1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kitten_vn

    kitten_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    bản đồ Nghệ An
    a****a ga aru sa
  2. kitten_vn

    kitten_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    Truyền thống văn hóa của Hà Tĩnh
    Hà Tĩnh là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung mà thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng đây là một vùng được coi là "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đa vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đổi anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu cần được lưu giữ và phát huy.

    Hà Tĩnh có lịch sử khá sớm, những di khảo cổ học cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại ở Hà Tĩnh cách đây hàng ngàn năm. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai giặc đã khiến con người ở nơi đây gan dạ, vừa lạc quan yêu đời đã làm xuất hiện một nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất Hà Tĩnh. Từ truyện kể dân gian, truyện cười, những sự tích về núi sông đến các hình thức giao lưu tình cảm bằng nghệ thuật múa, hát dân ca, kể chuyện ... thật phong tình và mộc mạc gần gũi với cuộc sống nơi đây. Quanh núi Hồng Lĩnh còn có cả một kho tàng văn hoá tiềm ẩn đang được khơi dậy, truyền thuyết núi Hồng với 99 ngọn đang là nguồn cảm tác của thi ca và đưa ta về câu chuyện có phải đây là quê hương của người Việt cổ?.
    Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về văn hoá, khoa bảng và làng nghề truyền thống. Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá... nổi danh về học hành, khoa bảng và văn chương. Đây là quê hương của các danh nhân lịch sử, những nhà cách mạng của đất nước như: Bùi Dương Lịch, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Đình Phùng, Lê Văn Thiêm, Xuân Diệu, Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Xuân Hãn, Huy Cận... là quê hương của hai đồng chí tổng bí thư Trần Phú và Hà Huy Tập. Hà Tĩnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng mộc Thái Yên, Xa Lang, Trương Xuân; làng rèn Trung Lương, Vân Chàng; làng gốm Cẩm Trang; làng đúc đồng Đức Lâm; mỹ nghệ vàng bạc Nam Tri; dệt vải Châu Phong, Hạ Hoàng... Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chuỳ, Hội Thông, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống ới những dọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý gía và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản Văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.

    Cuộc vận động làng xã văn hoá, khối phố văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan công sở văn minh đã được các cấp các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Tính dến cuối năm 2001 toàn tỉnh đã có 264 đơn vị đạt tiêu chuẩn làng xã văn hoá và khối phố văn hoá, 23 cơ quan công sở đạt cơ quan công sở văn minh được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Phong trào Văn nghệ -Thể dục thể thao phát triển, toàn tỉnh có 600 đội văn nghệ cơ sở, có 500 câu lạc bộ, có 80 thư viện xã, có 50 phòng đọc sách báo ở thôn xóm và 1820 hội quán được xây dựng do nhân dân tự đóng góp xây dựng ước tính gần 5,5 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 57 di tích được công nhận cấp Quốc gia và có trên 300 di tích khác được thống kê bảo vệ, có một Bảo tàng tổng hợp và 3 khu di tích được UBND tỉnh quyết định như các Bảo tàng đó là khu di tích Tổng bí thư Trần Phú, khu di tích Đại thi hào Nguyển Du, khu di tích Ngã ba Đông Lộc.
    Để giữ gìn và phát huy các phi vật thể của quê hương, ngành Văn hoá Thông tin đã sưu tâm và biên soạn các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nghệ thuật, hình thành "Tủ sách văn hoá Hà Tỉnh". Các sách đã xuất bản đáng chú ý là: Địa chí huyện Can Lộc, Địa chí huyện Kỳ Anh,Yên hội thôn chí, Hương ước Hà Tĩnh, Tác giả Hán - Nôm Hà Tĩnh, Danh nhân Hà Tĩnh, Dân ca Nghệ Tĩnh, Ca trù cổ đạm, Giai thoại Nguyễn Công Trứ, Làng cổ Hà Tĩnh, Tranh minh hoạ Truyện Kiều, Thơ Hà Tĩnh thế kỷ 20, Văn Hà Tỉnh thế kỷ 20...
    a****a ga aru sa
  3. kitten_vn

    kitten_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    Tượng Nguyễn Du

    Ngã ba Đồng Lộc
    a****a ga aru sa
    u?c sanu s?a ch?a / chuy?n vo 10:19 ngy 02/07/2003
  4. zulu

    zulu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.066
    Đã được thích:
    0
    Nghệ Tĩnh mình ơi...
    http://www.ttvnol.com/default.asp?s=ttvnlife&f=topic&id=217217
    http://www.ttvnol.com/ttvnlife/topic/226985

    Tình tôi là giọt thuỷ ngân
    Dù nghiền chẳng nát dù lăn vẫn tròn
    Tình cô là đoá hoa đơn
    Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn.

