1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ góc nhìn văn hóa đến phong cách kiến trúc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 21/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Tao-Lzu có câu nói: " The way to know is to forget" Các bác hiểu câu này thế nào thì hiểu!
    Theo bản thân tôi, có lẽ đừng quá quan tâm nhiều bản sắc văn hoá Việt Nam khác biệt hay có đặc trưng gì khác so với các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản. Hay chú ý đến cái gì hình thành nên bản sắc văn hoá sẽ tốt hơn.
    Sự thích nghi của kiến trúc tuỳ theo điều kiện từng nước tạo ra những đặc trưng riêng kiến trúc của mổi nước đó. Mỗi vùng có một điều kiện sống riêng, khí hậu riêng, phong tục tập quán riêng,... những điều đó tạo cho kiến trúc mang bản sắc văn hoá riêng để thích nghi với những điều kiện đó.
    Ví dụ như ở Việt Nam, khi nói đến nhà các dân tộc như Thái, Tày,... là nghĩ ngay đến nhà sàn-đặc trưng riêng của dân tộc đó. Nhà sàn có thể xem là kết quả của sự thích nghi, trành lũ lụt, rắn rết, thú dữ cũng như phù hợp với lối sống phong tục của dân tộc đó.
    Nhà dân gian VN có đặc trưng là mái thấp, dốc, cửa sổ đều có lanh tô,... cũng là sự thích nghi với khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng mưa nhiều,......
    Chùa cũng thế, đạo Phật chia làm hai tông chính,Bắc tông truyền giáo ở các nước như Trung Quốc, Bắc Việt Nam..nơi có nhiều đạo khác như Khổng, Tử,... không phải quốc giáo, vì thế áo sư phải chuyển màu tro (bởi màu vàng dành cho vua). Đối tượng truyền đạo chính là quần chúng. Còn Nam Tông thì ở các vùng như Thái chẳng hạn, được xem là quốc giáo, áo sư màu vàng, đối tượng chính trước hết của Phật giáo là tầng lớp quý tộc. Vì thế kiến trúc chùa của 2 tông này khác biệt, một bên thì chùa thường được trát vàng, gờ hoa văn diêm dúa tỉ mĩ cầu kì, một bên rất giống với nhà truyền thống, gần gũi với lối sống bình dị của người dân. Đó có thể xem là sự thích nghi để tạo ra nhưng đặc trưng riêng. Nhưng đặc trưng đó góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi vùng.
    Có thể lấy ví dụ khác như nhà truyền thống Việt Nam thì nhỏ, bước cột ngắn, không quy mô to lớn nhà nhà Trung Quốc. Bởi có thể do gỗ trong tài nguyên rừng VN có thời gian không bằng mấy nghìn năm tồn tại như rừng của Trung Quốc. Lối sống tam đại...của Trung Quốc tồn tại trong nhà 3 đến 4 thế hệ. Viêt Nam cũng thế nhưng thường ít hơn.
    Các chi tiết hoa văn, hoạ tiết gờ phào ở đầu đao, timber... nhìn có thể giống nhau nhưng thực chất có sự khác biệt. Bởi nhưng chi tiết đó chính là ý thích của chủ nhân. Chi tiết con rồng ở cung đình là ý muốn của chủ nhân mà ở đây là vua muốn thể hiện cái tôi của mình, thể hiện sức mạnh của mình.....đều là rồng nhưng có nhiều loại rồng khác nhau theo mỗi thời đại.
    Có những ví dụ khác nữa như biệt thự Pháp ở Việt Nam (ko nhầm nhà giả Pháp!) Cũng xem là kết quả của sự thích nghi đối với điều kiện cụ thể ở VN.
    Trong cuộc sống hiện đại, bảo kiến trúc dân gian không phù hợp, giá trị phi vật thể gì gì đó .....nên chỉ là triển lãm trong bảo tàng... Nhưng biết đâu đấy, những căn nhà hiện đại, đầy đủ tiện nghi được các builders xây dựng lên để đáp ứng nhu cầu sống, respond với môi trường khí hậu cũng là đang vô tình (hoặc không) ứng dụng một phần giá trị (Giá trị phi vật thể ở đây, một phần nào đó chính là sự ứng dụng phong thuỷ: Hệ thống kết cấu gỗ, cửa trong nhà truyền thống có kích thước dựa vào kích thước của chủ nhà-giá trị phi vật thể; nhưng kích thược đó cũng dựa vào phong thuỷ-như sử dụng thước lỗ ban để xác định kích thược cửa...) nào đó đã hiện hữu từ nhà truyền thống?????
    Builder cố gắng thiết kế, xây dựng các công trình đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, thích nghi phản ứng lại với các điều kiện ở từng vùng cụ thể...... thì tự bản thân công trình sẽ tạo ra những đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá cho vùng đó rồi. (Không cần biết nhiều bản sắc văn hoá là như thế nào, ra sao để khi thiết kế những công trình mang đậm bản sắc văn hoá sẽ bị ảnh hưởng của những kiến thức đó làm rào cản).
    Được Kts_june sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 01/10/2005
  2. TadaoAndo

