1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoangdetuotxich

    Hoangdetuotxich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Em liên lạc với NhocLocChoc xem sao? Theo anh biết Nhóc có rất nhiều bài hát về xứ Nghệ! Mà hình như ngày xưa cũng đã có một Topic về những bài hát này rồi, em xem lại danh sách các Topic trong thời gian trước xem! Anh nghĩ là vẫn còn đó!
    Thân
    To Be or not To Be
  2. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Một website về Nghệ TĨnh
    Khu di tích Kim Liên - Nghệ An - http://home.vnn.vn/kdtkimlien/
    Giới thiệu khu di tích lưu niệm về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần Người về thăm quê
    hongbach2000k3
  3. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    HỒNG LĨNH - Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Nguyên là kẹo đậu phụng của cụ Hai làm, bộ đội kháng chiến thích tếu nên gọi là kẹo ku đơ (viết cũng vậy), ấy là thứ kẹo làm bằng mật mía cùng đậu phụng rang qua, nên thanh, ngọt và thơm. Trên cái nền vị chát của nước chè xanh (người địa phương Hồng Lĩnh gọi là chè xeng), người Hà Tĩnh có một thức uống thật tuyệt vời. Thậm chí, có làng vì tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh hăng hái quá, bị Tây giải tán cả làng đến 17 năm, họ tìm về và trồng lại nương chè để sống. Ở Hà Tĩnh, những làng dọc sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, sông La đều có trồng chè xeng. Người Hà Tĩnh uống nước chè xeng k0 bằng bát sứ,
    bát sành mà bằng cái vùa, là cái tô bằng đất nung. Trước khi dùng, các cụ thường nung thêm một lần nữa cho thơm mùi trấu. Người Hà Tĩnh uống nước chè xeng trong những vùa đậm đặc đến độ, theo lời họ, "cắm đũa k0 trúc (ngã)". Họ cũng k0 uống một vài bát mà phải đếm vùa bằng sải tay, giống như ta ăn chè mồng 5. Người Hồng Lĩnh còn có tập quán mời láng giềng uống chè xeng mới nấu, đến nỗi ở phòng bên cạnh thuộc khách sạn Bến Nghé, chợt nghe tiếng gọi nhau ơi ới, tiếng chạy rầm rập, tôi mới biết rằng trong đoàn khách đi tham quan, các vị ở phòng này chạy sang tìm phòng khác để mời uống nước chè xeng, dù biết rằng phòng kia cũng có tiêu chuẩn trà như phòng mình.
    Vì vậy, tôi gọi các làng Hà Tĩnh là làng khát. Khát là khát nước và khát vọng. Thật ít có những người biết khát vọng như người Hồng Lĩnh. Tôi có một anh bạn mới đây đi đâu cũng cầm theo một quyển sổ ghi chép. Thấy anh mê mải ghi chép mọi thứ ở trên lăng, trong cung, tôi bấm bụng cười thầm, tự hỏi không biết ghi chép như thế thì bao giờ mới hết Huế. Thế mà chẳng bao lâu, đến bây giờ anh đã in mấy cuốn sách về Huế và trở thành chuyên viên về "văn hóa Huế". Tôi thừa nhận rằng anh ta giỏi, theo "kiểu Hà Tĩnh", nghĩa là giỏi lúc nào không biết. Một bài chiếu của vua Tự Đức có phê rằng: "Có Nghệ Tĩnh cũng không giàu thêm, không có Nghệ Tĩnh cũng không nghèo bớt" cho đất
    nước, ý chỉ sự thừa thãi của Nghệ Tĩnh, và bãi bỏ chương trình cứu trợ Nghệ Tĩnh. Nói vậy là chưa thông (xin lỗi vua) về sự lý. Nghệ Tĩnh, theo tôi nghĩ là nước Hy Lạp của Việt Nam; là nguồn cung cấp nhân tài cho cả nước. Tôi e rằng nếu Nghệ Tĩnh "đòi" lại người của mình làng nào về làng ấy thì rồi không có Cách mạng Việt Nam, không có ông Trần Phú, không có Bác Hồ; thơ cũ cũng không (vì không có Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du), thơ mới cũng không (vì không có Xuân Diệu, Huy Cận), và khoa học hiện đại cũng không có (ví dụ không có Hoàng Xuân Hãn, và...). Trong một làng Nghệ Tĩnh xưa, có đến năm bảy ông tiến sĩ, hàng chục ông cử nhân mở trường dạy học, và thích xây dựng
    tủ sách quý làm của cho con cháu đời sau. Vì vậy, người Nghệ Tĩnh rất giỏi, "giỏi lúc nào không biết", cứ như vươn vai đứng dậy là thân thể học to lớn như người "ngoài hành tinh". Chính Nguyễn Công Trứ là một ngừơi như vậy, và cũng Nguyễn Công Trứ mới dám tự hào về quê mình bằng thơ:
    Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
    Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh

    Có một làng nhu thế ở Hà Tĩnh, gọi là làng Đông Lưu hoặc là xã Ích Hậu, có ông Hiệt Chi làm chủ một tủ sách lý tưởng mà ông đặt tên là "Mộng Hiệt Thư Trai". Hồi đầu kháng Pháp, người ta cho tủ sách của ông vào lửa, người cháu là Nguyễn Du Chi dù chưa đọc hết sách vẫn a vào lửa, đến nỗi người ta phải bắt trói lại. Tủ sách đó bây giờ trở thành nòng cốt của tủ sách Hán Nôm Việt Nam. Xây dựng xong tủ sách, ông bỏ đi làm Duy Tân, cùng ***** mở Trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Em ông là Nguyễn Hàng Chi cũng là thủ lĩnh phong trào Duy Tân, bị chém ở quê
    nhà Hà Tĩnh. Khát vọng của dòng họ thật là lớn, bằng cách tên của mỗi người đều có hàm chứa tên của một danh nhân lịch sử. Ví dụ Nguyễn Kinh Chi (có Kinh Như Vương), Nguyễn Từ Chi (có Đào Duy Từ), Nguyễn Đổng Chi (có Phù Đổng Thiên Vương), Nguyễn Huệ Chi (có Nguyễn Huệ), Nguyễn Du Chi (có Nguyễn Du)... Đâu phải họ dám so mình với danh nhân lịch sử, nhưng khát vọng của họ thật vô cùng. Vả lại, họ đều trở thành giáo sư chứ đâu tầm thường chút nào.