    Được sanu sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 29/06/2003
  5. sakura_vn

    sakura_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Sakura đang ở Hà Nội nhưng nhớ cô bạn Kokoro ở nhà vô cùng .Nhớ những lần 2 đứa đi ăn ốc (vốn là đặc sản quê mình) .Sở dĩ Sakura nói là đặc sản vì sakura chưa thấy ốc ở mô ngon bằng ốc ở Vinh . Hà Nội cũng có ốc nhưng món nước chấm thì thua xa .
    Có nhiều quán ốc nổi tiếng nhưng quán ngon nhất có lẽ là ở chợ Quang Trung .Không biết đã có ai đến đây ăn chưa. Quán không có ốc xào mô , chỉ có ốc luộc thôi .Ngày xưa hồi đang học cấp III ,sakura với Kokoro hay tới đây ăn nhất .Ốc vừa sạch , vừa ngon lại vừa rẻ nữa chỉ 2000đ một đĩa thôi à .Nước chấm thì tuyệt cú mèo luôn cay ơi là cay ,lại còn đậm đà nữa (như người xứ Nghệ quê mình vậy ) . Gọi một đĩa ốc , đĩa rau sống , thêm cái bánh khô hai đứa tha hồ mà ăn ,vừa ăn vừa kể cho nhau bao nhiêu là chuyện trên trời dưới đất .Chưa đã gọi thêm đĩa nữa cũng chỉ hết có 5000đ . Vừa ăn đã tranh thủ xin bác chủ quán bát nước ốc ,pha chút chanh chút nước chấm ,chà răng mà ngon ri hè .Món này mà ăn vào mùa đông thì không còn chi để nói , trời se lạnh ngồi bên nhau xuýt xoa vì lạnh ,xuýt xoa vì cái vị cay cay của nước chấm , xuýt xoa vì cái nóng hổi của ốc ,có người bạn tâm giao ngồi cạnh thấy cuộc đời vẫn đẹp làm sao .
    Nhưng nếu đến đây ăn vào mùa hè thì vẫn ngon vì có cô bàn sữa chua ngồi bên phục vụ bạn .ăn ốc xong nếu thấy cay quá hì làm cốc sữa chua .Hì đảm bảo một lần là nhớ mãi .Đây là địa chỉ : quán ốc nằm ở góc chợ Quang Trung ,đi từ đường Hồng Bàng rẽ vào nhà trẻ Quang Trung ,đi thẳng tới cuối đường .Nhớ đến sớm nhé , chị chủ quan (tên Mai) sẽ mời bạn một đĩa nếu còn .Chúc ngon miệng.
    hoa anh đào_đẹp rạng ngời mà không chói loá
  6. kawatsuki151

