1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    ĐẤT HỌC SƠN BẰNG
    Lê VZn Vỵ
    Ngược sông La, quãng Thọ Tường nước pha màu canh hến. Chạm vào ngàn Phố nước sông đã biếc xanh. Qua vực Nầm, quãng Sơn Bằng nước đã thắm mực Cửu Long. Có phải qua đất học nổi tiếng này, nước cọ vào đất mang hình thỏi mực nên mới thẫm xanh đến vậy! Cắm thuyền bến Lội, ta men theo đường làng. Con đường như gáy quyển sách khổng lồ mở ra hai bên làng mạc trù phú, chi chít như những dòng chữ. Người Hương Sơn, Hà Tĩnh không ai là không thuộc lòng câu ngạn ngữ: "Lắm ló" (ló: lúa) Tri Yên, lắm tiền Thịnh Xá, vZn hoá Sơn Bằng". Với diện tích 601,12 ha, dân số 3904 nhân khẩu nhưng Sơn Bằng có hơn 500 giáo viên (kể cả 115 giáo viên hiện đã nghỉ hưu) như vậy tính trung bình khoảng 8 người thì có 1 giáo viên. Đó là một tỉ lệ hiếm thấy. Có gia đình từ ông, cha, mẹ, con, cháu hầu hết làm nghề GV và trong một nhà có thể lập một hội đồng giáo dục; có dòng họ như họ Đào từ giáo viên tiểu học đến đại học có tới 200 vị.
    Tại sao mảnh đất này lại gắn bó với nghề dạy học đến vậy? Lại sản sinh ra nhiều thầy giáo đến vậy?
    Tôi đã tìm đến các vị thức giả trong làng và nhận được nhiều cách kiến giải khác nhau. Ông Đào Duy Hi giáo viên hưu trí và ông Trần Đang, nguyên Huyện trưởng huyện đội Hương Sơn cho biết: Sơn Bằng vốn là đất nông nghiệp. Nhưng nguồn sống không cậy vào cây lúa mà cậy vào mảnh vườn. Làng xóm quần tụ bên những dãy đồi hình bát úp nên rất thuận lợi cho việc trồng cây Zn quả. Nơi đây nổi tiếng với vườn cam, chanh, bưởi, quýt; cau trầu. Khi lá trầu còn là lá bạc, quả cau là quả vàng, trái cam trái quýt là bồ thóc, bồ gạo, người Sơn Bằng đã biết đầu tư làm hàng hoá. Bến Lội, cầu Kheng tấp nập thuyền buôn bán ngược, xuôi: Gội, Choi, Thượng. Từ quả cau, lá trầu, thương mại phát triển. Dòng sông, con đường trở thành "xa lộ" thông tin. Giao lưu, tiếp xúc mở mang. Hoa trái ra đi, hiểu biết trở về. Người Sơn Bằng học được nhiều cái mới. Có tiền, người Sơn Bằng không tậu ruộng làm giàu mà kiếm cho con em cái chữ. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", những người thầy về làng dạy học được tôn vinh. Ông Đang vẫn còn nhớ như in: Thầy giáo dạy: "Tam tự kinh" cho mình là một vị râu tóc bạc phơ, cầm tay uốn bút chấm ngang, sổ dọc mà râu thầy vẫn còn vương lên má. Nơi đây, không có cái trù phú của nghề chZn tằm, ươm tơ, dệt vải mà có cái phong lưu của trồng cây, đọc sách, ngâm thơ. Ngẫm ở Sơn Bằng "trồng cây" "trồng người" đã có từ xa xửa, xa xưa. Thế rồi, từ cái hạt, các mầm gặp được đất lành đã thành cây, đơm hoa, kết trái...
    Lớp Hán học nổi tiếng với Đào Quang Nhiêu, Đào Quang Huy, Đào Hữu ích. "Đại Việt sử ký toàn thư" tập 18 quyển 19 trang 324 có ghi về Đào Quang Nhiêu (1601-1672): "Thống suất quan Tả khuông quân doanh, Phó tướng Thiếu ứng đương Quận Công... Quang Nhiêu theo hầu Vương từ lâu ngày, từ khi ở Tiềm đề nhiều lần đánh giặc, yên trong dẹp ngoài, có nhiều công lao, ở trấn 18 nZm; ra lệnh là theo, cấm là thôi, giặc cướp nín hơi, cõi biên yên lặng. Tuổi 71, chết ở trấn tặng Thái tể, thuỵ là Thuần Cẩn bao phong phú thần, cho lập đền thờ". "Đại Việt Sử ký toàn thư" chép về Đào Quang Huy (1619 -1695) như sau: "Giữ chức Tham đốc, Tước Tấn Quận Công, sau đó có công lớn, được phong đặc tiến phu quốc thượng tướng Công". Còn Đào Hữu ích đậu cử nhân làm chủ khảo trường thừa. Thời Nguyễn chỉ có hai vị đậu cử nhân được làm giám khảo là Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) và Đào Hữu ích.
    Lớp tri thức Hán học của Sơn Bằng trọng lẽ phải, cương trực luôn đứng về phía nhân dân lao động đấu tranh chống cường quyền, áp bức. Điển hình là Tú Bồi (Đào Hữu Bồi). Ông đã vào Huế, đánh trống kêu kiện, tố cáo bọn cường hào ức hiếp nhân dân bá chiếm công điền. Vua Tự Đức đặc phái Khâm sai về Hữu Bằng tra xét thực hư. Sự việc đúng như Tú Bồi tố cáo. Triều Huế đã nghiêm trị bọn cường hào Hữu Bằng. Vua Tự Đức khen ngợi tú Bồi. (Theo: Lịch sử đảng bộ xã Sơn Bằng).
    Lớp Tây học nổi lên với Đào Tử Minh, Đào Thiện Sự, Hồ Hữu Ước, Nguyễn Mộng Đào, Phạm Đình Thế, Phạm Quang Lộc, Lê Khả Kế và sau này là Đào Nỵ, Đào Trọng, Đào Duy Hy... Tôi được ngồi hầu chuyện các cụ họ Đào, nhắc lại sự tích "Cá gỗ", các cụ không cười mà trầm ngâm. "Còn kiết hơn cả cá gỗ. Xin được nước mắm còn phúc". Thầy Hy, thầy Trọng hồi tưởng: Chúng tôi cơm đùm, khZn gói ra tận Vinh học chữ. Thức Zn là muối rang giã nhỏ cho vào ống bạng (ống bằng tre hoặc nứa). Cơm nấu nồi bù (nồi đất), nhón vài nhúm muối rắc vào, mỗi người mỗi thìa, Zn trong niêu. May mà hồi ấy, thầy tú Nghệ quê Sơn Châu cám cảnh đỡ đần. Lũ chúng tôi đi học, không xin cô, hàng xóm mà Zn vèn của thầy. Thầy tốt bụng, cám cảnh thương lắm!
    Về Sơn Bằng, không ai quên được thầy Lê Khả Kế - một nhà giáo uyên bác, mẫu mực. Tốt nghiệp cao đẳng canh nông khoá học cùng nhà thơ Huy Cận, Lê Khả Kế đã từ bỏ chức trưởng ban nông lâm Bắc trung kỳ về dạy học. Gắn bó với trường trung học ở quê, rồi trở thành giảng viên trường đại học, nhà biên soạn từ điển, ông đã có nhiều công trình mẫu mực, tâm huyết với nghề dạy học, dạy giỏi tất cả các môn: VZn, Hoá, Toán, tiếng Việt, tiếng Pháp... Học trò không chỉ học ở thầy kiến thức vZn hoá mà còn học tư cách làm người...!
    Sơn Bằng là một trong ba xã ở Hương Sơn có trường tiểu học sớm nhất. Về đò Lội, ông Đang chỉ cho tôi nền cũ mái trường cách đây 71 nZm. Trong ký ức của ông, hình ảnh thầy giáo Minh tận tuỵ, máu thịt với mái trường mãi còn xúc động. Từ mái trường ấy, con em Sơn Bằng đã được chắp cánh trí tuệ.
    Sau cách mạng, Sơn Bằng dấy lên phong trào diệt "giặc dốt". Những lớp bình dân học vụ bảng nứa, bàn tre; phấn là đất thó nặn lên; mực là quả mua chế ra nhưng vô cùng háo hức. Người người học chữ. Thầy Đào Thiện Sự và Phạm Thế tham gia Nha bình dân. Từ đó trở đi, đất học Sơn Bằng như diều gặp gió. Tại xã có trường C11, C12 và C13. Trường tiểu học Sơn Bằng là một trong 9 trường của huyện Hương Sơn được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đất hẹp, người đông, nhưng chính quyền UBND xã đã cắt 3 ha cho trường THPT dân lập và cho đến nay chưa thu một xu. ở Sơn Bằng giáo dục quả là "Quốc sách" hàng đầu. "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Câu ca ấy không ở cửa miệng mà bằng hành động... Trong chiến tranh chống Mỹ, dân nhường vườn làm lán luỹ, nhường nhà cho thầy ở. Kỷ niệm vang vọng mãi trong tôi là tiếng kẻng học bài. Đêm đêm, cứ đúng 7 giờ, người ta lại đánh kẻng báo giờ cho học sinh tự học. Đến trận lũ quét lịch sử 2002, tôi đi với anh Kiều Sơn - phóng viên truyền hình Hà Tĩnh làm phóng sự "Đất học mùa lũ" gặp bác nông dân đang vớt bùn cho lúa, bác nói một câu mà ngẫm lại càng thấy thấm thía: "Nhà tôi chống lũ, cha thì giữ con trâu; con thì giữ cuốn sách. Mất hai thứ đó, coi như cụt vốn". Với họ, sách trở thành tài sản vô giá. Chả thế mà, cha nông dân; con kỹ sư bác sĩ không lạ! Gia đình bác Hồ Khắc Giai hai con trai là giáo sư tiến sĩ. Anh Hồ Khắc Thiệu, tiến sĩ điện tin, ĐHBK Hà Nội; anh Hồ Khắc Tín, giáo sư sinh học, chuyên khoa vi sinh vật. Gia đình ông Thái Dinh bán đứng từ gốc mít, cây xoan nuôi con Zn học. Cả 6 con đều kỹ sư, bác sĩ. Hiện nay cả dâu rể, con cháu có 12 người là giáo viên từ cấp trung học đến đại học. Bà bang Tiến, tần tảo, ngày làm bánh, tối treo bảng dạy cho con. Con cái đều thành đạt. Cô Hải Lý con gái bà là một giáo viên dạy toán, lý xuất sắc. Thầy Trần Trọng Chấm con rể bà là giáo viên hoá học nổi tiếng, vinh dự được Bác Hồ khen. Bà cụ Huy, trong nhà chỉ còn một cái vại đáng giá, cũng bán luôn cho con Zn học... Làm sao có thể kể hết được những tấm lòng, những khát vọng của những gia đình chZm chút cho việc học hành của con ở đây!
    Thời bao giờ, các thầy ở Sơn Bằng đi dạy xa, cứ thứ 7: "Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết" kính koong gồng xe về quê; sau xe không chỉ là chai nước mắm, lọ dầu, mà còn cả cuốn sách tờ báo. Người Sơn Bằng khắp mọi miền tổ quốc gửi về cho con cháu không chỉ tiền nong, cơm gạo mà còn sách vở, bút giấy. Tôi nhớ: Khi dạy ôn thi đại học cho con anh Phạm Đức công tác ở sân bay Sài Gòn, cuốn "VZn phạm Anh vZn thực hành" của Thom son và Martinet, anh gửi từ Sài Gòn qua đường bưu điện. Phụ huynh không chỉ lo sắm sách cho con mà con lo sắm sách cho cả thầy giáo! Cho tiền tiêu hết, cho chữ, chữ mãi còn và sinh sôi nảy nở. Cây nào, quả nấy. Đến thế hệ học sinh bây giờ, ngày sinh nhật trân trọng tặng nhau những cuốn sách, tạp chí, hay những trang photo các bài báo hay thay cho những quà lưu niệm lặt vặt.
    Người Sơn Bằng đi dạy học không chỉ kiếm kế mưu sinh. Cái nghề lương tâm thanh sạch làm sao giàu có của cải được! Tự bao đời nay, nghề giáo cao quý dị ứng với thương mại. Hai chữ giáo viên thiêng liêng khác hẳn một trời một vực với kẻ đi bán chữ. Trong cZn nhà đơn sơ; trời đã nhá nhem, mưa phùn rơi rả rích, mà thầy Đào Duy Hy vẫn còn say nồng kế tiếp cho tôi bao vui buồn. Không phải mưa giữ khách mà chính là làm sao ra về được khi câu chuyện đang đượm. Thầy chậm rãi: "Ngày xưa, chúng tôi đi dạy dân đùm bọc. Khoảng nZm 1947 mỗi nZm được phát 10m vải thô và 36kg thóc mỗi tháng. Đến nZm 1957 đã có lương phát đều 26 đồng một tháng. Những nZm 80 gạo 80, khi mà có người định nghĩa: "Thầy giáo là nông dân có nghề phụ dạy học" cũng có lúc khổ ải, lao đao; nhưng các thầy giáo Sơn Bằng vẫn bền lòng với nghề, chết sống với nghề, không một ai bỏ nghề cả"...
    Tôi cùng bác Lê Hồ Tùng đúng rằm đến nhà thờ họ Lê, thú vị trước đôi câu đối lấy từ câu thơ Nguyễn Trãi: "Nên thơ, nên thầy vì có học - Có Zn, có mặc bởi hay làm". "Học" và "làm" là hai vế đối rất chỉnh. Ta không chỉ thấy chữ nghĩa khắc trên hoành phi mà thấy cả đứa trẻ chZn trâu trên đồng tay vẫn cầm cuốn sách. Anh Đào Lộc hiện là tiến sĩ trường ĐHBK Sài Gòn, anh Võ Thuần Nho cán bộ viện kiểm sát nhân dân Hương Sơn nhớ lại thuở ấu thơ đi bừa giúp cha vẫn lận ở quần một mảnh giấy ghi công thức toán học vừa làm, vừa lẩm nhẩm. ở Sơn Bằng xã hội hoá giáo dục bắt đầu từ gia đình hoá giáo dục, dòng họ hoá giáo dục. Cứ đến dịp giỗ tổ, tại nhà thờ họ Đào, cụ Đào Duy Thiện lại phát phần thưởng cho con cháu chZm ngoan học giỏi. Niềm vui ở đây là niềm vui con cháu đỗ đạt. Trong xóm một cháu đỗ là cả làng đến chia vui. Những nhà nghèo, anh em góp tiền bạc cho con cháu tựu trường... Thầy Hồ Hữu Phước đêm đến cõng con đi học nhóm. Anh Phạm Hạnh bộn bề với công việc chính quyền, đêm đến vẫn ngồi làm "giám thị" cho con thi thử rồi thu bài gửi nhờ thầy giáo chấm hộ...
    Khi tôi viết những dòng này, chỉ còn ba ngày nữa là đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Hồ Thắng, chủ tịch UBND xã điện cho tôi: "Thế nào, thầy cũng tranh thủ xuống nhé! ở đây, chính quyền, đảng uỷ xã không chỉ tổ chức cho các thầy, cô giáo đương nhiệm, mà cả quý thầy cô đã nghỉ hưu. Đây là ngày hội của Thiên Sứ trí tuệ". "Một xã có truyền thống giáo dục, lại gặp được một cấp uỷ, chính quyền biết làm giáo dục, biết khơi dậy trí tuệ và đạo lý thì làm gì không mạnh" - Tôi nói với anh Hồ Thắng qua điện thoại...
    Đâu đây, trong ký ức của tôi vẫn vZng vẳng tiếng kẻng báo giờ vào học, và niềm vui của tiếng trẻ học bài...
     
