1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    DI TÍCH, DANH LAM, THẮNG CẢNH Ở HÀ TĨNH​

    Hà Tĩnh là một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú.
    Toàn tỉnh có 58 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Ở Hà Tĩnh, hầu như huyện nào, địa phương nào cũng đều có di tích, danh lam thắng cảnh. Huyện Nghi Xuân có Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn Công Trứ, toà miếu thờ Công chúa Liễu Hạnh và vị tướng Hoàng Mười ở Chợ Củi, đình thờ thành hoàng ở Hội Thống. Huyện Đức Thọ có mộ cụ Phan Đình Phùng, Khu lưu niệm Trần Phú (Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng). Đền Vọi Mẹp, Đền Cả có kiến trúc độc đáo thời Lê. Chùa Am do Hoàng hậu Bạch Ngọc (vợ Vua Trần Duệ Tôn) lập từ đời Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên (1428 - 1433). Đến Hương Sơn có khe Nước Sốt (quanh năm có nước nóng) hoàn toàn có thể khai thác thành nơi nghỉ dưỡng và chữa bệnh lý tưởng. Huyện Can Lộc có tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh dựng tại Ngã ba Nghèn và Ngã ba Đồng Lộc (1 chứng tích hùng hồn về cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt).
    Đã từ lâu Núi Hồng Lĩnh - Sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh. Đặc biệt, trên núi Hồng Lĩnh có trên 1.000 đền chùa. Nổi tiếng nhất là Chùa Hương Tích (được xây dựng từ đời Trần trên một động đẹp nổi tiếng). Ở Hương Tích k0 chỉ có chùa mà là 1 quần thể di tích bao gồm đền Thương Vương, am Thánh Mẫu, đền Tràn Vương. Hàng năm, cứ đến ngày 18 tháng 2 (âm lịch) ngày công chúa Diệu Thiện hoá phật là ngày hội chùa. Hàng năm vào ngày này, khách cả nước đều đổ về đây và Hương Tích trở thành 1 điểm du lịch tâm linh và văn hoá.
    Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang năm phía Tây Bắc của tỉnh, có tổng diện tích 55.950 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 96,7%, rừng nguyên sinh có tới 61%, thảm thực vật ở đây rất phong phú, có 307 loài thực vật bậc cao, thuộc 236 chi, 10 loài quý hiếm như pơ mu, trầm hương, lim ... Động vật có trên 60 loài, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 56 loài cá. Ở đây còn có thác Vũ Môn và nhiều chuyện huyền thoại cá chép hoá rồng ...
    Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, từ Cửa Hội vào tận chân Đèo Ngang. Biển Hà Tĩnh cát trắng mịn, nước mặn vừa phải, đặc biệt bờ thoai thoải, bởi vậy các bãi biển ở Hà Tĩnh chỗ nào cũng có thể làm bãi tắm, nghỉ mát được. Có chỗ đẹp nổi tiếng như bãi tắm Xuân Thành (có chiều dài hơn 5 km, bãi rất thoai thoải có thể ra xa bờ hơn 100m). Ngoài ra còn có bãi tắm Thiên Cầm, cũng rất đẹp, và hiện đang được tỉnh đầu tư xây dựng ...
    Với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp, có tiếng như vậy nên tiềm năng du lịch của Hà Tĩnh khá lớn và ngày càng thu hút khách du lịch khắp nơi. Hy vọng ở tương lai, Hà Tĩnh sẽ thực sự trở thành 1 điểm du lịch có tiếng và hấp dẫn đối với mọi người.
    Cyclo@
  2. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Truyền thống văn hóa
    Hà Tĩnh là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung mà thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng đây là một vùng được coi là "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đa vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đổi anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu cần được lưu giữ và phát huy.
    Đại Thi Hào Dân Tộc Nguyễn Du​