    kawatsuki151 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Xứ Nghệ - vùng đất gió Lào, cát trắng, nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Dân quê tôi còn nghèo, làng quê tôi còn khổ bởi quanh năm cần cù dưới ruộng đồng mà chỉ thu hoạch được vài tạ thóc. Những hạt thóc vàng thấm đẫm bao giọt mồ hôi, công sức của bà, của mẹ, của bố, của chị...Mùa hạ nắng cháy da, gió từ Trường Sơn tây lùa sang khô rát môi, ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. Những giọt nước mát lành bây giờ còn quý hơn vàng. Thay trời làm mưa, những người nông dân đào kênh dẫn nước, những chiếc gàu sòng, gàu dai lại tất tả trong mùa hạn để cho lúa con gái xanh trên đồng Nghệ... Mùa mưa, nhình như có bao nhiêu nước ở biển, trời hút lên và đổ xuống ruộng đồng. Mưa ào ạt, mưa dai dẳng, mưa trắng xoá, ruộng bây giờ như biển, bờ liền bờ, chả thấy lúa, khoai đâu cả. Ôi, thế là mất trắng. Lại lo đói. Thương quá.
    Có lẽ sinh ra trên xứ nắng và nóng nên giọng người Nghệ lại mang một âm sắc không thể lẫn vào với bất cứ vùng nào như : Huế, Quảng Bình...Cái chất giọng "nằng nặng" hơi khó nghe đối với người nơi khác ấy phải chăng là được "ướp" bởi vị mặn mòi của những cánh đồng ngút ngàn muối trắng, của lúa, của ngô, khoai..., của khô khốc gió Lào, của cát trắng loá mặt trời mùa hè, của gió bão lạnh cóng mùa đông ?Không biết nữa. Nhưng lạc giữa phố cổ Hà Nội hay chen chúc trên đại lộ ở Sài Gòn, bất chợt nghe " Em ở mô rứa hè?" và nụ cười lấp lánh của ai đó chưa hề quen, ta nghe như quê nhà đang ở đâu đây, gần lắm...
    Người Nghệ vốn chân tình không màu mè. Họ sống tình cảm, mộc mạc như vùng đất họ sinh ra vậy. Đất Nghệ sản sinh ra nhiều nhân tài: một danh nhân văn hoá thế giới Hồ Chí Minh, một Nguyễn Du với những áng thơ tuyệt vời...Lớp con cháu sau này, bây giờ vẫn đang kế tục truyền thống ấy. Họ đã, đang, sẽ mang về cho xứ Nghệ những gì để quê nhà ngày một giàu mạnh hơn?
  7. tonga

    tonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Xứ Nghệ, cứ mỗi lần nhắc đến hai từ ấy mình lại cảm thấy tự hào lạ. Vâng, đọc lại bài của kawatsuki151mình lại nhớ quê cồn cào. Một vùng quê mà mình rời xa từ khi lên 8, chỉ thỉnh thoảng về thăm. Những cơn gió Lào, những đồi cát trắng loá, những ruộng liền ruộng, những con thuyền trên sông La, những con người chân chất, mộc mạc...Tất cả ăn sâu trong tiềm thức và máu thịt mình. Sống nơi thành phố ồn ào nhộn nhịp của phương Nam, mình không thể "gột" được cái chất "Gừngland" dù mình chả nói được tiếng Nghệ (bố mẹ hay trêu bảo "mày mất gốc rồi!"). Nhưng mình có thể ngồi nghe say sưa chuyện quê nhà mỗi khi có ai đó vào Sài Gòn thăm gia đình mình. Mình lại ngồi mê mẩn đọc biết bao lần những lá thư từ đất quê hương gửi vô. Mình mê cu-đơ hơn cả chocolate. Mình khoái bãi biển hoang sơ Thiên Cầm (mà giờ thì hết sơ hoang rồi !) hơn cả Vũng Tàu hay Nha Trang. Mình có thể lang thang nơi vùng quê không biết chán vì ba cái trò nghịch ngợm của lũ bạn cũ (giờ đã tay bồng tay bế). Mình lại chạy theo bà nội xuống ruộng và lại còng lưng đòi gánh thử cho bà một gánh cỏ(eo ui, đau vai thế nhỉ?).Đôi chân trần của mình lại bị đỉa bám và nhảy cẩng lên vì sợ, gấu quần Jean của mình bám đầy cỏ may (dày thế mà hắn cũng đâm qua được!).Rồi cái giếng trong vắt đầu ngõ mà mình từng uống ừng ực bao ngụm nước mát lành. Và con đường làng quen thuộc lên tỉnh có lần mình bị xe "nghiến" đôi chân vì ngủ gục. Rồi ga xe lửa ở Vinh, nơi mình ra đó mấy lần mà thấy thân quen hơn hẳn cái ga Sài Gòn mình ngày nào cũng qua.
    Và giờ này đây, nơi trời lạ mình lại nghe "giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" mà xúc động cả tâm hồn.
    Sao thế nhỉ? Đó là lòng tự hào về quê hương chăng?
    Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
    Được tonga sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 10/08/2003
  8. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Nghệ An khánh thành tượng đài, quảng trường Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 113 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, sáng 18/5, tại công viên trung tâm thành phố Vinh, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Lê Doãn Hợp đã cắt băng khánh thành tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh.
    Tượng đài cao 18 m kể cả phần bệ, nặng 150 tấn, được làm bằng chất liệu đá granít lấy từ Bình Định. Xây dựng cùng bức tượng là quảng trường Hồ Chí Minh với tổng diện tích trên 11 ha, kể cả khu vực 4 ha mô phỏng Núi Chung nằm phía sau.
    Phát biểu tại buổi lễ, Tổng bí thư ghi nhận những cố gắng của Nghệ An trong việc giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân của cả nước. Các lĩnh vực xã hội, khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Tổng bí thư nhấn mạnh: "Nghệ An vẫn đang là một trong những tỉnh nghèo, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Kinh tế phát triển chưa mạnh, thu ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên. Lao động thiếu việc làm còn nhiều. Các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, chưa được ngăn chặn và đẩy lùi một cách cơ bản...".
    Tổng bí thư lưu ý lãnh đạo và nhân dân tỉnh Nghệ An cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của quê hương phong trào Xô Viết, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực tự nhiên và xã hội của địa phương. Tỉnh cần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất để có tốc độ tăng trưởng cao hơn...
    Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ và trưng bày những tư liệu lịch sử về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Thủ tướng nhắc nhở cán bộ, nhân viên bảo tàng phải luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ, bảo quản thật tốt những tư liệu lịch sử về Hồ Chủ tịch.

