1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi
    Nguyễn Đổng Chi, quê gốc ở làng Đông Thượng, xã Iích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước, cha đã tham gia phong trào Duy Tân ở Nghệ Tĩnh, từng dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết), Trường Quốc học Huế, chú ruột bị Pháp xử chém vì cầm đầu phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh, mẹ là người thuộc dòng họ Thám hoa Nguyễn Văn Giai.
    Từ năm lên tám cho đến tuổi mười lăm, Nguyễn Đổng Chi theo học các trường tiểu học ở Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới và học chữ Hán, chữ Nôm tại nhà. Những năm sau, ông học tại trường Trung học Lễ Văn ở Vinh. Năm 1934, Nguyễn Đổng Chi theo anh trai lên Kon Tum nghiên cứu và cùng viết sách về các tộc người Ba Na và Gia Rai. Năm 1935, ông làm phóng viên cho tờ Thanh - Nghệ - Tĩnh, tuần báo ở Vinh, cộng tác với nhiều báo chí trong nam ngoài bắc, bắt đầu viết truyện với biệt hiệu Nguyễn Trần Ai. Năm 1937, tập phóng sự Túp lều nát của ông được xuất bản ở Vinh, tố cáo sự mục nát của bọn hào lý, mô tả nỗi bất bình và những phản ứng của người dân nghèo. Từ năm 1938 đến năm 1945, một mặt, Nguyễn Đổng Chi biên soạn các cuốn sách Việt Nam cổ văn học sử, Đào Duy Từ, Hát giặm Nghệ Tĩnh, mặt khác, ông tham gia hoạt động cách mạng. Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Đổng Chi ở trong Ban phụ trách Đội vũ trang khởi nghĩa, cùng toàn đội giành chính quyền thắng lợi ở huyện Can Lộc. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc Nghệ An, là chủ bút tờ báo Truyền thanh của Uủy ban kháng chiến hành chính Nghệ An, rồi chuyển sang công tác ở một cơ quan kinh tài. Ngày toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Đổng Chi có mặt ở Hà Nội, tham gia Đội tự vệ khu phố Bảy Mẫu, trực tiếp cầm súng chiến đấu hai tháng ròng cho tới khi quân ta rút khỏi thủ đô, ông trở lại Nghệ Tĩnh làm việc ở Ban Tài chính Trung Bộ. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, từ năm 1955 đến năm 1975, ông lần lượt công tác ở Ban Văn Sử Địa, Viện Sử học. Trong thời gian này, ông là đồng tác giả các sách Nguyễn Trãi, nhà văn học và chính trị thiên tài (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1958-1960, năm quyển) Thời đại Hùng Vương (1973). Trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước, mặc dù tuổi đã cao, ông vẫn khoác áo quân nhân, 18 tháng trường có mặt ở biên giới phía bắc và phía tây nam, tham gia hoạch định một lần nữa cương vực của đất nước. Ông cũng đã viết những báo cáo khoa học chứng minh cứ liệu lịch sử về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đệ trình Chính phủ.
    Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi. Qua một giai đoạn nghỉ làm việc ở Viện Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Đổng Chi ra Hà Nội nhận chức Trưởng ban Hán - Nôm (tiền thân của Viện nghiên cứu Hán - Nôm) và tiếp đó, xin chuyển làm chuyên viên nghiên cứu của Ban Văn hóa dân gian (tiền thân của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian). Năm 1984, ông được phong hàm Giáo sư.
    Tháng 7-1984, Nguyễn Đổng Chi mất tại Hà Nội.
    Với cuộc đời từng trải, với hơn 50 năm cầm bút, phạm vi chủ yếu của Nguyễn Đổng Chi thật rộng: sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm, ở lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Nhưng cống hiến của ông nổi bật hơn cả là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian.
    Trong cuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh, ngoài những văn bản sưu tầm, chú giải, Nguyễn Đổng Chi đã nghiên cứu đặc trưng, nguồn gốc, hình thức diễn xướng và giới thiệu các nghệ nhân của loại dân ca này. Gần 20 năm sau, với sự cộng tác của Ninh Viết Giao, ông viết lại cuốn sách với nhận định thỏa đáng hơn, tư liệu sưu tầm phong phú hơn.