    Hà Tĩnh có lịch sử khá sớm, những di khảo cổ học cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại ở Hà Tĩnh cách đây hàng ngàn năm. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai giặc đã khiến con người ở nơi đây gan dạ, vừa lạc quan yêu đời đã làm xuất hiện một nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất Hà Tĩnh. Từ truyện kể dân gian, truyện cười, những sự tích về núi sông đến các hình thức giao lưu tình cảm bằng nghệ thuật múa, hát dân ca, kể chuyện ... thật phong tình và mộc mạc gần gũi với cuộc sống nơi đây. Quanh núi Hồng Lĩnh còn có cả một kho tàng văn hoá tiềm ẩn đang được khơi dậy, truyền thuyết núi Hồng với 99 ngọn đang là nguồn cảm tác của thi ca và đưa ta về câu chuyện có phải đây là quê hương của người Việt cổ?.
    Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về văn hoá, khoa bảng và làng nghề truyền thống. Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá... nổi danh về học hành, khoa bảng và văn chương. Đây là quê hương của các danh nhân lịch sử, những nhà cách mạng của đất nước như: Bùi Dương Lịch, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Đình Phùng, Lê Văn Thiêm, Xuân Diệu, Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Xuân Hãn, Huy Cận... là quê hương của hai đồng chí tổng bí thư Trần Phú và Hà Huy Tập. Hà Tĩnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng mộc Thái Yên, Xa Lang, Trương Xuân; làng rèn Trung Lương, Vân Chàng; làng gốm Cẩm Trang; làng đúc đồng Đức Lâm; mỹ nghệ vàng bạc Nam Tri; dệt vải Châu Phong, Hạ Hoàng... Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chuỳ, Hội Thông, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống ới những dọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý gía và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản Văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.

    Cuộc vận động làng xã văn hoá, khối phố văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan công sở văn minh đã được các cấp các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ. Tính dến cuối năm 2001 toàn tỉnh đã có 264 đơn vị đạt tiêu chuẩn làng xã văn hoá và khối phố văn hoá, 23 cơ quan công sở đạt cơ quan công sở văn minh được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Phong trào Văn nghệ -Thể dục thể thao phát triển, toàn tỉnh có 600 đội văn nghệ cơ sở, có 500 câu lạc bộ, có 80 thư viện xã, có 50 phòng đọc sách báo ở thôn xóm và 1820 hội quán được xây dựng do nhân dân tự đóng góp xây dựng ước tính gần 5,5 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 57 di tích được công nhận cấp Quốc gia và có trên 300 di tích khác được thống kê bảo vệ, có một Bảo tàng tổng hợp và 3 khu di tích được UBND tỉnh quyết định như các Bảo tàng đó là khu di tích Tổng bí thư Trần Phú, khu di tích Đại thi hào Nguyển Du, khu di tích Ngã ba Đông Lộc.
    Tượng Đài Tưởng Niệm Ngã Ba Đồng Lộc ​
    Để giữ gìn và phát huy các phi vật thể của quê hương, ngành Văn hoá Thông tin đã sưu tâm và biên soạn các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nghệ thuật, hình thành "Tủ sách văn hoá Hà Tỉnh". Các sách đã xuất bản đáng chú ý là: Địa chí huyện Can Lộc, Địa chí huyện Kỳ Anh,Yên hội thôn chí, Hương ước Hà Tĩnh, Tác giả Hán - Nôm Hà Tĩnh, Danh nhân Hà Tĩnh, Dân ca Nghệ Tĩnh, Ca trù cổ đạm, Giai thoại Nguyễn Công Trứ, Làng cổ Hà Tĩnh, Tranh minh hoạ Truyện Kiều, Thơ Hà Tĩnh thế kỷ 20, Văn Hà Tỉnh thế kỷ 20...
    Mãi Yêu Lương Cẩm Hà !
  3. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá và Du lịch
    CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG QUỐC GIA
    (Xếp theo niên đại)

    TT
    Tên di tích
    Địa điểm
    Loại hình
    Niên đại
    Ngày cấp quyết định

    1 Chùa Hương Tích
    Thiên Lộc - Can Lộc
    Di tích danh thắng
    Thế kỷ 14
    08-06-90

    2 Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung
    Tùng Lộc - Can Lộc
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 14
    30-08-91

    3 Đền thờ Bích Châu
    Kỳ Ninh - Kỳ Anh
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 14
    03-08-91

    4 Đình Đỉnh Lự
    Tân Lộc - Can Lộc
    Di tích lịch sử cách mạng
    Thế kỷ 15
    16-01-98

    5 Mộ Bạch Liêu
    Thiên Lộc - Can Lộc
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    16-02-93

    6 Đền Cả Du Đồng
    Đức Đồng -Đức Thọ
    Di tích kiến trúc
    Thế kỷ 15
    30-08-91