    Sanu*lch_h
    Mãi Yêu Lương Cẩm Hà

    Được sanu sửa chữa / chuyển vào 18:35 ngày 15/08/2003
  9. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    Câu đối của thầy đồ Nghệ
    Câu đối, một loại hình văn học đặc biệt, hàm súc và chặt chẽ, trào lộng mà thâm thúy thể hiện học rộng tài cao và khí tiết của nho gia quân tử ngày xưa. Sau đây là một số câu đối tài hoa lý thú của "thầy đồ Nghệ" , được coi là những người hay chơi và giỏi về câu đốiCâu đối là một thể loại văn học mang tính trào lộng, ngày xưa chỉ những vị danh nho hay chữ và rất tinh nhạy mới làm được. Đoàn Thị Điểm có câu đối mà hàng trăm năm nay làm đau đầu bao thế hệ người hay chữ: "Da trắng vỗ bì bạch". Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến giỏi câu đối vào loại bậc nhất nước ta. Đó là các bậc danh nho nổi tiếng xưa.
    Trong dân gian hiện nay, cũng có rất nhiều người giỏi câu đối, họ làm để chơi Xuân, để tặng, để phê phán,v.v.
    Hay chơi câu đối và giỏi đối nhất nước có lẽ là các "thầy đồ" xứ Nghệ. Về Nghệ An quê vợ nhiều lần, tôi đã chép được vào sổ tay của mình nhiều câu đối rất tài hoa, lý thú của các thầy đồ Nghệ. Rồi thỉnh thoảng lại mở sổ ra nhâm nhi tủm tỉm khoái một mình. Có lẽ không có địa danh nào chữ nghĩa thâm sâu như ở đây. Bác Hồ là một "Ông Đồ Nghệ" cao cường, thông tuệ về câu đối. Sách vở chép rằng, hồi Bác hoạt động ở Trung Quốc, trong một cuộc họp Bác là Hồ Chí Minh, lại có một người tên là Hầu Chí Minh. Vì thế Nguyễn Hải Thần liền ra vế đối bằng chữ Hán: Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, nhị vị đồng chí, chí gia minh! (Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, hai người đồng chí, chí đều sáng). Bác Hồ đối lại ngay lập tức: Nhĩ cách mạng, ngã cách mạng, đại gia cách mạng, mạng tất cách! (Tôi cách mạng, anh cách mạng, cả nhà cách mạng, cách mạng tất thành).
    Thời chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, sau buổi họp Chính phủ công bố quyết định bổ nhiệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác Hồ ra vế đối: Giáp phải giải pháp! Câu đối chỉ bốn từ. Giải pháp nói lái thành Giáp phải, lại láy vần, ngữ nghĩa chính trị rất trọn vẹn, nên rất khó đối lại. Sau một hồi suy nghĩ, ông Tôn Quang Phiệt đối: "Hiến tài hái tiền". Hiến là cụ Lê Văn Hiến, Bộ trưởng tài chính đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vế đối rất hoàn chỉnh, cũng có bốn từ, cũng nói lái, láy vần, lại hợp với tư
    tưởng kháng chiến - kiến quốc, tiền tuyến - hậu phương.
