1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    Thiên Cầm - du dương tiếng đàn trời
    [​IMG]
    Với dải bờ biển dài gần 140 km, tỉnh Hà Tĩnh có khá nhiều bãi biển đẹp, yên tĩnh. Song Cửa Nhượng, hay Thiên Cầm, mới là nơi được du khách biết đến nhiều. Bãi tắm này vừa được đưa vào khai thác, vẫn còn vẻ hoang sơ, môi trường trong sạch và bãi cát dài thoai thoải.
    Thiên Cầm nằm cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía đông nam. Sóng biển ở đây không quá to như Sầm Sơn song cũng đủ để tạo nên những tiếng nhạc du dương như tiếng đàn trời làm nên sự tích của khu du lịch này. Tương truyền, vua Hùng Vương thường đến nghỉ ngơi tại đây. Người hay lên núi để nghe tiếng gió thổi vi vu hoà vào tiếng sóng biển rì rào, ngân vang, du dương như những cung đàn trời.
    Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc được xây dựng từ thế kỷ 13 với bộ tranh "Thập điện diên vương" nổi tiếng. Với đầy đủ các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, danh thắng và di tích văn hoá lịch sử, quần thể du lịch Thiên Cầm đã giữ chân được khá nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc.
    {theo VnExpress }
    Nói không với ma túy nói có với ... rượu bia ,never quay lưng với tiền bạc !!!
  2. Nhocconvuitinh

    Nhocconvuitinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo bài "Tục ngữ - ca dao - dân ca Nghệ Tĩnh"
    6. Hát ví Nghệ Tĩnh:
    Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn.... Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.
    1. Hát phường vải:
    Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng.
    Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ tư: hát tiễn.
    Giai đoạn 1:
    Hát dạo
    Bấy lâu thức nhắp mơ màng
    Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng
    *
    Bấy lâu nghe hết tiếng nàng
    Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
    Nghe tin anh cũng vội mừng
    Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang
    *
    Bấy lâu anh mức chi nhà
    Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu
    *
    Đồn rằng cá uốn thân vây
    Đồn em hay hát, hát hay anh tìm
    *
    Chốn này vui vẻ, tưng bừng
    Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi
    *
    Đêm khuya trời tạnh sương im
    Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.
    *
    Dừng xa, khoan kéo, ơi phường!
    Hình như có khách viễn phương tới nhà
    *
    Đi qua nghe tiếng em reo,
    Nghe xa em kéo, muốn đeo em về.
    *
    Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
    Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
    *
    Đi ngang thấy búp hoa đa`o
    Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai
    *
    Đồn đây là chốn Đao` Nguyên
    Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi
    *
    Lạ lùng anh mới tới đây,
    Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng
    *
    Đến đây vàng cũng như son
    Ai ai thời cũng như con một nhà​
    Hát mừng, hát chào
    Khi nháy mắt, khi nhện sa
    Khi chuột rích trong nhà
    Khi khách kêu ngoài ngõ
    Tay em đưa go đủng đỉnh
    Tay em chìa khoá động đa`o
    Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen
    *
    Mừng rằng bạn đến chơi nhà
    Cam lòng thục nữ gọi là trao tay​
    Hát hỏi
    Em có chồng rồi, em nói rằng chưa
    Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh
    *
    Em chưa có chồng, em mới đến đây
    Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà
    Giai đoạn 2:
    Hát đố và hát đối
    Anh về chẻ lạt bó tro
    Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng.
    Em về đục núi lòn qua,
    Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng
    *
    Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc,
    Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây
    Hai ta tình nặng nghĩa dày,
    Đối ra đáp được, lúc này tính sao?
    *
    - Đến đây hỏi khác tương phùng
    Chim chi một cánh bay cùng nước non?
    -Tương phùng nhắn với tương tri,
    Lá buồm một cánh bay đi khắp trời
    *
    - Lá gì không nhánh, không ngành?
    Lá gì chỉ có tay mình trao tay?
    - Lá thư không nhánh, không ngành,
    Lá thư chỉ có tay mình trao tay.
    *
    - Nghe tin anh hoc có tài
    Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng?
    - Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra
    Đù mẹ con hát, ****** thằng bày!
    *
    - Người Kim Mã cưỡi co ngựa vàng
    Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi?
    - Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong
    Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa?
    *
    Nghe anh bôn tẩu bấy lâu
    Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh?
    - Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu
    Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi
    Cầu danh, cầu lợi, cầu tài
    Cầu cho đây đó làm hai giao hoà
    *
    Nhớ em nhất nhật một ngày
    Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông
    - Chờ em nửa tháng ni rồi
    Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng
    *
    - Nghe tin anh giỏi, anh tài
    Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
    - Thiên thai là của nàng Kiều
    Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra​
    -----------------
    (còn nữa)
    nhocconvuitinh@ttvnonline.com. Yêu ANH đến chết. Riêng TIỀN, chết vẫn còn yêu
    Được sửa chữa bởi - nhocconvuitinh vào 05/06/2002 00:05
  3. toongtoongvn

    toongtoongvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Ô ZE ÔZZEE
    CAC BẠN NOI HAY HAY LẮM XIN CẢM ƠN 2 BAN NHIÈU LUMBR VÀ NHÓC CON VUI TÍNH Ạ
    TÔI ĐỌC MÀ RUNG RUNG NƯỚC MẮT À XIN CẢM ƠN CÁC BẠN THANH YOU VERIMAT
    kien
  4. MUAMUON

    MUAMUON Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    Mang tiếng là thi sĩ
    Đã làm thơ rất nhiều
    Mang tiếng là chung thuỷ
    Với quê hương thân yêu
    Chưa bài thơ viết tặng
    Ôi! thiếu sót quá chừng
    Nhưng lòng luôn mang nặng Những cảm xúc quê hương
    Viết về ngày đạn lửa
    Thời xô_viết anh hùng?
    Hay những ngay yên ổn
    Sống trong cảnh yên bình?
    Tự hào đân xứ nghệ
    Từ đời cố đời can
    Cảm động trào dâng lệ
    Những nghĩa tình quê hương
    Quê hương mình hiếu khách
    Sống giản dị,thuỷ chung
    Quê hương mình hùng vĩ
    Núi quyết,dòng sông lam
    À! ra không làm thơ
    Vì sợ không tả xiết
    Những nghiã tình thân thiết
    Những thắng cảnh quê hương
    À! ra không làm thơ
    Vì con người xứ nghệ
    Sự chân thành giản dị
    Bút giấy nào tả đây
    À! ra không làm thơ
    Chỉ vì yêu quê quá
    Sợ ngòi bút bình thường
    Chẳng thể nào diễn tả
    tranquangdat
    m2m
    tranquangdat
    m2m
  5. thienduongmongmanh

    thienduongmongmanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Đã khá lâu rùi không ra ngoài vào buổi tối , quả thực thành Vinh rất đẹp ,khác hẳn với không khí nắng nóng ngột ngạt ban ngày tí nào hết !Trên dường phố , tuy vẫn ồn ào náo nhiệt như ban ngày song xen lẫn vào đấy là những gì đẹp đẽ thơ mọng của mảnh đất anh hùng đang từng bước phát triển .Nếu có thời gian ,bạn hãy dành chút ít đi dạo mà xem ,bạn sẽ không hối tiếc đâu !
    jh
  6. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    em có thể tham gia cùng các bác được không ạ , dù em chưa một lần đến Vinh nhưng những người thân yêu nhất của em lại quá gắn bó với vinh các bác ạ, bố và thầy giáo em đều học SƯ PHẠM VINH mà, hi
    Rất vui khi biết tin năm nay Vinh có hai học sinh đi dự thi toán quốc tế , đó lại là niềm vui chung của tỉnh nhà, chúc các bạn thành công , người thanh hoá luôn là những người bạn tốt của mọi người mà,
    chúc cho tình bằng hữu giữa Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh đẹp và bền vững!!!
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  7. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của hongbach2000k3:
    ===================
    CHÙA DIỆC
    Hai tiếng "Chùa Diệc" trở thành niềm yêu mến của người dân thành phố Vinh từ lâu rồi - ngôi chùa lớn nhất ở Vinh và là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Nghệ Tĩnh. Người sáng lập ra ngôi chùa mượn ý trong kinh Phật để đặt tên: diệc bộ diệc xu có nghĩa là cùng bước theo cùng chạy theo (các bậc tu hành đắc đạo để lên cõi Niết Bàn).
    Có phải như vậy chăng? Dân gian quanh vùng lại giải thích một cách khác đầy mầu sắc huyền bí và tôn nghiêm.