    HG
  2. bitter_beer

    bitter_beer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Hì, BB có hai cái bản đồ thấy cũng đẹp, post lên đây cho mọi người cùng xem nhé, tiếc là BB không lấy được bản đồ chung mà phải tách riêng ra Nghệ An và Hà Tĩnh.
    Được bitter_beer sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 27/08/2004
  3. Pikachu_in_love

    Pikachu_in_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    0
    Cá mè chưng tương, cốt dừa có phải món ăn cũng hơi bị được của Vinh không nhỉ.
    Cá mè, dừa nạo nhỏ vắt lấy nước cốt và thêm được một bát nước dão, giềng, sả, một chút lạc giã nhỏ và tàu hũ ky ( cái nè thì em không biết, hic chẳng biết ngoài Bắc họ gọi bằng cái tên gì nữa)
    Cá mè ở Vinh thì không cần đánh vẩy đâu, để đến khi chưng lên ăn sẽ thấy hay lắm, chà... chẳng biết tả thế nào nữa. Cá mè rán qua( hơ, xin lỗi cả nhà em chẳng nhớ rõ là có rán nữa không, thôi để em về xem lại rồi bổ xung nhé...), đổ tương vào cá mè để cho ngấm. Sau đó xếp các lớp gia vị lần lượt: giềng, sả, tương,tàu hũ ky nè tiếp là cá mè rồi đổ nước dão(dừa) vào đun nhỏ lửa đến khi cạn thì cho tiếp nước cốt dừa vào đun cạn thì bắc ra, cho lạc rang vào...
    Chà kể ra đã thèm rồi, món này Pikachu nghe nói là món ngon ở Vinh đấy
    Chúc các bác ăn ngon miệng nha, nếu làm khó quá thì mail cho em một tiếng em nói rõ hơn cho
  4. gungland

