1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự hào là người con Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thanhtungqng, 01/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Sức ép là một phần của cuộc sống rồi, chúng ta đã 1 lần kì vọng là Hà đã sẽ chiến thắng vậy tại sao 1 lần nữa ko kì vọng, còn được hay không thì phải nhờ chính khả năng của Hà. Như câu nói của các CĐV: Hà ơi, tự tin, cố lên, chiến thắng. Mong chú Hà luôn nhớ để cố gắng phấn đấu. Ta tự hào là người con của đất Quảng,
  2. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    "Chẳng lẽ cứ phát minh ra máy ATM thì trở thành mắt vàng mũi lõ sao?"
    - "Tại sao trường hải quân của Mỹ lại dạy về Trần Hưng Đạo?"
    Chắc các bạn cũng biết ai nói ra câu đó rồi phải không còn nếu bạn chưa biết thì sao không tìm hiểu tiếp
    Cha đẻ ATM là ai?
    Ông là một người con Quảng Ngãi đó
    Giải mã ẩn số
    ?oTôi không tin? ?" đó là câu trả lời của đa số khán giả tại trường quay khi được hỏi ?oBạn có tin cha đẻ ATM là người Việt Nam không??. Ai cũng nghĩ đó có thể là người Anh, người Pháp, người Mỹ hay một người nước nào đó nhưng không ai nghĩ đó là người Việt Nam. Sự thật là phát minh đó mang tên một người Việt Nam ?" Ông Đỗ Đức Cường.
    Cảm nhận đầu tiên khi được nói chuyện với ông là gần gũi, nhiệt tình và thông thái. Ông luôn trân trọng khi nói chuyện với bất kỳ ai, từ một người nông dân, anh xe ôm đến người tri thức. Bạn có thể nhìn thấy ông say sưa giải thích về các phát minh với một người tri thức mặc com lê, và bạn cũng có thể nhìn thấy một sự say sưa tương tự khi ông nói chuyện với một người nông dân chân đất.
    Thích làm việc ở chân cầu thang để được gặp gỡ mọi người. Trong ví lúc nào cũng có hàng chục thẻ ATM. Là tác giả của trên 50 phát minh và sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ, là Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc. Trở về Việt Nam năm 2003, hiện ông là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á

    Chết đói và may mắn của số phận
    Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Những năm tuổi thơ nghèo khó. Các anh chị em lần lượt chết vì đói. 6 tuổi ông cũng đã chết hụt một lần và sống lại ngay kề miệng huyệt. Sau này ông luôn tự nhủ: ?oPhải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu có mà mọi người cũng phải giàu có, vì khi mình nghèo thấy số phận hẩm hiu quá!? Có lẽ đó chính là một dấu ấn góp phần tạo nên ý trí vươn lên mạnh mẽ của ông.
    Từ sinh viên Y khoa thành cha đẻ ATM
    "Bí quyết để thành công là đừng đi tìm sự thành công! Hãy tiếp nhận cuộc sống một cách tự nhiên, hãy khen ngợi những cái tốt và hãy sửa sai những cái mình không vừa ý."
    TS Đỗ Đức Cường