    Sách Lược thảo về thần thoại Việt Nam (1957) tuy ngắn gọn (chưa đầy 200 trang) nhưng là công trình đầu tiên hệ thống hóa kho tàng thần thoại Việt Nam. Nguyễn Đổng Chi đã có những kiến giải rất đáng chú ý. Theo ông, đặc điểm của thần thoại nước ta "là sự phản ánh xã hội chất phác, ấu trĩ thời cổ". Ông chú ý đến mối quan hệ giữa các tộc người cùng chung sống, về sự giao lưu và tiếp nhận ảnh hưởng của thần thoại Trung Quốc nhưng vẫn giữ được sắc thái và bản lĩnh dân tộc Việt Nam. Ông đặc biệt lưu ý đến vị "Thần Nước" chiếm vị trí quan trọng bậc nhất và được xuất hiện nhiều lần nhất trong các sáng tác dân gian nước ta.
    Cùng với Cao Huy Đỉnh, Đặng Nghiêm Vạn, ông là đồng tác giả sách Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn. Tập sách ra đời sau ba năm thành lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đúng lúc công việc này đòi hỏi phải tiến hành một cách khoa học. Bằng cách diễn đạt sinh động, các tác giả đem đến cho bạn đọc những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực trong sưu tầm văn học dân gian và gìn giữ di sản văn hóa nói chung.
    Trong vòng một phần tư thế kỷ, năm tập của bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam lần lượt xuất bản, nhiều tập được tái bản với số lượng lớn. Năm 1993, lần đầu tiên năm tập sách này được in trọn bộ do Viện Văn học xuất bản, có sửa chữa, bổ sung gồm 2.740 trang, được chia thành ba phần chính.
    Phần thứ nhất gồm hơn 80 trang, phần thứ ba 250 trang, là hai phần nghiên cứu. Ơở đây, Nguyễn Đổng Chi đã phân loại truyện cổ tích, phân biệt truyện cổ tích với thần thoại và truyền thuyết, phân tích đặc điểm của truyện cổ tích. Theo Nguyễn Đổng Chi, truyền thuyết, cổ tích đều là những truyện tưởng tượng, tương đối dài có kết thúc trọn vẹn, các chi tiết trong truyện được kể lại theo thứ tự đã xảy ra trong không gian và thời gian có thể là hoang đường, huyền diệu hoặc không nhất thiết như thế, thường đề cập những vấn đề đấu tranh trong xã hội có giai cấp nhiều hơn là vấn đề đấu tranh với thiên nhiên. Truyện cổ tích nhằm gây hứng thú đối với người nghe, người đọc, đồng thời cũng để giáo dục họ và không cố ý gây cười. Nguyễn Đổng Chi cũng làm rõ nguồn gốc và quá trình phát triển của thể loại truyện cổ tích.
    Chiếm nhiều số trang nhất của bộ sách là phần sưu tầm, biên soạn, giới thiệu 200 truyện của người Việt như: "Sự tích dưa hấu", "Sự tích trầu cau và vôi", "Sự tích đá Vọng Phu", "Đồng tiền Vạn Lịch", "Hà Ô Lôi", "Cây tre trăm đốt", "Tấm Cám", v.v. Cách kể của Nguyễn Đổng Chi giản dị với một văn phong trong sáng, đậm đà ý vị. Tuy nhiên, giá trị nổi bật khiến bộ sách của ông vượt lên trên các cuốn sách sưu tầm khác chính là phần khảo dị. Chẳng hạn, truyện Thạch Sanh (dài hơn 6 trang), soạn giả tóm tắt cốt truyện của mười bản kể khác (gần 11 trang) có những chỗ giống và không giống với cốt truyện Thạch Sanh. Mười bản kể đó là của người Tày, và người Treng (Việt Nam), của người A-vác (phía Bắc núi Cô-ca-dơ), của người Can-múc, của người Xi-gơ-ni (Trung Aá), của người Tác-ta (Nam Xi-bê-ri), của người Xi-ri, của Pháp, của Âấn Độ (hai truyện). Như vậy, lần đầu tiên, Nguyễn Đổng Chi đã soạn lại cho truyện cổ tích người Việt (Kinh) một cái nhìn có đối chiếu so sánh.
    Được giao trọng trách làm chủ biên công trình Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, từ năm 1981, Nguyễn Đổng Chi đã cùng các đồng tác giả nhiều lần đi điền dã, xây dựng bản thảo. Đến giữa năm 1984, công trình hoàn thành với 925 trang đánh máy, chưa kể các phụ bản. Vì điều kiện kinh phí, sau khi ông mất mười năm, công trình mới được xuất bản vào tháng 1-1995. Cuốn sách này là tập đại thành về văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, giới thiệu sinh động và chân thực về vùng đất và con người Nghệ Tĩnh, về từng lĩnh vực của sáng tác dân gian nơi đây: tục ngữ, truyện kể, thơ, ca, nhạc, múa, về trò chơi, trò diễn và sân khấu dân gian, về phong tục tập quán và món ăn dân gian, đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải nhất.
    Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã qua đời, nhưng những thành quả lao động của ông sẽ còn mãi. Nguyễn Đổng Chi là người miệt mài tìm kiếm các giá trị văn hóa dân tộc.
    hongbach2000k3
  2. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Bánh đón giao thừa xứ Nghệ