    Thuở ấy, có cánh đồng màu có nhiều ao chuôm do bà con nông dân đào để lấy nước tưới đất canh tác. Bỗng một năm, hạn hán lớn, ao chuôm khô sạch nước. Cá tôm phơi xác. Chim chóc trốn biệt đi nơi khác. Đồng điền quạnh vắng, chỉ có gió nam thổi mù mịt đất cát. Nhưng rất lạ, sau một đêm ngủ dậy, người ta thấy diệc bay về rất nhiều. Diệc chen chúc nhau ở các lòng ao lòng chuôm khô nẻ đất. Trời đang nắng chang chang bỗng tối sầm vần vũ mây đen, và giông tố nổi lên. Mưa! Mưa! Mưa xối xả. Đồng ruộng được tưới mát. Ao chuôm đầy ắp nước. Bà con nông dân sung sướng kéo nhau ra đồng, ngạc nhiên thấy cảnh tượng đau lòng: hàng trăm con diệc nằm chết la liệt. Ai cũng bảo những con diệc này do Nhà trời phái xuống để làm mưa. Họ nhặt xác diệc lại một nơi và đắp thành một cái gò nhỏ. Từ hôm ấy, đêm nào người ta cũng thấy từ gò đất đàn diệc bay lên trời... Các cụ già nảy ra ý định xây trên gò đất một ngôi chùa, và dân trong vùng quen gọi là Chùa Diệc.
    Đời vua Thành Thái (1873), đất Vinh mới được nhà vua ký đạo dụ thành lập thị xã. Trước đó rất lâu, năm 1742, chùa Diệc đã được dựng lên. Thuở ban sơ, chỉ là một ngôi nhà gianh nho nhỏ, tường vách sơ sài, bao quanh bởi khu vườn rậm rạp. Năm này qua năm khác, chim muông kéo nhau về rất đông và khách thập phương về lễ bái tấp nập.
    Ngày rằm tháng bảy năm ấy, vị sư trụ trì tại chùa nằm mơ thấy chim diệc bay về kín vườn, rồi lại rủ nhau bay về trời. Bà con dân làng bàn nhau góp công đức, xây dựng chùa khang trang. Những năm tiếp theo, chùa được tu bổ dần và trở thành một trong những địa chỉ văn hóa có giá trị lớn về kiến trúc và lịch sử.
    Chùa tọa trên một khu đất rộng chừng ba ha. Tuy ở cạnh đường thiên lý, nhưng bước vào chùa, du khách bỗng có cảm giác êm ả, thanh tịnh. Lũy cây bao bọc. Vườn tược sầm uất, thơm hương hoa trái và ríu rít chim muông. Hồ sen thanh khiết. Tháp nhỏ trầm tư, lãng đãng linh hồn các phật tử quá cố, sinh thời đã góp nhiều công sức xây dựng chùa.
    Lẫn vào bóng cây bóng tháp, lẫn vào trong tiếng chim và hương hoa là những đường nét dựng xây cổ kính. Thượng điện dài 13,60 m rộng 8,61 m. Hạ điện dài 10,6 m rộng 8 m. Tam quan với lầu gác chuông đường bệ. Trước tam quan là một cái hồ rộng càng tăng thêm vẻ trang nghiêm và u tịch của nhà Phật. Trong chùa có mười bảy pho tượng mà gương mặt dồn lên nỗi suy tư nhân thế. Phía trong uy nghi và trầm mặc những bức đại tự lưỡng long triều nguyệt, câu đối sơn son thiếp vàng, tòa sen và hương án lung linh ánh nến. Đặc biệt có hai bia đá lớn, cao 2 m rộng 1 m với những hình chạm khắc tinh vi... Cửa Thiền rạng sáng sự tế độ và dòng nước sông Vĩnh đón nguồn từ xa chảy về vĩnh viễn chiếu vào đôi câu đối: Thiền môn quang phổ độ - Vĩnh thủy viễn trường lưu. Lòng người cầu mong sự hòa mục và phép Phật ưa chuộng điều tín điều trung chiếu vào đôi câu đối: Nhân tâm cầu hòa lạc - Phật pháp thượng tín trung.

    sanu
  8. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    bài viết của hongbach2000k3 :
    =============
    CÓ MỘT CHÙA HƯƠNG TRÊN ĐỈNH NÚI HỒNG
    (can lộc Hà Tĩnh)
    "Phiên bản" chùa Hương
    Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Chùa này được chính thức xây dựng từ đời Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử). Khi Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), trại trạng nguyên Bạch Liêu, quê huyện Yên Thành (phủ Diễn Châu), cũng dời nhà vào chân núi Hồng Lĩnh cho tiện việc thắp hương ở chùa Hương Tích.
