1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ góc nhìn văn hóa đến phong cách kiến trúc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 21/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin bàn về một vài nét văn hoá của Mỹ và kiến trúc của họ.
    ----------
    Nước Mỹ thành lập chưa đầy 300 năm, nhưng cái văn hoá Mỹ có thể nói đã đi khắp thế giới, từ đồng tiền xanh dến bánh burger. Kiến trúc của Mỹ thật ra đi lên từ văn hoá này rất nhiều.
    [​IMG]
    Chắc cái bạn biết toà nhà này. Đây chính là nhà quốc hội Mỹ, capital hill tại thủ đô Washington. Nếu các bạn nhìn kỹ sẽ thấy nét quen quen. Đúng vậy, toà nhà này có các thi tiết giống giống các kiến trúc La Mã và Hy Lạp.
    Ngược dòng quá khứ, Hy Lạp là nước đầu tiên trên thế giới có chế độ dân chủ ( được ghi nhận qua lịch sử) thể hiện qua thành lập quốc hội, La Mã về sau cũng điều hành theo thể thức này, có vua và quốc hội. La Mã phát triển cực thịnh nhờ bộ máy vua + quốc hội làm việc rất hiệu quả. Câu nói " Mọi con đường dẫn đến La Mã" minh chứng điều đó. Mỹ phát triển và lập quốc dựa trên nguyên tắc dân chủ này, vì vậy, hầu như tất cả các công trình kiến trúc của nhà nước, toà nhà liên bang, toà án, v...v..đều có nét kiến trúc cổ đại, như một nhấn mạnh của tính dân chủ và lập pháp.
    Văn hoá Mỹ là luôn khuyến khích và ghi nhận các nhân tài, vì vậy, kiến trúc Mỹ là nơi lý tưởng cho các KTS trên toàn thế giới thể hiện mình. Khi Mies đến Mỹ và đề ra các cao ốc, ông được chấp nhận, trong khi tại châu Âu, rất nhiều toà nhà ong thiết kế không bao giờ được xây cả. Không chỉ riêng Mies mà sau này vô số các KTS khác đều cố tạo dấu ấn tại đây.
    Đất rộng, tư tưởng tự do phóng khoáng nên các kiến trúc của Mỹ cũng vậy. Nhà nào cũng bự và rộng. Văn hoá xe hơi khiến cho các con đuòng cao tốc thành những phi đạo, bạn nào đến Cali sẽ khá choáng khi thấy đường cao tốc 8 làn xe mỗi bên. Vì đường quá rông nên ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, cứ xây duờng cao tốc như mạng nhện.
    Điểm tôi đặc biệt thích văn hoá Mỹ là tính thích chinh phục và say mê nghiên cứu. Hằng năm, có hàng trăm sản phầm kiến trúc ra đời. Xây nhà bên Mỹ đơn giản đến nỗi chị tôi cũng biết trét tường và làm trần nhà. Các sản phẩm được làm tiện dụng tối đa. Tôi đã thấy một lô nhà chỉ xây chưa đầy 2 tháng. Nhìn người mà ngẫm đến ta, nghĩ đến các chung cư bị rút ruột mà đau lòng......
  2. anhoiquan

    anhoiquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0

    Anh ơi bản sắc kiến trúc VN đầy ra đấy,tại anh ko chú ý thôi.Cái mà anh vẫn đang thấy hằng ngày đấy,cái lộn xộn,bẩn thỉu,nhếch nhác của bộ mặt đô thị đấy ,hiện nay nó chính là bản sắc kiến trúc VN đấy,có điều mình là người trong cuộc nên khó nhìn ra nó đấy , chứ bất cứ thằng Tây nào đến VN nó cũng nhìn thấy bản sắc này đấy.
    Những cái mà chúng ta thấy hằng ngày không phải là bản sắc đâu anh ạ. Đó chỉ là bản chất của xã hội nghèo nàn, lạc hậu. Theo như anh nói thì một công trình mang bản sắc dân tộc Việt, hay mang Việt style thì phải lộn xộn, bẩn thỉu, nhếch nhác à?
    Theo tôi hiểu chữ "bản sắc" nôm na nó là cái đặc trưng, cái thuần Việt về cái đẹp, sự tao nhã & tiện dụng mà chúng ta phải đi tìm trong cuộc sống hôm nay.

    Đồng ý với bác Thanđieu.Mình cũng nghĩ như bác vậy.
    Ỏ thời điểm này,cũng theo dòng ý thức của cả thế giới,nhận thức của chúng ta cũng kg khác mấy.Theo thiển ý,Chủ nghĩa Hậu hiện đại bây giờ dường như xuất hiện ở mọi ngõ ngách của cuộc sống.Các layer ý thức chi phối rất nhiều đến nhân sinh quan của mỗi chúng ta,mà các layer đó xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng kg ít đến cách nhìn nhận Văn Hoá Dân Tộc.
    Lan man cũng có lí do các bác ạ.Bây giờ khối người ngồi cười chúng ta khi nói về vấn đề VH đấy.Với họ đây là chuyện vô bổ,chi bằng để thời gian đi kiếm tiền sướng hơn.Đấy cũng là 1 hiện tượng XH thôi,kg trách họ!