    Khởi đầu sự nghiệp học hành tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau đó chuyển sang học ngành Kỹ cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học tổng hợp). 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam ông là người có chỉ số thông minh cao nhất. Ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka. Ông vừa đi học vừa làm thêm tại công ty Toshiba. Một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến Mỹ.
    Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc do ông tổ chức. Ngay lúc đó ông nhận được một lời mời đến Citibank cùng đề nghị: ?oDùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng?.
    Ông đưa ra 20 câu hỏi buộc ông chủ của Citibank phải thừa nhận 20 cái sai của ngân hàng và từ chối lời mời làm việc. Sự nhiệt tình, thẳng thắn cùng lời cam kết sẽ ủng hộ ông ?olội ngược dòng? của Tổng giám đốc đã thuyết phục ông gia nhập Citibank. Mục tiêu của ông là ?obình dân hoá dịch vụ ngân hàng?.
    "Đức tính quan trọng là khiêm tốn, và hãy đặt mình vào người khác để sống."
    TS Đỗ Đức Cường
    Trong thời gian này, ông đồng phát minh ra máy ATM. Đó chính là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
    Trở về Việt Nam
    Tháng 6/2003 trở về Việt Nam sau 40 năm để tham gia phiên họp đầu tiên về WTO ở Việt Nam, trợ giúp Seagames 22 và giúp WB làm bản báo cáo về viễn cảnh tốt đẹp của Việt Nam. Người đầu tiên tìm gặp lại là mẹ. Nỗi buồn sau 40 năm gặp lại mẹ lâm bệnh nặng. Chợt thấy mọi thứ trở nên vô nghĩa, ông biết rằng ?oMẹ chỉ có một trên đời?. Từ bỏ mức lương cả triệu USD/năm, chấp nhận mất hết cổ phiếu chưa đáo hạn, ông rời Mỹ về Việt Nam để chăm sóc mẹ.
    Lời khuyên cho ngành ngân hàng Việt Nam
    Trở về Việt Nam cùng mong muốn góp công sức cho việc phát triển ngành ngân hàng, đưa ngân hàng đến từng người dân. Ông đã nhận lời làm tư vấn cho nhiều ngân hàng Việt Nam. Theo ông ?ongân hàng Việt Nam nói chung có rất nhiều khiếm khuyết: không minh bạch và khó khăn về vốn và nguồn nhân lực?. Tuy vậy theo đánh giá của ông thì chúng ta cũng có nhiều lợi thế ?ongười Việt, đất Việt, ngân hàng Việt. 83 triệu dân, 47 ngân hàng, 5 triệu tài khoản, 2,5 triệu thẻ?.
    Ông Đỗ Đức Cường đã tư vấn và đưa ra 4 lời khuyên cho dịch vụ ngân hàng:
    Quần chúng hoá dịch vụ ngân hàng, biến ngân hàng thành dịch vụ của cả xã hội chứ không chỉ là câu lạc bộ của người giàu.
    Bình dân hoá dịch vụ để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng.
    Chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ. Để phục vụ tốt thì lúc nào cũng phải mỉm cười và coi người sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng.
    Hiện đại hoá đi từ dân dụng đến chuyên dụng. Đừng cạnh tranh kỹ thuật mà phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
    Khi được hỏi cái gì là khởi đầu cho những phát minh của ông, ông Cường trả lời: ?oLúc nào tôi cũng nghĩ rằng khởi đầu của mọi tìm tòi khám phá của mình đều xuất phát từ cuộc sống. Cuộc sống khó khăn quá, cần cải thiện nó tốt hơn. Tôi tìm ra nguyên lý sống của mình là đừng xa xôi mà hãy nhìn, hãy yêu, hãy chăm sóc cuộc sống trước mắt cho thật tốt cái đã. Như thế tự nhiên thành công sẽ đến với mình?. Câu chuyện về ông Đỗ Đức Cường là câu chuyện về một con người chân chất, mộc mạc, gần gũi như chính mong muốn của ông: ?oĐể cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng?.
    Theo http://www.nguoiduongthoi.com.vn/Desktop.aspx/NhanVatNDT/Nhan_vat/Cha_de_ATM_la_ai/
    Được Levantam20_11 sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 09/04/2007
  3. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    ôi giời, rảnh hơi đâu mà đi sân si với em nó, em nó còn trẻ người non dạ, lại là con trai GĐ Sở GTVT, thế nên chuyện em nó ngông cuồng cũng là điều không có gì khó hiểu. Chỉ có điều...tiếc cho một nhân tố mới,ít nhiều thì cũng thấy vui vì mái trường thân yêu của mình cũng một lần được nổi danh.
  4. shmilt24

    shmilt24 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Thèn này khá ngông cuồng. Đã được thể hiện qua cách ăn nói, đi đứng và trả lời báo chí.
    Cứ cho là em nó giỏi đi và nó có quyền làm vậy đi, nhưng với cách thể hiện vậy thì chẳng ai thích nó cả.
    Hi vọng là nó trưởng thành hơn và có thể là " Không là Bill Gate của Việt Nam mà là Lê Viết Hà của thế giới " như em nó nói
    Chúng ta hãy chờ xem.
  5. shmilt24

