1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ góc nhìn văn hóa đến phong cách kiến trúc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 1223, 21/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duduuong

    duduuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với hầu hết nội dung bài post của bạn khoinguyen_kts ở trên. Tuy nhiên trong ví dụ cuối cùng được dùng là làm giả kết cấu gỗ bằng BTCT thì tôi thấy không phù hợp.
    Khi chúng ta nói về một phương pháp tạo hình, tạo không gian trong kiến trúc thì có lẽ nên nhớ rằng chúng có thể thiên biến vạn hóa. Cũng là một thao tác (tạm gọi là thế bởi thực ra nó phức tạp hơn) và thậm chí là cùng mục đích nhưng với tư duy và trình độ khác nhau có thể đem lại kết quả hoàn toàn khác nhau.
    Xin lỗi nói hơi dông dài. Mời các bác xem ví dụ ở bảo tàng lịch sử. Tôi thấy là việc giả kết cấu gỗ ở đây hoàn toàn không vô lý về mặt mỹ thuật cũng như kỹ thuật. Thế còn ý nghĩa của nó thì tất nhiên là nó mang ý nghĩa khác nhưng tuyệt nhiên không phải là mất hết ý nghĩa.
    Trở lại về việc các thao tác, thủ pháp. Tôi nhận thấy là người Nhật (có lẽ hơi nhàm chán khi lại tiếp tục câu chuyện với những ý liên quan đến Nhật Bản nhưng mong các bác thông cảm) có cái nhìn về các khuynh hướng trong kiến trúc rất rõ ràng. Rõ ràng đến mức cho dù họ có tiếp thu cái gì đó ở đâu hay nghĩ ra cái gì đó mới thì tự những thứ đó đã có sự chăt chẽ và độc lập nhất định. Trong kiến trúc của họ các khía cạnh khác nhau được xem xét và giải quyết theo những cách khác nhau nhưng không phải là riêng rẽ và ko phụ thuộc vào nhau. Chúng bao gồm cấu trúc, không gian, hình khối, vật liệu và họa tiết trang trí. Có thể thấy các công trình của họ thường chỉ coi một trong các khía cạnh trên làm nội dung chính và tất cả những thứ còn lại phải xoay quanh cái hạt nhân đó. Và để đưa vào công trình yếu tố truyền thống, dân tộc có thể chỉ cần đưa vào trong cái khía cạnh chính nhất đó.
    Có thể các bác thấy nó phức tap nhưng thực tình nó lại là một cách tư duy vô cùng đơn giản và rõ ràng. Chúng ta (ngay kể cả những người không đồng ý với chủ nghĩa less is more) chắc đều sẽ đồng ý rằng khi ta mong đưa vào công trình quá nhiều thứ thì kết quả nhận được lại tiến tới 0. Nếu kết hợp điều này với suy nghĩ rằng một công trình trước hêt phải có tính logíc hoàn chỉnh (trong ý tưởng, trong giải quyết các vấn đề công năng, mỹ thuật kỹ thuât) thì có thể thấy là việc khai thác lại các giá trị truyền thống nhất định trong kiến trúc trước hết phải đi từ sự phù hợp của những giá trị đó trong tổng thể và chi tiết của công trình. Nếu không giải quyết đươc mối quan hệ này e rằng sẽ lại ra những sản phẩm mà bác nào đó gọi là cháo, hay cái gì đó đại loại tương tự.
    Đã hơn một lần ở trên các bác có ý đại loại là có thể không cần chú ý đến các chi tiết, đến những sự rườm rà của các yếu tố kiến trúc truyền thống (xin được tạm gọi là thế) mà hãy tập trung vào thiết kế thật phù hợp trong điều kiện cụ thể và yêu cầu cụ thể của công trình có tính đến các yếu tố phi vật thể như tập tục, thói quen ? Quan điểm đó về khía cạnh nào đó tôi cho là đúng. Tuy nhiên nếu chúng ta nghĩ ngược lại thời gian thì chính những giá trị vật thể (mà bây giờ đã cổ lỗ và có nhiều khi không phù hợp) lại là hiện thân ít nhiều của những yếu tố phi vật thể kia. Thế nên e rằng mối quan hệ giữa chúng không đơn giản và chúng ta cũng không nên chỉ quẳng chúng vào bảo tàng vĩnh viễn. (Xin nói thật là nếu có bảo tàng thực sự dành cho những vật đó thì việc cho chúng vào bảo tàng lại là rất có ý nghĩa đấy)
    Cuối cùng thì tôi cũng chỉ có một ý ngắn gọn thế này. Hãy cứ đam mê tìm hiểu văn hóa Việt, kiến trúc Việt đi. Chúng hoàn toàn có thể được sử dụng và đem lại cho công trình của bạn những giá trị hết sức đáng kể. Tuy nhiên khi đưa những chi tiết, yếu tố hay cái gì thuộc truyền thống vào công trình của mình thì hay đưa vào bằng cái đầu, bằng những suy nghĩ kỹ càng và kỹ thuật phù hợp.
    Thế thôi, mong các bác góp ý
    [​IMG]
    Được duduuong sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 09/06/2007 [​IMG]
    Được duduuong sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 09/06/2007
    Được duduuong sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 09/06/2007
    Được duduuong sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 09/06/2007
    Được duduuong sửa chữa / chuyển vào 19:42 ngày 09/06/2007
  2. duduuong

    duduuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi là lại phải spam thêm một ít nữa
    Trong lúc chỉ ra chỗ tôi cho là sai của bạn khoinguyen_kts thì chính tôi lại cũng mắc lỗi tương tự. Tôi không có ý lấy bảo tàng Lịch sử làm ví dụ hay hình mẫu gì đâu nhé. Đó là một công trình rất hay nhưng chỉ trong phạm vi của nó mà thôi.
  3. trandinhtruongkd7

    trandinhtruongkd7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    truoc het e xin cac bac thu loi cho nhung gi ko dung (co the) e sap noi ra. e dang hoc Kien Truc ma, cung vi thich ma hoc thoi. các bac thay thanh tuu kien truc cua VN co nhung gi, ko co cong trinh nao thuc su lon, chu yeu la chua chien, lang tam... nho le. con van hoa??? phan lon du nhap tu Trung Quoc, An Do va mot so nuoc tung do ho ta. vi vay, em nghi ban sac van hoa dan toc trong Kien Truc chung ta khong khai thac nhieu trong van hoa hay kien truc (dau dao, mai bay...) ma chung ta hay xay dung nhung cong trinh that fu hop voi doi tuong su dung, khai thac duoc nhung yeu to nhu vat lieu dia phuong, ty le quen thuoc... va e thay mot net rat dac trung o Viet Nam la yeu to thien nhien, khi hau, chung ta xay dung nhung cong trinh chong choi kien cuong voi nhung bat loi cua thien nhien, tan dung tot nhung yeu to co loi cua no, do cung la mot net dac trung cua Kien Truc Viet
  4. vpktviet

    vpktviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hãy cứ mở bất kỳ 1 tạp chí kiến trúc nào và hãy nhìn xem có phát hiện được đâu là các tác phẩm của kiến trúc sư Việt nam hay không. Tôi tin chắc là các bạn sẽ thấy ngay. Vậy thì các Kiến trúc sư của ta cũng có "bản sắc" đấy chứ. Tôi rất quan tâm chủ đề này, thông cảm cho, đang bận quá. Bức súc nên có vài lời, hẹn lúc khác sẽ bàn luận sâu hơn.
  5. caoquoctuan

    caoquoctuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Theo em nghĩ thì kiến trúc mang hương vị truyền thống chỉ đơn giản là nó thích hợp với kiểu khí hậu của Việt Nam,nhiệt đới gió mùa.....:nắng lắm,mưa nhiều,gió Lào........Và nó thường có hình khối đơn giản
    Từ xua,ông cha ta xây dụng nhà cửa... mục đích chình là xây dựng một ngôi nhà đáp ứng được những yêu cầu trên.Và khi đó,kiến trúc Việt Nam truyền thống ra đời,tuy còn chịu một vài ảnh hưởng của nền kiến trúc truyền thồng Trung Quốc
    ====> Khi chúng ta thiết kế một ngôi nhà,thì việc tìm ra giải pháp thích hợp cho ngôi nhà đáp ứng được khí hậu Việt===> Tự nhiên nó sẽ mang nét truyền thống ====> và xa hơn là kiểu nhà đó sẽ được sử dụng phổ biến
    Nét truyền thống thực ra chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,nhưng chắc là yếu tố khí hậu là quyết định chủ yếu + Nhận thức thẩm mỹ theo từng thời đại.
    Vd: Miền đồng bằng Bắc bộ,tây nguyên,Nam Bộ....Đều có kiểu kiến trúc mang nhiều đặc điểm riêng,trở thành yếu tố đặc trưng cho vùng đó

Chia sẻ trang này