    Đọc đường Bắc Nam, tôi dừng chân lại thật lâu ở phía Bắc thị xã Hà Tĩnh, thấy nền trời hiện ra một vệt xanh mờ. Đó chính là dãy núi Hồng Lĩnh, mà ở dưới chân có làng của những người tên là Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Hoàng Xuân Hãn. Tôi ước mơ làm "Chân Nhân" cầm ống sáo trúc có mây tuôn mịt mờ qua các lỗ trúc và ngồi im trên đỉnh núi Hồng Lĩnh "hít một hơi thật dài từ mũi đến tận gót chân" như trong sách của Trang Tử. Rồi tôi giắt lưng đủng đỉnh đi xuống núi, ngoảnh mặt nhìn mấy tên tiểu đồng, bất chợt cảm khái (câu của tôi đã viết ở sổ lưu niệm nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền):
    Trời sẵn tính thông minh, dằng dặc sơn hà một dải
    Đất sinh người tuấn kiệt, rỡ ràng văn hiến ngàn năm

    Ai nhất thì ta thứ nhì
    Ai mà hơn nữa ta thì... thứ ba.
    Kha` kha`...

    Được starry_river sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 15/04/2003
  4. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Vì sao lại gọi Dân Nghệ là dân Cá Gỗ ?
    Tôi nhớ có hai truyền thuyết về con cá gỗ:
    Câu chuyện thứ nhất: Người cha va con cá gỗ
    "Có một gia đình nọ - như phần đông các gia đình nghèo ở quê mình - có 4, 5, hay 6,7 đứa con gì đó, nhà nghèo lắm, bữa ăn hàng ngày chẳng có gì ngoài một nồi cơm độn khoai, một ít rau luộc, và một bát nước mắm....Người cha nghĩ ra một cách đẽo một con cá bằng gỗ, sơn phết vào trông y như con ca' rán. Hàng ngày đến bữa cơm, ông treo con cá lên xà nhà, quy định với mấy đứa con, mỗi bát cơm chỉ được nhìn vào con cá, chép miệng 3 cái, coi như đã được ăn cá rán - và chỉ được chép miệng đúng 3 cái, không được hơn.
    Một hơm đứa con út của ông lỡ miệng chép 4 cái, thằn anh nó ngồi bên cạnh trông thấy vội mách bố:
    - Bố ơi, thằng Út chép miệng 4 lần.
    - Thằng này hư. Mày ăn mặn thế, cho mày chết khát, con nhá..."
    Câu chuyện thứ hai: Cậu học trò nghèo và con cá gỗ
    Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một cậu học trò xứ Nghệ học học giỏi lắm, nhưng nghèo lắm...Tuy nghèo, nhưng cậu vẫn quyết tâm đi thi đại học để mong kiếm lấy mấy cái kiến thức về giúp quê hương. Nhà nghèo, mỗi lần từ quê lên thành phố học tiếp, cậu chẳng có tiền mua vé tàu, chỉ xin đi nhờ. Đến bữa, cũng chỉ có mo cơm trắng mẹ gói cho. Cậu bèn nghĩ ra một kế. Cậu lôi con cá gỗ do cậu đẽo lấy, đã được sơn phết trông như cá thật, bỏ vào cái đĩa, rồi cậu đi đến chỗ mấy người đang ăn cơm nói rất lễ phép:
    - Thưa bác, bác có thể cho cháu xin chút nước mắm để cháu ăn con cá rán này với cơm được không!
    Và cứ như vậy cậu đã học xong 4 năm 1 cái bằng đại học chính quy, và nghe đâu sau này cậu còn học thêm mấy cái bằng ĐH tại chức nữa, vẫn với con cá bằng gỗ ấy....

    Sanu
  5. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Những mẫu chuyện về Bác Hồ kính yêu !

    LẦN ĐẦU GẶP BÁC

    ( Bài này của tác giả Song Tùng nguyên là Đại sứ và phó ban đối ngoại trung ương Đảng )
    Bộ Chính trị quyết định thành lập đoàn đại diện Bộ Tổng Tư lệnh đặt tại Sài Gòn do đồng chí Phạm Hùng làm trưởng đoàn ,tôi là bí thư chi bộ cùng 16 cán bộ kiên trung từ cấp tá trở lên khác .Trước ngày lên đường ,đồng chí Phạm Hùng báo 1 tin vui Bác sẽ thăm hỏi đoàn vào lúc 9h sáng ngày 5_2_1955 .Tin này khiến ai cũng hồi hôp phấn khởi
    Đồng chí Phạm Hùng dẫn chúng tôi đi dọc theo Đường Xoài phía sau Phủ Chủ Tịch .Lầb đầu đến nơi Bác ở ,ai cũng chăm chú nhìn như muốn ghi lại hình ảnh nơi này mãi trong trí nhớ. Có lẽ đây là cảm giác của bất cứ ai có vinh dự được vào nơi này. Chúng tôi vừa bước vào phòng họp đã thấy Bác chờ sẵn. Bác bảo chúng tôi ngồi xung quanh Bác .Bác nhìn tất cả chúng tôi rồi nói :
    "Chú Hùng và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã căn dạn các chú nhiều rồi .Bác chỉ nói một vài điều: "Chúng ta mới giành được hoà bình nửa nước.Các chú vào đó là đội quyết tử vào ngay trong lòng địch. Tuy có mấy anh em nhung sau lưng các chú là cả dân tộc chiến thắng, cả đồng bào miền Nam anh hùng. Dù tình huống khó khăn đến đâu, các chú củng phải giử cho được danh dự dân tộc ta ,uy tín Đảng ta .Các chú sẽ gặp nhiều tình huống khó khăn . Phải biết trước cả tinh thần chiến đấu cao nhất. Bác , Đảng, toàn dân theo dõi từng bước của các chú...".
    Bác hỏi chúng tôi 1 số ý kiến nữa ,nhưng tôi cũng như tất cả anh em đều quá xúc động ,không còn nhớ ,chỉ muốn ghi lấy hình ảnh của Người . Khi ra về Bác cùng đi với chúng tôi 1 đoạn ,Bác nhìn tôi hỏi :" Chú là bí thư chi bộ phải không ? " Tôi chỉ kịp " dạ" ,Bác đặt tay lên vai tôi ,nói 1 câu "Bí thư là linh hồn của đoàn ,phải gương mẫu đoàn kết .Các chú gian khổ lắm đấy .Kẻ thù dùng mọi thủ đoạn uy hiếp tinh thần các chú ,Bí thư phải làm cho anh em thành 1 khối thép ,gươm giáo không thể uy hiếp được khí phách và sức mạnh tập thể ."
    Bác nhìn cả đoàn :" Chúc các chú hoàn thành nhiệm vụ "
    Những ngày sống gian khổ trong lòng địch ,hình ảnh Bác và những lời Bác căn dặn đã giúp đoàn hoàn thành nhiệm vụ mặc dù có thời gian bị địch bao vây ,có lúc không có lương thực suốt cả 3 tuần lể.