    7 Chùa Am
    Đức Hoà - Đức Thọ
    Di tích kiến trúc
    Thế kỷ 15
    13-02-95

    8 Đền thờ Ngô Thị Ngọc Giao
    Đức Thịnh -Đức Thọ
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    24-01-98

    9 Đền Voi Mép
    Đức Thuỷ -Đức Thọ
    Di tích kiến trúc
    Thế kỷ 15
    24-01-98

    10 Nhà thờ và mộ Lê Bôi
    Tùng Ảnh ?"Đức Thọ
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    23-12-95

    11 Đền thờ Nguyễn Biểu
    Yên Hồ - Đức Thọ
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    03-06-91

    12 Đền thờ Bùi Cầm Hổ
    Đậu Liêu -TX Hồng Lĩnh
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    31-01-95

    13 Đền thờ Nguyễn Tuấn Thiệ n
    Sơn Ninh -Hương Sơn
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    20-07-94

    14 Mộ và đền thờ Nguyễn Lỗi
    Sơn Bình -Hương Sơn
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 15
    28-12-2001

    15 Miếu Biên Sơn
    Hồng Lộc - Can Lộc
    Di tích lịch sử
    Thế kỷ 16
    30-08-91

    16 Đền Cả
    Ích Hậu - Can Lộc
    Di tích kiến trúc nghệ thuật
    Thế kỷ 16
    23-06-92

    17 Đền thờ Nguyễn Văn Giai
    Ích Hậu - CL
    Danh nhân lịch sử
    TK 16
    23-12-95

    18 Đền thờ Trần Duy
    Đức Châu - Đức Thọ
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 16

    19 Đền thờ Ngô Đăng Minh
    Hà Linh -Hương Khê
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 16
    18-03-96

    20 Nhà thờ Lê Hầu Tạo
    Sơn Lễ - Hương Sơn
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 16
    13-02-95

    21 Đình Phương Giai
    Kỳ Bắc - Kỳ Anh
    Di tích lịch sử cách mạng
    Thế kỷ 16
    03-08-91

    22 Đền thờ Lê Quảng Ý, Lê Quảng Chí
    Kỳ Phương -Kỳ Anh
    Danh nhân văn hoá
    Thế kỷ 16
    12-01-96

    23 Đền Chiêu Trưng
    Thạch Bàn -Thạch Hà
    Kiến trúc nghệ thuật
    Thế kỷ 16
    08-08-90

    24 Nhà thờ Hà Tôn Mục
    Tùng Lộc - Can Lộc
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 17
    24-04-98

    25 Chùa Yên Lạc
    Cẩm Nhượng -Cẩm Xuyên
    Kiến trúc nghệ thuật tôn giáo
    Thế kỷ 17

    26 Đình Hội Thống
    Xuân Hội -Nghi Xuân
    Kiến trúc nghệ thuật
    Thế kỷ 17
    14-07-90

    27 Đền Chợ Củi
    Xuân Hồng -Nghi Xuân
    Kiến trúc nghệ thuật tôn giáo
    Thế kỷ 17
    10-01-93

    28 Nhà thờ Phan Kính
    Song Lộc - Can Lộc
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 18
    23-06-92

    29 Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ
    Trường Lộc-Can Lộc
    Danh nhân văn hoá
    Thế kỷ 18

    30 Đền Thái Yên
    Thái Yên - Đức Thọ
    Di tích kiến trúc
    Thế kỷ 18
    20-07-94

    30 Chùa Tượng Sơn
    Sơn Giang -Hương Sơn
    Kiến trúc nghệ thuật tôn giáo
    Thế kỷ 18
    20-07-94

    32 Nhà thờ và mộ Lê Hữu Trác
    Sơn Quang -Hương Sơn
    Danh nhân văn hoá (y học)
    Thế kỷ 18
    09-01-90

    33 Nhà thờ Phan Huy
    Thạch Châu -Thạch Hà
    Danh nhân văn hoá
    Thế kỷ 18
    23-12-95

    34 Nhà thờ Ngô Phúc Vạn
    Đại Lộc - Can Lộc
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 19

    35 Nhà thờ Nguyễn Thiếp
    Kim Lộc - Can Lộc
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 19
    20-07-94

    36 Chùa Chân Tiên
    Thịnh Lộc - Can Lộc
    Di tích kiến trúc tôn giáo
    Thế kỷ 19
    31-12-92

    37 Nhà thờ Nguyễn Huy Tự
    Trường Lộc - Can Lộc
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 19

    38 Nhà thờ Lê Ninh
    Trung Lễ - Đức Thọ
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 19

    39 Nhà thờ Bùi Dương Lịch
    Tùng Ảnh ?"Đức Thọ
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 19
    24-01-98

    40 Đền Võ Miếu
    P. Tân Giang ?"TX Hà Tĩnh
    Kiến trúc nghệ thuật
    Thế kỷ 19
    28-06-96

