1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Guest

    Guest Guest

    DANH LAM THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU Ở HÀ TĨNH ​
    1. Thắng cảnh Đèo Ngang , Hoành Sơn - huyện Kỳ Anh.
    2. Bãi biển Xuân Thành - huyện Nghi Xuân.
    3. Bãi biển Thiên Cầm - huyện Cẩm Xuyên.
    4. Hồ Kẻ Gỗ - Cẩm Mỹ - huyện Cẩm Xuyên.
    5. Danh thắng Quỳnh Sơn, núi Nam Giới-Thạch Hải - huyện Thạch Hà.
    6. Núi Hồng - Dãy núi Hồng Lĩnh trong phạm vi 34 xã của các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh.
    7. La Giang - Tùng Lĩnh: Nằm ở địa phận huyện Đức Thọ.
    LỄ HỘI Ở HÀ TĨNH ​
    STT. Lễ hội
    Địa điểm/ Thời gian tổ chức


    1. Sỹ Nông Công Thương
    Xuân Thành - Nghi Xuân/ Tháng 5 âm lịch hàng năm.
    2. Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh chưng thờ ngày Tết
    Đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh/ 12/02 âm lịch
    3. Hội lễ ở Đền Chiêu Trưng
    Đền Lê Khôi trên núi Nam giới, thuộc địa bàn 3 xã Thạch Kim - Thạch Bàn - Thạch Bắc/ Mồng 2 đến mồng 4 tháng 5 âm lịch
    4. Lễ hội Đô đài và trò "Đình đụn"
    Đền thờ Bùi Cầm Hổ - Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh/ Ngày 12 tháng Giêng âm lịch
    5. Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn
    X ã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên/ Tháng 6 hàng năm
    6. Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở Hội thống
    Làng Hội Thống, Xuân Hội, Nghi Xuân/ Ngày mồng 3 tháng Hai (ÂL)
    7. Đền Chợ Củi
    Xuân Hồng, Nghi Xuân/ Tháng Giêng âm lịch hàng năm
    8. Hội lễ ở làng Giáo Phường Cổ Đạm
    Đình Hoa Vân Hải, Cổ Đạm, Nghi Xuân/ 11 - Tháng Chạp hàng năm
    9. Hội Cầu Ngư ở làng Động Gián
    Cương Gián, Nghi xuân/ Vào mùa Xuân
    10. Lễ hội Chùa Hương
    Chùa Hương, Thiên Lộc, Can Lộc/ 18/02 âm lịch
    11. Lễ hội Đền Tam Lang
    Đền Cả ở Phan Xá, Hậu Lộc, Can lộc/ 05 và 06 tháng Giêng âm lịch
    12. Hội lễ đền Thái Yên
    Làng Thái Yên, Đức Bình, Đức Thọ Vào mùa Xuân
    13. Hội Làng Long Đan
    Thạch Long, huyện Thạch Hà/ Vào mùa Xuân
    14. Bơi thuyền
    - Trung Lương, Vân Chàng, thị xã Hồng Lĩnh.
    - Xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
    - Làng Kim Đôi, Thạch Kim và làng Mai Phụ, Thạch Bắc, Thạch Hà.