    Trong cỗ cúng giao thừa ở xứ Nghệ không thể thiếu bánh trôi nước và bánh ngào. Nguyên liệu làm bánh là những thứ "cây nhà, lá vườn": Bột nếp, lạc, đậu xanh, hành mỡ, mật mía, gừng...Nếp được chọn loại thật quý là loại nếp rồng. Nếp rồng hạt mẩy tròn, có hương thơm từ bông đến rễ. Trong nhà thổi nồi cơm nếp rồng, khách vào tới ngõ đã cảm nhận được hương thơm nồng, ấm. Nếp vừa chín gặt về, phơi trong cái nong bằng tre đặt dưới giàn bầu, giàn bí, tránh nắng gắt để giữ trọn hương thơm và độ dẻo. Bột nếp xay cho mịn, sờ mát tay là được. Khâu nhồi bột là quan trọng nhất: rưới nước lã dần dần vào bột, trộn đều, nhồi kỹ tới khi bột không dính vào tay nữa. Bột nhồi vừa đủ nước, không khô quá hay ướt quá; khô thì bánh sẽ bị sượng, ướt thì bánh nhão. Nhân bánh ngào là những hạt lạc đã rang chín hoặc đậu xanh đãi vỏ nấu chín, trộn ít đường. Bánh ngào chỉ lớn bằng quả trứng gà, được vo tròn và ấn nhẹ hơi dẹt để khi chín, bánh vẫn giữ được độ dày hấp dẫn. Mật mía làm bánh phải đặc, thơm, trong vắt, sóng sánh mầu vàng óng. Mật đổ vào nồi cho thêm một ít nước đun thật sôi, bỏ dần từng viên bánh vào, đậy vung lại và đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng lắc nhẹ nồi bánh để bánh chín đều. Khi bánh nổi lên là vừa độ chín, rắc vừng giã nhỏ vào. Nếu để quá lửa, bánh sẽ "sổ chân sứa", nhão và không giữ được hình khối.
    Viên bánh trôi chỉ bằng nửa quả trứng gà, vo tròn. Nhân bánh trôi làm bằng thịt nạc băm nhỏ chiên hành mỡ thêm ít bột tiêu. Ðó là bánh nhân mặn. Bánh ngọt thì nhân làm bằng đậu đỏ hấp chín trộn đường. Bánh trôi nước và bánh ngào được bày riêng từng đĩa, đặt xen nhau trên mâm tạo thành cỗ bánh như cánh hoa trông rất ngon mắt. Cúng giao thừa xong (dân địa phương gọi là cúng sang canh), cả nhà quây quần phá cỗ. Người ta ăn bánh ngào lẫn bánh trôi. Vị ngọt của mật, vị cay của gừng, hương thơm và độ dẻo của bánh hợp với vị béo, bùi của đậu, lạc, hành... tạo nên vị ngon ngọt, đậm đà thật dân dã. Ðược thưởng thức bánh trôi nước và bánh ngào với bát nước chè xanh xứ Nghệ mới thấm thía nghệ thuật ăn uống dân gian: "Ðẹp: vàng son; ngon: mật mỡ", và hiểu thêm sự gắn bó của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với hình ảnh "bánh trôi nước" quê nhà cho muôn đời "vẫn giữ tấm lòng son".
    hongbach2000k3
  3. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Cà pháo xứ Nghệ 2
    Từ trước tới nay có nhiều người cho rằng cà là một món ăn "chủ lực" của nông dân lao động. Ca dao cũng nhắc nhiều đến quả cả.
    Khen anh làm rể Chương Ðài
    Một năm ăn hết mười hai vại cà.
    Giếng đâu thì dắt anh ra
    Kẻo anh chết với vại cà nhà em!
    Trong chuyện xưa của ta cũng có một quả cà mặn đầy tình nghĩa ấy là quả cà Dương Lễ đãi Lưu Bình.
    Nếu bà con có dịp về xứ Nghệ vào dạo cuối xuân, đầu hè, nhìn vào bữa cơm gia đình nào cũng thấy món cà. Những món ăn như thịt, cá không thấm thía bằng đĩa cà pháo nằm gọn giữa mâm.
    Thi sĩ Tản Ðà thuở xưa đã có lần vào xứ Nghệ viết văn giữa mùa cà pháo, và đã có lần nhắm vợi hết một hũ rượu lớn với độc vị, cà pháo. Những kẻ sành ăn đều nghiệm ra chỉ có món cà pháo mới đủ tư cách làm khoái trá toàn bộ ngũ quan của người ăn mà thôi. Mắt được thưởng thức cái hình dáng tròn xinh và nước da trắng mọng như ngà của cà, mũi được ngửi vị thơm bùi ngùi, ngòn ngọt, cái tay cầm đũa được gắp quả cà một cách vừa tầm khỏi tốn công lựa chọn, vì quả nào cũng tròn đầy và đều tăm tắp như một viên bi, cái miệng được nếm vị ngon của cà, nhất là tai khi được nghe cái thanh âm giòn tan của cà pháo thật là khoái vô cùng. Bữa cơm cà rất giản dị, chỉ cần một bát nước rau muống luộc là đủ lắm rồi.
    Ngày xưa, cà pháo Nghệ An đã có lần vào làm dáng trên mâm cơm của đô thị Sài Gòn, lại có lúc trẩy mãi ra Lạng Sơn sau bao thư từ nhắn nhe hò hẹn. Hình như riêng nó cũng đủ sức gợi lên hương vị ẩm thực một vùng đất và gửi trao cả tình người xứ Nghệ với tri âm, tri kỷ đàng trong, đàng ngoài... Cà pháo đã thành một món quen thuộc của mọi lớp người trong xã hội. Bởi vì nó không thô như cà dừa, nó không "tục" như cà **** dê, nó không nguy hiểm như cà độc dược, nó có thể quần tụ với các món bát trân giữa một bữa tiệc cầu kỳ. Các bạn muốn hưởng đúng hương vị của cà pháo thì phải dùng cà pháo của đất Nghi Lộc (Nghệ An) và khi đến nơi đây để thưởng thức món cà, các bạn nên biết rằng thổ âm Nghi Lộc khiến bạn rất dễ nhầm lẫn giữa cà và cá. Cho nên về đây muốn ăn cà thì phải nói rõ là cà có cuống chứ không phải là cà có đuôi.
    hongbach2000k3
  4. d.an1