    41 Đền thờ Song Trạng
    ĐứcThuận-TX Hồng Lĩnh
    Danh nhân LS-VH
    Thế kỷ 19
    12-12-94

    42 Thành Sơn phòng Hàm Nghi
    Phú Gia -Hương Khê
    Di tích lịch sử
    Thế kỷ 19
    28-12-2001

    43 Căn cứ Vũ Quang và mộ Phan Đình Phùng
    Vũ Quang - Đức Thọ
    Di tích LS-VH
    Thế kỷ 19
    23-12-95

    44 Nhà thờ Cao Thắng
    Sơn Lễ - Hương Sơn
    Danh nhân lịch sử
    Thế kỷ 19
    24-01-94

    45 Khu lưu niệm Nguyễn Du
    Tiên Điền -Nghi Xuân
    Danh nhân văn hoá
    Thế kỷ 19
    28-04-62

    46 Nhà thờ Nguyễn Công Trứ
    Xuân Giang -Nghi Xuân
    Danh nhân văn hoá
    Thế kỷ 19
    30-08-91

    47 Nhà thờ và mộ Trịnh Khắc Lập
    Xuân Thành -Nghi Xuân
    Danh nhân lịch sử
    1912
    24-01-98

    48 Di tích Rôộc Cồn
    Phú Phong -Hương Khê
    Di tích lịch sử cách mạng
    1930 ?" 1931
    12-12-94

    49 Đình Tứ Mỹ
    Sơn Châu -Hương Sơn
    Di tích lịch sử cách mạng
    1930 ?" 1931
    09-01-90

    50 Ngã ba Nghèn
    TT Nghèn -Can Lộc
    Di tích lịch sử cách mạng
    1930-1931
    16-11-88

    51 Đình Hoa Vân Hải
    Cổ Đạm -
    Nghi Xuân
    Di tích cách mạng
    1930-1931
    28-12-2001

    52 Nơi Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh
    Thạch Việt -Thạch Hà
    Lịch sử cách mạng
    1930-1931
    13-02-95

    53 Khu lưu niệm Bác Hồ
    P. Tân Giang -TX Hà Tĩnh
    Lưu niệm danh nhân
    1957
    12-12-94

    54 Khu lưu niệm Trần Phú
    Tùng Ảnh -Đức Thọ
    Danh nhân lịch sử cách mạng
    1962
    01-06-92

    55 Ngã Ba Đông Lộc
    Đồng Lộc - Can Lộc
    Di tích lịch sử
    1966
    21-01-89

    56 Trường cấp II Hương Phúc
    Phúc Trạch -Hương Khê
    Chứng tích chiến tranh
    1966
    28-12-2001​
  4. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    DANH LAM THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU Ở HÀ TĨNH

    1. Thắng cảnh Đèo Ngang , Hoành Sơn - huyện Kỳ Anh.
    2. Bãi biển Xuân Thành - huyện Nghi Xuân.
    3. Bãi biển Thiên Cầm - huyện Cẩm Xuyên.
    4. Hồ Kẻ Gỗ - Cẩm Mỹ - huyện Cẩm Xuyên.
    5. Danh thắng Quỳnh Sơn, núi Nam Giới-Thạch Hải - huyện Thạch Hà.
    6. Núi Hồng - Dãy núi Hồng Lĩnh trong phạm vi 34 xã của các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh.
    7. La Giang - Tùng Lĩnh: Nằm ở địa phận huyện Đức Thọ.
    LỄ HỘI Ở HÀ TĨNH

    TT
    Lễ hội
    Địa điểm
    Thời gian tổ chức

    1
    Sỹ Nông Công Thương
    Xuân Thành - Nghi Xuân
    Tháng 5 âm lịch hàng năm.

    2
    Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh chưng thờ ngày Tết
    Đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh
    12/02 âm lịch