    Hương tích Trần triều tự
    Hồng Sơn đệ nhất phong
    (Hương Tích ngôi chùa đời Trần, dựng trên ngọn núi đẹp nhất Hồng Lĩnh).
    La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp đã viết như vậy trong chuyến thăm chùa, năm 1774. Tương truyền, đây là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Tây để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam). Còn theo Can Lộc dư địa chí, thì vào thời chúa Trịnh, có một Chúa đã vào đây cầu tự và sinh được thế tử. Vì thế hằng năm Chúa sai người về làm lễ tạ ơn Phật. Về sau, thấy Hương Sơn - Hà Tây cũng có cảnh đẹp, lại ở gần kinh thành, Chúa bèn cho xây ngôi chùa ở đấy để tiện việc đi lại, khỏi phải vào Hồng Lĩnh xa xôi. Ngôi chùa ở Hà Tây cũng gọi theo tên Hương Tích của ngôi chùa Hồng Lĩnh. Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà nước ta có hai chùa Hương Tích.
    Chùa Hương gốc
    Nếu đường vào chùa Hương ở Hà Tây bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Đờng (Đường) theo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Nhưng do nhiều năm trước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặc Minh, thực dân Pháp và cháy rừng). Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không, rừng quạnh bởi không có sư về trụ trì. Chùa Hương vắng bóng du khách, suối Hương Tuyền chỉ dành cho thuyền đi chở đá núi về kè đập, xây hồ. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, cứ vào dịp 18-2 âm lịch hằng năm (đúng như lịch trẩy hội chùa Hương ở Hà Tây) có hàng nghìn du khách, đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp từ khắp nơi trong cả nước, vượt dốc núi dài gần tới 4.000 m để tới chùa Hương.
    Giống như chùa Hương ở Hà Tây, quần thể chùa Hương ở Hà Tĩnh gồm có thượng điện (chùa chính), đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu (theo truyền thuyết là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật). Ngoài ra chùa còn có những cảnh đẹp liên kết: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm...
    Đến với chùa Hương Tích là đến với vẻ đẹp quyến rũ của Hồng Lĩnh. Trước khi lên núi vãng cảnh chùa, du khách được thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ nước rộng hàng trăm ha hòa quyện với núi rừng tạo thành bức tranh sơn thủy. Con đường lên chùa có từ xa xưa, qua những rừng thông, rừng trúc, rừng mai, qua những dòng suối biếc, mỗi nơi đều có một truyền thuyết khác nhau. Càng đi sâu vào núi, càng bị cuốn hút bởi cảnh đẹp thiên nhiên.
    Sau hơn một giờ thăm rừng, du khách đến bên suối Hương Tuyền (còn gọi là suối Giải Oan) nghỉ ngơi lấy sức cho chặng tiếp theo. Bên suối có Miếu Cô (truyền thuyết gọi là trạm nghỉ của Phật Bà), vẫn còn ngôi miếu cổ và tượng Phật Bà Quan âm dựng trên đài cao. Đi lên phía thượng nguồn dòng suối, có đoạn nước chảy ngầm dưới những phiến đá to chỉ nghe tiếng ầm ầm mà không nhìn thấy nước, dân gian gọi là khe Âm ầm, truyền thuyết gọi là khe Quỷ Khóc. Cũng từ trạm nghỉ Miếu Cô, du khách sẽ lên thăm am Bát Cảnh bên dòng suối Cái Am được xây từ đời Trần, nay vẫn còn khá nguyên vẹn, tương truyền là nơi tu hành của một nhà sư thời đó.
    Từ Miếu Cô lên chùa là chặng đường leo núi thú vị, càng lên cao càng cảm nhận được vẻ đẹp kỳ vĩ của Hồng Lĩnh. Mây bay dưới núi dõi mắt về phía nam là dãy Hoành Sơn, phía tây là Trường Sơn, phía đông là biển cả, du khách có cảm giác như mình đang lạc vào xứ Bồng Lai.
    Chùa tĩnh nhưng mỗi năm cũng có hơn vạn người đến viếng. Đông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm tháng bảy. Dịp đó dân nghèo xã Thiên Lộc mở quán dày đặc dọc lối lên phục vụ du khách. Năm 1990, chùa được Nhà nước cấp bằng di tích văn hóa - thắng cảnh.