    gungland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Kiếm được bài này bên VNN2, không biết của đ/c nào viết đây? Mạn phép đưa vô đây cho bà con đọc phát
    Dân Nghệ Trên Mạng
    Thời đại thông tin, không cứ phi vào nam ra bắc mới gặp được những người đồng hưng xa quê, bây giờ chỉ cần click lên mạng chúng ta sẽ gặp rất nhiều người xứ Nghệ trong các diễn đàn tiếng Việt trên Internet. ở đó những người đồng hương tha hồ bàn luân với nhau về mọi chuyện trên trời dưới biển, từ chuyện sáng tác bài hát cho đội bóng Sông Lam thân yêu tới việc kẹo cu đơ ở đâu thì ngon nhất.v.v.
    Hội Đồng Hương...Trong không Gian ảo
    Để bạn đọc có một hình dung thú vị về không gian o trên mang, nơi mọi người tự do tham gia vào các forum (Diễn đàn) của nhiều Website khác nhau, tôi xin trích dẫn ngay một sinh hoạt thường kỳ trên forum của website WWW.TTVNOL.COM -Trái tim Việt Nam online (Được nối trực tiếp và điều khiển bởi máy tính). Bàn về sự kiện Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu , thành viên có nickname (Biệt danh) là NewGod đã post (Cung cấp thông tin mới nhất cho ai đó) lên một topic (Chủ đề tho luận) đáng chú ý với tiêu đề ?oTrung Quốc ơi! Muộn rồi nhé?, topic cho rằng ?oSự kiện này là một thành công lớn lao của người Trung Quốc. Tuy nhiên người Châu á đầu tiên bay vào vũ trụ mãi mãi là người Việt Nam?. Bài post đã làm dấy lên một loạt những ý kiến tranh luận. Thành viên XBT viết ?oChúng ta phục người khác là để học tập và cố gắng hn nữa, chứ ngồi đấy mà ôm lấy thành tích và thấy thế là đủ thì ch là AQ còn gì. Phạm Tuân bay lên vũ trụ trên tàu của Liên Xô, trong khi Dưng Lợi Vĩ bay lên bằng chính con tàu của đất nước mình?. Một thành viên khác khẳng định ?oChúng ta vui sướng và tự hào về những gì người Việt Nam làm được, những chúng ta cũng nên biết mình đang đứng ở đâu để mà tiến cho nhanh?. Cứ như vậy mỗi ngày có hàng chục, thậm chí hàng trăm topic với nhiều chủ đề khác nhau được post lên forum của web site TTVNOL.COM, tạo thành một diễn đàn tho luận sôi nổi, vui vẻ và không kém phần bổ ích. Điều đặc biệt là bên cạnh diễn đàn chung website này còn có các diễn đàn riêng cho nhiều địa phưng khác nhau, trong số đó ?oBox Nghệ Tĩnh? được lập ra để tạo thành một ?osân chi? cho các thành viên là người xứ Nghệ, Box này có tới 16 chủ đề chính và vô số các chủ đề liên quan, xin được kể ra một số chủ đề chính như về lịch sử, địa lý, văn hoá xứ Nghệ, về những trái tim xứ Nghệ hướng về quê hưng, về Sông Lam-Niềm tự hào xứ Nghệ ?Dường như tất c những gì mà chúng ta có thể trò chuyện với nhau trên tư cách là những người đồng hưng đều đã và đang xuất hiện trong ?oBox Nghệ Tĩnh?. Chuyện kể rằng PVT-Quê Thanh Chưng-hiện là trưởng phòng một công ty liên doanh tại TP.Hồ Chí Minh, trong một đêm cô đn lang thang trên mạng với nỗi nhớ quê da diết, T đã vào ?oBox Nghệ Tĩnh? và post lên đó topic ?oTôi là người Nghệ An ở Sài Gòn...?, chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện hàng trăm bài viết, tin nhắn hưởng ứng ?oLời kêu gọi? của T, chẳng mấy lâu sau đã hình thành được một nhóm đồng hưng xứ Nghệ tại TP.Hồ Chí Minh trên mạng, và nay họ là những người bạn thân thiết ở ngoài đời, topic nói trên lên đến 53 trang-Một con số kỷ lục bởi các topic thông thường chỉ dài khong 2 đến 3 trang-với đủ mọi chuyện vui buồn trong cuộc sống thường nhật của các thành viên. Những forum trên Iternet là một không gian mở gần như tối đa, thế nên thi thong anh em trong ?box Nghệ Tĩnh? lại ?ohò? nhau sang giao lưu với các Box bạn bè như ?oBox Qung Bình?, ?oBox Nam Định?...Bên cạnh ?oBox Nghệ Tĩnh? trong TTVNOL.COM, dạo qua forum của web site WWW.VNN.VN-Báo điện tử Việt Nam Net, mới hay rằng ?obà con? nhà mình ?oSinh hoạt? trong forum của tờ báo diện tử này cũng hết sức đông vui, nhất là ở chuyên mục bóng đá mà chúng tôi sẽ...post một cách chi tiết ở phần sau. Vẫn còn trên Forum này lời kêu gọi của thành viên có nick name Lam Giang với topic ?oLập hội đồng hưng Nghệ Tĩnh? (Thời gian gửi : 17/9/2003, vào lúc 09:27), Lam Giang viết ?oKính chào bà con cô bác, chúng ta hãy vào đây sinh hoạt sôi nổi để nhớ về quê hưng...?, từ khi topic này xuất hiện đến nay nó liên tục đứng vào hàng top các topic được đọc và tr lời trên forum của báo điện tử Việt Nam Net, điều này chứng tỏ sự hưởng ứng nhiệt tình của những ?oBà con cô bác? xứ Nghệ đang ?oLang thang? trên mạng, tham gia tho luận với topic này nick name Phượng Hoàng viết ?oCác bác có biết là Uỷ viên trung đng, Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An Lê Doãn Hợp phát biểu rằng Nghệ An sẽ thoát nghèo vào năm 2010 ??, một nick name khác đồng thanh ?oHoan hô đồng chí Lê Doãn Hợp, nếu làm được như bí thư trong phim Bí Thư Tỉnh Uỷ của Trung Quốc thì chuyện đó không khó. Cái khó là tiềm năng Nghệ An thì chưa thực sự được thức dậy, mà nhân tài đất Nghệ phần đông đều đang lập nghiệp ở Thủ đô hoặc là thành phố Hồ Chí Minh...?.
    Ngoài hội đồng hương...cấp Tỉnh, trong các forum liên quan đến xứ Nghệ còn có những hội đồng hương cấp huyện, thậm chí là cấp trường, như là topic của những người quê huyện lúa Yên Thành (Có nhiều bài post tranh luận về cách chế biến thịt chuột rất...đậm đà bn sắc !), hay topic của các cựu học sinh trường Phan Bội Châu (Không ít thành viên đang du học ở nước ngoài cũng tích cực tham gia)...
    Theo dõi các Forum nói trên càng thấm thía nghĩa tình đậm đà như...bát nước chè xanh của người xứ Nghệ . Xin kể ra đây số ít trong vô vàn những hoạt động tình nguyện mà những người đồng hưng xứ Nghệ đã cùng nhau vận động và hưởng ứng trên mạng để hướng về quê hưng, nếu đó là những bạn sinh viên đang đi học xa nhà thì là những lời kêu gọi về quê tình nguyện trong dịp hè, hay là chắt chiu tiền học bổng để ...trao học bổng cho các lứa đàn em ở trường cũ, nếu đó là những doanh nhân hay công chức đã thành đạt thì hoạt động có phần quy mô hn như xây trường học, tài trợ cho các đội bóng Sông Lam.v.v.Dịp hè vừa qua hội đồng hưng trong ?oBox Nghệ Tĩnh? trên mạng TTVNOL.COM, sau khi đọc được bài báo về xóm liều phía sau sông Cửa Tiền trên báo Tuổi Trẻ của nhà báo Vũ Toàn, đã tổ chức quyên góp tiền học phí cho các em nhỏ ở xóm liều được đi học, ngoài ra nhiều bạn sinh viên còn hẹn nhau về quê rồi cùng đến xóm liều để tham gia chống tái mù chữ cho người dân ở xóm này. Xúc động trước tấm lòng của chính những thành viên đang cùng với mình sinh hoạt trong ?oBox Nghệ Tĩnh?, thành viên Tonga viết ?oThật là ấn tượng, chứng kiến những trái tim của người Nghệ hướng về quê hưng mới thấy rằng...mạng đâu chỉ là o, đâu chỉ out là ai về nhà đấy. TTVNOL qu là một trang web tuyệt vời, box Nghệ Tĩnh chúng ta cũng vậy. Nhờ nó mà mỗi người trong chúng ta được gặp nhau. Được biết quê hưng đang chuyển mình hàng ngày. Được post lên đây những tâm sự, những lời yêu thưng nhung nhớ, và mở rộng tấm lòng mình với biết bao mnh đời đang vất v hn ta...?
    Niềm Tự Hào Mang Tên Sông Lam
    Bóng đá thường là một trong những chủ đề nóng nhất trên bất cứ diễn đàn nào, nếu như trên sân cỏ các cầu thủ đấu bóng hấp dẫn bao nhiêu , thì trong forum các cổ động viên cũng...đấu khẩu không kém phần thú vị, nhất là những cuộc tranh cãi liên miên giữa cổ động viên của Sông lam Nghệ An (SLNA)và phía bên kia ?oChiến tuyến? là cổ động viên của Thể Công và Công An Hà Nội (Tên cũ) về vị thế của đội bóng mình ủng hộ, đôi khi đó là những cuộc tranh luận đến ?oVăng mạng? trên..mạng. Trước và trong khong thời gian diễn ra SEA Games 22 được coi là ?othời hoàng kim? của các cổ động viên SLNA trên mạng, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được niềm tự hào mà họ post lên mạng khi SL vô địch cup JVC và đội tuyển Olympic Việt Nam có tới 9 cầu thủ ?oMade in Sông Lam?, nick name Nguyen Hai-cổ động viên của đội Thể Công, phi thốt lên trong bài post của mình : Than ôi thời oanh liệt của Thể công nay còn đâu, Thể Công đã trở thành...Không Thể. Công nhận là các ?ocủ Nghệ? càng ngày càng ...cay ! Nếu như báo in là ni dành cho các nhà bình luận chuyên nghiệp, thì forum là ni tung hoành của các nhà bình luận không chuyên, tuy vậy cũng có không ít topic khá sâu sắc và thú vị, chẳng hạn như sau trận thua đau của đội Olympic VN trước một câu lạc bộ Perk vốn không mấy xuất sắc của Malaysia, thành viên congaden trên forum của VNN dẫn câu chuyện ?oThời Đinh, có một chú quan nhỏ tí là Đỗ Thích một đêm năm m mình nuốt sao vào bụng, cho đó là điểm được làm vua. Nghĩ vậy chú liền rắp tâm giếp vua Đinh, nhưng chức vua của chú thì còn xa vời, bởi giết vua thì có thể còn làm vua thì chuyện khoong nhỏ tí nào. Tưng tự khi U23 đá thắng đội tuyển Hàn Quốc, bóng đá Việt Nam đã hy vọng rất nhiều vào tưng lai gần. nhưng hạ Hàn Quốc thì chuyện có thể, còn để đội tuyển Việt Nam trở nên như tuyển Hàn Quốc thì chuyện xa vời như chức vua của Đỗ Thích vậy?.
    Cũng liên quan đến môn thể thao vua, trong số nhiều Web site về xứ Nghệ như trang web của tỉnh Nghệ An, trang web thành phố Vinh..., thì diễn đàn của Hội cổ động viên SLNA website WWW.SLNA-FC.COM được coi là sôi nổi và ồn ào hn c, forum của web site này luôn đầy ắp những post cực kỳ tâm huyết với đội bóng quê nhà, mọi người có thể đọc được ở đây những topic có sự tham gia của hàng trăm thành viên, tho luận với nhau hàng ngàn chủ đề xoay quanh đội bóng quê nhà, từ chuyện sáng tác bài hát cho SLNA cho đến việc đặt tên ?oLóng? cho đội bóng ...
    Như dòng Lam chảy mãi muôn đời, những người xứ Nghệ dù ở đâu cũng hướng về quê hưng với những tình cm thiêng liêng nhất. Xin được mượn lời điệp khúc trong bài hát mà một thành viên đã sáng tác trên diễn đàn của hội cổ động viên SLNA để kết thúc bài viết này :
    Sông Lam Nghệ An - Con người xứ Nghệ
    Sông Lam Nghệ An - Niềm tin chiến thắng
    Sông Lam Nghệ An - Vượt lên phía trước
    Sông Lam Nghệ An - Cùng hát lên, cùng hát lên vì niềm tự hào của những người con xứ Nghệ.