    3
    Hội lễ ở Đền Chiêu Trưng
    Đền Lê Khôi trên núi Nam giới, thuộc địa bàn 3 xã Thạch Kim - Thạch Bàn - Thạch Bắc.
    Mồng 2 đến mồng 4 tháng 5 âm lịch

    4
    Lễ hội Đô đài và trò "Đình đụn"
    Đền thờ Bùi Cầm Hổ - Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh.
    Ngày 12 tháng Giêng âm lịch

    5
    Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn
    X ã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên
    Tháng 6 hàng năm

    6
    Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở Hội thống
    Làng Hội Thống, Xuân Hội, Nghi Xuân
    Ngày mồng 3 tháng Hai (ÂL)

    7
    Đền Chợ Củi
    Xuân Hồng, Nghi Xuân
    Tháng Giêng âm lịch hàng năm

    8
    Hội lễ ở làng Giáo Phường Cổ Đạm
    Đình Hoa Vân Hải, Cổ Đạm, Nghi Xuân
    11 - Tháng Chạp hàng năm

    9
    Hội Cầu Ngư ở làng Động Gián
    Cương Gián, Nghi xuân
    Vào mùa Xuân

    10
    Lễ hội Chùa Hương
    Chùa Hương, Thiên Lộc, Can Lộc
    18/02 âm lịch

    11
    Lễ hội Đền Tam Lang
    Đền Cả ở Phan Xá, Hậu Lộc, Can lộc
    05 và 06 tháng Giêng âm lịch

    12
    Hội lễ đền Thái Yên
    Làng Thái Yên, Đức Bình, Đức Thọ
    Vào mùa Xuân

    13
    Hội Làng Long Đan
    Thạch Long, huyện Thạch Hà
    Vào mùa Xuân

    14
    Bơi thuyền
    - Trung Lương, Vân Chàng, thị xã Hồng Lĩnh.
    - Xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
    - Làng Kim Đôi, Thạch Kim và làng Mai Phụ, Thạch Bắc, Thạch Hà.
    Vào mùa Xuân

    15
    Hội Đình Đụn
    Thạch Khê, Thạch Hà
    Vào mùa Xuân

    16
    Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện
    Xã Thuần Thiện, Can Lộc
    Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu

    17
    Thi Nấu Cơm
    - Bùi Xá - Đức Thọ
    - Long Trì, Tuần Tượng - Kỳ Anh
    - Phong Phú, Long Đan- Thạch Hà
    Vào mùa Xuân

    18
    Kỳ Phúc Lục Ngoạt
    Thạch Lạc, Thạch Trị - Thạch Hà
    14 và 15/07 âm lịch

    19
    Lễ hội Chùa Chân Tiên
    Chùa Chân Tiên - Thịnh Lộc - Can Lộc
    03/03 âm lịch

    20
    Hội làng Thanh Lương
    Đình Thanh Lương, Thụ Lộc - Can Lộc
    Ngày 6 tháng 6 âm lịch

    21
    Hội xuân và trờ chơi vạt cầu ở làng Trung Lễ
    Xã Trung Lễ, Đức Thọ
    Đầu Xuân

    22
    Hội Chay ở chợ tỉnh Hà Tĩnh
    Thị xã Hà Tĩnh
    Tết Trung nguyên

    23
    Hội chợ Tết ở Thịnh xá
    Sơn Thịnh, Hương Sơn
    Ngày 19, 20 tháng Chạp

    24
    Hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên
    Đức Lập, Đức Thọ
    Cuối Xuân , đầu Hạ

    25
    Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm
    Thịnh Lộc, Can Lộc
    Đầu Xuân

    26
    Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng
    Xã Trường Sơn, Đức Tho
    07 tháng Giêng âm lịch

    27
    Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Khu di tích Ngã 3 Nghèn, thị trấn Nghèn, Can Lộc
    12/09 dương lịch

    28
    Kỷ niệm ngày hy sinh 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc
    Ngã ba Đồng Lộc xã Đồng Lộc, Can Lộc
    24/07 dương lịch