    (sưu tầm)
    hongbach2000k3

    sanu
  9. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa ăn uống
    Cũng như văn hóa nói chung có mấy trăm định nghĩa khác nhau, văn hóa ăn uống cũng vậy, vẫn phải tiếp tục bàn luận. Vấn đề này cũng là một đề tài nghiên cứu về học thuật, mỗi người có thể trình bày nhận thức của mình.
    Một tộc người có nhiều thức ăn ngon, rượu, nước uống quí, có phải là có nền văn hóa ăn uống cao hay chưa? Đây là một tiêu chuẩn nhưng chưa đủ. Một tộc người ăn uống thanh đạm, ăn sạch, uống sạch là có nền văn hóa của mình. Ăn uống xô bồ, đơn điệu, không thể gọi là có văn hóa, hoặc là có cũng được, nhưng nghèo nàn.
    Phần văn hóa trong ăn uống thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của một dân tộc. Phần này có nhiều vấn đề: đạo lý, phép tắc, phong tục, phong cách.
    Biết ăn, tức là chỉ ăn trong những trường hợp đáng ăn. Được mời ăn, ăn đúng phần mình, không xâm phạm phần người khác. Truyện cũ ghi nhiều trường hợp vô duyên của mấy danh nhân lúc thấy nhà hàng xóm có chén, không được mời mà cứ đến, bị người chê rằng không biết trọng danh dự. Một số nhà nho nói liều: "Thấy ăn mà không ăn là điên". Cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu này đều sai, ăn bừa, làm bừa. Tục ngữ có câu: "Ăn có mời, làm có khiến", là nói một cách ứng xử đúng. Cũng như câu: "Ăn có nhai, nói có nghĩ; Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Lại nói: "Miếng ăn quá khẩu thành tàn, miếng ăn miếng xấu, tôi van *********". Ai cũng cần ăn, phải làm lấy mà ăn, không nên ăn bẩn của người khác, bạ đâu ăn đấy, thấy đâu có ăn là mò tới. Chắc nhiều người đã đọc truyện Trần Thì Kiến: Vốn là môn hạ Trần Hưng Đạo. Nhờ đức liêm khiết, được vua cử về cai quản phủ Thiên Trường. Khi mới về nhậm chức, có người bưng đến biếu một mâm cỗ. Ông hỏi: "Nhà ngươi ở đâu, vì sao lại biếu ta"? Người ấy trả lời: "Bẩm quan lớn, nhà con ở bên cạnh quý Phủ, nhân có giỗ, vì lòng thành biết Ngài mới về trọng nhậm Phủ nhà xin kính biếu thôi". Mấy hôm sau, người đó đến cầu cạnh một việc hệ trọng. Bực mình, ông liền móc họng nôn mửa ra hết, rồi gọi lính đuổi cổ người đó đi. Ngày nay, những người như Trần Thì Kiến quả là hiếm.
    Sống dè sẻn, tiết độ, không xa hoa, lãng phí để bảo đảm cuộc sống lâu dài - một đức tính tốt của nhân dân Việt Nam - là nguồn gốc cuộc sống lành mạnh.
    Việc ăn uống trong xã hội nào cũng có luật lệ (thành văn hoa (.c không thành văn) từ gia đình, họ hàng, làng xã đến cả nước, không được tùy tiện vi phạm. Trong nhà, người già được dành phần quý nhất, rồi đến trẻ em, người lớn thì không phân biệt. Mỗi làng có quy ước riêng về các bữa ăn khao vọng, cưới xin, ma chay, tế lễ. Tại cung đình, bộ Lễ phải tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ của triều đình; mỗi loại yến tiệc đều được quy định chặt chẽ từ việc xếp chỗ ngồi đến trật tự bữa ăn như một chương trình biểu diễn nghệ thuật. Vua thì một mình một cỗ; các quan ngồi theo chức tước, quan đầu triều ngồi trước, các quan cấp dưới mới được ngồi. Các quan đứng dậy nâng chén chúc vua, rồi mới được uống. Chốn đình trung ở làng cũng phải theo lễ nghi đã quy định. ăn tiệc, ăn cỗ đều phải tuân thủ phép tắc. Khi tửu nhập, ngôn xuất thường gây ra hiện tượng mất trật tự, có khi phải phạt, thậm chí phải lên quan.