    Ngay cả phân công công tác cho cấp dưới cũng ra câu đối. Ông giám đốc Ty (sở) giáo dục Nghệ An tên là Nguyễn Tài Đại có lần phân công một giáo viên lên dạy học ở vùng núi Tân Kỳ. Trưởng ty mời ông giáo lên, ra câu đối, nếu đối được thì ở lại Vinh, không đối được thì phải đi Tân Kỳ. Câu đối có năm từ, tưởng đơn giản mà thật khó: Ty cần đi Tân Kỳ!Ty cần cũng là Tân Kỳ, mà lại nói lái, nên éo le lắm! Nghe nói ông giáo viên gãi đầu gãi tai mãi, cuối cùng nhận quyết định đi Tân Kỳ. Báo Nghệ An cách đây mấy năm đã đăng một vế mời đối rất hóc hiểm:
    "Về xứ Nghệ, đến Quán Hành, uống chén rượu gừng, nói cà riềng cà tỏi". Nghe nói ai đối chỉnh và hay sẽ được thưởng một cái Dream II. Giá thưởng hấp dẫn lắm, nhưng một câu mà đủ thứ "ngũ vị cầy tơ" nghệ, hành, gừng, riềng, tỏi, nghe thì thèm mà đối thì gay lắm. Bởi thế mà đến nay vẫn chưa có ai đối được. Ngày Tết ở quán nhậu nọ lại dán một vế thách đối khác có tới năm thứ "mồi nhậu" hấp dẫn (thịt, mỡ, giò, nem, chả) làm "bó tay") nhiều người hay chữ: "Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, giò đến hàng nem, chả muốn ăn". Lại có câu đối tuyệt vời, đầu các từ toàn chữ "t" và "h":
    Tết tiết túng tiền tiêu, toan tính toán tìm tay tử tế
    Hội hè hòng hí hửng, hỏi han hàng họ hẳn hay ho
    Hai mươi năm trước, khi nước ta đang rất khó khăn, trăn trở tìm cách phát triển kinh tế, có tờ báo Xuân ra một vế mời đối rất "thực tế" mà rất "cộc":
    Sai đâu sửa đó, sai đó sửa đâu, sửa đâu sai đó.
    Mãi đến 10 năm sau mới có cụ "đồ Nghệ" có vế đối:
    Lấy thu bù chi, lấy chi bù thu, bù thu lấy chi.
    Cũng chỉ bốn từ "lấy thu bù chi", người đối đã đối hoàn chỉnh được với bốn từ "sai đâu sửa đó" rất hóc hiểm của người ra vế. Về nội dung cũng nêu lên được một thực trạng kinh tế giống y như nội dung của vế ra, vừa lo lắng, băn khoăn vừa mỉa mai, đau xót. Tết bao cấp ấy, cụ đồ Tài Đại được phân phối hai bao thuốc lá Tam Đảo, hai gói chè, hai ký thịt lợn tiêu chuẩn. Trưởng y để ăn Tết, cụ liền có câu đối rất hóm hỉnh và khí khái:
    Trà hương hai gói, thuốc lá hai bao, thịt lợn hai cân, ừ cũng Tết
    Thược dược một bông, hoa đào một lọ, rượu mùi một chén, úi chà Xuân.
    Cụ Đồ Nghệ Nguyễn Tài Đại cũng có câu đối Tết "dán nhà quan tham" rất điêu luyện:
    Xóm thợ vui Xuân, nhà dưới nhà trên bừng điện sáng
    Quan tham đón Tết, cửa sau cửa trước rộn phong bì
    Câu đối là văn học, văn hóa, là khí tiết. Người giỏi chữ và tư tưởng nhân văn cao, sống cương trực mới làm
    được câu đối lay động lòng người.
    NGÔ MINH
    (31, Phan Bội Châu, TP Huế)
    (Người cao tuổi)
    [​IMG]
    Được lumber sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 24/08/2003
  10. tonga

    tonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    CHÈ TƯƠI HƯƠNG SƠN
    Nước chè tươi Hương Sơn rất đặc, rất chát. Có người đã mô tả chất lượng của loại đồ uống độc đáo này bằng mấy câu:"Khăm đũa không đổ", có nghĩa là sánh đặc như một tảng nước đóng băng đến nỗi đũa cắm vẫn thẳng đứng như nén nhang.
    Hẳn đó là cách nói cường điệu nhưng đúng là đã đặc ở mức độ khác thường mới vừa miệng bác thợ cày Hà Tĩnh trước lúc bụng không dạ trống ra đồng. Người ta thường nói :"Cơm sốt canh sốt, nước chè cốt mới ngon" là thế !
    Ở Hương Sơn không có lá vối, hầu như nhà nào cũng ươm một vạt chè trong vườn. Buổi sáng trước khi đi cày ,đi bừa, người nông uống một lúc mấy bát chè xanh thay cho bữa điểm tâm, nhiều người nghiện chè xanh như nghiện rượu.
    Ở vùng này có một tục lệ đẹp đầy tình làng nghĩa xóm là cùng ngồi uống nước chè tươi nóng với nhau để đàm đạo mọi chuyện trong nhà ngoài ngõ, thậm chí một sự kiện lớn trong nước vừa xảy ra...
    Cuộc gặp mặt bình thường chẳng có điều khoản nào gò bó bắt buộc nhưng cũng có ước lệ cho những người nghiện nặng chè xanh cư trú liền kề nhau trong cùng một xóm. Mỗi lần nhà ai nấu được nồi nước chè ngon thường bưng ra nhiều bát rồi vợ con chủ nhà ra ngõ "ới" vài tiếng để mời những ông bạn bà bạn và dăm bảy người quanh nhà sang uống. Người đến uống có thể ngồi trên những chiếc ghế gỗ con con hay cạnh chõng tre, vừa uống vừa nói chuyện làm ăn trong làng ngoài xã và khuyến khích đọc truyện Nôm hay thoại chèo đã thuộc lòng, ngâm vè hay kể chuyện cũ, mới để cùng vui...
    Chè xanh ở Hương Sơn thường nấu trong một loại nồi đất nung khá to mà người địa phương gọi là "ấm" ( không có vòi). Mỗi ấm thường nấu một "rộp chè" cả cành lẫn lá, có thế mới ngon, mới đặc. Uống xong bát nước chè nóng rít tiếp hơi thuốc lào, trong cổ họng thấy dịu mát như ngậm đường phèn. Đói bụng uống vào có thể say nhưng đối với dân "nghiện" thì thế mới "đã", thậm chí còn uống nước chè thay cơm. Bữa cơm có thể ăn ít cũng xong nhưng phải được uống nước chè cốt hằng ngày. Nhiều người cho rằng uống nước chè xanh cho người đỡ bệnh tật. Thực ra thì các nhà khoa học cũng đã cho chè xanh là một loại đồ uống được hàng triệu người châu Á ưa thích. Nếu dùng thường xuyên có thể ngừa được bệnh ung thư thanh quản. Viện ung thư quốc gia Mỹ cho biết: chè xanh có chất Polyphenol được đưa vào cơ thể có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu...
    Sau khi uống cạn nồi nước chè cốt lại đổ nước vào nấu lần thứ hai, thứ ba gọi là chè "giao" để người nhà làm nước uống cả ngày.
    Ở Hà Tĩnh, những vùng chè đại trà thuộc vùng Hương Sơn_Hương Bộc giáp ranh với vùng chè Nghệ An. Ở Hương Sơn chè mới hái nấu với nước sông Ngàn Phố hương vị vừa thơm vừa đậm, nước xanh sóng sánh dễ đam mê.
    Ai về Hà Tĩnh thì về
    Mặc lụa chợ Hạ uống chè Hương Sơn.

    Nếu Việt nam được coi là một xứ sở của chè xanh thì Nghệ Tĩnh lại là một trong những địa phương trồng nhiều chè xanh nhất và có cách uống chè độc đáo của miền Trung.
    (Sưu tầm)
    Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
    Được tonga sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 27/08/2003

Chia sẻ trang này