1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự hào là người con Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thanhtungqng, 01/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    lâu lâu không thấy quê mình có nhân vật nào nổi đình nổi đám nhỉ?
  2. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Có đây Cuorknia :
    Khổ thân "thần đồng"

    http://www.laodong.com.vn/Home/Kho-than-than-dong/20089/107644.laodong
    Tôi rất ghét hai chữ "thần đồng", nhưng với cu Tỉn con anh Nguyễn Hồng và chị Đỗ Thị Ái Nữ - thôn 4 xã Nghĩa Dũng, Quảng Ngãi thì tôi không biết dùng từ gì khác để nói về trí tuệ khác thường của cháu.
    Một lý do nữa là cháu có giấy chứng nhận "thần đồng" hẳn hoi chứ không phải "vống" lên!
    Mang tiếng là dân thành phố nhưng nhà bà Tám Thêm - bà nội cu Tỉn, có một sân vườn rộng đến ba sào, có hai con bò lai sind cùng một con bê to vật vã. Cu Tỉn tha hồ ngắm bò và vọc đất với thằng em con ông chú ruột của nó - cu Tân.
    Vẻ mặt "thần đồng" của cu Tỉn chỉ được lộ sáng khi ai đó nhắc đến những con số và những phép tính số học. Còn bình thường thì Tỉn chỉ là thằng bé nghịch ngợm, leo trèo quậy phá như bao đứa trẻ con ở nông thôn khác.
    Đang vọc cát ngoài vườn, nhưng hễ ai nhắc đến con số là nó vểnh tai lên nghe ngóng một cách chăm chú pha chút thèm thuồng. Rất nhanh người đối diện vừa hô một phép toán bất kỳ nào đó là cu Tỉn cho ngay đáp số. Tôi cũng thử hai phép tính: "39 cộng 39 cộng 39 bằng mấy?". "Một trăm mười bảy". "Mười hai nhân mười hai bằng mấy?". "Một trăm bốn bốn".
    Cu Tỉn giương đôi mắt trong veo nhìn tôi, có ý chờ một bài toán nữa nhưng ba nó vội nói: "Chưa chắc nó đã tính nhanh như vậy đâu. Có thể cháu đã thuộc nằm lòng phép tính ấy qua một chiếc máy tính mà cháu tự nhân hay cộng trước đó".
    Cũng là một cách "khiêm tốn hộ" của người cha dành cho đứa con của mình, hay đúng hơn là một cách "né" sự quấy rầy từ nhà báo của người cha trước "sức ép" liên tu bất tận dành cho đứa con lên 5 của mình kể từ khi nó bất ngờ trở thành "thần đồng" do Câu lạc bộ Thần đồng Milmax TP.Hồ Chí Minh "tấn phong" hồi cuối năm ngoái.
    Cũng cần nói thêm rằng, nếu cu Tỉn được Trường Tiểu học Nghĩa Dũng cho vào lớp 1 mà không cần "cật vấn" điều gì, thì chắc là cháu không bị quấy rầy của "kính thưa các dạng nhà báo" - trong đó có tôi - như những ngày qua.
    Phát hiện "thần đồng" nhờ anh buôn heo
    Anh Nguyễn Hồng - sinh năm 1970, ba cu Tỉn - là con thứ tư trong một gia đình nông dân có đến 8 người con ở xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi. Nhà quá đông anh em, ruộng đất ít nên anh Hồng đành "hành phương Nam" làm nghề xe ôm trong Sài Gòn gần chục năm nay. Năm 2002, Hồng cưới chị Đỗ Thị Ái Nữ - sinh năm 1973, người cùng làng. Cu Tỉn chào đời một năm sau ngày cưới.
    "Sao lại tên Tỉn?" - tôi hỏi. Bà Tám Thêm nói: "Ở quê, tỉn là cái lu đựng mắm. Ba nó lấy vợ hơi muộn, tôi đặt cho nó cái tên "thúi" như vậy để cho dễ nuôi, chứ nó là thằng Nguyễn Thành Luân chớ". Ba cu Tỉn chen ngang: "Cũng vì mê ông Chánh Tín cùng bộ phim "Ván bài lật ngửa" quá nên ám vào tên thằng cu đó anh".