    Sanu
  6. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    NHỚ LẦN ĐẦU ĐƯỢC BÁC ĐẾN THĂM
    Đầu thu năm 1956, như thường lệ, chúng tôi vào lớp học buổi sáng. Vào khoảng 8 giờ, cả lớp đột ngột biết tin Bác Hồ đến thăm trường và thăm lớp học. Giờ giảng tự nhiên dừng lại, tất cả chúng tôi lặng người vì niềm vui tràn ngập. Mọi cặp mắt đổ dồn ra cửa chờ đón Bác xuất hiện.
    Bác Hồ nhanh nhẹn bước vào. Bác đi có một mình. Bác niềm nở bắt tay cô giáo Nga văn của chúng tôi và nói với cô điều gì đó. Cô giáo thuật lại ngay lời Bác bằng tiếng Nga. Như đoán biết chúng tôi chưa nghe rõ câu tiếng Nga của cô, Bác quay sang chúng tôi hỏi ngay:
    - Các cháu có hiểu cô giáo nói gì không? - Rồi Bác nói tiếp - Bác Hồ đến thăm chúng ta !
    Cả lớp chúng tôi lặng yên, xúc động nghe tiếng Bác nói. Bác ân cần căn dặn:
    - Các cháu cố gắng học tập cho kết quả để làm việc. Lẽ ra chúng tôi phải đồng thanh xin hứa với Bác, nhưng tất cả như nghẹn ngào, im lặng...
    Rồi Bác tạm biệt chúng tôi, chào cô giáo và bước ra khỏi phòng giữa hàng trăm ánh mắt lưu luyến trông theo. Bác đi về phía ký túc xá của trường Đại học Văn khoa.
    Tiết học buổi sáng hôm ấy của chúng tôi không tiếp tục trở lại, được ?onghỉ đột xuất?. Chợt tôi thấy nhiều anh chị em sinh viên và cả cán bộ, nhân viên nhà trường đều đổ dồn về phía ký túc xá. Tôi cũng chạy nhanh đến đó. Tới nơi thì nhìn được Bác đang đứng trên bục tam cấp, giữa những đồng chí cán bộ cùng đi và đông đảo sinh viên bao quanh.
    Cho đến nay, trong tâm khảm tôi vẫn còn in từng lời Bác nói lúc ấy:
    - Trước đây, các cháu học để trở thành ông Cử, bà Tú, để làm quan và lấy chồng. Bây giờ các cháu học để phục vụ nhân dân. Các cháu có hiều thế nào là phục vụ nhân dân không?
    Mọi người lặng nghe như uống từng lời của Bác.
    - Phục vụ nhân dân là như thế này, Bác nói thí dụ, nhân dân cần nước, các cháu đi đào giếng, múc nước giếng lên và đem nước giếng đến tận tay người dân. Các cháu rõ chưa ? .
    Chúng tôi tràn đầy xúc động ghi nhớ điều Bác Hồ nhắn nhủ. Trước khi lên xe ra về, Bác chúc chúng tôi học tập tốt. Tất cả chúng tôi đứng nhìn theo mãi đến lúc xe Bác khuất dạng, với bao cảm xúc yêu kính vô hạn...
    Hơn 30 năm rồi, tôi dần trưởng thành và ngày một hiểu thế nào là phục vụ nhân dân. Theo ý nghĩa Bác dạy, tôi vẫn thấy mình chưa làm đầy đủ.
    Lời khuyên bảo của Bác thật giản dị, dễ hiểu, mà chứa đựng cả một tâm hồn, một cuộc đời bền bỉ tận tụy vì dân tộc, vì nhân dân.
    Bác đã đi xa, nhưng Người đã để lại di sản vô giá là sự nghiệp lớn lao của đất nước, để lại cả một thế hệ trung thành với Đảng, với dân, tiếp nối truyền thống bảo vệ độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương. Cao quí thay, đạo đức xã hội chủ nghĩa của Bác Hồ muôn vàn kính yêu !
    Nhớ Bác, chúng tôi luôn tự nhủ:
    - Thưa Bác, cháu sẽ noi gương Bác và làm theo lời Bác dạy !
    LÊ ĐÌNH NGHIỆP
    Sanu
  7. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    CÂU CHUYỆN VỀ CÁI CUỐC LÀM VƯỜN CỦA BÁC
    Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm sóc cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng đã in sâu trong trí nhớ và tình cảm của nhiều người: một bức hình Bác đang tới nước cho cây, một bức hình khác ghi lại lúc Bác đang vun gốc cho cây bằng cái cuốc làm vườn. Cái cuốc làm vườn rất Việt Nam ấy có một ?olịch sử? rất đặc biệt hiện đang lưu gia tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.
    Đó là vào năm 1957, nhiều chiến sĩ thanh niên miền Nam tập kết ra Bắc đang học văn hóa tại các trường 216, 214 và một số trường khác chung quanh Hà Nội. Bác Hồ đã lần lượt tới thăm các trường. Hôm Bác đến thăm trường 216 chúng tôi, Bác đi kiểm tra khu nhà vệ sinh, nhà bếp, đến nhà nghỉ, nơi học tập và sau cùng Bác mới thăm chúng tôi đang nóng lòng chờ đón Bác tại hội trường. Điều đó làm cho chúng tôi rất xúc động. Hôm ấy, Bác đã căn dặn Ban Giám hiệu nhà trường chăm lo đến việc tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho chúng tôi - những thanh niên miền Nam đang sống xa gia đình, quê hương. Bác căn dặn chúng tôi phải đoàn kết thương yêu nhau, ra sức thi đua học tập đạt kết quả tốt để sau này trở về phục vụ quê hương.
    Khi Bác chuẩn bị ra về, chúng tôi đã đem đến tặng Bác một buồng chuối rất to do chúng tôi tự trồng và một cái cuốc làm vườn do anh em ở xưởng rèn tự làm. Bác đã nhận cả hai, nhưng sau đó Bác tặng lại chúng tôi buồng chuối ?ođể các cháu ăn cho khỏe mà học tập cho tốt? và chỉ nhận cái cuốc làm vuờn. Bác nói : ?oBác sẽ dùng cái cuốc này để vun bón cho cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng Bác?.