    Mãi Yêu Lương Cẩm Hà !
  5. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    DANH NHÂN LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU
    1. Mai Thúc Loan: Thạch Bắc - huyện Thạch Hà; lên ngôi hoàng đế: 722.
    2. Sử Hy Nhan: Đức Thuận - Thị xã Hồng Lĩnh; đỗ trạng nguyên vào đời Trần.
    3. Đặng Dung: Tùng Lộc - huyện Can Lộc; mất năm 1414.
    4. Nguyễn Biểu: Thị trấn Đức Thọ - huyện Đức Thọ; mất năm 1413.
    5. Nguyễn Biên (thế kỷ XV): Hồng Lộc - huyện Can Lộc, hiện nay nhân dân đã xây miếu thờ ông ở Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên.
    6. Nguyễn Tuấn Thiện (1401-1448): Sơn Phúc - huyện Hương Sơn.
    7. Bùi Cầm Hổ (thế kỷ XV): Đậu Liêu - thị xã Hồng Lĩnh.
    8. Nguyễn Nghiễm (1708-1775): Tiên Điền - huyện Nghi Xuân.
    9. Lê Hữu Trác (1720-1791): Sinh ở làng Liêu Xá- huyện Đường Hào - phủ Thượng Hồng - trấn Hải Dương. Quê ngoại ở Sơn Quang - huyện Hương Sơn.
    10. Nguyễn Huy Oánh (1722-1789): Trường Lưu - huyện Can Lộc.
    11. Nguyễn Thiếp (1723-1804): Cương Gián - huyện Nghi Xuân; và sống ở quê vợ xã Kim Lộc - huyện Can Lộc.
    12. Nguyễn Huy Tự (1743-1790): Trường Lưu - huyện Can Lộc.
    13. Phan Huy Ích (1750-1822): Thạch Châu - huyện Thạch Hà.
    14. Phan Huy Chú (1782-1840): Con thứ 3 của Phan Huy Ích, nhà Bác học- tác gải bộ "Lịch triều hiến chương loại chí".
    15. Bùi Dương Lịch (1757-1828): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    16. Nguyễn Du (1765-1820): Tiên Điền - huyện Nghi Xuân; danh nhân Văn hoá thế giới.
    17. Nguyễn Công Trứ (1778-1858): Xuân Giang - huyện Nghi Xuân.
    18. Phan Đình Phùng (1843-1896): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    19. Lê Ninh (1857-1887): Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
    20. Cao Thắng (1864-1893): Sơn Phúc - huyện Hương Sơn.
    21. Lê Văn Huấn (1876-1929): Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
    22. Nguyễn Hằng Chi (1886-1903): Hậu Lộc - huyện Can Lộc.
    23. Võ Liêm Sơn (1888-1949): Thiên Lộc - huyện Can Lộc.
    24. Lê Thước - Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
    25. Nguyễn Phan Chánh (1892-1984): Tân Giang - thị xã Hà Tĩnh.
    26. Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    27. Hà Huy Tập (1902-1941): Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên.
    28. Trần Phú (1904-1932): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    29. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996): Đức Nhân - huyện Đức Thọ.
    30. Nguyễn Khắc Viện (1913-1997): Hương Sơn.
    31. Nguyễn Đổng Chi (1915-1984): Ích Hậu - huyện Can Lộc.
    32. Xuân Diệu (1916-1985): Làng Trảo Nha - huyện Can Lộc.
    33. Lê Văn Thiêm (1918-1991): Trung Lễ - huyện Đức Thọ.


    Mãi Yêu Lương Cẩm Hà !
  6. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0




    LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ​


    - Làng rèn Vân Chàng: Làng nằm trong lưu vực sông Minh, bao bọc bởi rú Ngọc và rú Tiên thuộc tổng Minh Lang, huyện Thiên Lộc. Ngày nay thuộc xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Từ bao đời làng rèn Vân Chàng không chỉ có tiếng ở địa phương mà cả trong nước về sản xuất các mặt hàng đồ sắt phục vụ nông nghiệp và đời sống.
    - Làng rèn Minh Lương: Làng nằm cạnh làng Vân Chàng, nay thuộc xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Làng phát đạt nghề rèn nông cụ, hiện nay nghề dươc tiếp tục phát triển và mở rộng .
    - Làng mộc Thái Yên: Đầu thế kỷ XX, Thái Yên là một thôn thuộc xã Quang Chiêm.Từ nằm 1976 Thái Yên nằm trong xã Đồng Quang, ngày nay Thái Yên thuộc xã Đức Bình, huyện Đức Thọ. Thợ mộc Thái Yên giỏi nghề kiến trúc nhà cửa, đình chùa với kỷ thuật cao về chạm, trổ, tiện, xoi...Đồng thời rất khéo tay làm đồ gia dụng kiểu mới như: giường, tủ, bàn ghế....Hàng mộc Thái Yên nổi tiếng trong nước, kể cả Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và cũng ăn khách ở Hồng Kông, Thượng Hải.
    - Làng gốm Cẩm Trang: Từ Tam Soa - Linh Cảm ngược sông Ngàn Sâu qua xã Ân Phú đến thác Trành là địa phận Cẩm Trang. Ngày nay Cẩm Trang nằm trong xã Đức Giang, huyện Vũ Quang. Trước đây thợ gốm chủ yếu nung các loại sành nhỏ như: bình, vò, chậu liển, be, hũ, vại....dùng trong gia đình. Ngày nay Cẩm Trang đã nung gạch, ngói được quý khách hàng ưa chuộng. Nhưng do thiếu điều kiện như: giao thông, kỷ thuật mới hiện đại, thị trường....Nên nghề gốm cổ truyền ở Cẩm Trang nay đã mất mà chỉ có nghề nung gạch các loại .
    - Làng đóng thuyền Trường Xuân: Làng Trường Xuân là một giải đất đẹp, ven sông La, giáp các làng Thọ Ninh, Thọ Trường, Thịnh Quả ....trước đây. Nay làng Trường Xuân thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, và làng có 170 hộ làm nghề đóng thuyền, xẽ gỗ. Thợ đóng thuyền Trường Xuân đã đóng hàng nghìn thuyền lớn nhỏ phục vụ đánh cá, vận tải trong hai cuộc kháng chiến, đến nay nghề truyền thống này vẩn được duy trì tốt .
    - Làng đúc đồng Đức Lâm: Xưa kia làng thuộc tổng Thượng nhi, phủ Thạch Hà, nay là xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà. Đức Lâm là một làng cổ có nghề đúc đồng truyền thống từ xa xưa trên dưới 200 năm. Thợ đúc đồng đã từng đúc các loại: từ nồi, chậu, chảo, bình, mâm đến loa chiêng, kẻng, chuông, đồ trang sức như tiền đồng, thỏi bạc, trâm vàng. Đến nay nghề đúc đồng ở Đức Lâm đã bị mai một.