    Cu Tỉn sinh ở Bệnh viện Quảng Ngãi, không có gì đặc biệt; có đặc biệt chăng là, cháu không tập đi men như những đứa trẻ bình thường khác. Ngày 20.9.2004 là ngày thôi nôi của Tỉn thì một ngày trước đó, nó làm cả nhà phát hoảng khi tự dưng Tỉn vụt đứng dậy và bước khoảng 10 bước như một đứa trẻ biết đi thành thạo. Ba nó lật đật chạy đến đỡ con nhưng Tỉn gạt tay ba, tiếp tục bước trong tiếng vỗ tay tán thưởng của cả nhà. Nó nhìn mọi người rồi nở một nụ cười bí hiểm, như muốn nói rằng "còn điều nhiều bất ngờ nữa mà cháu chưa cho mọi người biết đâu!".
    Đúng 3 tháng sau, tức là vào 15 tháng tuổi khi Tỉn đã nói được khá nhiều từ khó, nó làm cho bà Tám Thêm giật mình lần nữa. Bà Tám nhớ lại: "Hôm ấy có cậu mua heo để cái xe máy ngoài ngõ, vào chuồng xem heo.
    Đang "trả trả treo treo" thì thằng Tỉn chạy vụt từ ngõ vào, reo lên như vừa nhặt được của rơi: "Nội ơi, nội ơi, xe bác này có chữ số đẹp!". Tôi cũng nghe qua loa vậy thôi, chứ không hiểu nó nói vậy là nghĩa làm sao. Chỉ có anh buôn heo thì hiểu. Anh ta xoa đầu thằng bé: "Sao mày biết giỏi, mày?". Mãi lúc sau, anh mua heo mới giải thích rằng đúng là xe anh có biển số "đẹp", số "tiến lên" 76K 789M".

    Bà Tám kể, sau ngày "phát hiện số đẹp" như thế, mỗi khi ra đường, hễ thấy tấm bảng nào có số, có chữ là cu Tỉn lao vào như lân thấy pháo vậy. Chữ gì cũng đọc, số nào cũng luận bàn. Mẹ nó thấy vậy, mua cho nó cuốn vở và cây bút. Tỉn tự học, tự "sáng tác" ra các phép tính, tự giải rồi... tự cho điểm. Toàn điểm 10!". Tôi hỏi bà Tám làm sao cháu tự học được? Bà cười: "Bà nội mù chữ, mẹ suốt ngày buôn bán ngoài chợ, ba chạy xe ôm tận Sài Gòn, không tự học thì ai dạy cho bây giờ?".
    Những câu hỏi khó
    Mỗi năm anh Hồng về thăm con một lần vào dịp hè. Nghe bà Tám Thêm kể về cu Tỉn, anh không tin lắm. "Mẹ tôi là người không biết chữ, số lại càng không biết nên bà nói về thằng cu như vậy, thật khó tin" - anh Hồng bảo thế. Một hôm, Tỉn hỏi ba: "Sao con bò nhà mình nó ăn cỏ màu xanh mà khi nó "ị" thì phân của nó màu đen hả ba?". Hồng bí rị, nói loanh quanh. Hễ càng trả lời loanh quanh, càng "chết" với cu Tỉn.
    Có hôm ba Hồng nói với Tỉn rằng nước Việt Nam có hình chữ S, nó hỏi lại ngay: "Thế nước Trung Quốc có hình gì?". Ba nó tịt. Ba Hồng lại ra điều kiện: "Ba nói một từ, Tỉn nói một từ ngược lại. Chẳng hạn ba nói xanh thì con nói đỏ, nhé?". Anh Hồng nói chưa đến trăm từ thì "quáng gà", cu Tỉn "cướp lời", nói luôn cả trăm từ nữa. Năm đó Tỉn vừa tròn ba tuổi.