    Đã nhiều năm trôi qua, cây vú sữa trong vườn Bác đã lớn sum sê, xanh tốt. Còn cái cuốc làm vườn do thầy trò trường Bổ túc văn hóa 216 từng in dấu tay Người cầm trong những giờ lao động hiện được lưu trữ ở Viện bảo tàng, nhưng hình ảnh Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa miền Nam vẫn luôn sống động trong mỗi chúng tôi. Điều đó luôn luôn nhắc nhở chúng tôi ghi nhớ công ơn và tình cảm vĩ đại của vị Cha già đối với miền Nam ruột thịt
    Sanu
  8. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    BẢY LẦN ĐƯỢC GẶP BÁC HỒ
    Sau gần 7 tháng trời ròng rã, từ Nam Bộ, đoàn chúng tôi vượt đèo cao dốc thẳm của núi rừng Trường Sơn thâm u và điệp trùng mới ra tới chiến khu Việt Bắc để dự Hội nghị về chiến tranh du kích. Đó là khoảng giữa tháng 11 năm 1952, thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta đang bước vào giai đoạn vô cùng quyết liệt Một buổi sáng Bác đến thăm Hội nghị, không được báo trước nên khi Bác xuất hiện, ai nấy đều bất ngờ. Tất nhiên về phía lãnh đạo Hội nghị có được thông báo để chuẩn bị đón Người. Bác xuất hiện, cả Hội nghị gồm mấy chục đại biểu Bắc, Trung, Nam, miền xuôi, miền núi đủ cả đều đứng dậy chào Bác. Bác ra hiệu ngồi xuống. Ai nấy im phăng phắc.
    Câu đầu Bác hỏi: Các chú có khoẻ không?
    Chúng tôi cùng đồng thanh trả lời:
    - Thưa Bác, chúng cháu khỏe ạ.
    Bác nhìn chúng tôi trìu mến mà rằng:
    - Các chú nói vậy để Bác vui, chớ xem ra trong số này có những chú không được khỏe lắm thì phải? Nước da tai tái, người hao gầy, chứng tỏ các chú đi đường xa tới đây vất vả gian khó lăm, nhất là những chú từ vùng sâu địch hậu, vượt qua bao lớp đồn bốt giặc để có mặt được như thế này. Hơn nữa, dân ta đang kháng chiến vất vả, thiếu thốn trăm bề nên các chú càng thêm cực khổ...
    Bác mới nói có bấy nhiêu mà hết thảy chúng tôi không cam nổi nước mắt, Bác tiếp:
    - Bác vừa đi chiến dịch Tây Bắc về, nghe tin có cuộc hội nghị về chiến tranh du kích, Bác tranh thủ tới thăm các chú. Tình hình chiến tranh đang lan rộng, quân Pháp và tay sai đang bị ta tiến công trên khắp các mặt trận, cả phía trước và phía sau. Nhưng nó có nhiều súng đạn, tàu bay, đại bác... còn ta, vũ khí thô sơ lắm, nên vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng lực lượng ngày một mạnh thêm để đến một giai đoạn nào đó đủ sức mạnh ?oquật ngã? kẻ thù. Có đúng không nào?
    - Dạ thưa Bác, đúng ạ! Chúng tôi đồng thanh đáp làm Bác vui, cười rung cả chòm râu đang chớm bạc và khuôn mặt hao gầy vì lo cho dân, cho nước trước muôn ngàn thử thách.
    Bác nói chuyện tình hình trong nước, tình hình thế giới, chuyện tương quan lực lượng và triển vọng cuộc kháng chiến của nhân dân ta... Cuối cùng, Người căn dặn:
    - Thời gian không có nhiều, Bác chỉ tới thăm các chú trong chốc lát. Mong các chú cố gắng học hỏi nhau giữa các chiến trường, để sau Hội nghị toàn quốc về du kích chiến tranh này, lực lượng ta phát triển phong phú hơn mà cách đánh du kích cũng phong phú hơn. Kẻ thù có trăm mưu ngàn kế cũng nhất định phải chịu thua, cũng phải thất bại. Có đúng thế không ?
    - Dạ thưa đúng lắm ạ!
    Nói xong Bác giơ tay vẫy chào chúng tôi và ra về làm ai nấy đều hết sức lưu luyến, bâng khuâng. Cuộc Hội nghị về du kích chiến tranh kéo dài một tháng mới kết thúc. Vâng, một tháng nếu như bình thường thì chắc dài lắm. Còn ở đây bay vèo rất nhanh, bởi nhiều vấn đề trao đổi, thảo luận để qua đó mở ra cách nhìn nhận mới và kết thúc trong niềm phấn khởi, bới có sự nhất trí cao về quan điểm kinh nghiệm đánh giặc của tổ tiên được đúc kết, vận dụng và nâng cao trong thời đại mới.
    Tiếp đến là lớp học thời gian 6 tháng liền, chủ đề chính về du kích chiến tranh. Sáu tháng, ban đầu cứ tưởng là lâu lắm, nhưng khi bắt tay vào học tập thì chẳng thấy lâu chút nào. Thời gian như vó ngựa sa trường không mấy chốc đă hết mà còn bao nhiêu vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu, học tập thêm. Giữa lúc lớp học đang ở vào giai đoạn săp kết thúc, thì được tin Bác tới thăm. Lúc này là vào giữa năm 1953. Khác với lần tới thăm trước, Bác hỏi chung tất cả mọi người, còn lần này, vào đầu Bác hỏi ngay: "Ở đây các chú Nam Bộ có đông không?" Số anh em Nam Bộ (kề cả Nam Trung Bộ) cũng đều giơ tay lên để giới thiệu với Bác. Điễu bất ngờ đến cảm động là Bác yêu cầu lãnh đạo lớp học để các chú Nam bộ ngồi lên đầu cho thêm gần Bác. Cử chỉ ấy làm chúng tôi vui sướng và cảm động biết bao! Sau khi chúng tôi dồn đội hình theo ý Bác, đâu vào đấy, Người cất tiếng:
    - Các chú Nam bộ ở xa xôi, mai mốt về trong đó lại càng xa xôi hơn ít có dịp gặp Bác hơn các chú ngoài này. Bác cho phép như vậy là đề các chú có dịp gần gũi Bác và Bác cũng có dịp gần gũi đồng bào miền Nam thân yêu... Nói đến đây Bác lặng trong giây lát, rút chiếc khăn trong túi áo ra chấm nước mắt. Cử chỉ ấy của Người làm ai nấy lặng đl phút chốc. Bác tiếp:
    - Sau mấy tháng học tập, các chú được bồi bổ thêm nhiều kiến thức mới về du kích chiến tranh rồi nhé. Điều cốt yếu là vận dụng cho tốt, cho có hiệu quả. Các chú hãy đem những kiến thức mà mình đã học được phổ biến rộng rãi cho nhiều người để góp phần đưa cuộc kháng chiến mau chóng thành công. Bác chúc các chú thêm sức khỏe. Cho Bác gửi lời thăm hỏi đồng bào, đồng chí khắp mọi miền mà các chú có dịp gần gũi tiếp xúc.
    Tưởng rằng ngần ấy thời gian hơn nửa năm, vừa hội nghị, vừa học tập chung một chủ đề ?oChiến tranh du kích? là xong để trở về Nam chiến đấu, không ngờ có thêm chỉ thị mới ở lại 3 tháng để chỉnh huấn về cải cách ruộng đất, để thấm nhuần đường lối của Đảng, chủ trương của Chính phủ thực hiện người cày có ruộng. ..