    TadaoAndo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Các anh biết Tadao Ando không?
    Tôi thich ông ta về cả kiến trúc và con đường đi của ông ta. Tôi cho rằng ông ta là mẫu người của thực hành, tiếp cận mọi thứ bằng cảm xúc của con người. Bản thân ông ta đã nói tronh cuộc phỏng vấn rằng ông ta đã thiết kế và xây dựng như vậy vì trước tiên ông ta với tư cách là 1 người Nhật bản. Câu nói này đã hàm chứa ý nghĩa sâu xa của thứ tạo nên nghệ thuật làm lay động lòng người đó là văn hoá và cảm xúc của con người! Ông ta là một người yêu nước và nghệ thuật.
    Còn chúng ta?
    Tất nhiên chúng ta đang ở trong một thời kỳ khác, phải đón đầu để bắt kịp sự tiến bộ của thế giới. Chúng ta cần phải gấp gáp hơn. Nhưng có lẽ dù ít hay nhiều chúng ta đều bị ảnh hưởng của nền giáo dục giáo điều và sáo rỗng. Nhiều khi đối với chúng ta lí thuyết đã là đủ! Và tôi thấy rằng số nhiều trong chúng ta vẫn còn như vậy!
    Hãy nhìn lại xem Ando đã làm gì khi còn trẻ?
    Ông ta tiếp xúc với những người làm mộc, làm thợ xây ở chỗ ông ta ở. Ông ta thường xuyên nói đến cảm giác và sự say mê của ông ta như thế nào. Những ngôi nhà tranh sáng tranh tối điển hình, cây xanh, đường phố, gạch ngói,... mọi thử đã cuốn hút Ando! Ando đi khắp các nơi quan trọng của Nhật bản để tìm ttrực tiếp cảm nhận về những công trrình kiến trúc, không gian nội thất truyền thống của người nhật: chùa chiền, trà thất... và cả ở nước ngoài: Hy lạp, La Mã, Ai cập, Italia, Mỹ... để xem thế giới họ làm gì. và quan trọng hơn xem cảm giác lúc ở đó thế nào, trông nó ra sao.(Tay sờ, mắt thấy, tai nghe. Sau khi trở về ông mở văn phòng nhỏ ở OSaka để bắt đầu thử nghiệm các thiết kế của mình với các công trình nhỏ.
    A, khat quá!
    Tôi còn muốn nói thêm về thần tượng một chút nhưng hết giờ rồi! Tôi sẽ còn tiếp!
    Bắt tay vào làm đi, đừng nói nữa!
  3. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    chào highrisebuilding,
    Đúng là văn hóa Mỹ không nên tự ý sửa tên nguời khác, nhưng theo văn hoá Việt thì cách sửa tên cũng có thể như cách gọi thân mật giữa những nguời bạn với nhau. Mong bạn hiểu, tôi không có ý gì cả. Hôm nào tiếp tục trao đổi nhé...
    thân,
  4. hongbach_arch