    shmilt24 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, anh nói đúng
  6. javanfan

    javanfan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0

    Hôm xem chung kết DLOL cùng với mấy ngừoi bạn trong SG, tôi đã nhảy lên vui sướng khi biết chắc Lê Viết Hà chiến thắng. Lòng mình lúc đó tự hào lắm nhất là khi mọi người hỏi thăm "cùng quê em à, hồi trước em cũng học trường đó à". Vậy mà tới giờ trao giải tôi lại không vui tý nào, Hà không biết cười à? hay em đang căng thẳng quá mà ko cười được, một lúc sau thì thấy rõ ràng nó láo, bắt tay người lớn mà chỉ dùng 1 tay, đâu phải vì quên hay tay kia phải ôm hoa( như lời trả lời trên Vietnamnet). Bao nhiêu người lên trao giải,chúc mừng, Há vẫn 1 thái độ,1 tay bắt tay. Em còn nhỏ lắm, nếu mà chỉ mới chiến thắng trong 1 gameshow thôi mà em thế thì sau này khi trở thành 1 kỹ sư điện tử giỏi nhất thế giới em sẽ như thế nào nhỉ?
  7. canhbuoma

    canhbuoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    :( :(( hơm đó mãi vui sướng mà hok có để ý đến thái độ của em nó j cả, nếu vậy thì tệ thật chứ :(
    k fải là sân si (mà cũng hok hỉu rõ ''sân si'' lắm mặc dù thấy anh hay nói đó cuorknia :D ) mà nên bảo em nó 1 tiếng, con ai thì cũng có 1 cái miệng, 2 cái tay,... như ai thôi, dân mình hok fải mỗi em nó có cái đầu lanh lợi.
    có ai biết cách (hay có điều kiện) giúp cho em nó vào xem anh chị nó nghĩ j k nhờ? --> hơi rảnh nhưng mờ cần thiết :)
  8. santa_fe00

    santa_fe00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Thôi đừng có soi em nó kỹ quá, con người mà, làm sao không có sai sót. mong các bạn nhẹ nhàng vấn đề 1 tí. Còn nhiều cơ hội góp ý cho em nó sửa . Riêng bản thân tôi rất tự hào là nhờ hắn mà người ta biết quảng ngãi nhiều hơn, nhìn quảng ngãi qua lăng kính tích cực hơn. Tự hào là mình cũng là cựu học sinh của Lê Khiết (khoá đầu tiên- từ khi trường tái lập)<--- tranh thủ ăn theo xí ..hehe
  9. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Hình như là [profile]exotic[/profile] nhà mình thì phải:
    Giải nhất cuộc thi Theo dòng lịch sử năm 2006:
    Lịch sử - bài học cho hiện tại

    [​IMG]