    Kết thúc kỳ chỉnh huấn, Bác có dịp đến thăm và nhắc nhở nhiều điều quý giá. Một anh bạn ở Nam bộ đứng lên hỏi:
    - Thưa Bác, ở Nam bộ chúng cháu bao giờ thì tiến hành cải cách ruộng đất ạ. Bác ôn tồn giải thích:
    - Ở đâu cũng làm cải cách ruộng đất được, kể cả Nam bộ. Nhưng phải đầy đủ các yếu tố. Một là có vùng giải phóng ổn định, hai là có đủ cán bộ biết làm cải cách ruộng đất để hướng dẫn; ba là nông dân có yêu cầu bức thiết.
    Gần một năm ở chiến khu Việt Bắc để dự hội nghị, học tập, chỉnh huấn mà có những 3 lần được Bác tới thăm và được nghe những lời giáo huấn của Người, đó là một dịp may mắn và hạnh phúc cho tất cả mọi người có mặt và đặc biệt đối với anh em Nam bộ chúng tôi. Trên đường trở về quê hương, lòng vui sướng dâng tràn, chúng tôi chỉ mong tới nơi để có dịp nói lại với đồng chí, đồng bào những lời thăm hỏi ân can, tha thiết của Bác kính yêu.
    Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tôi lại có dịp ra miền Bắc học tập để làm công tác sửa sai cải cách ruộng đất ở Bộ Quốc phòng. Lần này tôi thấy nét mặt Bác hơi trầm tư. Bác nói: Chủ trương của Đảng và Chính phủ thực hiện cải cách ruộng đất, người cày phải có ruộng, mưu cuộc ấm no. Đó là chủ trương đúng đắn. Nhưng trong tổ chức thực hiện, có nơi làm quá tả dẫn đến sai lầm. Bác nhấn mạnh: Đã sai thì phải sửa để mang lại niềm tin cho nhân dân. Các chú có trọng trách ấy.
    Quả thật, nghe lời Bác chỉ bảo, hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân đã bắt tay vào công việc một cách có hiệu quả, đem lại niềm tin tưởng cho nhân dân. Sau đó ít lâu, khoảng năm 1959, tôi lại có vinh dự được đi dự Đại hội thi đua toàn quân. Lần ấy, Bác đến dự với đại hội, Bác nói:
    - Hiện nay miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng xã hội mới tiến lên ấm no, hạnh phúc. Nhưng đồng bào miền Nam đang sống dưới chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, đau thương chồng chất đau thương. Đồng bào miền Bấc vừa lao động quên mình vì miền Bắc và cả vì miền Nam ruột thịt. Các chú phải rèn cán, chỉnh quân, bảo vệ miền Bắc vững chắc làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
    Cuối năm 1958, chuần bị trở về Nam chiến đấu, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt tại Hội trưởng Ba Đình gồm 600 đồng chí của 3 đoàn. Bác tới thăm hỏi động viên và nhắc nhở ân cần. Lúc này khá đông người lại ngồi theo đội hình, nên chúng tôi chỉ nhận Bác qua giọng nói ấm áp, chớ không được gần như các lần trước. Song tiếng Bác khỏe và ấm, chứng tỏ thể trạng Bác còn tốt lắm, đó cũng là hạnh phúc cho toàn dân tộc.
    Lần tôi được gặp Bác sau cùng là dịp Bác cùng Bác Tôn Đức Thắng về thăm đơn vị chúng tôi, lúc ấy đóng tại Phùng, tỉnh Sơn Tây bên bờ sông Đáy trước khi rời đất Bắc. Sau khi gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ, trước lúc ra về Bác còn đi vòng ra sau nhà bếp, thấy cái ao nước có màu xanh đóng váng trên mặt, Bác nhắc phải thay nước đi cho sạch. Quân phải làm gương cho dân học tập chứ. Nói đoạn, Bác cười và bắt tay tôi. Bác bảo: Bắt tay chú trưởng đoàn, đại diện cho toàn thể anh em. Bàn tay thô ráp của tôi trong tay vị lãnh tụ, tôi như thấy có sức lan tỏa kỳ diệu, không muốn rời tay Bác. Bác dặn: các chú lên đường trở về vui vẻ, bình an và chiến thắng. Bác gửi lời thăm đỏng bào, chiến sĩ Nam Bộ nhé. Tôi trả lời Bác một tiếng rất nhẹ mà như thấy nghẹn ngào. Bác Tôn Đức Thắng cũng nói thêm một câu vui mà sâu lắng lạ. Trước mắt tôi lúc ấy không chỉ là hai vị lãnh tụ tối cao của toàn dân tộc mà là hai vị thánh hiền giáng thế.
    Giờ đây, cả hai Bác đều đã về cõi Tiên. Còn tôi, một người lính Bác Hồ trẻ trung trải qua những năm tháng đầy hy sinh gian khổ, nay cũng đã thành bậc lăo niên. Nhưng mỗi lời Bác ân cần dạy bảo như còn văng vẳng bên tai, ấm áp và tha thiết vô cùng.
    TRẦN CÔNG AN (Đạt tá ,AHQĐ)
    Sanu
  9. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0

    NHỚ VỀ TRẬN ĐÁNH MỸ ĐƯỢC BÁC HỒ KHEN NGỢI

    Cho tới hôm nay, mãi đến 30 năm sau tôi vẫn còn nhớ như in từng chi tiết của quá trình triển khai nhiệm vụ và diễn biến trận đánh đêm 28- 10- 1966 ấy: Trận đánh lớn mở màn vào căn cứ hậu cầu chiến lược của Mỹ ở tổng kho Long Bình, tiêu diệt và làm bị thương trên 250 tên lính Mỹ, phá hủy một khối lượng đáng kể phương tiện chiến tranh của chúng, làm nức lòng quân dân cả nước. Chiến thắng là một đòn chí mạng đối với bọn cuồng chiến xâm lược. Tin chiến thắng đã đến với Bác Hồ, Người gửi điện vào thăm hỏi, chúc mừng. Giờ đây nhớ lại, lòng tôi vẫn còn sung suớng, tự hào và rưng rưng cảm động.
    Trước khi trận đánh diễn ra hơn 6 tháng, đồng chí Trần Công An (Hai Cà), Tỉnh đội trưởng Biên Hòa, gọi tôi lên và thông báo một sự việc cực kỳ quan trọng. Đồng chí nói: Bác Hồ đã ra lệnh cho các đơn vị đặc biệt chuẩn bị đánh vào các hậu cứ quan trọng của Mỹ ngụy như sân bay, kho tàng chiến lược. Riêng về chốt 2 do đồng chí phụ trách cần điều nghiên hai cao điểm 50 và 53 của Tổng kho liên hợp quân sự Long Bình từ 2 tới 3 mục tiêu.