    Ich liebe dich!
  5. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Trả lời phỏng vấn báo chí của nhà nghiên cứu PGS. Ninh Viết Giao về "Gia phong xứ Nghệ".
    Văn hóa gia phong là sức mạnh trường tồn
    Cuộc hội thảo khoa học Gia phong xứ Nghệ trong bối cảnh đất nước đổi mới do Ủy ban dân số gia đình và trẻ em phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An tổ chức dự kiến sẽ diễn ra tại TP.Vinh - Nghệ An trong 2 ngày 6, 7/3. Báo giới vừa có cuộc trò chuyện với PGS Ninh Viết Giao - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An, người khởi xướng và chủ trì cuộc hội thảo nói trên.
    - Hội thảo sắp tới sẽ đề cập đến những vấn đề gì, thưa ông?
    - Cuộc hội thảo tới sẽ nhìn về lịch sử để tìm đặc điểm gia phong của xứ Nghệ, tìm hiểu những mặt tích cực trong gia phong xứ Nghệ để tiếp tục kế thừa phát huy và chỉ ra những mặt tiêu cực, tác động xấu của cơ chế thị trường vào gia phong xứ Nghệ ngày nay. Từ đó đánh một tiếng vang để mọi người thấy được tầm quan trọng của giáo dục gia đình cũng như cần thiết phải tạo lập và gìn giữ truyền thống văn hóa gia đình, gia phong. Suy cho cùng, sức mạnh vật chất hay quyền lực chỉ mang tính nhất thời, còn truyền thống văn hóa gia phong mới thật sự là sức mạnh trường tồn mãi mãi.
    - Là nhà khoa học đã nhiều năm dày công nghiên cứu văn hóa xứ Nghệ, ông có thể cho biết đánh giá của mình về gia phong xứ Nghệ trong lịch sử?
    - Xứ Nghệ xưa kia là nơi ''''biên trấn'''', đầu sóng ngọn gió của đất nước. Dân sơ tán do những trận dịch tễ hoành hành, loạn lạc do thăng trầm của các vương triều hay làm thường dân chạy vào xứ Nghệ. Thiên nhiên vùng này lại khắc nghiệt. Cư dân xứ Nghệ vì thế phải liên tục đấu tranh. Những lúc ấy, lấy sức mạnh nào để gìn giữ, bảo vệ gia đình? Môi trường sống như vậy buộc các gia đình và lớn hơn là các dòng họ phải tự tạo lấy cho mình một hàng rào kiên cố nhưng mong manh vô hình - đấy là gia phong. Cứ thế sự giáo dục nghiêm túc, chặt chẽ, thậm chí có lúc khá bảo thủ và hà khắc theo nề nếp của từng nhà, dần dà qua thời gian hình thành truyền thống gia phong xứ Nghệ.
    - Theo ông, trong thời đại mới những vấn đề gì được đặt ra với việc phát huy sức mạnh của gia phong?
    - Tính gia trưởng, bảo thủ trong nhiều gia đình xứ Nghệ ngày xưa đã làm cho con cái mất đi tính năng động. Để phát huy tính tích cực trong truyền thống gia phong, xứ Nghệ ngày nay phải từ bỏ tính bảo thủ đó. Đó chỉ là một vấn đề. Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề như thế được bàn đến tại hội thảo này. Chẳng hạn trong thời đại ngày nay, vấn đề hình thành và gìn giữ gia phong giáo dục sẽ như thế nào, chữ Hiếu, chữ Tâm hay những điều giáo huấn, gia đạo ngày xưa có còn thích hợp nữa không?
    - Nghe nói chỉ sau ba tháng chuẩn bị, cuộc hội thảo đã nhận được khoảng 40 bản báo cáo, tham luận của hơn 20 nhà khoa học có tên tuổi như: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Đình Chú, Ngô Đức Thịnh... như thế gia phong là mối quan tâm của nhiều người. Trong khi đó, chúng ta đang xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đưa ra danh hiệu ''''gia đình văn hóa'''', mà lại chưa thấy nói đến ''''gia phong''''?
    - Ai cũng biết gia đình là tế bào xã hội, nhà có vững thì nước mới yên, mà muốn xây dựng gia đình rạng rỡ thì phải tiếp tục gìn giữ, phát huy vẻ đẹp gia phong. Thời nào cũng vậy thôi, khi đến nhà nào chỉ cần nhìn qua những cách đối đáp, ứng xử, đi đứng của con cái thì biết ngay gia đình ấy có gia phong hay không. Muốn giữ gìn gia phong tất nhiên phải có sự đóng góp của nhiều người trong gia đình, nhưng vai trò gương mẫu, giáo dục của người cha, người mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Phải đánh thức lòng tự tôn huyết thống, tự hào gia đình trong từng thành viên của gia đình bằng nhiều cách. Để tôn vinh những gia đình có gia phong nên chăng từ những tiêu chuẩn gia đình văn hóa, ta nâng lên thành gia đình gia phong.