    - Làng Vĩnh Hoà: Làng xưa kia có tên Vĩnh Bảo, xã Phúc Truyền, huyện Thiên Lộc. Nay Vỉnh Hoà xã Mỹ Lộc. Làng có các nghề sau :
    - Nghề đúc lưỡi cày: đúc cả lưỡi và diệp .
    - Nghề nấu gang.
    - Nghề dệt võng.
    - Làng Đan - Đan chế: Làng vốn có tên là Đan liên, thuộc tổng Trung, phủ Thạch Hà sau đổi thành Long Đan và nay là xã Thạch Long, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng đan lát các loại đồ dùng gia đình: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, gàu tát nước, rổ, rá...
    - Làng nón Tiên Điền: Làng Tiên Điền nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Xưa kia làng có nghề làm tơi nón, đã đi vào thơ Nguyễn Du:
    "Quê nhà nắng sớm mưa mai​
    Đã buồn, giở đến (nón) tơi càng buồn".
    Nay nghề này ở Tiên Điền đã bị mai một.
    - Làng dệt vải Trường Lưu: Đời Lê thuộc xã Lai tổng, Lai thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là xã Trường Lưu, huyện Can Lộc. Từ bao đời, nghề thủ công chính ở Trường Lưu là nghề bông vải, kéo sợi, dệt vải. Sản phẩm phục vụ trong làng, trong tổng bao gồm các loại vải mộc, vải thô may mặc gia đình, có cả tơ lụa cho các cô gái. Làng Trường Lưu đã hình thành phường vải và hát ví phường vải cũng phát triển ở đây. Hiện nay nghề dệt vải ở Trường Lưu đã mai một .
    - Làng Văn Tràng: Làng thuộc xóm Bắc Hải xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, ngày nay làng có nghề đúc lưỡi cày, đúc súng đạn .
    - Làng thợ bạc Nam Trị: Thuộc hầu hết xã Thạch Trị và một phần xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng nghề chạm vàng, bạc (nghề kim hoàn) làm đồ nữ trang .
    - Làng Phù Lưu Thượng: Nay làng thuộc xã Hồng Lộc, huyện Can Lôc. Làng có nghề trồng chè ngon có tiếng được đi vào ca dao, tục ngữ :"Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn".
    - Làng chiếu Trảo Nha: Làng nằm bao ba phía một ngọn đồi nhỏ gọi là Ngạn Sơn, nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. Làng nổi tiếng với nghề dệt chiếu: "Chiếu chợ Nghèn gần xa có tiếng ".
    - Làng Ba Xã - Ích Hậu: Nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc. Làng có nghề trồng mía, kéo mật, trồng dưa gang.
    - Làng Hữu Bằng: Ngày nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn. Làng có nghề làm điếu cày bằng tre già và hộp thuốc lào bằng vỏ bưởi.
    - Làng Đan Du: Làng thuộc xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh. Làng có nghề làm nón là chính. Cách đây 70 năm nghề nón ở Đan Du đã hình thành và chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh.
    - Làng nón Phù Việt: Làng thuộc xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà, làng nổi tiếng nghề nón trong tỉnh nên đã đi vào thơ ca: "... Nón Ba Giang óng ả đường làng..."
    Hiện nay vẫn còn nhiều hộ gia đình làm nón nhưng do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu khó khăn nên nghề nón ở Phù Việt vẫn có phần hạn chế.
    - Làng Phú Phong: Làng thuộc xã Phú Phong, huyện Hương Khê. Nghề trồng cau là nghề thịnh hành nhất của làng vì đây là nguồn lợi to lớn, làm giàu cho dân làng.
    - Làng Cương Gián: Nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Làng vốn nổi tiếng làm nghề nước mắm đã được ghi trong sách ''''Nghi Xuân địa chí". Thời thiệu trị, các làng duyên hải đều có nghề nước mắm, nhưng thịnh nhất là ở Cương Gián, tuy vậy đến nay nước mắm Cương Gián vẫn chưa được phục hồi.
    - Làng Nhượng Bạn: Làng thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Làng có nghề làm nước mắm thịnh hành từ xa xưa đến nay, mỗi gia đình ở Cẩm Nhượng đều có từ 5 đến 7 vại nước mắm muối để trong nhà.



    Mãi Yêu Lương Cẩm Hà !
  7. d.an1

    d.an1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Luôn tự hào là người Nghệ.
    Tại seagames 22 lần này, xứ Nghệ ta có trên 20 vận động viên vinh dự tự hào được tham dự vào các đội tuyển quốc gia của Việt Nam ( Bóng đá, Điền Kinh, Cầu Mây, Quyền Anh, Pencatsilat...).
    Có ba VĐV Quyền Anh sẽ thi đấu ở Saigòn ở bộ môn điền kinh tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Các bác Nghệ An mô ở trong ni, nếu có thể, tới cỗ vũ và động viên nha.
    Thông tin chi tiết về các VĐV Nghệ An tham dự Seagames, các bác có thể xem tại địa chỉ: http://www.slna-fc.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=2082
    ( Mạn phép các chú cho iem đưa cái link ni vô, đừng xoá)
    Người về neo đậu bến mô, hồn tôi neo đậu bến quê người ơi...

    PDA
  8. KIEU_ANH

    KIEU_ANH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    hì hì!
    mọi người nói đến món ăn quê minh nghe thèm qua! Đã gần một kỳ rùi tui chua đươc những món đặc sản đó. Tuy khônng hẳn là đặc sảm cua NGHỆ AN nhưng có lẽ món ốc (ốc xào và ốc luộc) o TP VINH thì ngon tuyệt, nếu bạn đã từng được thưởng thức thì sẽ nghiên và không thèm ăn ốc o HÀ NỘI nữa đâu.
  9. KIEU_ANH

    KIEU_ANH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Đã nhắc đén món tương thì chúng ta phải nhắc đến món ca phao chu. No vua don, đủ chua, đủ chín, trông màu cũng hấp dân nũa. Chà noi ra lai nho đến ba tui và nhớ đến bữa trưa cua tui nũa. Thèm quá.
  10. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    http://www.ttvnol.com/default.asp?s=ttvnlife&f=topic&id=297794
    Mãi Yêu Lương Cẩm Hà !

Chia sẻ trang này