    Bây giờ người ta làm nghệ thuật theo kiểu độc đoán.Dĩ lẽ là xưa nay ai cũng muốn bằng cách nào đó đưa được cảm xúc của mình đến với người khác nhưng bằng cái cách bất chấp các nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản,các giá trị kg hề thay đổi theo thời đại,thì quả là đáng sợ thật.Tôi thấy mấy cái Sắp đặt hay Trình diễn đúng là hay thật,nhưng nếu làm như bon Tây thích gì làm nấy xem ra kg ổn lắm với tư duy thẩm mỹ của người Việt mình.Người Việt ta thưởng thức thẩm mỹ nhẹ nhàng và ý vị lắm cơ
    Kiến trúc cũng thế thôi. Bây giờ cứ vin và cái Đương Đại mà nện vào đó hàng lố đồ seconhand của người ta vứt ra.
    Ngay chính tôi cũng đang đau đầu với 1 cái đồ án làm bảo tồn 1 trong những thành Vauban hiếm hoi còn sót lại ở miền Trung,Thành Điện Hải TP Đà Nẵng.Chả hiểu các bác lãnh đạo TP và Văn Hoá nghĩ sao mà đặt ngay cái công trình Bảo tàng TP to tổ chảng ngay trong thành,biến cái thành mà cụ Nguyễn Tri Phương tử thủ ngày xưa thành cái : nói nhẹ là tường rào mà nói hơi quá chút, là cái bó nền cho công trình.Làm VH thế đấy,KTS nào mà thay đổi được đâu,họ có thèm nghe đâu mà tư vấn.Hô hào để bảo vệ thì bị họ cười còn đỡ,mà bị đồng nghiệp làm quản lí QH cười mới đau.Mà dường như cảm thấy chưa ép phê lắm nên cắm thêm 2 nhà cao tầng đằng trước và bên hông ,mỗi con xấp xỉ 20 tầng (vì mình là đô thị loại 1 mà,phải có nhà cao tầng chứ) Đẹp mặt chưa !!!??Khi nhận đồ án thì cái bảo tàng đó đang xây nửa chừng,tầng 2(dự kiến 3 tầng).Đề xuất đập đi thì khó,thôi thì chìu em tí,đề xuất xây nhỏ lại thôi để làm điện thờ cụ Nguyễn Tri Phương và là bảo tàng của Thành Điện Hải thì bị bảo là thằng này nhiều chuyện quá.Bực mình quá bỏ đồ án luôn kg thèm làm nữa nhưng vẫn ấm ức lắm.
    Thế đấy ,xem ra làm VH nói chung và VH trong KT nói riêng thì cũng phải bắt đầu từ cái việc xây dựng lại(phục hồi) cái mặt bằng VH vốn có trước đay của ta cái đã.Mà dường như phải bắt đầu từ con người trước tiên.Dĩ nhiên có Văn Hoá thì mới biết Bản Sắc ở đau để mà giữ,để mà làm.
    Dài dòng quá,các bác thông cảm.Miễn chấp.!!Đa tạ!!!Cúi đầu chờ ý các cao nhân.
  3. highrisebuilding

    highrisebuilding Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, kiến trúc Mỹ là thiết kế theo lối thực dụng. Tôi không nhìn kiến trúc Mỹ trên một bối cảnh thời gian nhất định, mà tôi sẽ nhìn nó một cách toàn diện. Bởi vì một đất nước hưng thịnh suốt mấy tram nam, người Mỹ quên đi cái gì là "tiết kiệm, cân bàng". Ý tôi ở đây là vấn đề nang lượng, nhà của Mỹ tuy to, lớn nhưng không lưu tâm đến vấn đề nang lượng, xe hơi Mỹ cũng vậy. Còn nhác đến hệ thống đường cao tốc ở My thì chỉ thêm buồn, đó là nguyên nhân gây ra những khu Downtown chết của các thành phố Mỹ. Tại sao các KTS nổi tiếng sau khi học xong tại Mỹ, một số lớn đã sought out đến một nước khác để tìm một sân chơi thú vị hơn cho đúng nghĩa của Kiến trúc. Tại sao Norman Foster, Buckminster Fuller lại tìm sự cảm hứng (inspiration) từ những thế hệ KTS trước của Mỹ, nhưng lại không phải là thế hệ KTS- hay là Kiến trúc của Mỹ thời nay ? Tại sao những công trình tầm cỡ ở Mỹ lại do những KTS châu Âu đảm nhiệm (mạc dù họ đã học và tốt nghiệp ở Mỹ). Tại sao vậy? Có phải chang Mỹ chỉ là nơi để kiếm tiền chứ không phải la sân chơi theo đúng nghĩa của Kiến trúc