    The Soul of NgheTinhIIR
  6. vovanthanh

    vovanthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Theo dấu chân ... khỉ rừng
    ?oNguồn gốc của loài người?
    Mùa đông năm 1859, nhà bác học Charles Darwin cho ra đời công trình nghiên cứu mang tên ?oNguồn gốc của muôn loài?, tập sách trụ cột của khoa vạn vật học ngày nay được nhà John Munay ở London xuất bn. Lần xuất bn đầu tiên, sách in ra có 1200 cuốn và bán hết ngay trong ngày phát hành, dư luận đưng thời đã gọi đây là một đại hoạ như tiếng sét nổ ngang đầu, vì nếu thuyết của Darwin đúng thì truyện sáng thế kể trong thánh kinh là không thể chấp nhận được nữa. Tuy trong công trình của mình Darwin đã hết sức dè dặt không đ động gì đến trường hợp tiến hoá của loài người, ấy vậy mà ông vẫn được coi là người đầu tiên chủ trưng gốc tổ của con người là... ?oloài khỉ?.
    Những phát hiện của các nhà kho cổ học về sau đã bổ sung và chứng minh tính đúng đắn công trình ?oNguồn gốc của muôn loài?. Đồng thời làm cho thuyết này trở thành một chân lý không cần phi bàn cãi.
    Ngày nay những động vật mà dân gian thường quan niệm là có ?ohọ hàng gần xa? với ?ovượn người?, được xếp vào loài thú linh trưởng thuộc các họ như họ Culy, họ khỉ, họ vượn... Mặc dù là ?ohọ hàng?, sự tồn tại và phát triển của thú linh trưởng đang bị đe doạ bởi chính con người, nhiều giống khỉ đang đứng trước nguy c diệt vong bởi tính chất thưng mại và giá trị hàng hoá của chúng. Nhân dịp tết Giáp Thân chúng tôi đã có bàn tường trình về tình trạng thú linh trưởng(Đặc biệt là loài khỉ) trong các cánh rừng đất Nghệ.
    Lên rừng xuống biển
    Thông thường muốn nhìn thấy loài khỉ, chỉ có cách hoặc vào vườn thú hoặc đi sâu vào các cánh rừng tự nhiên. Tôi đã chọn cách thứ hai, thám hiểm rừng Pù Mát...
    Những chú khỉ tôi gặp ngay khi đến Pù Mát không phi ở trong rừng mà ở trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Trung tâm này được lập ra nhằm chăm sóc chữa trị, phục hồi thể trạng và tập tính trước khi th lại tự nhiên những động vật hoang dã từ các hạt kiểm lâm tịch thu chuyển về vườn quốc gia Pù Mát. Từ khi thành lập đến nay trung tâm đã nhận về rất nhiều các loài thú, trong đó có tới 12 con khỉ mặt đỏ, 6 con khỉ đuôi lợn, 127 con khỉ đuôi dài, và 2 con voọc xám thuộc họ khỉ. Anh Phan Đức Linh (cán bộ trung tâmI) cho biết: ?oNhiều chú khỉ trước khi vận chuyển đến đây tưởng chừng không sống nổi nhưng đã được chúng tôi cứu chữa khoẻ mạnh. Sau một thời gian cứu hộ, nuôi dưỡng ** bo sức khoẻ đều được th về rừng ** bo bí mật, an toàn, và có sự giám sát của các c quan chức năng như Viện kiểm soát, Công an huyện Con Cuông...?
    Anh Thái - hạt trưởng kiểm lâm Pù Mát - giới thiệu: ?oNhờ diện tích rộng lớn, địa hình chia cắt mạnh nên Pù Mát đã tạo ra nhiều dạng sinh cnh rừng đáp ứng được các nhu cầu về sinh thái rất khác nhau, là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc trú ngụ của nhiều loài linh trưởng. Bên cạnh dó sự đa dạng về hệ thực vật là một nguồn thức ăn phong phú để các loài linh trưởng nói chung, khỉ nói riêng tồn tại ở Pù Mát. Đi thuyền trên sông Giăng chúng ta vừa được thưởng thức cnh đẹp của tự nhiên với đàn khỉ đu mình trên những cành cây soi bóng xuống dòng sông trong lành mát rượi. Hai bên bờ là những dãy núi đá vôi hùng vi với các loài thực vật đặc hữu như tuế, phong lan...?.
    30 cây số đường rừng vào Phà Lài, ni có thể ?oĐi thuyền trên sông Giăng? xa hn là tôi tưởng. Chiếc xe mink dò dẫm trên con đường gập gềnh, bụi tung mù mịt, dọc đường có một chiếc cầu gỗ bắc qua sông do chính người dân địa phưng tự làm lấy và thu tiền các phưng tiện qua lại. Gần đến ni thì chúng tôi đành phi đi bộ bởi trước mắt là đập Phà Lài mênh mông nước.
    Nằm cách biên giới Việt - Lào 3km, Phà Lài được xem là vùng biên giới nghiêm ngặt, muốn ở lại qua đêm với trạm kiểm lâm Phà Lài, tôi và bác xe ôm phi đăng ký taị trạm biên phòng 555. Bên này trạm kiểm lâm nhìn qua sông là một lèn đá cao chọc trời, với rừng cây rậm rạp và thấp thoáng bóng những chú khỉ đuôi dài. Có lẽ nhờ được làm ?ohàng xóm? với trạm kiểm lâm và đồn biên phòng, nên đoàn khỉ đuôi dài rất ?odạn? người, chúng hồn nhiên bò theo những thanh nứa bắc qua sông để sang ?ochi? bên trạm kiểm lâm và tìm kiếm thức ăn. Được biết khỉ đuôi dài là loài thú không có phân bố nguyên thuỷ tại vườn quốc gia Pù Mát, vài năm trước đây là một số cá thể đã được th vào khu vực Phà Lài và Khe Kèn, chúng nhanh chóng phát triển thành bầy đàn sống dọc theo khe Khặng.
    Với vị trí được thiên nhiên và con người ?oưu đãi?, lèn đá nói trên là ni chứng kiến sự xuất hiện của nhiều loài khỉ. Anh Vi Văn Bôn - một người dân địa phưng, đồng thời là kiểm lâm viên - kể lại: ?oNgoài bầy khỉ đuôi dài, vào mùa mưa ở đây còn xuất hiện từng đàn khỉ mặt đỏ, hàng chục con không biết từ đâu kéo về. Nhiều đêm chúng tôi mất ngủ vì bên lèn đá hai loài khỉ cắn nhau chí choé?. Khỉ cộc là loài vật rất biết ?okế hoạch hoá gia đình?, mỗi lứa chúng chỉ đẻ 1 con, đẻ ít cùng với giá trị hàng hoá cao đang là nguy c làm suy gim quần thể của loài này. Tạm biệt anh xe ôm, tôi theo chiếc bè nứa của gia đình ông Lô Văn ồ xuôi dòng sông Giăng đi làm nưng rẫy. Theo ông ồ thì trước đây dân địa phưng thường sử dụng các bè nứa nhỏ vào mục đích vận chuyển sn phẩm rừng nhiều hn là mục đích làm phưng tiện đi lại. Phần lớn những khu vực trong khu bo tồn nằm kề các lưu vực sông đều bị tác động bởi các hoạt động khai thác gỗ, và hầu hết khu bo tồn đều có các con đường mòn chằng chéo nhau sử dụng cho các hoạt động săn bắn hay buôn lậu. Ngồi trên bè nứa tôi có thể nhìn thấy một vài thung lũng hai bên dòng sông các lùm tre đã mọc khắp ni do hậu qu phát nưng làm rẫy trước đây. Sau vài giờ đồng hồ, bè nứa trôi qua khu vực có hai bn của người Đan Lai là Quà Phạt và Bn Bùng. Người Đan Lai sống trong vườn quốc gia Pù Mát dựa vào canh tác nông nghiệp trên đất dốc, săn bắn và thu lượm động vật rừng là toàn bộ lối sống của họ. Một số trong gần 1000 người Đan Lai đã được di dời ra tái định cư cách xa khu bo tồn, việc di dời vẫn đang được tiếp tục... Theo ông ồ thì loài khỉ mà ông hay gặp nhất ở Pù Mát là khỉ vàng, chúng sống thành đàn và thường ra nưng rẫy ăn hoa màu. Loài này ngủ trên cây gỗ cao hoặc hang đá Khi việc săn bắn động vật hoang dã chưa bị cấm đoán nghiêm ngặt như bây giờ, ông ồ chỉ cần đặt bẫy ở nưng rẫy là bắt được khỉ vàng, ông tâm sự rằng ?oBây giờ thì tôi đã biết nghe lời cán bộ kiểm lâm rồi?.
    Khác với khỉ vàng, khỉ mốc là một loài trong những loài linh trưởng khó phát hiện nhất ở ngoài thực địa của vườn quốc gia Pù Mát, các cán bộ ở phòng khoa học vườn quốc gia cho hay rằng đã phát hiện một nhóm khỉ mốc đang hoạt động tại độ cao 850m so với mặt biển tại đỉnh Trung Chính (xã Lục Dụ) ngoài ra còn ghi nhận được một nhóm không rõ số lượng tại khu vực khe Vàn - khe Thi. Các chưng trình điều tra về sau ở khu bo tồn không ghi nhận được thông tin về loài này. Ngoài ra thuộc họ khỉ được khẳng định nhìn thấy ở Pù Mát còn có voọc xám và chà vá chân nâu. Trong năm 2002, đội liên ngành công an, phòng thuế và hạt kiểm lâm huyện Con Cuông, thu giữ được một tiêu bn chà vá châu nâu đực trưởng thành ở một quán ăn tại thị trấn Con Cuông, nhưng không xác định được vị trí bắt giữ, điều này đã tạo ra một nghi ngờ rằng có kh năng nó đã bị tuyệt chủng tại Pù Mát.
    Tôi và ông ồ quay về khi hoàng hôn đã buông một màu tím sẫm lên núi rừng, hai bên bờ tiếng ếch nhái ồm oạp râm ran như nhắc nhở người khách lạ về sự phong phú của động vật rừng Pù Mát. Trong dòng suy nghĩ miên man về loài khỉ, không khỏi làm tôi nhớ đến chuyến đi biển cách đây không lâu của mình. Lần đó trên đo Mắt (Nghệ An), giữa muôn trùng sông nước tôi đã được các anh lính kể về loài khỉ trên đo, đó là những chú khỉ rất hiền lành và thoắt ẩn thoắt hiện. Rừng trên đo Mắt có diện tích khá lớn với các loài thực vật phong phú. Sống bên cạnh súng đạn nhưng loài vật nào trên đo cũng hiền lành, từ dê, bò rừng đến khỉ, thậm chí loài rắn lục đất liền như ở Pù Mát độc đến mức chỉ bị rắn cắn sau mấy phút là vô phưng cứu chữa, thế nhưng rắn lục đo Mắt cắn người chỉ gây cm giác như kiến cắn mà thôi. Theo miêu t của các anh lính thì có thể loài khỉ trên đo Mắt là khỉ xám hoặc khỉ đuôi dài, đây là những con khỉ được mang ra đo từ đất liền xa xôi. Cùng với một anh lính trẻ tên Hùng, chúng tôi lang thang khắp các đường mòn trên đo Mắt, nhưng đáng tiếc là chẳng nhìn thấy chú khỉ nào, anh Hùng cho biết: ?oKhỉ đo Mắt sống lén lút trên cao trong các hốc đá, chỉ tình cờ mới bắt gặp được?. Tôi thầm nghĩ nếu như tiếp tục th thêm một vài cặp khỉ lên đo, chắc hẳn rằng loài khỉ ở đây sẽ phát triển nhanh hn hiện có.
    Năm Thân, bàn chuyện khỉ...
    Với diện tích lớn nhất so với các vườn quốc gia ở miền Bắc, thú linh tưởng Pù Mát được xếp thứ 2 sau Phong Nha - Kẻ Bàng. Nếu theo hệ thống phân loại của G.B Corbet and J.E Hill thì thú linh tưởng Pù Mát so với c nước tưng đối phong phú về thành phần loài - chiếm 36% về loài và phân loài (c có 25 loài và phân loài). Trong đó tính đặc hữu của linh tưởng ở Pù Mát còn được thể hiện ở chỗ có 2 phân loài chỉ phân bổ ở Việt Nam và Lào đó là vượn siki và chà vá chân nâu.
    Sinh sống xung quanh vườn quốc gia Pù Mát có trên 90.000 dân cư thuộc 16 xã của 3 huyện, gồm các nhóm dân tộc Thái, Kinh, Kh Mú, H?Tmông, Đan lai... Có thể khẳng định nhận thức về công tác bo vệ từng của người dân địa phưng còn khiêm tốn, khai thác gỗ, lâm sn phụ, và đặc biệt là hoạt động săn bắn, bẫy động vật hoang dã là mối đe doạ đối với đa dạng sinh học hay khu bo tồn thiên nhiên, gây áp lớn đến tài nguyên rừng nói chung và thú linh trưởng (trong đó có các loài khỉ) nói riêng. Các quần thể của nhiều loài thú lớn, nhất là linh trưởng, hồng hoàng, chim cu đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi các hoạt động sắn bắn. Loài voọc ngũ sắc có lẽ đã bị tuyệt chủng do săn bắn trong thời gian trước đây. Các cuộc điều tra cho thấy mặc dù các hoạt động săn bắn phụ thuộc vào thời vụ sn xuất nông nghiệp, nhưng mỗi ngày vẫn có hàng chục người trong vùng nghiêm ngặt, phần lớn những người này săn bắn động vật. Súng, chó, và bẫy được dùng phổ biến. Theo thống kê của hạt kiểm lâm Pù Mát, hiện nay trong vùng đệm của vườn quốc gia còn có 700 khẩu súng các loại từ súng tự tạo đến súng quân dụng được cấp phép sử dụng. Giá trị hàng hoá cao của các loại linh trưởng đã khuyến khích việc sử dụng sai mục đích của các loại súng này. Bên cạnh đó phong tục phát nưng làm rẫy cũng phần nào thu hẹp vùng rừng của linh trưởng.
    Không ít người dân địa phưng vì nhiều nguyên nhân, mà lý do chính là vấn đề kinh tế đã săn bắn khai thác trái phép tài nguyên rừng ni mình sinh ra và lớn lên. Lại có những tấm lòng đến từ các nước châu Âu xa xôi với mục đích gim sự phá hoại và bo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Pù Mát. Vợ chồng ông An - Đru - Giôn và bà Pec ti na là một điển hình. Các cán bộ ở vườn quốc gia Pù Mát kể rằng ngay lần đầu tiên đến Pù Mát, bà Péc ti na đã say mê nghiên cứu các loại thú linh tưởng ở đây, hàng tháng trời bà lặn lội khắp núi từng để ghi chép về sự hiện diện của linh trưởng. Vợ chồng ông Giôn luôn tin tưởng bằng cách ci thiện đời sống của nhân dân địa phưng, sự phụ thuộc về kinh tế hiện nay vào tài nguyên rừng sẽ gim.
    Cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá xã hội của quê hưng, hy vọng trong năm ?ocon khỉ? nhiều điều tốt lành đến cho chính loài động vật này.
    Võ Văn Thành , Báo NGhệ An
    0912590123
    songlam tien len
    thuong de thi cuoi
  7. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Làng Chùa, làng Sen cổ xưa: gần gũi hơn giữa thời hiện đại
    Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng chào đời và sống những năm thiếu thời dưới mái nhà tranh quê ngoại, quê nội cùng những người thân yêu nhất và bà con họ tộc, xóm giềng. Hơn nửa thế kỷ qua, đã có hàng chục triệu bước chân, tấm lòng của đồng bào, đồng chí, bè bạn tìm đến nơi này với niềm thành kính, xúc động sâu xa.