    Những luật lệ ấy ngày nay đã lỗi thời, nhưng luật lệ mới thì chưa kín kẽ, nhiều khi phát sinh những hiện tượng kém văn hóa hoặc đua đòi theo lối trưởng giả học làm sang. Vấn đề này rồi cũng phải giải quyết cho phù hợp với thời đại mới.
    Trên đây chỉ là một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa ăn uống. Còn những cuộc vui bạn bè kiểu tao nhân mặc khách, những gia đình phú quý, thì còn nhiều chuyện, có cái có thể duy trì, có cái phải bỏ. Mong rằng các nhà thông thạo văn hóa nghệ thuật ăn uống góp nhiều ý kiến nhằm góp phần nâng cao nền văn hóa ăn uống nước nhà.
    hongbach2000k3
  10. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    KẸO CU ĐƠ(cầu phủ Hà tĩnh)
    "Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh"
    Trong nỗi nhớ của người đi xa, có lẽ còn đằm ở đầu lưỡi hương vị riêng biệt của kẹo Cu Đơ. Nghe kể lại rằng từ xa xưa có một ông cụ người Hương Sơn (một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh) tên là Cu Đơ (Cu Đơ tiếng địa phương có nghĩa là anh Đơ) chuyên nấu loại kẹo này để ăn. Anh Cu Đơ chính là người đã đặt những "viên gạch" đầu tiên để tạo ra sản phẩm này. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ kiếm ở quê nhà. Khi ông Cu Đơ qua đời người dân ở đây đã nối nghề ông, và từ đó thứ kẹo mộc mạc kia được mang tên người làm ra nó: Cu Đơ.
    Cu Đơ ở thị xã Hà Tĩnh đủ cả bốn mùa, nhất là mùa đông, khi cái lạnh đã về, Cu Đơ được tiêu thụ nhiều nhất. Dọc đường số 1, từ ngã ba Hà Tĩnh đi vào đến cầu Phủ - hai bên đường đâu đâu cũng treo tấm bảng: "Tại đây có bán Cu Đơ", Cu Đơ được xếp thành từng chồng, gói bọc cẩn thận để người đi đường dễ dàng xuống mua mà không phải mất thời gian. Mỗi lần có xe dừng lại, những người bán hàng rong chạy xúm lại "Ai mua Cu Đơ này". Hành khách ở trên xe ai cũng nếm thử một miếng Cu Đơ để nhớ một lần qua cái xứ nắng nóng.
    Cu Đơ được nấu từ mật có thêm một ít nha nấu đúng kỹ thuật là loại rất ngon. Để tấm Cu Đơ đạt tiêu chuẩn phải là loại Cu Đơ nấu đúng kỹ thuật, cái bánh đa phải là loại bánh vừa phải, không dày, không mỏng có thêm những hạt vừng đen. Lạc cũng là một trong những nguyên liệu quyết định Cu Đơ ngon hay không? Lạc phải được rang lên bằng lạc củ, rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như thế lạc mới không bị cháy mà còn thơm và giòn nữa, lạc phải chắc và đều... Và cuối cùng là nguyên liệu mật - mật là nguyên liệu quan trọng nhất. Mật mía phải nguyên chất, không được pha tạp đường, nếu có đường vào là tấm Cu Đơ sẽ không ngon và nhanh hỏng.
    Nhìn bề ngoài, kẹo Cu Đơ khá mộc mạc, nhưng để làm cho ngon cũng lắm công phu, từ khâu chuẩn bị chất liệu đến khâu chế biến rồi đến công đoạn nấu, từng tí từng tí một rất tinh tế.
    Chỉ có ở Hà Tĩnh mới làm ra được những tấm Cu Đơ thuyết phục khách tứ phương mà thôi. ở Nghệ An hay Quảng Bình cũng có Cu Đơ bày bán la liệt ở ga tàu hay bến xe, nhưng không đủ hương vị như Cu Đơ Hà Tĩnh.
    Cu Đơ uống với nước chè xanh thì thật là tuyệt vời. Cái mùi vị béo ngọt, thơm cay dìu dịu thấm dần rồi lan tỏa trên đầu lưỡi để lại cảm giác khó quên cho ai đã được một lần nếm thử.
    (sưu tầm)
    hongbach2000k3

Chia sẻ trang này