    Vừa nói, đồng chí vừa quan sát nét mặt, thần sắc của tôi xem có gì đổi khác như để thăm dò tâm lý cấp dưới. Song, với kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời cam quân, người chỉ huy đã nhận ra ở tôi nét tự tin và cương nghị. Ngoài ra, không biểu hiện một điều gì khác lạ. ông cười khà mà rằng: ?oĐó ! Tinh thần là vậy. Căn cứ vào mệnh lệnh của Bác và của Miền, tôi thay mặt Ban cán sự và Thủ trưởng U1 lệnh cho Ba Vàng cùng Ban chỉ huy chốt 2 chuẩn bị hai mục tiêu trên càng sớm càng tốt.? Nói đoạn, ông lại cười mà rằng: ?oĐược chưa ông bạn??. ?oRõ ! Sẵn sàng tuân lệnh !" Tôi dõng dạc trả lời. Niềm vui khôn xiết, vì được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ đặc biệt. Mặt khác, cũng lo lắng bội phần liệu mình có đáp ứng nổi mong muốn của trên ?
    Vào thời điểm ấy, trên toàn chiến trường miền Nam nói chung, chiến trường U1 nói riêng khá sôi động. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản. Chúng đang ráo riết chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Quân Mỹ và quân các nước chư hầu ồ ạt đưa vào tham chiến. Chính quyền Sài Gòn đôn quân bắt lính ráo riết để mở rộng chiến tranh, đóng thời tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc ngày càng quyết liệt. Quân dân hai miền Nam Bắc ngày càng đổ nhiều máu xương. Đau thương tang tóc đang hàng ngày, hàng giờ giáng xuống mọi gia đình. Đúng như lời anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã nói trước mặt kè thù: ?oCòn đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước thì không ai có hạnh phúc cả !?. Giờ đây, bổn phận làm người lính cách mạng mình tham gia diệt được một tên Mỹ, ngụy, phá hủy được một phương tiện chiến tranh của chúng là đã chia sớt đau thương cho đồng bào hai miền Nam Bắc. Và trước vận mệnh của dân tộc, Bác kính yêu đã ra lời kêu gọi, động viên toàn quân, toàn dân dốc lòng chống Mỹ cứu nước. Lời của Bác là lời sống núi, chúng con quyết nguyện thề lập chiến công để dâng Người. Những suy nghĩ của tôi cứ chộn rộn như rút ngắn quăng đường, về tới cứ lúc nào không hay.
    Mệnh lệnh cấp trên được tôi đưa ra báo cáo với chi bộ Đảng và Ban chỉ huy đơn vị thảo luận, trở thành quyết nghị được phổ biến đến từng cán bộ chiến sĩ. Tất cả ai nấy đều háo hức lập công.
    Cái khó gay gắt nhất là cần 100kg thuốc nổ TNT cùng 4 kíp nổ chậm. Thuốc nổ trong kho đã hết Sạch, vì trước đó dùng cho trận đánh phá giao thông. Còn kíp hẹn giờ thì chưa được Miền gửi về lần nào. Trên động viên: các đồng chí tự tìm tòi, sáng tạo ra cách đánh, phương tiện đánh; sáng tạo không chỉ về tinh thần, ý chí mà cả vật chất nữa. Điều ấy cũng thật dễ hiều: Đông Nam Bộ là một chiến trường sâu và xa. Các loại vũ khí miền Bắc đưa vào bằng đường biển và đường bộ chưa kịp. Và chúng tôi phải tự lo liệu lấy.
    Phần điều nghiên nắm địch do đồng chí Lê Thuyết Hùng tổ 1 cùng tồ 3 đảm nhiệm, có sự hỗ trợ của cụm quân báo anh Mười Soái. Tổ 2 tỏa đi tìm bom lép, cưa lấy thuốc chế làm trái. Số còn lại chuẩn bị vật chất, lương thực, thực phẩm. Riêng tôi, đặc trách nghiên cứu chế tạo đồng hồ hẹn giờ. Đây là một công việc khó khăn, mới mẻ và cực kỳ nguy hiểm. Bởi nó liên quan đến kết quả của toàn bộ trận đánh Trong cái khó ló cál khôn. Chúng tôi thi đua nhau dốc lòng, dốc sức làm tốt công việc. Tìm kiếm rồi ?orút ruột? từ những quả bom lép, dùng thuốc đúc được 4 trái TNT, mỗi trái nặng 10kg. Tôi kiên nhẫn sáng chế thành công kíp nổ chậm, rồi nổ thử bằng 100g thuốc để anh em yên tâm, tin tưởng. Không ngờ, từ thành công ấy, sau này các đơn vị bạn của Khu, Miền và Đặc công biệt động Sài Gòn ?" Gia Định đến học tập kinh nghiệm để tự tạo ngòi nổ trên.
    Mọi công tác chuẩn bị đều hoàn tất. Phong án đã được cấp trên phê duyệt. Vấn đề còn lại chỉ chờ giờ G là hành động.
    VÕ QUÝT DÀY CÓ MÓNG TAY NHỌN
    Những dãy kho của địch tại Long Bình liên kết chất cao như núi. Vòng trong, vòng ngoài đủ loại sắc lính Mỹ, ngụy bảo vệ với mọi phương tiện tuần tra, canh phòng nghiêm ngặt. Chúng dùng cả chó bécgiê, hồng ngoại tuyến để phát hiện đối phương. Hệ thống điện sáng như ban ngày, nhìn qua tưởng chừng con chuột cũng khó vào được huống chi con người. Vậy mà, kẻ địch có ngờ đâu chỉ có 6 người lính đặc công đã làm cho cả thầy lẫn tớ chúng hồn xiêu phách lạc.
    Với ý chí ngoan cường, dũng cảm, mưu trí vô song, lại có nghiệp vụ điêu luyện tinh thông, lợi dụng lúc sơ hở nhất của đối phương, mới 16 giờ ngày 28- 10-1966 tất cả chúng tôi đến đã lọt vào và bám sát mở cửa. Lúc này là giờ cao điểm, địch thu quân từ các nơi về căn cứ. Chỉ trong chốc lát, bản thân tôi đã trực tiếp đặt 4 lượng nổ vào 4 khu kho theo chiến thuật ?osâu đo?, cách 2 kho đặt 1 kho và kiểm tra kỹ lưỡng đồng hồ sau khi đã chập dây điện.