    Vào mùa Xuân
    15. Hội Đình Đụn
    Thạch Khê, Thạch Hà/ Vào mùa Xuân
    16. Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện
    Xã Thuần Thiện, Can Lộc/ Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu
    17. Thi Nấu Cơm
    - Bùi Xá - Đức Thọ
    - Long Trì, Tuần Tượng - Kỳ Anh
    - Phong Phú, Long Đan- Thạch Hà
    Vào mùa Xuân
    18. Kỳ Phúc Lục Ngoạt
    Thạch Lạc, Thạch Trị - Thạch Hà/ 14 và 15/07 âm lịch
    19. Lễ hội Chùa Chân Tiên
    Chùa Chân Tiên - Thịnh Lộc - Can Lộc/ 03/03 âm lịch
    20. Hội làng Thanh Lương
    Đình Thanh Lương, Thụ Lộc - Can Lộc/ Ngày 6 tháng 6 âm lịch
    21. Hội xuân và trờ chơi vạt cầu ở làng Trung Lễ
    Xã Trung Lễ, Đức Thọ/ Đầu Xuân
    22. Hội Chay ở chợ tỉnh Hà Tĩnh
    Thị xã Hà Tĩnh/ Tết Trung nguyên
    23. Hội chợ Tết ở Thịnh xá
    Sơn Thịnh, Hương Sơn/ Ngày 19, 20 tháng Chạp
    24. Hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên
    Đức Lập, Đức Thọ/ Cuối Xuân , đầu Hạ
    25. Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm
    Thịnh Lộc, Can Lộc/ Đầu Xuân
    26. Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng
    Xã Trường Sơn, Đức Thọ/ 07 tháng Giêng âm lịch
    27. Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Khu di tích Ngã 3 Nghèn, thị trấn Nghèn, Can Lộc/ 12/09 dương lịch
    28. Kỷ niệm ngày hy sinh 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc
    Ngã ba Đồng Lộc xã Đồng Lộc, Can Lộc/ 24/07 dương lịch


    Chữ ký quá hợp lệ
  2. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Phiên bản Di tượng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được cung thỉnh qua TTHuế
    (Theo báo TTHuế, ngày 15/5/2003)
    Nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đồng quản trị doanh nghiệp sách Thành Nghĩa (TPHCM) đă tổ chức đúc phiên bản Di tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để trao tặng cho nhân dân tỉnh Nghệ An. Phiên bản Di tượng được làm bằng chất liệu đồng đỏ, cao 0,9m, nặng 150kg, là phiên bản Di tượng cụ Nguyễn Sinh Sắc đang được đặt tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lănh- Đồng Tháp.
    Sau lễ kính dâng, đoàn xe cung thỉnh đă rời TPHCM vào ngày 13/5, lần lượt đi qua các tỉnh thành: TPHCM, Đồng Nai, Phan Thiết (B́nh Thuận), Ninh Thuận, Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Yên, Quy Nhơn (B́nh Định), Quảng Ngăi, Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, Quảng Trị, Quảng B́nh, Hà Tĩnh và đến Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn vào ngày 17/5 để làm lễ an vị.
    Tối qua, 14/5, Di tượng cụ Nguyễn Sinh Sắc đă được cung thỉnh qua TTHuế. Sáng nay, đoàn tiếp tục hành tŕnh ra quê Bác.
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  3. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    KHU DI TÍCH KIM LIÊN
    Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi lại một cách sinh động và chính xác trong các di tích lưu niệm của Người tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
    Sau lũy tre xanh ở làng Chùa (Hoàng Trù) và làng Sen (Kim Liên) vẫn còn nguyên nếp nhà tranh giản dị, những kỷ vật thân thương nhuốm màu thời gian gần một thế kỷ đã đi vào lịch sử nhân loại, trở thành tài sản vô giá của dân tộc, có ý nghĩa quốc gia, và quốc tế; những di sản văn hoá vật chất đó đã góp phần phản ảnh cuộc đời cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới, người con ưu tú bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean/Images/dulich/***ich/Quenoibacho.jpg
    Quê nội Bác
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  4. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Nhà thờ họ Hoàng Xuân
    Theo tộc phả để lại, thuỷ tổ họ Hoàng Xuân ngày xưa vốn ở thôn Nội, xã Hoàng Vân, tổng Yên Lạc, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên, (nay là thôn Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên) là một dòng họ có truyền thống hiếu học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước.
