1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ góc nhìn văn hóa đến phong cách kiến trúc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 21/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    --------------------->Quá hay.
    Ở đây chúng ta thử cố tình suy nghĩ nông cạn một chút nhé:
    Ý cái anh viết ở đầu trang là tại sao về mặt hình thức cổ truyền họ có những nét tương đồng nhau nhưng giờ đây Nhật Bản lại vượt hẳn lên phía trước về mặt hình thức như vậy?
    Theo tôi đó là do quá trình phát triển xã hội và khoa học kĩ thuật.Nhật Bản vượt trội tất cả các nước Đông Á.Tư duy của họ đã thay đổi.
    Chơi đế chế nhiều thì cũng không lấy làm lạ lắm.Đầu tiên đều phát triển có nét đặc trưng,rồi sau công nghệ,vũ khí nguyên tử thì đều hiện đại cả.
    Mông lung nhỉ,đành thế vậy.
    Ai vẫn còn bức xúc về vấn đề này thì tôi khuyên ở nhà thủ dâm thôi,không thể lí giải nổi đâu.
    [/quote]
    Chú nhìn lại hộ anh : ...nhìn từ góc độ văn hoá
    Ở đây anh chỉ muốn chỉ ra rằng quá nhiều KTS, GS, TS ...sai lầm 1 cách trầm trọng rằng tại sao Kiến trúc Nhật Bản có bản sắc mà Kiến trúc Việt Nam lại không làm được. Không làm đuwọc vì nó không có à quên , chưa có... thế thôi
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Để giúp hiểu rõ hơn, có ai cho ví dụ về bản sắc dân tộc của những quốc gia khác thử xem, đặc biệt là những vùng đất "mới" như Hoa Kỳ chẳng hạn. Bản sắc dân tộc của họ là gì? Rồi thì bản sắc kiến trúc của những nơi đó là gì? Có hay không?
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 27/09/2005
  3. anhoiquan

    anhoiquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0


    Cho mi`nh hỏi rõ hơn về cuốn sách này? có thể tìm mua ở đâu? NXB nào? xuất bản năm bao nhiêu?.
    Xem cuốn "Tìm về bản sắc của" Trần Ngọc Thêm-tốt thôi-Nhưng có thể bạn nên xem thêm cuốn
    "Bản sắc văn hoá Việt Nam" của GS Phan Ngọc để có cái nhìn khách quan hơn về bản sắc Văn hoá Việt Nam.
    Bàn về "Bản sắc VHVN trong KT đương đại có lẽ chẳng có gì để nói cả.Nhưng nói như bác PHAM "Bởi vậy tôi kết luận rằng Kiến trúc của chúng ta gần như không có bản sắc, hoặc nếu có thì không rõ rệt.Một cái mái đao không thể nói hết lên bản sắc. Có chăng là ở chúng ta bắt đầu làm nên.Theo tôi nên thay cụm từ bản sắc dân tộc bằng một cụm từ khác"thì thiệt thòi cho cái nền KT nói riêng và nền VH nói chung quá.Có bao giờ bác nghĩ rằng chính cái chẳng thấy gì,hoặc không rõ rệt đó là đặc trưng không nhỉ.Quả thực là nếu cứ săm soi mấy cái mái nhà thì tìm kg ra bản sắc VH thực đấy!
    Ngôn bất tận ý ,mong các bác thông cảm
  4. NguyenThieu

    NguyenThieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Dạ, Bác nào bức xúc thử xem những cái "Không thấy" trong thiết kế kiến trúc như: View(transparent), Circulation, Program hay Light, Wind..Method.... Có khác với những nước khác không ạ, và có là bản sắc không à và có nên giữ không ah, cái vận dụng bản sắc trong kiến trúc là do lỗi của KTS hay là do dân tộc Việt nam không có bản sắc?
    mấy lời mạo muội.
  5. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    giá như bây giờ có bạn nào list đc 1 bản danh mục các công trình kiến trúc tiêu biểu của dân tộc Việt thì hay quá ( nhà ở, chùa, đền, đình ) phải có bột mới gột nên hồ bác ạ..Chắc là cũng hiếm
    Đây là tôi chỉ nêu ra những cái hữu hình, còn vô vàn cái vô hình nữa...Nên bàn chuyện "dân tộc" ở đây chỉ là chuyện dông dài.. Đề tài này thực sự cần nghiên cứu chứ không phải là nói xuông thế này...
  6. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Thật hay là đến bây giờ vẫn có 1 số người quan niệm bản sắc văn hoá dân tộc (ở đây chỉ xét trong phạm vi kiến trúc) là mái dốc ,đầu đao,hay 3 gian hai trái.....Theo tôi đó chỉ là nhìn vào cái ngọn mà quên đi cái gốc vậy.
    Nhìn sang các nước châu Âu chỉ thấy nhắc đến các trào lưu kiến trúc như Phục Hưng hay Hiện đại, Hậu Hiện đại mà thôi chứ k coi trọng nhiều đến bản sắc kiến trúc Anh khác Pháp hay Đan mạch ở chỗ nào. Có chăng chỉ phân biệt sự khu biệt giữa hình thái kiến trúc theo các vùng mà thôi- điều này phụ thuộc điều kiện tự nhiên như khí hậu ,địa hình, lượng mưa....hay phụ thuộc vào vật liệu xây dựng địa phương hay tôn giáo.
    Quay trở lại VN
    VN ngay từ đầu manh nha hình thành 1 nhà nước tập quyền đã phải chịu sự đô hộ của TQ. Từ chữ viết, tôn giáo, phong tục tập quán... chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nước này. Sau này ,từ khi Ngô Vương chiến thắng nhà Nam Hán mở ra 1 kỉ nguyên độc lập thoát ách ngàn năm Bắc thuộc ,Đại Việt dần lớn mạnh và phát triển mở rộng bờ cõi xuống phương Nam .Các nước Chiêm Thành, Chân lạp bị diệt vong và gần như bị diệt chủng .Tuy nhiên nền văn hóa của họ đã ảnh hưởng sâu sắc cho người dân phương Nam đến tận ngày nay. Ngoài ra VN nằm tại vị trí giao lưu nhiều nền văn hoá khác qua con đường thương buôn ,truyền Đạo.....Có thể nói văn hoá VN ngày nay là tổng hợp nhiều nền văn hoá khác nhau đa dạng về chủng loại phong phú về màu sắc tuỳ theo từng vùng miền mà phát triển chứ k mang sự thống nhất. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các hình thái kiến trúc vùng miền trên cả nước.
    Lịch sử 4000(?)năm nước ta là lịch sử dựng nước và giữ nước. VN không may nằm ngay cạnh thằng Tàu mang dòng máu bành chướng từ trứng nước nên gần như k bao giờ ngừng chiến tranh .Chưa kể sự quấy phá của mấy gã tiểu quốc :Chiêm Thành (thời Chế Bồng Nga đã có lần chiếm cả thành Thăng Long) hay Xiêm la (bị Quang Trung đánh chạy cong đít). Rồi lại Đế quốc, Thực dân mò sang "khai hoá" cũng bị đá đít đuổi về.Tuy lần nào chúng ta cũng chiến thắng vẻ vang như hậu quả phải gánh chịu cũng k nhỏ- VN k có công trình mang tầm cỡ đại diện cho nền xây dựng 1 nước :hoặc lo chống giặc ngoại xâm hoặc bị đốt phá bởi chiến tranh hoặc bị sự ngu dốt tàn phá (Tư Hồng phá thành Hà Nội ,phong trào bài phong đập phá chùa chiền...).
    Các công trình cổ đặc sắc nổi tiếng ngày nay còn lại đều mang qui mô nhỏ :từ Kinh thành Huế đến chùa Keo, chùa Tây Phương... đều không đủ Phương diện Quốc Gia
    Như vậy bản sắc văn hoá VN mang tính chất : k đồng nhất đồng thời k có sự nổi bật- Rất tiếc phải nói vậy.
    Mô hình kiến trúc VN như nói ở trên khác nhau trên mỗi vùng miền . các thức xây dựng mỗi nơi 1 khác: miền Bắc khác miền Trung, miền Nam khác cả 2 miền. Mặc dù 1 ngôi nhà dân cả 3 miền đều dựa trên mô hình 3 gian 2 chái hay 5 gian nhưng các hệ kết cấu khác nhau khá nhiều, hình thức cũng khác luôn. 1 ngôi chùa Bắc khác hẳn 1 ngôi chùa Nam cả về bố cục lẫn cách thờ tự (Tiểu Thừa và Đại Thừa).
    Tóm lại : để tìm các chất đậm đà bản sắc dân tộc từ hình thức chẳng khác tìm xương tong quả trứng gà.
    Vậy bản sắc dân tộc đó nằm đâu trong ngành XD?
    Bản sắc đó nằm chính ngay trong bản thân từng công trình : công trình đó nằm trên đất VN hay bất kì đâu nhưng phục vụ cho nhu cầu về đời sống vật chất, tâm linh ,sinh hoạt cộng đồng người Việt -đó chính là bản sắc. Công trình đó phải đáp ứng các điều kiện về thể chất ,tâm lí người Việt một cách tốt nhất ,hiệu quả nhất . Điều kiện này k hề bất biến mà thay đổi theo thời gian ,phù hợp các điều kiện thực tế : điều kiện tự nhiên khí hậu ,môi trường sống và điều kiện tiện nghi kĩ thuật hiện hành .Đồng thời công trình đó phải mang tính kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống làm nên văn hoá VN : kính trên ,nhường dưới , hiếu khách, k quên Tổ tiên ông bà....Điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng điều đó từ lâu đã được dân ta mặc nhiên thực hiện. Dù ở bất cứ nơi đâu ,dù giàu hay nghèo -bàn thờ Tổ tiên luôn đặt vị trí trang trọng tại gian chính .Các bậc Tiền nhân vẫn như cùng con cháu họp mặt, dùng bữa, tiếp khách ...cùng con cháu (Mk: viết đến đây lại nghĩ lại điên tiết cho loại vô học viết truyện Bóng đè mới xuất bản - xin lỗi người đọc).
    Như vậy các KTS VN cứ việc thiết kế vô tư miễn là đúng lương tâm và trách nhiệm (tất nhiên là cả thiết kế phí nữa) khỏi cần lăn tăn về bản sắc. Nếu đạt các tiêu chí nêu trên đặt ra cho mục đích từng công trình (càng đạt càng tốt) là bạn đã góp phần tạo nên bản sắc kiến trúc VN đậm đà tính dân tộc rồi đấy . Quên cha mấy cái mái đao ,chồng giường giá chiêng, rui mè kẻ bảy đi-hãy dành việc đó cho mấy tay nghiên cứu công trình cổ hay phục chế
  7. ChieuOi