    Thăm làng Chùa, làng Sen, núi Chung, mộ cụ Hoàng Thị Loan, du khách còn muốn khám phá thêm nhiều điều về gia thế, quê hương, bối cảnh lịch sử đã sinh ra Bác. Dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên gắn với phát triển du lịch mang tầm quốc gia đang được triển khai thực hiện vào đầu Xuân 2004, hy vọng sẽ đáp ứng phần nào niềm mong đợi đó.
    Quê Chung
    Di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên (sau đây gọi tắt là khu di tích Kim Liên) được Đảng và Nhà Nước cho xây dựng từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Năm 1979, được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Bác Hồ và những người thân trong gia đình của Bác. Toàn bộ khu di tích bao gồm bốn cụm chính: khu nhà quê ngoại ở làng Hoàng Trù - còn gọi là làng Chùa, khu nhà quê nội ở làng Sen, Núi Chung (ở xã Kim Liên) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu kính yêu của Bác nằm trên dãy Đại Huệ thuộc xã Nam Giang.
    Nhiều năm qua, nhất là từ năm 1990, khi mà tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại", các đoàn khách trong nước và quốc tế tìm về Kim Liên để tham quan, tưởng niệm, tìm hiểu, nghiên cứu về Người ngày một nhiều thêm. Từ nửa triệu lượt người/năm tăng lên một triệu, một triệu rưỡi, hai triệu, hai triệu rưỡi lượt người/năm. Trong bốn cụm di tích đã nói ở trên, du khách thường đến nhiều hơn với khu nhà quê nội, quê ngoại và mộ cụ Hoàng Thị Loan, còn cụm di tích Núi Chung, do chưa được đầu tư để tu bổ, giới thiệu nên chưa có được vị trí tương xứng. Ở cả 4 nơi này, vấn đề bảo tồn, tôn tạo các hiện vật, tài liệu, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, xây dựng nội dung tham quan, tăng cường cơ sở hạ tầng, cải thiện hoạt động dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu về tinh thần, vật chất của du khách đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nếu về thăm quê Bác, du khách chỉ đến với bốn cụm di tích ở 2 xã Kim Liên, Nam Giang, hẳn là chưa thể có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc về vùng đất "địa linh, nhân kiệt" đã sinh ra Người và nhiều anh hùng, danh nhân nổi tiếng khác.
    Bảo tồn, tôn tạo khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch là việc làm cần thiết, mang đầy đủ ý nghĩa chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế; là thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của toàn Đảng, toàn dân ta đối với Bác Hồ và mảnh đất đã sinh thành, dưỡng dục Người; là góp phần vào việc học tập, kế thừa, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh cho muôn đời thế hệ con cháu hôm nay và mai sau; là điều kiện để Nam Đàn tiến bước nhanh hơn, vững chắc hơn trên con đường ấm no hạnh phúc.
    Sẽ có thêm nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn
    Di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên mà nhiều người từng biết, từng thăm viếng bao gồm ngôi nhà tranh nhỏ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan, nơi mà hơn một thế kỷ trước Bác Hồ đã chào đời; ngôi nhà của ông bà ngoại của Bác; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếng Cốc; lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý - thầy học khai tâm của Bác; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm - ông nội của Bác; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm Bác (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích Núi Chung. Toàn khu di tích rộng trên 205ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 đến 10km.
    Trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, các di tích quý cần được lưu giữ tính nguyên trạng ở mức tối đa. Với các di tích khác, công việc này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, tôn trọng lịch sử, làm sống lại các giá trị văn hóa, những yếu tố góp phần hình thành nhân cách, tình cảm, tư tưởng của Bác Hồ.
    Ở 2 cụm di tích Hoàng Trù và Làng Sen, song song với việc sưu tầm, bổ sung hiện vật cho ngôi nhà ông bà ngoại, nhà 2 cụ thân sinh ra Bác, nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, 2 ngôi nhà thờ họ ngoại, họ nội và các di tích gần cạnh, dự án sẽ dựa trên cứ liệu lịch sử, sổ địa bạ của xã Kim Liên cuối thế kỷ 19 để xây dựng, phục chế mỗi nơi 4 - 5 ngôi nhà hàng xóm một thời từng tối lửa tắt đèn với gia đình Bác. Khi tôn tạo xong, trước hoặc sau khi thăm nhà Bác, du khách được cảm nhận đầy đủ hơn một làng quê Việt Nam, một làng quê xứ Nghệ ở bối cảnh lịch sử thuở thiếu thời của Bác Hồ. Du khách được vào thăm ngôi nhà của một cụ đồ nho "có chữ lại có nghĩa"; ngôi nhà một lương y bốc thuốc Nam với dao cầu, thuyền tán và cây thuốc quanh nhà. Ngôi nhà một hộ nông dân với cuốc cày, chõng tre, nồi đất, cối xay lúa, giã gạo,... biết làm nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải, làm bánh đa, bánh đúc, làn nên tương Nam Đàn nổi tiếng khắp vùng. Với sự trợ giúp của các thiết bị âm thanh, ánh sáng, với cảnh quan thân thuộc, dung dị của lũy tre làng, đường đất nhỏ, se sợi, khung cửi, bờ dâu,... du khách như nghe văng vẳng đâu đây câu hò, điệu ví "sáng trăng trải chiếu hai hàng, bên canh đọc sách, bên nàng quay tơ".
    Ở núi Chung, nơi thuở nhỏ Bác cùng chúng bạn vui chơi, thả diều, đánh trận giả, một số di tích lịch sử - văn hóa ở đây sẽ được phục hồi. Đó là Chùa Đạt, đền thờ Nguyễn Đắc Đài, miếu thờ Xuân Lâm tướng công, vùng đất của chung nghĩa binh trong phong trào Cần Vương, bãi Xen Bàu Cự, hồ Màng Tang. Trên đỉnh núi Chung, nơi mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ở thế kỷ 18, đã từng ca ngợi: "Chung Sơn tại đỉnh hình vương tự, kế thế anh hùng vượng tử tôn" (trên đỉnh núi Chung có hình chữ vương, con cháu nối đời là những anh hùng) sẽ có lầu nghinh phong và bia dẫn tích. Từ đây, phóng tầm mắt về bốn phương, tám hướng, gần là cố hương Nguyễn Huệ - Quang Trung, quê hương của Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, xa hơn chút nữa là vùng đất đã sinh ra Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu... Để giúp du khách, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ, một khoảng đất rộng dưới chân núi Chung sẽ được xây dựng công viên "Du lịch theo chân Bác". Những địa danh nổi tiếng trong nước như Huế, Bến cảng Nhà Rồng, Pắc Bó, Đền Hùng,... và ở nước ngoài như Paris, London, New York,... sẽ có hình mô phỏng tạo sự thú vị cho khách đến tham quan.
    Ở cụm di tích mộ cụ Hoàng Thị Loan, phần mái và chất liệu bên ngoài ngôi mộ được tu sửa lại, sân hành lễ được mở rộng. Gần đó, mộ cụ Hà Thị Hy - bà nội của Bác cũng được chỉnh trang. Nét mới ở cụm di tích này là thác nước nhân tạo và điều chỉnh tuyến đường lên xuống. Khoảng giữa không gian từ mộ cụ Loan xuống chân núi, trong cảnh sắc hùng vĩ của Đại Huệ với rừng thông xanh bạt ngàn, một thác nước trắng xóa như dòng sữa, như dải lụa trắng đổ dịu dàng xuống chân núi. Câu ca dao "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là ý tưởng để các nhà thiết kế thêm một chi tiết đắt giá vào quá trình tôn tạo di tích. Còn tuyến đường lên xuống ngôi mộ được thay đổi so với trước đây. Nếu trước đây, đường lên là bên phải (theo hướng nhìn về ngôi mộ) thì tới đây được chuyển về bên trái, dịch lên phía Tây chút nữa, để trước khi lên thăm viếng mộ bà Loan, du khách không quên thắp lên mộ cụ Hà Thị Hy nén nhang thành kính, biết ơn.
    Từ Kim Liên, tiếp tục cuộc hành trình...
    Nhiều người ở nơi xa thường nói: Vào Nghệ An mà chưa đến khu di tích Kim Liên, coi như chuyến đi chưa trọn vẹn. Nhân đây cũng xin góp thêm một vế nữa của câu này: Đến Kim Liên mà không có dịp đi khắp Nam Đàn, quả là đáng tiếc thay.
    Từ làng quê sinh ra Bác, đi về phía Tây dăm bảy cây số, du khách sẽ đến với bến Sa Nam cạnh dòng Sông Lam đẹp đến nao lòng. Ngước mắt lên đã thấy "Rú Đụn cây bày như giáo dựng, buồm xuôi Lam phố tựa cờ giăng". Dưới chân Rú Đụn, còn lại vết tích của thành Vạn An xưa, còn nấm mộ và ngôi đền linh thiêng thờ Mai Hắc Đế. Đã gần 1.300 năm rồi mà tên tuổi của ông vua Đen chưa phai nhạt trong ký ức của nhân dân. Từ mộ Vua Mai, nhìn qua bên kia Sông Lam là "Dãy Thiên Nhẫn đứt rồi lại nối, trông như đàn ngựa ruổi chạy quanh". Nơi ấy có khe Vũ Nguyên, tục gọi là khe Bò Đái với ngọn thác kỳ vĩ từ Côn Sơn cao vài ba chục mét thả xuống hồ nước xanh ngăn ngắt. Lại nhớ về câu sấm ký xa xưa: "Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, thủy đáo Lam thành...". Câu sấm ký dường như tiên tri về sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử vĩ đại. Có người cho rằng, người đó là Phan Bội Châu - "một đấng thiên sứ, một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn". Còn cụ Phan, cụ lại cho rằng người đó là Nguyễn Ái Quốc - một hậu sinh yêu quý nối gót cụ và có nhiều mặt hơn cụ. Ngôi nhà cụ Phan và Bảo tàng Phan Bội Châu hiện nằm trong thị trấn Sa Nam, là điểm tham quan rất bổ ích. Trên dãy Thiên Nhẫn vừa nhắc đến, còn vết cũ thành Vạn An, rú Trống, rú Chiêng, suối Đá Mài, nghe đâu đây tiếng reo hò, tiếng mài gươm của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bao tướng sĩ quả cảm. Cũng tại đây, mấy trăm năm sau, bằng tài năng, đức độ của mình, Nguyễn Huệ - Quang Trung đã vời được danh sĩ Nguyễn Thiếp từ nơi ở ẩn ra giúp nước. Ngày nay, lăng mộ Nguyễn Thiếp, nền móng của Sùng Chính Viên do ông xây dựng vẫn còn dưới chân Thiên Nhẫn thuộc phần đất xã Nam Kim. Từ ngôi mộ ông, nhìn ra phía trước là hồ nước Nam Kim trong xanh, phẳng lặng. Một cuộc picnic, câu cá, cắm trại cạnh hồ thật chẳng gì hơn. Từ đây, chỉ cần đi về phía Bắc dăm cây số đến gần đê Hữu ngạn sông Lam, du khách sẽ từ ngạc nhiên đến sửng sốt trước hai ngôi đình to đẹp nhất miền Trung - đình Trung Cần và đình Hoành Sơn. Vào trong 2 ngôi đình, nghệ thuật kiến trúc, các bức chạm trổ trên gỗ thật là kỳ tài, con cháu sau này lấy làm hổ thẹn vì khó theo gót tiền nhân. Ở làng Trung Cần, một làng có 8 vị đỗ đại khoa thuở trước, có 3 cha con, ông cháu nối nhau là tiến sĩ. Ở Hoành Sơn, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt không chỉ học tài mà còn giàu nghĩa khí, đáng để thiên hạ tôn vinh. Chỉ 2 làng này thôi (sau này là 2 xã), trong thời đại Hồ Chí Minh đã góp cho đất nước rất nhiều tên tuổi lớn: đồng chí Trần Quốc Hoàn - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Giáo sư Tạ Quang Bửu - Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, giải thưởng Hồ Chí Minh; danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Giải thưởng Hồ Chí Minh cùng nhiều nhà chính trị, khoa học, văn học nghệ thuật nổi tiếng khác.
    Từ Vinh về Nam Đàn, từ Kim Liên đi đến các di tích, danh thắng ở quê Bác, cùng với Quốc lộ 46 rộng thoáng (con đường này nối liền với đường Hồ Chí Minh, lên tới cửa khẩu Thanh Thủy để sang nước bạn Lào), sẽ có thêm tuyến đường du lịch dọc Sông Lam, ôm lấy tuyến đê 42, nối thị trấn Nam Đàn với Vinh, Cửa Lò. Và có một con đường luôn thơ mộng, luôn quyến rũ - ấy là du thuyền trên Sông Lam. Du thuyền, khách mới cảm hết câu ca "Ai biết nước sông Lam rằng là trong, là đục" được ăn hến Sông Lam (cháo hến, canh hến, hến xào kèm với bánh đúc, bánh đa); ăn gỏi ngũ vị (khoai lang sống hoặc đu đủ xanh, quả mít nhỏ, khế chua, rau gia vị, muối vừng); ăn gỏi cá Bàu Non, ăn cá mòi Sông Lam vào cữ tháng 2, tháng 3 âm lịch; bún Vân Diên, hồng trứng Đại Huệ, thịt me (thịt bê) chấm tương gừng, xương me nấu xáo, các món ăn từ dê núi, và cả thịt chó Nam Đàn "ngon đáo để"... Rồi lên bờ, vào chợ Sa Nam để thấy "bánh đúc hãy dãy, thịt bò mê thiên". Ngược lên vùng du lịch sinh thái Nam Hưng, Nam Nghĩa, nằm trên bãi cỏ mịn, dưới tán thông xanh, buông cần câu, vào những ngôi nhà dân dã quanh hồ để quên đi nhọc nhằn của công việc, ồn ào của phố thị. Đến Nam Đàn trong tâm thế như vậy hẳn là du khách không thể không hát lên khe khẽ câu thuở nào: "Non nước Châu Hoan đẹp tuyệt vời/Sinh ra trung nghĩa biết bao người".
    Nguyễn Thế Kỷ