    hongbach_arch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bản sắc ?
    Theo các bạn. Điều gì hình thành nên bản sắc ?
    Vậy trong kiến trúc Việt Nam Cái gì được gọi là dân Tộc ?
    Dân tộc. Vâng Dân tộc có thể ló ra từ ngôi nhà mặt phố 2-4m rộng 4-6 m chiều dài không ? Chắc là không vì cái gọi là văn hoá . văn hoá có hay không là ở đấy đó các bác ạ, Rồi hàng nghìn năm sau khi nó cũ nát người ta lại coi đó như là một chút VH truyền thống của người Việt Giai đoạn này ( Cái giai đoạn mà người ta đang coi như có một bước khủng hoảng trong sự kết nối giữa Kiến trúc cũ và mới )
    nếu tôi không nhầm thì ở ngay cả những thành phố lớn của Nhật Bản mà bác 1223 đã nói. Thì ngoài những không gian rất nhật cũng tồn tại những hệ thống công trình hiện đại chả khác gì kiểu như tây âu đâu bác. Hoạ chăng ở đấy chỉ có cái gọi là vài ba khu có vẽ tàm tạm cái chất nhật bản truyền thống ấy. và ngay VN nhà ta đây cũng vậy . Dâu có khác mấy . Nhiều khi các bác cũng phải biết tự hào đôi chút sau đấy hẳng quay lại chửi mình, chửi vì nhìn thấy nó bị biến dạng, chửi vì thế hệ này chưa thể làm gì được ? Hay là bản thân người đặt vấn đề cũng chỉ biết nêu lên thế. Những người tham luận trên này cũng chỉ có vậy.
    Ấy chớ ! tôi không có ám chỉ các bác. vấn đề tôi đặt lên đây là cả thế hệ những người đã và đang làm nghề KTS trong đấy tôi cũng là một thành phần của cái gọi là tổ hợp này đấy các bác ạ. Đau nhưng cũng đành phải chửi mình trước. Biết làm sao được khi mà cái xã hội này cái gì cũng Cần đến TIỀN. Những Ctrình QG cũng bị đục khoét, rồi đến cái bé tí teo nhất là Nhà dân cũng vậy. Thử hỏi mấy bác làm nghề KTS có cái gọi là lương tâm khi sao chép hàng loạt, hàng loạt những tác phẩm thối Nát. Hình như không thối nát mà chỉ nên dùng từ Chệch.
    Ờ Hơ Cũng hay, cũng đáng để thế hệ nghìn năm sau nhìn lại, lúc đấy tụi KTS thế hệ ấy sẽ trầm trồ rằng. "Văn Hoá - Bản sắc VN thời kỳ ấy đấy ... đáng để học hỏi thật"
    Vậy Văn hoá là gì ? Nói như người nông dân thường nói . Văn hoá là cái tồn tại từ ngàn đời đến giờ mà chúng ta luôn tôn sùng và coi trọng nó ? Vậy Ai sẽ là người coi trọng điều hôm nay ?
  5. Caysaucuocbam

    Caysaucuocbam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    M@
  6. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tớ chỉ nghĩ là tính cách và tập quán sinh hoạt (custom) (không nói về truyền thống - tra***ion đâu nhé!) của người Việt Nam thể hiện ra trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, và thể hiện ra trong kiến trúc dưới ảnh hưởng của môi trường địa phương. Đó là Việt Style. Và tương tự có Nhật Style, Lào Style, ChinaStyle, Somali Style ... và đại loại như thế.
    Và theo mình nghĩ thì sẽ dùng cái Viet Style để sau một khoảng thời gian thật dài, ta xây dựng nên cái "Nền kiến trúc đậm đà chất dân tộc Việt". Ừ lúc đó thì gọi cái "Chất" đó là "bản sắc" chắc là được nhỉ?
    Nói chung là "Xây dựng một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" là cái mục tiêu nằm ở ... vô cực. Vô cực thì cần đấy, nhưng mà khó thấy, khó đánh giá, khó định hình, chỉ biết hình dung là nó "đẹp", và có lúc được bàn tới nhiều hơn những công việc cụ thể trước mắt.
    Thôi, tiếp tục ...
    Mở ACAD 2000 lên, bây giờ mình vẽ một cái đường thẳng nằm ngang nào ....
  7. thietbeo

    thietbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    tại sao kiến trúc đậm đà bản sắc là ko thể?em nghĩ là hoàn toàn có thể .Hiện nay xu hướng của các KTS:nói đâu xa ngay trong giới sinh viên đây thôi lúc nào cũng bị ảnh hưởng phong cách kiến trúc nước ngoài với những hình khối linh tinh beng hết lên mà ko chú ý gì đến những công trình của viêt ta.
    hix em mới làm đồ án k1 thôi nhưng em là người dân tộc THái và em yêu cái gì đó thuộc về dân tộc em.tại sao trong các công trình của sv trường DH kiến trúc lại ít công trình mang đậm chất dân tộc đến vậy?em ko lý giải được nhưng theo em hiểu hình như mọi người đang chạy theo cái gọi là"Thời đại"ko lẽ để cho một nền kiến truc đậm chất việt bị lãng quên hãy làm gì đó đi chứ để em con học tập theo.em thích cái gì đó hiện đại nhưng vẫn mang phong cách việt .theo em là đem lại cai phong cách đó bằng cảm giác hay tinh thần cho người sử dụng công trình để khi họ ở trong công trình đó họ thấy được những nét hiện đại nhưng ko làm mất đi cái cảm giác wen thuộc vống có ko nhất thiết phải là cái gì nhìn thấy,sờ thấy.nói thực là phong tục tập quan của người việt em ko nắm được bằng các anh(em đảm bao những công trình hay những nét tinh hoa của dân tộc em em bít gần hết)rất mong được chỉ giáo hơn là một lời nhận sét suông
    hix em mới là sv năm thư2 với đồ án đầu tay có gì ko phải mong mọi người bỏ wa nhé
  8. ChieuOi