    ChieuOi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Có thể tôi hiểu được ý của anh 1223 khi anh viết "đậm đà bản sắc dân tộc" trong ngoặc kép. Tôi không có gì là không thích hay không đồng ý với anh về "cụm từ" nầy và tôi cũng đồng ý với anh arcvubale về term Việt Style.
    Thỉnh thoảng tụi bạn tôi có hỏi: "Ê có tới quán phở XYZ đường NESW ăn thử chưa? Rất là đậm đà phở bắc/nam đấy!" Đúng vậy, ở ngoại quốc mà ăn được tô phở hay tô bún bò "đậm đà" mùi vị quê hương thì còn gì mà sướng bằng. Xin lổi, đang nói về KT mà tôi lại đề cập đến ăn uống ở đây. "Đậm đà bản sắc dân tộc" mà anh 1223 viết làm cho tôi cảm được có mùi hồi ở trong ấy, đó là cái đặc trưng rất Việt, rất basic, rất gần mà các anh từng bàn thảo.
    Mấy người bạn ngoại quốc thích ẩm thực VN thường hay bảo chỉ cho họ cách gọi tên các món ăn thức uống để khi đến quán ăn Việt thì họ order. Cũng như "càfé sữa đá", có người đọc theo rất chuẩn, có người đọc rất khó khăn nên để dễ gọi khi order hơn họ đành gọi "coffee milk in Vietnamese style". Chúng ta có càfé style Việt, Pháp, Ý ...v.v... Càfé thì còn có style nầy style nọ chứ phở thì chỉ có một, Việt Nam.
    Khi được hỏi ý kiến về kiểu dáng của nhà cửa ở VN thì mấy người bạn ngoại quốc từng có dịp đi du lịch sang nói rất khiêm nhường: "Oh, their style are VERY different." Câu nói đó làm tôi liên tưởng đến những ngôi nhà ống ở SG với những cột corinthian column với các cánh cửa gỗ xưa trên sàn marble bóng loáng, nó tạo thành cái mà người ta quen gọi là lẩu thập cẩm, là chaos trong KT ... Xin lổi, chắc tại đói bụng quá nên cứ nói đến ăn hoài
    Có những cái rất gần mà cứ xem ra lại rất xa ...
    P.S. Trên đây là ý kiến 5 su của tôi xin đừng cười tội nghiệp
  8. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
  9. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Anh ơi bản sắc kiến trúc VN đầy ra đấy,tại anh ko chú ý thôi.Cái mà anh vẫn đang thấy hằng ngày đấy,cái lộn xộn,bẩn thỉu,nhếch nhác của bộ mặt đô thị đấy ,hiện nay nó chính là bản sắc kiến trúc VN đấy,có điều mình là người trong cuộc nên khó nhìn ra nó đấy , chứ bất cứ thằng Tây nào đến VN nó cũng nhìn thấy bản sắc này đấy.
    [/quote]
    Rất tiếc những điều anh nói lại là đúng
  10. ThanDieuVN

    ThanDieuVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Những cái mà chúng ta thấy hằng ngày không phải là bản sắc đâu anh ạ. Đó chỉ là bản chất của xã hội nghèo nàn, lạc hậu. Theo như anh nói thì một công trình mang bản sắc dân tộc Việt, hay mang Việt style thì phải lộn xộn, bẩn thỉu, nhếch nhác à?
    Theo tôi hiểu chữ "bản sắc" nôm na nó là cái đặc trưng, cái thuần Việt về cái đẹp, sự tao nhã & tiện dụng mà chúng ta phải đi tìm trong cuộc sống hôm nay.
    Tất nhiên, chắc chắn là không phải đầu đao, mái bảy. . Có thể đi hỏi thêm các kụ chơi chim, cây cá cảnh, trà đạo xem sự tao nhã của người Việt như thế nào phù...Nói tóm lại là đi tìm mệt lắm ... có lẽ cảm xúc sẽ đến lúc nào không biết

Chia sẻ trang này