    Nguyễn Hà Trang: "Học sử không phải học vẹt"
    TT - Nguyễn Hà Trang - sinh viên năm cuối của Học viện Quan hệ quốc tế - từng đóng vai chủ chốt trong đội chơi giành giải nhất cuộc thi chung kết năm của game show Theo dòng lịch sử (TDLS) 2006.
    Trang bảo việc đọc sách sử trong suốt một năm đó bây giờ với cô đã trở thành thói quen thường ngày...
    * Duyên nợ của Trang với môn lịch sử?
    - Mẹ Trang là giáo viên dạy sử cấp II nên từ bé, sách sử trong nhà rất nhiều, Trang đọc và rất thích những câu chuyện sử. Đến khi học đại học, do yêu cầu của ngành Trang đang học (khoa chính trị quốc tế) nên Trang phải học lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử VN. Thật ra, đối với ngành ngoại giao, lịch sử là một bộ môn rất quan trọng. Khi tốt nghiệp đi làm trong nghề, nếu bạn bè quốc tế hỏi về lịch sử - văn hóa VN mà mình không biết gì thì rất dở.
    * Trang cho rằng mình đã được gì từ sau cuộc thi năm ngoái?
    - Cái được nhất, chắc chắn không phải là... giải thưởng! Bởi so với các game show khác thì chương trình không có tài trợ nên giải không cao. Nhưng chơi ở các game show khác, vui nhưng chóng quên. Những bạn sinh viên đăng ký chơi ở game show này thường là những bạn rất yêu sử, chứ không phải chơi vì giải thưởng. Trang cho rằng mình chơi và đạt điều gì đó ở cuộc thi này chính là một cơ hội đem lại kiến thức cho công việc trong tương lai.
    Suốt gần một năm liền, để chuẩn bị cho các đợt thi, việc đọc sách sử đối với Trang và nhóm đã trở thành một thói quen thường ngày. Mấy anh em phân mảng ra đọc. Trước khi tham gia thi, kiến thức sử cũng có nhưng tản mạn. Trong thời gian chơi TDLS, ý thức lịch sử, nhớ và phân tích lịch sử đã có hệ thống hơn, và cái đầu mình... chịu khó lưu trữ hơn.
    * Giỏi sử, Trang hẳn có trí nhớ rất tốt?
    - Nhớ chỉ là bước đầu, Trang nghĩ rằng giỏi sử không chỉ là nhớ. Khả năng phân tích - tổng hợp, liên tưởng các sự kiện, tính toán... để làm phong phú tư duy và nhận thức về lịch sử mới quan trọng. Môn sử ở phổ thông bị liệt vào ba môn thi khối C là văn - sử - địa, là các môn mà học trò tưởng rằng chỉ học thuộc, học vẹt là xong.
    Thật ra không phải vậy, đó là một môn rất khó, rất tinh tế. Quan trọng của những bài lịch sử không phải là nhớ, mà là những bài học rút ra từ đó cho hiện tại. Bởi đó là những đời sống đã qua đi, là những kinh nghiệm xương máu để tồn tại... Trang nghĩ rằng do cách dạy và học sử phổ thông ít nêu ra câu hỏi "tại sao?" nên học sinh bị học máy móc sự kiện, khó nhớ, dễ quên...
    * Là người chơi, và theo dõi liên tục các cuộc thi TDLS, theo Trang, chương trình liệu đã đủ sức cuốn hút các bạn trẻ?
    - Nhược điểm đầu tiên của chương trình năm Trang thi là các câu hỏi hơi manh mún, quá chi tiết cho học sinh phổ thông hoặc sinh viên (mang tính chất nghiên cứu sâu, không phù hợp với một trò chơi). Điều thứ hai là không có phần thi mang tính đối kháng để tạo kịch tính, một điểm quan trọng để trò chơi hấp dẫn.
    Trang cho rằng cần tăng cường câu hỏi "tại sao?" để người chơi phát huy hơn nữa khả năng tư duy biện luận và phát huy chính kiến đối với vấn đề lịch sử. Những lý giải có chính kiến cho các vấn đề lịch sử được đặt ra đó có thể không đúng, nhưng cho thấy tính thời điểm của cách nhìn vào lịch sử; mặt khác nó tăng cường sự thú vị cho trò chơi.
    * Năm 2005 - năm MC Nguyên Sơn tạm nghỉ dẫn chương trình TDLS, một bạn cũng là sinh viên của Học viện Quan hệ quốc tế dẫn thay. Đặt trường hợp Trang là người dẫn và tổ chức chương trình TDLS, Trang sẽ làm thế nào để đổi mới nó?
    - Có lẽ việc đầu tiên Trang sẽ tổ chức các tour TDLS đi khắp nước, mỗi phần thi lại tổ chức ở các địa danh lịch sử khác nhau, có bổ trợ bằng hình ảnh. Hình như những anh chị làm chương trình đã từng tính đến việc như vậy, nhưng do điều kiện kinh phí có hạn, nên họ chưa thực hiện được. Việc định hướng tổ chức trò chơi lịch sử cho giới trẻ là rất hay, bởi tuổi trẻ học lịch sử một cách khô khan, toàn lý thuyết, chưa thấy có giá trị "sát sườn" thì họ sẽ không học, không nhớ.
    * Cảm ơn Trang, chúc bạn sẽ trở thành một nhà ngoại giao giỏi! 
    VŨ LÂM thực hiện
  10. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Exotic nhà mình là Trần Hà Trang ^^ em í đang làm ở Bộ Ngoại Giao nhá.

Chia sẻ trang này