    Highrisebuilding
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Có thể hiểu thêm một phần bản sắc dân tộc VN qua tham khảo sách:
    Chu Quang Trứ, 2003- Kiến Trúc Dân Gian Truyền Thống Việt Nam, Hà Nội
    Hoặc một số sách khác của Chu Quang Trứ, Nguyễn Khắc Tụng,...
  5. ChieuOi

    ChieuOi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    [
    Tôi tin anh! I believe you!
    Tôi có thể hiểu được chút nào cảm giác của anh. I can feel your pain
  6. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Chào nhadangmoccao, hihi...
    Nhờ bạn giải thích cho tôi phần downtown chết nhé. Trước kia tôi củng có một tranh luận về vấn đề này với các bạn học. Nhân tiện bạn nói vì sao văn hoá Mỹ ảnh hưởng đến nó. Chuyện bạn thắc mắc có đăng tren Arch Record số gần đây, để tôi lục lọi xem thử...
    thân,
  7. highrisebuilding

    highrisebuilding Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bác nên kiếm cuốn "City life" của Witold Rybczynsky để tham khảo (Hình như có lần tôi có nhác trên diễn đàn rồi, sách cũng không dày đâu, đọc cũng dễ hiểu). Vấn đề tôi đưa ra có dang trên cuốn Architecture (đã lâu tôi quên số báo), còn có đang trên Architectural Record hay không thì tôi không biết. Nếu bác muốn tranh luận với tôi về các vấn đề của Kiến trúc, tôi lúc nào cũng hân hạnh, và cũng còn tùy thuộc vào thời gian nữa. Nhân tiện chúng ta đang nói về van hóa, không biết bác có biết không chứ ở Mỹ, nếu gọi sai tên( hay sửa tên) người khác là thiếu tế nhị đấy (mạc dù đây chỉ là diễn đàn online). ...
    ".....và một ngày, Michelangelo chợt bừng tỉnh giấc, ông tự hỏi tại sao ông đã bỏ những tâm tư vào những phiến đá......."
  8. anhoiquan

    anhoiquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0

    ".....và một ngày, Michelangelo chợt bừng tỉnh giấc, ông tự hỏi tại sao ông đã bỏ những tâm tư vào những phiến đá......."
    [/quote]
    Cho mình hỏi thăm tí,hiện giờ các bác KTS bên ấy có còn quan tâm nhiều đến Frank Loyright ? Có thể cho mình 1 số Link để tìm tư liệu về bác Frank ? Có lục lọi trên mạng nhưng cũng kg được như ý lắm. Sách cũ bên đó chắc có nhỉ,có đắt lắm kg?Nếu có chỉ chỗ mình nhờ người mua giúp.Thank
  9. Zeichenkohl

    Zeichenkohl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em có quan điểm kiến trúc là phục vụ con người và các hoạt động sống của con người, vì thế tâm điểm của kiến trúc là người sử dụng không phải là kiến trúc sư. Xây dựng nên một ngôi nhà phù hợp với phong cách sống của người Việt Nam, có cuộc sống gia đình còn tương đối gắn bó hơn đa số các nước hiện đại khác, phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng nhiệt đới gió mùa, phù hợp với mật độ dân cư đặc biệt không đồng đều... theo em đó là một ngôi nhà đậm đà bản sắc dân tộc . Bởi trong thời buổi hiện đại này, những kiến trúc cổ truyền, hay những chi tiết kiến trúc cổ truyền tỏ ra không còn phù hợp nữa. Những giá trị vật thể (và phi vật thể) đó nên lưu giữ trong bảo tàng thì phù hợp hơn.
  10. ChieuOi

    ChieuOi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Có rất nhiều web links nói về người KTS tài hoa "nghệ sỹ" nầy, nhưng chỉ có 2 links dưới đây là tôi thỉnh thoảng vào xem vì tự nghĩ nó đơn giản mà đầy đủ khi nói về các sáng tác của Frank Lloyd Wright.
    http://www.geocities.com/allwrightsite/#contents
    http://www.peterbeers.net/interests/flw_rt/flw_roadtrip.htm
    Sách viết về ông Wright có rất nhiều và hầu như tất cả các tiệm sách phổ thông đều có bán. Thỉnh thoảng tôi thấy họ sale ở Barns & Noble, Borders, Book Soup ở gần nơi tôi cư ngụ cũng rẻ. Hay là anh nhờ người quen đến đó xem sao. Còn về câu hỏi của anh "hiện giờ các bác KTS bên ấy có còn quan tâm nhiều đến Frank Loyright ?" thì chắc nhờ các anh KTS khác trả lời
    Good luck!

Chia sẻ trang này