    Hay tin trong làng có thằng bé "thứ gì nó cũng biết", có một doanh nhân từ Sài Gòn về thăm quê, ông ta ghé thăm cu Tỉn. Điều kiện của nhà doanh nghiệp: "Hễ cháu nói đúng mệnh giá của tờ giấy bạc nào thì nó thuộc sở hữu của cháu". Ban đầu ông ta đưa tờ mười ngàn, Tỉn nói trúng phốc. Ông ta đưa tờ hai chục ngàn, nó cũng nói trúng. Rồi tờ một trăm ngàn cũng thế. Đang "máu", nhà doanh nghiệp móc ra tờ 500 ngàn, ba cu Tỉn phải "can" ngay!
    Anh Hồng tự "sướng" trước sự thông minh kỳ lạ của đứa con chứ không biết bày tỏ với ai. Một hôm đang ngồi đợi khách, tình cờ vớ tờ báo Phụ nữ TPHCM, thấy có Câu lạc bộ Thần đồng Milmax "tuyển người", Hồng đánh bạo viết thư trình bày hoàn cảnh.
    Chẳng ngờ đúng một tháng sau, một chiếc ôtô đỗ trước vườn nhà Hồng ở xã Nghĩa Dũng. Thằng bé được tách biệt hoàn toàn với người nhà. Một cuộc trắc nghiệm chớp nhoáng sau đó giữa một bên là thầy giáo - sau này anh Hồng mới biết đó là tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Sư phạm TPHCM - một bên là cu Tỉn.
    Cuối tháng 8.2007, bà Tám Thêm nhận được cái bằng "thần đồng" cho cháu, nhưng phải nhờ chính cu Tỉn "thông dịch" thì bà mới hiểu. Kèm theo đó là giá trị 10 triệu đồng gồm tiền mặt và sữa. Khoản tiền trên khiến anh xe ôm Nguyễn Hồng bị "ngợp"! Những câu hỏi khó của con ngày nào giờ có người khác trả lời giùm.
    Gánh nặng thần đồng
    Hè vừa rồi, Tỉn được Câu lạc bộ Thần đồng Milmax mời vô Sài Gòn chơi, tiện thể "trắc nghiệm" thêm chỉ số thông minh của cháu có còn duy trì không. Rất may là Tỉn vẫn được xếp vào nhóm dẫn đầu trong số 25 "thần đồng" thành viên trong cả nước.
    Chuẩn bị khai giảng năm học mới, cô giáo dạy lớp mẫu giáo ở xã Nghĩa Dũng nói với mẹ cu Tỉn: "Chị xin cho cháu vào lớp 1 đi vì cháu biết đủ thứ rồi, chứ ở lớp mẫu giáo này, cháu không học mà chỉ nghịch thôi, làm khổ cả lớp!".
    Anh Hồng từ Sài Gòn lật đật chạy về, mua hồ sơ, chuẩn bị dẫn con nhập học. Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nghĩa Dũng nhìn khuôn mặt sáng trưng của cu Tỉn rồi gật đầu. Thế nhưng, khi mở hồ sơ, thấy cháu sinh ngày 29.9.2003, chưa đầy 5 tuổi nên ... lắc đầu. Có người mách cho anh Hồng là làm lại giấy khai sinh, khai thêm cho Tỉn một tuổi nữa là được. Lại có người can: Để "khai gian" như thế phải qua nhiều thủ tục, một tháng chưa chắc đã xong, Hồng lại thôi và tiếp tục gửi đơn lên Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ngãi để xin cho con vào lớp 1.
    Gần một tháng rồi mà chẳng thấy tăm hơi câu trả lời. Trong khi đồng nghiệp xe ôm của anh Hồng từ Sài Gòn ngày nào cũng giục: "Được chưa mày ơi? Dạo này xăng xuống giá nhưng taxi vẫn chưa hạ giá, khách đổ sang đi xe ôm quá trời. Trúng lắm, vô lẹ lên!". Hồng sốt ruột. Riêng bà Tám thì lúc nào cũng kè kè cái roi bên mình để "dọa" hai thằng cháu nội - cu Tân, cu Tỉn - vì chúng quậy phá không chịu nổi. Lớp 1 thì không được vào mà lớp mẫu giáo thì "đầu hàng" vì hết chữ để dạy cu Tỉn rồi. Khổ thân cho thần đồng!
    Trần Đăng

Chia sẻ trang này