    d.an1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Ờ, lâu ni cứ trêu mấy thằng bạn Nghi lộc, nghi phú là dân cà có cuống mà chưa hiểu hết ý nghĩa cũa nó.Đọc bài ni của bác hongbach mới biết.
    Khàkhà...
    Người về neo đậu bến mô, hồn tôi neo đậu bến quê người ơi...

    PDA

  5. d.an1

    d.an1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Hội chè chát xứ Nghệ - một sắc thái văn hóa
    Tục uống nước chè chát hiện nay rất phổ biến ở Nghệ An, nó đã trở thành nếp sống thường ngày mang tính chất cộng đồng phong phú, trở thành một nếp sống tốt đẹp. Nếu chỉ đơn thuần khi khát nước mà có nước để dùng thì không nói làm gì, cái mà người Việt cần là tình cảm mang tính cộng đồng và thông qua những buổi ngồi uống nước chè chát đó mọi người tâm sự trao đổi với nhau những điều bổ ích. Tục mời nhau uống nước chè chát không chỉ có trong mùa hè mà hầu như quanh năm. Thường là buổi sáng trước khi đi làm; buổi trưa và buối tối sau khi cơm nước xong. Lần lượt nhà này đến nhà khác nấu (hoặc om) mời bà con trong xóm đến mà không cần phải phân công gì cả. Bởi nó đã trở thành một hương ước của thôn. Có một số địa phương ở Nam Ðàn, Thanh Chương và Ðô Lương khi nấu nước xong thì dùng kẻng (trống) hoặc cho con cháu đi một vòng mời. Trong lúc nấu khi chè đã sôi một lát thì người ta đổ thêm bát nước lã, xong đâu đấy mới ủ vào thùng trấu. Các bà bảo làm như vậy thì nồi nước chè xanh mới đẹp và thơm phức. Trong hoàn cảnh khó khăn, chính đây là hình thức đãi nhau đỡ tốn kém nhất.
    Ðặc biệt, qua đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Chính qua hội uống nước chè chát, bao lượng thông tin được truyền cho nhau biết, phổ biến cho nhau những kinh nghiệm làm ăn, v.v... Ðặc biệt là những xích mích thường được giải quyết. Mặc dù đây không phải là cuộc họp có chủ tọa, có nội dung cụ thể định trước nhưng lại rất chân tình, cởi mở, vui vẻ và hiệu quả.
    Phải chăng đó là tính cộng đồng - một sắc thái văn hóa rất cơ bản của con người xứ Nghệ nói riêng và người Việt Nam nói chung đã có từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Chè xanh Con Cuông, Anh Sơn, Ðô Lương, Nam Ðàn, Thanh Chương... nếu biết cách nấu, cách om thì thơm ngon và bổ. Ðặc biệt là mùa nóng : "Nắng lửa gió Lào" ở Nghệ An, đi làm về khát nước, nếu được một bát nước chè xanh đang bốc khói thì tác dụng có lẽ không kém bia hơi Hà Nội. Tốt hơn nữa, cho vào bát nước chè xanh đặc sánh một chén mật mía đánh cho tan rồi uống thì vừa mát lại còn bổ. Mặt khác uống nước chè chát còn có tác dụng giải nhiệt, hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư, còn bã chè dùng để nuôi lươn và phân bón rất tốt.
    Làng xóm là những tế bào hợp thành huyện tỉnh, là sản phẩm tự nhiên được hình thành trong quá trình định cư. Nếu làng xã mạnh thì Nhà nước cũng mạnh. Chính thông qua tục uống nước chè chát mà trong làng thường xuất hiện nhiều phường hội giúp đỡ nhau như: phường lợp nhà, phường cưới dâu, phường lúa, phường thịt tết, v.v... Bởi người Việt thường rất ghét lối sống "Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ". Và họ rất thích: "Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại". Cũng chính từ quan niệm đó cho nên trong các cuộc uống nước chè chát đông vui, bao giờ cũng là những buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn và giúp nhau trong mọi công việc. Chính đây là một tập quán rất văn hóa có từ ngàn xưa đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để người Việt Nam đánh giặc giữ nước, học tập công tác và sản xuất thắng lợi. Ðây cũng là sắc thái văn hóa rất xứ Nghệ mà đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
    (sưu tầm)
    Người về neo đậu bến mô, hồn tôi neo đậu bến quê người ơi...