    Cụ Hoàng Đường là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Hoàng, đã dựng ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân để thờ cố nội là Hoàng Xuân Miệu (Hoàng Trọng Mạo), ông nội là Hoàng Xuân Lý, thân phụ là Hoàng Cương, tự Xuân Cận. Ngôi nhà được hoàn thành vào năm Tự Đức thứ 34 tức là năm Tân Tỵ (1881). Ngôi nhà làm theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm 3 gian, có cửa bàn khoa song tiện. Lúc đầu lợp tranh, mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp ngói như hiện nay. Cụ Hoàng Đường qua đời (1893), hiệu bụt của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí thờ ở đây. Những năm tháng tuổi thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống ở đây. Người thường theo cha dâng hương hoa, lễ vật, lên thờ cúng anh linh tiên tổ.
    Ngày 9 tháng 12 năm 1961, sau khi thăm ngôi nhà tranh 3 gian, nơi sinh ra và gắn bó với quãng đời ấu thơ đầu tiên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm viếng ngôi nhà thờ này thấy tế khí trên bàn thờ vẫn được giữ nguyên, sạch sẽ, hương khói trang nghiêm, Người vui vẻ hỏi bà con đi bên cạnh ?oNgôi nhà này được lợp ngói từ bao giờ?. Bước ra khỏi cửa nhà thờ, thấy cây mít xanh tốt, cành lá sum xuê, Người nói ?oChà, cây mít ngày xưa nay vẫn còn?, Bà con trong họ đi bên cạnh thưa với Người : ?oCây mít ngày xưa bị gãy, thân cây mít này là chồi mới mọc trên gốc cũ ngày trước? Người nói tiếp: ?oCây mít này thường nhiều quả, cùi mỏng nhưng rất ngọt?. Thấy lại cảnh cũ, nhớ người xưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng bồi hồi xúc động.
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean/Images/dulich/***ich/NhathohoHoangXuan.jpg
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  5. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Ngôi nhà cụ Hoàng Đường
    Trong ngôi nhà gỗ năm gian lợp bằng lá mía này, Cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép đã sinh hạ được hai người con gái là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh) và Hoàng Thị An. Gia đình cụ Đường sống bằng nghề làm ruộng là chính. Những lúc rỗi rãi, cụ Nguyễn Thị Kép làm thêm nghề dệt vải, dệt lụa để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Cụ Đường mở lớp dạy học tại nhà. Học sinh quanh vùng theo học khá đông. Cụ là một thầy giáo giàu lòng nhân ái, hay giúp đỡ những người nghèo mà hiếu học. Ngày mồng một tết năm Mậu Dần (1878) trên đường đi chúc tết ở Làng Sen, cụ đã gặp một cảnh tượng đầy xúc động: thấy một chú bé ngồi trên lưng trâu, tay cầm quyển sách mê mải đọc, thờ ơ với mọi thú vui ngày tết. Cụ bước lại gần và nhận ra đó chính là chú bé Nguyễn Sinh Sắc đã mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc bốn tuổi, cùng ở với người anh cùng cha khác mẹ. Nguyễn Sinh Sắc ham học, nhưng hoàn cảnh người anh khó khăn, không thể cho em tới học ở trường được. Vốn thông minh, Nguyễn Sinh Sắc đã học lỏm bạn bè được ít nhiều chữ nghĩa và học say mê tới mức khi giã gạo, lúc nấu cơm trong tay vẫn cầm quyền sách. Cụ Hoàng Đường đã xin phép anh trai của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Sinh Thuyết để đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi. Năm ấy Nguyễn Sinh Sắc vừa tròn 15 tuổi.
    Nhờ sự dạy bảo tận tình của cụ Hoàng Đường những thiên tư của Nguyễn Sinh Sắc bộc lộ khá rõ ràng, hứa hẹn một tương lai đẹp đẽ trên con đường cử nghiệp.
    Khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, cụ Hoàng Đường có ý định tốt đẹp là chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể đầu. Cuối năm 1881, lễ hứa hôn giữa Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chức trong ngôi nhà gỗ 5 gian này. Hai năm sau (1883) mới làm lễ thành hôn. Ông bà Hoàng Đường đã xây dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía Tây nhà mình để cho đôi vợ chồng có chỗ ở riêng.
    Ngôi nhà gỗ 5 gian của ông bà cụ Hoàng Đường, là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, là nơi ông bà cụ Hoàng Đường xây dựng hạnh phúc lứa đôi cho bố mẹ Bác và cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean/Images/dulich/***ich/hoangduong.jpg
    http://www.vietnamtourism.com/nghean
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  6. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Nhà ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
    Khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó Bảng. Theo tập tục của địa phương và nguyện vọng của nhân dân, ông cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen (Kim Liên) quê nội.
    Trước vinh dự lớn là lần đầu tiên trong làng có người đậu Đại Khoa, làng Sen quyết định xuất quỹ công sang tận xã Xuân La (Xuân Lâm) mua một ngôi nhà gỗ 5 gian dựng trên mảnh đất công của làng để mừng ông Phó Bảng. Tất cả cây cối trong vườn cũng đều do dân làng trồng cho. Ông Nguyễn Sinh Trợ dỡ lẫm (nhà kho) thóc của cha để lại cho mình chuyển sang làm ngôi nhà ngang mừng em đỗ đạt.
    Khi về ở đây, ông Nguyễn Sinh Sắc đã dùng 2 gian nhà ngoài để làm nơi thờ tự và tiếp khách. Gian thứ ba là căn buồng, nơi nghỉ của cô Nguyễn Thị Thanh.
    Hai gian còn lại là nơi nghỉ, nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Ở đó đặt hai bộ phản gỗ. Bộ phản để gần nơi cửa sổ là nơi ông Nguyễn Sinh sắc nằm nghỉ. Bộ phản nằm ở gian thứ 5 là nơi nghỉ của cậu Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Ngoài ra còn một số đồ dùng khác: chiếc võng bện bằng sợi đay, một án thư để đọc sách và uống trà, một rương gỗ đựng lương thực, một tủ hai ngăn để bát, chén. Trên tủ có chiếc mâm gỗ son, gia dình dùng khi có khách quý. Trên vách treo chiếc đèn thắp bằng dầu thực vật.
    Ngôi nhà ngang ba gian là nơi nấu ăn hàng ngày của gia đình, người nội trợ chính là cô Nguyễn Thị Thanh - chị cả Bác Hồ.
    Tháng 5 năm 1906, triều đình Huế lần thứ 2 mời ông Sắc ra làm quan. Lần này không từ chối được nữa, ông đành phải rời quê hương Kim Liên vào kinh đô Huế nhận chức Thừa Biện Bộ Lễ. Hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung lại theo cha vào Huế lần thứ 2. Ngôi nhà này giao cho cô Nguyễn Thị Thanh quản lý. Sau một thời gian học tập ở Huế, cậu Nguyễn Sinh Khiêm trở về sống với người chị gái tại ngôi nhà này.
    Sáng chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 1957, cả xã Kim Liên rạo rực, hân hoan đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê lần đầu tiên, sau 50 năm xa cách.
    Sau khi thăm lại ngôi nhà ông Phó Bảng, thăm lại những kỷ vật gắn bó thân thiết thuở còn niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi thăm giếng Cốc, lò rèn Cố Điền là những nơi Người thường ra gánh nước, thổi bễ, rèn đồ chơi thuở nhỏ. Người hỏi thăm bạn bè thuở ấu thơ, những gia đình nghèo trong xóm. Trong đó có gia đình cố Phương là gia đình nghèo nhất làng Sen thuở Người từ giã quê hương ra đi tìm đường cứu nước. Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1961, Kim Liên lại vinh dự đón Bác về thăm quê lần thứ hai. Ngôi nhà ông Phó Bảng từ đó còn là nơi chứng kiến 2 lần Bác về thăm ?oquê hương nghĩa trọng tình cao?.