    ChieuOi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ ngoài những projects trong trường, bạn nên design thêm những "tác phẩm" của riêng bạn, theo ý bạn để trau dồi your creativity. Khi nào có dịp thì phát huy. Mong sẽ thấy được những designs của bạn sau nầy. Good luck!
    Yes, I agree!
  9. TadaoAndo

    TadaoAndo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục về Ando.
    Ông bắt đầu thiết kế những ngôi nhà nhỏ, những cửa hàng mặt phố. Một trong các công trình có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp của Ando là ngôi nhà Azuma. Chắc nhiều người biết công trình này, đó là một ngôi nhà lô đúng nghĩa. Ando đã nhận được giải thưởng của hội nghệ thuật Nhật bản về công trình này. Mặc dù quy mô nhỏ nhưng nó thể hiện tư tưởng hết sức sâu sắc của Ando trong thiết kế gắn với văn hoá, tập quán, môi trường của người Nhật. Khu đất xây dựng hình chữ nhật được chia làm 2 khối nhà 2 tầng nối với nhau bằng nhà cầu qua cái sân ở giữa. khoảng trống này là không gian trung tâm của ngôi nhà. Điều đặc biệt là cái sân không có mái che, nhà cầu cũng không. Để lên tầng 2 thì leo qua một cái cầu thang không có tay vịn và dốc 45 độ bố trí bên cạch cái cầu. Mặt tiền ngôi nhà không có cửa, chỉ có duy nhất 1 cái cửa nhỏ để vào. Ando muốn tạo ra một không gian tách biệt với đô thị sau khi về nhà và đưa con người tiếp xúc tối đa với thiên nhiên: mưa, nắng, gió...Khi trời mưa bạn đi từ phòng khách ra phòng ăn phía sau hay lên tầng 2 để ngủ qua cái cầu thang không có tay vịn có lẽ bạn cần phải dùng ô. Nếu thời tiết thay đổi thì bạn sẽ cảm nhận được thiên nhiên rất rõ khi sống trong không gian này.
    Ando nói rằng chỉ có thể thiết kế như vậy ở Nhật. Người Nhật sống gần gũi với thiên nhiên, có khả năng chịu đựng rất cao. Sẽ rất khó chấp nhận một sự bất tiện như vậy ở Châu âu. Chính là Ando thiết kế ra nó cho 1 người Nhật.
    Câu chuyện này nghe ra thì có vẻ không có gì mới mẻ, nhưng theo quan sát của tôi thì thấy rằng Ando đặt ra những vấn đề trong thiết kế rất thực tế và cụ thể. Thiết kế thích ứng với hoàn cảnh, tập quán, văn hoá và môi trường sống của người Nhật. Tôi nghĩ rằng Ando đã có những khái niệm rõ ràng về người Nhật: tính cách điển hình, tập quán, truyền thống...môi trường, khí hậu....và nắm bắt sự phát triển văn hoá, kinh tế qua những thời kỳ khác nhau của nước Nhật.
    Qua đây tôi muốn trao đổi với các bạn rằng: Ando đã có những triết lí, quan điểm, khái niệm rất cụ thể, rõ ràng trong thiết kế của ông về các giá trị văn hoá. Để có nét văn hoá dân tộc trong kiến trúc Việt theo tôi chúng ta hãy bắt đầu từ việc nắm bắt những thói quen, tập quán, tính cách, truyền thống của con nguời Việt qua quan sát của mình, cảm nhận nắng, gió, mưa...của thiên nhiên xung quanh, nói chung là những điều rất cụ thể.
    Hãy để cho cảm xúc lên tiếng!Ai đó sẽ thấy say mê trong công trình mà bạn sẽ thiết kế.
    Có ý kiến gì không bạn?
    BB
  10. thietbeo

    thietbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    em thay nguoi viet ta lam nha rat thích có cái gì đó liên wan đến "nuoc "
    đó có thể do phong tục tạp wan "nghề trồng lúa nước lâu năm"
    hoac do tin ngưỡng người việt wuan niệm nước được coi như là phần âm còn mặt đất là dương
    ngoài ra nó còn phu hợp với khí hậu của nước ta
    em rất thích kiểu kết cấu mái dốc chuyền thống tại sao chúng ta ko đưa nhưng cái sẵn có wen thuộc với người việt vào trong kiến trúc em thấy rất nhều công trình ở việt nam đã làm được điều này .tiếc là em ko bit post ảnh lên mạng ko thì em cung có thể cho các bác thấy mấy cái công trình mang phong cách việt nam với kiểu mái dốc.hêhhhhêc
    em rất mong các bác thảo luận thêm cho mọi người bít nhều hơn về kiến trúc của người việt ta

Chia sẻ trang này