc thế nào?
    - Người Việt thời nay đang có bản chất gì? Hay? Dở? Có gì mới? Cái gì vẫn duy trì?
    - Trong bối cảnh hiện tại, bản chất đó thể hiện ở đâu?
    - Diễn dịch bản chất đó ra thành ý tưởng thiết kế thế nào? Áp dụng "bản chất" đó vào kiến trúc làm sao?
    Khó quá nhỉ?
    Ơ hay! Nhưng mà việc gì phải làm chuyện đó? Cứ vạch quyển "Cơ sở văn hoá Việt Nam" của tác giả Trần Ngọc Thêm ra, sau đó chọn một nhận định nào đó của ông, rồi chúng mình tổ chức một cuộc thi thiết kế nhỏ theo chủ đề đó. Như thế sẽ thiết thực hơn là ngồi bàn bạc mãi.
    Đứng trước một vấn đề, có ba câu hỏi để trả lời: "What" (cái gì) - "Why" (Vì sao) - "How" (Như thế nào). Tác giả Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu văn hoá chuyên nghiệp (hình như thế) đã trả lời hết hai câu hỏi rồi ("What-Why"). Bây giờ các KTS giải quyết vấn đề "How" còn lại là được.
    Không nên lấn sang lãnh vực chuyên môn của các nhà nghiên cứu văn hoá. Chỉ luẩn quẩn thêm thôi.
  4. NguyenThieu

    NguyenThieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cách nhìn kiến trúc như thế thì không có cái gì là phải, đừng nhìn những cái "thấy" nữa, thử nhìn cái gì "không thấy" xem nào?
  5. NguyenThieu

    NguyenThieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Còn cái văn hoá nó nằm trong mỗi người rồi, học mấy ngày cũng chẳng ra được cái gì đâu.
  6. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo sách: Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam, 1999. Trường ĐHKT Hà Nội- Trung Tâm Nghiên Cứu Kiến Trúc. (nhiều tác giả)
  7. ThanDieuVN

    ThanDieuVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Cho mi`nh hỏi rõ hơn về cuốn sách này? có thể tìm mua ở đâu? NXB nào? xuất bản năm bao nhiêu?.
    cám ơn nhiều.
  8. ivannn

    ivannn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này theo kiểu loanh quanh ....
    Được goblue sửa chữa / chuyển vào 04:23 ngày 26/09/2005
  9. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    " Đậm đà bản sắc dân tộc " là cái gì? Tôi hoàn toàn không thích cụm từ này một tý nào. Những cụm từ như Việt Style hay " Tinh thần Việt " theo tôi hay hơn nhiều . Đã có quá nhiều người bàn về vấn đề này, quá nhiều giấy mực đã bỏ đi, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Trong phạm vi bài viết : " Từ góc nhìn văn hoá " tôi thấy rằng không chỉ tác giả topic này mầ còn rất nhiều KTS và nhiều học giả khác sai lầm khi đem Nhật Bản ra so sánh.
    [​IMG]
    Nói đến văn hoá Nhật không thể không nói đến Shinto. Đây chính là cốt lõi để tạo nên một bản sắc rất riêng của Nhật bản.
    Không có Shinto người Nhật không thể có Samurai hay Kamikaze trong Trân Châu cảng. Chính thần giáo này đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Nhật Bản cũng như bất kỳ một văn hoá khác khi du nhập vào Nhật bản như Phật giáo chẳng hạn.
    Theo tôi được biết Việt Nam được xếp vào cụm 4 nước có văn hoá tương đối tương đồng ở Đông Á là : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản và Việt Nam. Chúng ta có thể thấy ở đây rất nhiều phong tục tập quán trùng nhau như Ngày tết, lễ, tục lệ Lì xì đầu năm...và đặc biệt thú vị bạn có thể thấy chỉ có 4 nước trên mới có kiểu chào khi gặp nhau : " Anh đi đâu đấy ? Ừ "
    Tuy nhiên ta cũng thấy rằng trong 4 nước này thì Việt Nam giống Trung Quốc tới 80%. Nhật Bản khác biệt nhất trong 4 nước. Và một điều rõ ràng văn hoá VN chậm phát triển hơn các nước kia rất nhiều, họ đều có chữ viết từ rất sớm. Một điểm nữa là văn hoá Việt nam không có 1 thần giáo nào kiểu như Shinto hay một học thuyết nào kiểu như Khổng tử nên dễ dàng dung nạp các văn hoá khác khi du nhập vào Việt nam, chủ yếu là văn hoá Trung Quốc.
    Bởi vậy tôi kết luận rằng Kiến trúc của chúng ta gần như không có bản sắc, hoặc nếu có thì không rõ rệt.Một cái mái đao không thể nói hết lên bản sắc. Có chăng là ở chúng ta bắt đầu làm nên.Theo tôi nên thay cụm từ bản sắc dân tộc bằng một cụm từ khác.
    Các bác cho ý kiến ạ
  10. phamhuykhanh

    phamhuykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    0
    --------------------->Quá hay.
    Ở đây chúng ta thử cố tình suy nghĩ nông cạn một chút nhé:
    Ý cái anh viết ở đầu trang là tại sao về mặt hình thức cổ truyền họ có những nét tương đồng nhau nhưng giờ đây Nhật Bản lại vượt hẳn lên phía trước về mặt hình thức như vậy?
    Theo tôi đó là do quá trình phát triển xã hội và khoa học kĩ thuật.Nhật Bản vượt trội tất cả các nước Đông Á.Tư duy của họ đã thay đổi.
    Chơi đế chế nhiều thì cũng không lấy làm lạ lắm.Đầu tiên đều phát triển có nét đặc trưng,rồi sau công nghệ,vũ khí nguyên tử thì đều hiện đại cả.
    Mông lung nhỉ,đành thế vậy.
    Ai vẫn còn bức xúc về vấn đề này thì tôi khuyên ở nhà thủ dâm thôi,không thể lí giải nổi đâu.

Chia sẻ trang này