    The Soul of NgheTinhIIR
  8. yeuemsaokhonoi

    yeuemsaokhonoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI ĐI XÂY HỒ KẺ GỖ
    CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ. Bí thư tỉnh uỷ vác...bưởi Phúc Trạch ra Trung ương nói chuyện xây hồ Kẻ Gỗ: ?oNgày xưa lều chỏng đi thi/Ngày nay lều chỏng ra công trường?- huyền thoại về một bài ca lao động. 3 năm xây hồ và ?ogiờ khắc sinh tử? trong trận lụt năm 1978.
    10 năm xa quê. Vác ba lô từ chiến trường trở về, người lính ở xã Cẩm Trung - huyện Cẩm Xuyên- tỉnh Hà Tĩnh cứ tưởng mình lạc ngõ. Đâu đồng khô cỏ cháy, đâu cảm thấy xót lòng trước mâm cơm ?oKhoai! Khoai! Toàn Khoai!? . Đâu cái cảnh xách từng can nhựa ra tận thị xã mua nước về cho người cho bò. Hỏi người thân ?oMần răng mà nước ngọt vô tận nhà mình?. Người thân chỉ về phía sông Rào Cái. Lên đó mà nghe câu hát ''Ta nghe trong gió bao nhiêu là chuyện lạ'' ( Người đi xây hồ Kẻ Gỗ - nhạc sĩ Nguyển Văn Tý ).