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean/Images/dulich/***ich/nhacuSinhSac.jpg
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean/
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  7. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Phần mộ bà Hoàng Thị Loan
    Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1868 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất năm 1901 tại kinh đô Huế. Ban đầu thi hài bà được an táng tại núi Ba Tầng, thuộc dãy núi Ngự Bình, bên dòng sông Hương. Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh đã đưa hài cốt của bà về với quê hương, để trong khu vườn nhà mình tại làng Sen. Năm 1942, cậu Nguyễn Sinh Khiêm chọn nơi cát táng tại núi Động Tranh trong dãy núi Đại Huệ thuộc địa phận xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, có độ cao gần 100 mét so với mặt biển. Đứng ở ngôi mộ, ta có thể bao quát cả một vùng rộng lớn gồm các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn - là những nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng.
    Ngày 19 tháng 5 năm 1984, quân và dân tỉnh Nghệ Tĩnh đã làm lễ khởi công xây dựng lại ngôi mộ. Hài cốt bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên tại chỗ, nơi mà Nguyên Sinh Khiêm đã chọn.
    Từ ngày khánh thành (16/5/1985) đến nay đã có hàng triệu lượt người về đây thăm viếng, chân thành tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn bà Hoàng Thị Loan, người mẹ đã sinh ra cho dân tộc và thế giới một danh nhân văn hoá, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh
    http://www.vietnamtourism.com/web_nghean/Images/dulich/***ich/khumo02.jpg
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  8. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Lâm viên núi Quyết
    Cách trung tâm thành phố Vinh 5km về phía Nam, quanh núi Dũng Quyết đang hình thành một khu du lịch lớn có tên là Lâm viên núi Quyết, là khu du lịch sinh thái hấp dẫn.
    Đứng ở đỉnh núi Quyết, du khách có thể thưởng ngoạn được cả một vùng thiên nhiên rộng lớn của xứ Nghệ đầy cảnh sắc non xanh nước biếc, chứa đựng truyền thống hào hùng về quá khứ và hiện tại, tạo cho du khách một cảm giác thư thái như được sống lại với khí thế chiến thắng của cả dân tộc và xứ Nghệ.
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  9. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đền Cuông - cửa Hiền
    Năm 208 trước công nguyên do mất cảnh giác, bị Triệu Đà đem quân tấn công bất ngờ, Thục An Dương Vương phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, nay thuộc địa phận xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Nhân dân lập đền thờ Ngài tại đó. Hồi xưa, núi Mộ Dạ có nhiều chim công sinh sống, thế núi Mộ Dạ đứng xa trông giống hình con công (hoặc con hạc) khổng lồ đang múa, đuôi xoè ra đến làng La Vân, hai cánh dang rộng tới những dãy núi lúp xúp, đầu công chính là nơi ngôi đền thờ vua Thục tọa lạc. Vì thế, nhân dân gọi là đền Công, tiếng địa phương là đền Cuông.
    Đền có 3 toà: thượng, trung, hạ điện, xung quanh có tường bao bọc, có nhiều cây cổ thụ um tùm, xanh tốt, trông rất cổ kính và linh thiêng. Đứng về tổng thể, đền Cuông là một công trình có kiến trúc đẹp.
    Dưới chân núi Mộ Dạ về phía Bắc là biển Cửa Hiền, nơi có huyền thoại khi An Dương Vương cùng đường, thần Kim Quy đã hiện lên rẽ nước, đưa Ngài về cõi vĩnh hằng, nơi có miếu mộ của nàng công chúa Mỵ Châu. Bãi biển vùng Cửa Hiền bằng phẳng, cát mịn. Trên bãi biển nhô lên hàng vạn hòn đá có hình thù giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, đây là khu vực duy nhất trên đất Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng về mùa hè.
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  10. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này