    Nhìn kim đồng hồ cần mẫn tích tắc qua ánh sáng nhỏ tự tạo làm tôi sướng đến run người. Chao ơi, giây phút mong đợi từ lâu đang sắp trở thành hiện thực. Song, trong niềm vui ấy vẫn xen lẫn sự ngờ ngợ về kỹ thuật ?osáng chế? đầu tay của mình. Nếu có bề gì không ổn do trục trặc trái nổ thì sẽ ăn nói sao đây với đơn vị và cấp trên. Trong giờ phút nghiêm trọng ấy trong đầu tôi lóe lên một ý định táo bạo: Tôi ra lệnh cho 5 đồng chí rời khỏi trận địa để bảo tồn sinh mạng, chỉ mình tôi ở lại, nếu như trời sáng, trái chưa nổ thì dùng phương án 2 cho nổ tức thì, chấp nhận hy sinh. Nhưng ra được một quảng, cả 5 anh em gồm Bùi Văn Hòa - sau này trở thành anh hùng liệt sĩ, Phạm Hữu Hóa, Trịnh Văn Thoàn, Nguyễn Văn Rô, Nguyễn Văn Tư lại quay vào. Họ nói: Thà ở lại cùng hy sinh với nhau, lẽ nào chỉ có anh nhận phần dâng hiến trái tim đầy nhiệt huyết. Nghe lời nói đày xúc động ấy, người tôi như nóng ran, nước mắt tràn mi nhưng cố nén chặt, tập trung hết tinh lực kiểm tra lần cuối từng chiếc kim đồng hồ đang cần mẫn nhích về đỉnh điểm. Khi thực sự yên tâm mới cùng nhau rời vị trí.
    Khi chúng tôi đột nhập, địch không phát hiện được nhưng qua phương tiện hiện đại, chúng đã được đánh động nên hướng súng về phía chúng tôi bắn như vãi đạn.
    Ra tới vị trí tập kết ban đầu thu dọn xong đồ đoàn đang chuẩn bị lui quân, vẫn chưa có tín hiệu trái nổ. Tất cả ai nấy lòng như lửa đốt. Riêng tôi, nỗi lo càng dâng lên gấp bội. Nhưng liệu quay vào có còn xử lý kịp chăng?
    Bỗng trời đất quay cuồng, lảo đảo như đưa võng, mảnh đạn xối xả lia lịa chém ngang cây. Ánh điện vụt tắt, tiếng súng từ 2 cao điểm 50 và 53 câm lặng. Chỉ có ánh chớp nổ của bom đạn là liên hồi kỳ trận. Cứ vậy kéo dài cho tới hơn ba ngày ba đêm. Hai chiếc máy bay: 1 phản lực, 1 HU 1A đảo qua mấy vòng thị sát rồi chuồn thẳng, để lại một thảm cảnh hết súc khủng khiếp.
    Kết quả: cả 4 dãy kho, bom, đạn đại bác của địch bị phá hủy hoàn toàn. Một số kho lân cận bị chấn động nên rất nguy hiểm trong hệ số an toàn, sau đó bị dỡ bỏ, thay thế một lượt bom đạn mới. Trên 250 tên lính Mỹ chết và bị thương. Phần lớn là của lữ đoàn công binh, bảo vệ và bốc xếp hàng hóa.
    5 giờ chiều ngày hôm sau 29- 10 - 1966, chúng tôi đều trở về đơn vị an toàn trong niềm vui sướng cảm động của đồng đội và chỉ huy cấp trên. Còn bọn địch trong căn cứ liên hợp hậu cần Long Bình cùng các căn cứ lân cận hết sức run sợ.
    Trận đánh được tặng thưởng Huân chương Quan công hạng nhì cho tập thể. Còn 6 cá nhân trực tiếp chiến đấu đều được phần thuởng của Thủ trưởng Quân giải phóng U1. Ngày hôm sau, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng và các báo chí Hà Nội đều ca ngợi chiến công chói lọi và gọi trận đánh là ?oTiếng sấm Long Bình? là điểm mở màn chiến dịch Đông Xuân 1966- 1967 cho toàn chiến trường đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân miền Nam. Và đặc biệt, Bác Hồ kính yêu đã gửi điện khen cho tập thể và cá nhân có thành tích đánh hiểm thắng lớn vào kho bom đạn Long Bình đêm 28- 10 - 1966.
    Giờ đây đất nước đang chuyển biến trong sự nghiệp đổi mới, còn trên trận địa năm xưa đã mọc lên bao nhà máy, xí nghiệp của Khu công nghiệp Long Bình. Đã ở tuổi 65 - cái tuổi xế chiều ngả bóng nhưng những dấu ấn vê trận đánh, những bài học khắc phục khó khăn, sáng tạo, tình đồng chí, đồng đội sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho mục đích cao cả... tất cả với tôi vẫn còn là bài học vô giá, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà.
    Sanu
  10. VinhThanhHT

    VinhThanhHT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt của tôi ơi!​
    Phạm Xuân Nguyên
    Tôi là người miền trung, tiếng Việt của tôi là tiếng Việt miền trung còn mang nhiều thổ ngữ có thể là gốc gác từ tiếng Việt cổ. Nhớ năm đóng quân tại Sài Gòn đi dạy tiếng Việt cho bộ đội Cam-pu-chia, học trò hỏi thầy dạy "phong bì", "cây bút", "quyển vở" nhưng ra đường dân gọi là "bao thơ", "cây viết", "quyển tập", tôi phải bảo những người lính quốc tế là tiếng Việt tôi dạy là tiếng phổ thông, còn những tiếng các bạn nghe thấy là một dạng phương ngữ. Khóa học đó sau sáu tháng 40 chiến sĩ Cam-pu-chia đều nói tiếng Việt giọng Nghệ, mỗi sáng tập thể dục hô "một hai ba bốn" đồng đội tôi bảo có bốn chục "thằng Nguyên" đang hô. Vào học chuyên môn kỹ thuật quân sự một tháng đầu các chiến sĩ bạn đều kêu khó hiểu vì không nghe được tiếng của các thầy Việt phát âm giọng Hà Nội, "các thầy nói sai cả, chỉ thầy Nguyên nói đúng". Nhớ năm sang Nhật Bản, lên lớp tại giảng đường Đại học ngoại ngữ Tokyo về văn học Việt Nam cho các sinh viên Nhật khoa tiếng Việt, tôi được một anh vốn đã làm việc với tôi ở Hà Nội khen "hôm nay thầy nói rõ ràng dễ nghe nhất". Nhớ cái lần con tôi phát khóc vì được mẹ mua cho cái quần thụng về khoe bố nhưng lại bị bố nói là "quần thủng". Nhớ cái hôm xem phim Ngã ba Đông Lộc nghe đúng tiếng các cô gái quê trong phim, không phải giọng Hà Nội hay Sài Gòn, cảm xúc trong tôi dâng lên đầy tràn, tôi đã khóc nức nở, ôm lấy đạo diễn Lưu Trọng Ninh mà khóc. (Sau này nghe đâu tại một buổi xem duyệt có một vị quan chức đã kêu là ***g tiếng Hà Tĩnh phim này khó nghe, tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cho tiếng Việt của tôi).