    Khát vọng nước
    Dù hằng năm, khi nước lủ đâng cao, cả vùng Cẩm Xuyên có nguy cơ ''sống ngâm da, chết ngâm xương'',dù nhận lượng mưa gấp đôi so với bình quân chung của cả tỉnh (4000mm/năm), thì mùa khô, không chỉ đồi núi, ruộng vườn thành bải hoang mà người và súc vật củng điêu đứng trong cơn khát thường trực. Sau chiến tranh, giữa những ngổn ngang mất mát tang thương, người Hà Tĩnh ngùn ngụt một quyết tâm phải đưa nước về tận ruộng đồng.
    Thực ra, ý định làm công trình thuỷ lợi ở sông Rào Cái đã được manh nha từ thời thuộc pháp. Một người Hà Tĩnh phát hiện ra điều này khi tìm thấy trong kho lưu trử ở Pari bản thiết kế xây đập ngăn sông tại hồ Kẻ Gỗ. Khở nghĩa 1945, trả qoa ha cuộc kháng chiến trường kỳ, khu 4 trở thành tiền tuyến lớn, khát vọng ?ođộc lập, tự do? phải được đẩy cao hơn khát vọng về dòng nước tự bao đời. Ngay sau hoà bình, người Hà Tĩnh không thể không nhớ tới công trình trong mơ của mình.? Bọn mình vác cả bưởi Phúc Trạch ra Trung Ương nói chuyện xây hồ Kẻ Gổ" - Bí thư Tĩnh uỷ Hà Tĩnh lúc bấy giờ- Ông Nguyển Tiến Chương- nhớ lại. Trung Ương đồng ý! - 6 năm.
    Mới chỉ manh nha như vậy thì có quyết định hợp 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh thành một gọi là Nghệ Tĩnh . Tháng 1/1976, Nghệ Tĩnh tiến hành đại hội Đảng bộ. Chỉ 2 tháng sau, hàng vạn người dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã đội nón khoác tơi đứng thành vòng nghe đọc diển văn tuyên bố khởi công công trình thuỷ lợi lớn nhất đất nước (thời bấy giờ) tại huyện Cẩm Xuyện. Đó là một ngày mưa phùn gió bấc, 26/ 3 / 1976. Tất cả đều được quyết định nhanh đến bất ngờ, trong 3 năm công trình phải hoàn thành.
    Làm thế nào để rút ngắn thời gian thi công xuống còn một nửa, trong khi những phác thảo ban đầu của tĩnh Hà Tĩnh, 6 năm đã là một giới hạn thách đố rồi / Nước còn nghèo, tĩnh còn đói,100 triệu trải đều ra 6 năm còn chật vật, huống hồ đột nhiên phải cân đối trong 3 năm, Phó Thủ tứơng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Duy Trinh chưa biết tính cách nào. Tổng Bí Thư Lê Duẩn đích thân vào làm việc với Nghệ Tĩnh, cùng các bộ liên quan như UB Kế hoạch Nhà nước, Thuỷ lợi, Giao thông. Và đây là cái lý của Nghệ Tĩnh : Sau niềm vui hoà bình, cả tĩnh trắng khăn tang trên đầu những người mẹ chờ con, người vợ chờ chồng. Phải có ngay một công trình để thấy giá trị của sự hi sinh là không hề vô nghĩa. Nếu không lập tức chuyển ngọn lửa cách mạng từ chiến tranh sang lỉnh vực kinh tế, e phong trào sẻ mất. Xây dựng lại quê hương từ bao nhiêu đổ nát từ đạn bom, cần coi đây là mặt trận không kém phần dử dội, mà chỉ có qoa mặt trận này, phẩm chất người cán bộ mới được bộc lộ hết. Cơn khát ngàn đời,tỉnh nhỏ không làm được thì 2 tỉnh hợp lại sẻ có sức mạnh gấp đôi (Nghệ An 1,8 triệu dân, Hà Tĩnh 90 vạn). Kéo dài trong 6 năm, khí thế đi xuống lòng dân không đợi được , tổng bí thư gật đầu: Lao động sống củng là vốn. Các bộ cùng góp tay vào. Tận lực nhà nước, tận lực nhân dân. Quyết 3 năm! Vậy là ông Nguyễn Văn Cung - phó tiến sĩ ở Liên Xô Về, Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ Lợi phải trằn lưng ra thiết kế cho kịp với tiến độ cấp bách như vậy. Câu khẩu hiệu lúc bấy giờ: Thuỷ lợi hay là chết!
    Công trường như chiến trường
    Ngay lập tức, các kế hoạch điều động dân công được triển khai. Số công nhân chuyên nghiệp ở bộ phận thiết kế, kỷ thuật, lái máy... đươc ăn lương nhà nước. Thời đó chưa có nghĩa vụ lao động, lực lượng nhân công phổ thông được tập hợp theo tinh thần tình nguyện. Sau chiến tranh, tỉ lệ thanh niên từ 16 - 25 tuổi ở Nghệ Tĩnh chưa đầy 1%(so với cả nước là 5 ?" 6%), chủ yếu là nữ. Vậy mà khi cần, hàng vạn người sẵn sàng cơm đùm cơm nắm đổ về Cẩm Xuyên (ở những hạng mục chính, có lúc lên tới 5 vạn người). Dân công đi đến đâu, tự mở đường đến đấy. Đường cho người đi đường cho xe qoa. Tre nứa trở thành những lán trại chạy dọc theo triền sông Rào Cái. Xa xôi như huyện Kì Sơn ( Nghệ An, cách 370 km),những chàng trai cô gái người mông cũng dập dìu xuống núi. Cây khèn cây sáo, họ làm vơi nhẹ đi những giọt mồ hôi,máu và nước măt đổ xuống công trường. Ca dao mới được truyền miệng từ người đi xây hồ Kẻ Gổ: Ngày xưa lều chỏng đi thi/ngày nay lều chỏng ra công trường...
    Trận lụt năm1978 mới thực sự là một cơn ác mộng. Đập tràn với thiết kế lưu lượng sả lủ 1.200m3 / giây còn đang làm dở thì đả có nguy cơ phải nổ mìn để phá nước. Người ta tính, huyện Cẩm Xuyên, thị xã Hà Tĩnh và một nửa huyện Thạch Hà sẻ bị xoá sổ hoàn toàn nếu đập Kẻ Gổ bị vở. Bộ Quốc phòng điều động máy bay trược thăng về đậu ngay trên sân Uỷ ban, ở cả tháng để đi thị sát tình hình hàng ngày. Nước ngâm 3,4 tháng như thế, mà dân công vẩn bám trụ lại với những bì đựng cát được huy động đến tối đa. Thậm chí, trong tình huống xấu nhất, sẳn sàng lấy thân mình ra để làm vật chắn lủ. Trong cuộc thử sức này con người đã thuyết phục được thiên nhiên.
    Nghệ Tĩnh đồng lòng : Một bài ca lao động
    Một năm sau ngày khởi công, cống đập chính đả có thể đưa nước về huyên Cẩm Xuyên. Người hết khát. Trâu bò hết khát. Đất đai bừng tỉnh sau bao năm chắt chiu nuôi cây lúa còi cọc cho năng suất không đầy một tấn /ha năm. Cầm chắc 2 năm nữa, nước sẻ về tưới tắm trên diện tích 21 ngàn ha của 62 xã phường thuộc 3 huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Thị xã. Vĩnh biệt những mùa hạn hán nứt nẻ vế chân chim. Vĩnh biệt nạn lủ quét gây ngập lụt hạ du từ 1500 - 5000 ha. Đả có thể nói về chuyển dịch cơ cấu cây con với những chỉ số vượt trội về năng suất và chất lượng. Đả thấp thoáng thấy có đàn voi về uống nước, khu rừng gần lên xanh...
    Khí thế bường bường, tiếng vang khắp trong Nam ngoài Bắc. Các văn nghệ sỉ về tận nơi, lặn lội cả tháng trời bên công nhân để tìm trong nét thơ, nốt nhạc mới ( Năm 1978, hội VHNT Nghệ Tĩnh đã cho in cuốn sách víêt riêng về công trình này, lấy tên bài hát ?oNgười đi xây hồ Kẻ Gỗ? của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ). Bí thư tĩnh Quảng Nam, ông Hồ Nghinh, đich thân tới tận công trường đang ngổn ngang như trận địa để học hỏi kinh nghiệm về làm đập Phú Ninh. Được Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi Nguyễn Thanh Bình ưu tiên cho 2 ?ođại gia? về cơ giới là công ty 3 và công ty 4, Nghệ Tĩnh quyết định nhường luôn công ty 3 cho Quảng Nam, lấy năng suất lao động để bù lại. Người ta gọi đó là Kẻ Gổ 2. Cá từ Kẻ Gổ đả trở thành một tính từ, thể hiện sức mạnh của bài ca kết đoàn.
    Đúng vào năm khánh thành công trình - 1979, xét đề nghị của tĩnh Nghệ Tĩnh, ************* Tôn Đức Thắng ký quyết định tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Ba cho ông Đinh Sĩ Nam - Bí thư Đảng uỷ **********************, Trưởng ban chỉ đạo công trường Kẻ Gổ. Tấm Huân chương duy nhất này được coi như niềm tự hào chung của cả tĩnh. Ngay trong thời điểm vừa hợp nhất Nghệ An với Hà Tĩnh, Thường vụ Tĩnh uỷ đả sớm xác định: hợp tỉnh không phải là cơ hội để tranh ghế, xôi thịt. Muốn đánh giá cán bộ, đưa vào trận sẻ rỏ. Nói theo ngôn ngữ địa phương là " Thui ra mới biết béo gầy". Từ Bí thư, Chủ tịch tỉnh cho đến những người dân bình thường đều đả đi về với Kẻ Gổ bằng tinh thần anh em một nhà. Nhớ những năm tháng ăn dầm nằm dề trên công trường, ông Đinh Sĩ Nam đọc chệch đi câu nói đã trở thành một phần của lịch sử cách mạng xứ Nghệ : Lều chõng cộng tấm lòng Cộng sản đi xây hồ Kẻ Gổ.

    Vĩ thanh
    Với sức chứa 345 triệu m3 nước, người thiết kế công trình hồ Kẻ Gỗ đã dành một phần cho nhà máy thuỷ điện với công suất 2100 kw/giờ, một phần cho công nghiệp gang thép với cống suất 4 triệu tấn/năm ( từ mỏ sắt Thạch Khê). Có điều đả 30 năm trôi qoa, các kế hoạch đón đầu thời đại ấy vẩn chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng. Với những ngọn đồi xanh tươi nằm ngay trong lòng hồ, khả năng mở ra khu du lịch sinh thái ở nơi đây cũng đả được đề cập đến nhiều, nhưng dường như tất cả mới chỉ là ý tưởng. Trong điều kiện mới, nếu chỉ để hồ Kẻ Gổ đơn thuần là một công trình tưới nước, thì thật không phải với tinh thần " nhà nước và nhân dân cùng làm" của hàng vạn người đã từng bấm chân trần lên mãnh đất khô cằn khi xưa. "Đất trời như vẩn vang vang lời trống dục" - Chuyện người đi xây hồ Kẻ Gổ đang cần viết tiếp những trang sau.

    (Chép theo lời kể )

    Ta viết tên em lên bải cát
    Tưỏng rằng bền mải với thời gian
    Ôi thôi sóng biển lạnh lùng đến
    Nét chử yếu mềm nước xoá tan.
  9. vungquekhoaisan

    vungquekhoaisan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Bà con nghĩ sao khi chúng ta cùng nhau xây dựng một trang web về nghệ an? hay nói cách khác là diễn đàn
  10. Dungmilo

    Dungmilo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    kho mo ma Cua Lo nha ta nhu vay nhi,chac khi nu NA minh kinh te chang thua kem ai dau

Chia sẻ trang này