    PDA

  6. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0
    Nghệ An
    Diện tích: 16.371Km2
    Dân số (năm 1998): 2.899.400 người.
    Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh.
    Các huyện: Thị xã Cửa Lò và 17 huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, Khơ Mú, Thổ, H'Mông, Đan Lai...
    Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Thanh Hoá, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Hà Tĩnh.
    Địa hình bao gồm núi đồi và thung lũng, độc dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc, quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn qua tỉnh dài 94 km. Bờ biển dài 82 km, có Cửa Lò, cảng biển quan trọng của Miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài 419 km (là tĩnh có đường biến giới dài nhất Việtnam). Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đều rất thuận lợi.
    Là tĩnh nằm trong khu vực chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính đông lạnh của Miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của Miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24 độ C.
    Thành phố Vinh cách Hà Nội 291 km, là một thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả vùng đất phía Bắc Miền Trung.
    Nghệ An có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng phong phú, với nhiều khu rừng nguyên sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi và nhiều loại hình du lịch khác. Đặc biệt vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn nguyên sinh Pù Hoạt là những kho bảo tàng bảo tồn đa dạng về sinh học rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
    Với nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là bãi tắm Cửa Lò sóng hiền, nền phẳng, cát mịn, nước trong, cảnh quan và môi trường hấp dẫn.
    Nói đến du lịch Nghệ An không thể không nói đến sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 131 di tích được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia, đặc biệt là khu di tích Kim Liên, quê hương của danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là khu di tích đặc biệt của quốc gia có giá trị lịch sử văn hoá muôn đời.
    Nghệ An không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể mà còn rất phong phú văn hoá phi vật thể, có sức hấp dẫn cuốn hút khách du lịch, giàu bản sắc nhân văn, có truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chiến thắng thiên tai, có nền văn hoá dân gian phong phú và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc như: hát ví dặm, hát phường vải, hò, vè,...
    ---------------
    Ai đi vô nơi đây xin dừng chân xứ Nghệ
    Nghe câu hò ví dặm càng lắng lại càng sâu
    Như sông Lam chảy chậm đặm bao thủa vùi sâu.
    Ai ơi cà xứ Nghệ càng mặn lại càng giòn
    Nước chè xanh xứ Nghệ càng chát lại càng ngon.
    Tình xứ Nghệ không mau nhưng bén rồi mà sâu lắng
    Quen xứ Nghệ quen lâu càng tình sâu nghĩa nặng.
    Khoai lang vàng xứ Nghệ càng nhai kỹ càng bùi
    Cam Xã Đoài xứ Nghệ càng chín lại càng thơm.
    .
  7. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0
    Các điểm du lịch ở Nghệ An.​