    Ôi tiếng Việt của tôi, tiếng Việt miền trung yêu quý tôi đã nói từ nhỏ và mãi mãi không thay giọng, đổi giọng được. Mới đây một cô gái làm thơ xưng cháu gọi chú, gọi điện tự dưng bảo: "Cháu quý chú vì nhiều lẽ, trong đó có một lẽ là chú xa quê đã bao năm nhưng vẫn không pha tiếng đổi giọng, không như có những người trẻ hẳn hoi mới chuyển vùng mấy năm đã nói giọng khác rồi". Tôi tự hào về tiếng Việt miền trung của tôi, không mặc cảm tự ti, không xấu hổ ngượng ngùng.
    Bởi tôi biết, tuy nói tiếng miền trung, "giọng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để", nhưng đi học rồi ra làm nghề văn tôi viết một thứ tiếng Việt của dân tộc đã chắt chiu, gìn giữ và mài giũa bao đời. Tiếng Việt phong phú, tiếng Việt đẹp đẽ, có khả năng chuyển tải được các kiến thức, các sắc thái tình cảm, những nét tinh tế và những sự phức tạp. Tôi biết ơn các tiền nhân trong suốt trường kỳ lịch sử dân tộc Việt đã gắng sức làm cho tiếng Việt tồn tại qua bao thăng trầm biến động, không những tồn tại mà còn phát triển. Câu nói của ông chủ bút tạp chí Nam Phong "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" là một lời tôn vinh xứng đáng tiếng Việt. Tôi yêu tiếng Việt, tiếng Việt của tôi, nên càng yêu quý những người xây đắp tiếng Việt tôi càng khó chịu với những người đang tâm làm hỏng tiếng Việt. ở đây có trách nhiệm của nhà trường, của xã hội, của những người cầm bút nói chung. Đứa cháu tôi lên bảy một hôm đang trò chuyện bỗng "cháu phủ định ý kiến của bác". Phủ định ý kiến - trời ạ, từ miệng một đứa trẻ thơ, đang trong câu chuyện bác cháu thân mật. Cái ngây thơ, cái hồn nhiên, trong trẻo của lời ăn tiếng nói trẻ nhỏ đâu mất rồi. Tiếng Việt đang bị mai một, đang bị cùn mòn, sáo rỗng - đó là tiếng kêu báo động đã cất lên lâu nay. Một giáo sư sinh học có lần than phiền chấm bài cho sinh viên ngành sinh mà phải chấm cả tiếng Việt vì câu cú trong bài rất kém, không biết diễn đạt đúng ý, từ ngữ dùng rất sai. Anh lắc đầu, sao bây giờ sinh viên lại rẻ rúng tiếng Việt đến thế. Tôi chia sẻ nỗi lo lắng và bực dọc của anh.
    Một nguy cơ nữa đối với tiếng Việt là sự xâm thực của ngoại ngữ. Những người học ngoại ngữ cứ nghĩ tiếng Việt là tiếng cha sinh mẹ đẻ, tự nhiên nhi nhiên cứ thế mà dùng, không cần học, cho nên họ chỉ chăm chú vào học tiếng nước ngoài, thành ra họ có thể giỏi một ngoại ngữ nhưng tiếng Việt họ lại kém. Tình trạng này nhà văn Võ Hồng khi chứng kiến cơn sốt học ngoại ngữ ở miền Nam trước 1975 đã từng báo động: "Là nhà văn, chúng tôi yêu mến tiếng Việt hơn ai hết, phụng sự cho tiếng Việt hơn ai hết. Nhưng khi dạy tiếng Việt cho học sinh thì thật là nản. Đến nỗi có lần tôi đã nửa đùa nửa thật mà nói với một lớp nữ sinh: "Đối với tiếng Việt, các cô là những bà mẹ chồng. Các cô hành hạ nó, giày xéo nó, vùi dập phũ phàng nó. Câu văn viết sao cũng được, bất chấp văn phạm, bất kể chánh tả. Trong khi với tiếng Anh tiếng Pháp, các cô chiu chít nâng niu, sai một giới từ nhỏ, thiếu một chữ s chữ e các cô xuýt xoa đấm đầu bứt tai như vừa phạm tội trọng". Thật vậy, sự coi thường tiếng Việt ở bậc trung học đã đến độ trầm trọng.
    Tiếng Việt của tôi ơi, làm sao mỗi con dân đất Việt không nuôi đậm mối duyên với tiếng mẹ đẻ của mình? "Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi", và tiếng nói của quê hương, của mẹ cũng chỉ một - tiếng Việt. Những người con xa xứ chỉ lo sao truyền giữ được càng lâu càng tốt tiếng nói nước mình, cái cuống rốn nối mình với quê cha đất tổ. Mất tiếng nói là mất dân tộc tính, bởi tiếng nói đâu chỉ đơn thuần là ngữ ngôn, đó là cả cách ăn ở ứng xử, cách nghĩ suy cảm xúc cả truyền thống bao đời kết tụ, cả những linh cảm run rẩy trong mỗi nhịp điệu giọng điệu, mỗi ngừng nghỉ ngắt hơi. Nhà văn viết theo phương pháp kỹ thuật nào cũng được, nhưng anh dùng tiếng mẹ đẻ là văn anh đã mang tính dân tộc rồi. Đừng ngại tiếng Việt bị phá hỏng khi các nhà văn tìm tòi thể nghiệm những khả năng mới của tiếng nước mình, chỉ đáng ngại khi nhân danh dân tộc để cầm giữ tiếng Việt trong một sự đơn giản đến cũ mòn, khô cứng.
    Tôi vẫn nói tiếng Việt giọng trung. Con tôi nói giọng Hà Nội. Tôi đi đây đi đó trò chuyện với bao người bằng tiếng Việt của tôi. Tôi viết cố gắng bằng thứ tiếng Việt trong sáng và giàu có. Với tôi nước Việt nằm trong tiếng Việt, các lâu đài thành quách rồi tàn tạ, các phong tục tập quán có thể đổi thay, con người kế tiếp nhau các thế hệ trên miên viễn thời gian, nhưng tất cả đều còn lại khi được xâu suốt bằng sợi chỉ nhiệm mầu - tiếng nói dân tộc, tiếng Việt. Tiếng Việt tôi, anh, chúng ta nói hôm nay là thứ tiếng tổ tiên ta đã nói, Lý Công Uẩn khi dời đô đã nói, Trần Hưng Đạo khi bình Nguyên đã nói, là thứ tiếng Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã cất lên trong những cảm xúc mãnh liệt, là thứ tiếng Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. "Mai ngày con ta lớn lên - Con sẽ mang đất nước đi xa - Đến những tháng ngày mơ mộng" và tiếng Việt sẽ lại cùng các thế hệ người Việt mai sau nói cười ca hát buồn vui. Tiếng Việt của tôi, duyên Việt của tôi
    Vĩnh Thanh

Chia sẻ trang này