    1. Khu di tích Kim Liên.
    2. Di tích Hoàng Trù nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời.
    3. Nhà ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
    4. Khu mộ bà Hoàng Thị Loan.
    5. Khu di tích Mai Hắc Đế.
    6. Nhà lưu niệm Phan Bội Châu.
    8. Đình Võ Liệt.
    9. Đền Quả Sơn và lễ Hội nhớ ơn bà Bụt.
    10. Rừng nguyên sinh Pù Mát.
    11. Khu du lịch Cửa Lò.
    12. Đền thờ thái sư Cương Cuốc công Nguyễn Xí.
    13. Đền thờ Nguyễn Sư Hồi.
    14. Lâm Viên núi Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô của vua Quang Trung.
    15. Đền và mộ đức thánh Hoàng Mười.
    16. Thành cổ Nghệ An.
    17. Chùa Cần Linh.
    18. Đền Hồng Sơn.
    19. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
    20. Bảo tàng tổng hợp Nghệ An.
    21. Bảo tàng quân khu IV.
    22. Di tích đền Cuông - Cửa Hiền.
    23. Nhà thờ Bảo Nham.
    24. Làng văn hoá Quỳnh Đôi.
    25. Đền Cờn và lễ hội.
    26. Bảo tàng văn hoá các dân tộc Quỳ Châu.
    27. Hang Bua.
    28. Thác Xao Va.
    29. Thác khe kẽm.
    30. Hang Thẩm Ồm.
    31. Khu di chỉ văn hoá làng Vạc.
    32. Chợ vùng biên Nậm Cắn.

    Được chimcat sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 28/12/2002
  8. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    các bác có thể quá bộ sang box du lịch được không ạ , emthấy những bài giời thiệu này rất hay
    mtv
  9. M_n_M_new

    M_n_M_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    gõ tặng các bạn box Nghệ Tĩnh
    Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh
    Nguyễn văn Tý
    Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
    Nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ giòng sông La, nhớ biển rộng quê ta
    Những cánh đồng muối trắng
    Tình sâu nghĩa nặng
    Biển ta lại nhớ rừng
    Nên chi giữa đồng bằng mà gió ngàn bay về
    tìm âm vang sóng vỗ
    Ai đi xa mô đó biết có nhớ lấy đường về
    Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao
    rồi đường Hồng Lam, Đèo Ngang, Linh Cảm
    Cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận
    Giặc điên cuồng trút hàng vạn bom rơi
    đường hiên ngang vượt qua truông qua suối
    Thêm bao nhiêu con đường lứa tuổi hai mươi
    Ai hôm nay ra khơi buông lưới
    mà nhìn chi mãi con tàu vào bờ
    nhìn bến cảng lại nhớ ngày xưa
    thương con đò cắm con sào đứng đợi
    cả cuộc đời ngày hôm nay lên trang sách mới
    Trâu ơi theo bày về đồng cỏ mênh mông
    đắp hồ đầy để điện đưa nhanh dòng nước tới
    Lúa trên đồng lúa lại thêm bông
    Nghe xuân sang chim đâu bay đến
    đậu cành dâu chín chín mọng sườn đồi
    chim lấy được quả chín hồng tươi
    ta cũng tìm lấy chi vài dăm quả
    quả đầu mùa hạt sương mai lung linh nỗi nhớ
    yêu quê hương mình nhớ về từng thuở xa xôi
    đất nào cằn vì còn mưa rơi còn gió tới
    có công ta vum trồng thì màu đất lại thêm tươi
  10. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn MnM rất nhiều , đáng nhẽ BOX NT cần đưa vào Topic này những bài hát như vậy . Ai phụ trách âm nhạc nhở ? lên tiếng đi .........

    Sanu&Putin

Chia sẻ trang này