1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỰ HÀO TA LÀ NGƯỜI CON XỨ NGHỆ (Lịch sử _ địa lý _ văn hóa _ con người Nghệ Tĩnh và những bài viết v

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 13/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0

    Chùa Cần Linh
    Chùa còn có tên là Sư Nữ, vì các vị sư trụ trì ở chùa là nữ. Chùa được xây dựng cuối thời Lê, trên một khoảng đất cao ráo, thoáng đảng ở về phía Tây Nam Thành phố Vinh, trước đây thuộc địa phận làng Vang, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên, hiện nay thuộc phường Cửa Nam, Thành phố Vinh. Phía Đông và phía Nam chùa có sông Cồn Mộc chảy quanh năm.
    Với gần 100 pho tượng được thờ ở chùa, đáng quý nhất về tính đồ sộ, nghệ thuật điêu khắc, niên đại ra đời và hàm chứa nội dung thể hiện lòng người sâu sắc, đó là bức Phật Thích Ca làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, đặt ở nơi trung tâm nhà thượng điện.
    Chùa Cần Linh đã được bộ văn hoá thông tin ra quyết định 97 QĐ/ BT ngày 21/ 1/ 1992 xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  2. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đền và mộ Đức thánh Hoàng Mười
    Ở làng Xuân Am, xã Ân Công, nay là làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có một ngôi đền thờ lớn. Nếu lấy địa danh đặt tên thì gọi là đền Xuân Am, nếu lấy thế đất theo thuyết phong thuỷ gọi là Mỏ Hạc Linh Từ, nếu lấy nhân vật được thờ chính gọi là đền Đức Thánh Hoàng Mười.
    Tương truyền các ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Bát Hải đại Vương ở hồ Đông Đình nên đều là Long Thần nhưng trong các văn chầu từng ông cũng như truyền thuyết ở từng địa phương thì phần lớn các ông là nhân thần, những danh tướng có công đánh giặc, khai phá đất đai.
    Ông Hoàng Mười được thờ tại đền là một danh tướng thời nhà Lê, gốc ở tỉnh Nghệ An, được nhân thế hoá, phàm tục hoá thành Thái uý Vĩ quốc công, trở thành vị thần chính ở đền Xuân Am hay đền đức thánh Hoàng Mười, còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ.
    Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924), vua Khải Định có sắc Phong ?oQuang uý Trung đẳng thần?, trong tín ngưỡng tâm linh nhân dân tôn vinh là ?oThượng đẳng thần?.
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  3. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đền Cuông - cửa Hiền
    Năm 208 trước công nguyên do mất cảnh giác, bị Triệu Đà đem quân tấn công bất ngờ, Thục An Dương Vương phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, nay thuộc địa phận xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Nhân dân lập đền thờ Ngài tại đó. Hồi xưa, núi Mộ Dạ có nhiều chim công sinh sống, thế núi Mộ Dạ đứng xa trông giống hình con công (hoặc con hạc) khổng lồ đang múa, đuôi xoè ra đến làng La Vân, hai cánh dang rộng tới những dãy núi lúp xúp, đầu công chính là nơi ngôi đền thờ vua Thục tọa lạc. Vì thế, nhân dân gọi là đền Công, tiếng địa phương là đền Cuông.
    Đền có 3 toà: thượng, trung, hạ điện, xung quanh có tường bao bọc, có nhiều cây cổ thụ um tùm, xanh tốt, trông rất cổ kính và linh thiêng. Đứng về tổng thể, đền Cuông là một công trình có kiến trúc đẹp.
    Dưới chân núi Mộ Dạ về phía Bắc là biển Cửa Hiền, nơi có huyền thoại khi An Dương Vương cùng đường, thần Kim Quy đã hiện lên rẽ nước, đưa Ngài về cõi vĩnh hằng, nơi có miếu mộ của nàng công chúa Mỵ Châu. Bãi biển vùng Cửa Hiền bằng phẳng, cát mịn. Trên bãi biển nhô lên hàng vạn hòn đá có hình thù giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, đây là khu vực duy nhất trên đất Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng về mùa hè.

    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  4. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đình Võ Liệt
    Từ Thành phố Vinh đi theo hướng Tây Bắc trên trục đường 49, Vinh - Thanh Chương, chừng 50km du khách sẽ đến đình Võ Liệt.
    Đình Võ Liệt được xây dựng vào năm 1859.
    Ngoài chức năng thờ thần, đình Võ Liệt còn là một văn chỉ của làng. Hai bên sân đình đặt 6 tấm bia đá xanh ghi danh sách họ tên 443 người con trong tổng Võ Liệt đậu tú tài đến đại khoa.
    Phong cách kiến trúc của đình mang đậm dấu ấn thời Nguyễn có pha trộn kiểu thức Trung Hoa. Tuy nhiên, về cơ bản đình Võ Liệt vẫn làm theo kiểu thức nhà khung gỗ liên kết các vì kèo theo truyền thống kiến trúc dân gian. Do vậy, dù bốn mặt đều có tường vây quanh, song tường không phải là cơ sở chịu lực. Sức chịu nặng toà nhà vẫn do các cột đình đảm nhận. Và tuy mái làm theo kiểu thức chồng diêm song, tầng mái trên vẫn là kiểu tàu đao lá mái trong kiến trúc cổ truyền Việt.
    Năm 1930 - 1931, nhân dân tổng Võ Liệt lấy đình làm trụ sở của phong trào cách mạng. Trước đây, nhân dân xã Võ Liệt tổ chức lễ hội vào đầu tháng 2 âm lịch, lễ kỳ khoa (3 năm 1 lần). Ngày nay, tại đình Võ Liệt, bà con thuộc xã Võ Liệt và vùng lân cận tổ chức lễ hội và ngày Xô viết Thanh Chương 1/9.
    Hội Đình Võ Liệt còn có đua thuyền vì ở đây gần sông Lam, có bến phà Rộ, nơi tập trung đô hội, lại gần huyện đường Thanh Chương
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  5. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đình Hoành Sơn
    Đình Hoành Sơn tại làng Hoành Sơn, nay là xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh 20km, nằm ngay cạnh bờ Nam sông Lam. Đình được dựng vào năm 1762, do ông Đặng Thạc - một người có chức sắc và uy tín trong làng chủ trì xây dựng. Đình có năm gian, hai chái. Mỗi gian do một nhóm thợ mộc đảm nhận nên từng gian có một sắc thái nghệ thuật riêng. Trên các xà nhà, các đường kèo... đều được chạm trổ tinh vi. Nhưng tất cả đều phản ánh sinh hoạt của người dân lao động thời đó. Phong cách kiến trúc nghệ thuật điêu khắc ở đình Hoành Sơn mang dáng dấp của lối kiến trúc thế kỷ XVII -XVIII. Các vì kèo liên kết theo cấu trúc ?ochồng diêm?. Các cột đình đều có đường kính trên 50cm và là cơ sở chịu lực của toàn bộ kết cấu đình.
    Từ ngày xây dựng đến nay, đình Hoành Sơn là nơi thờ thần và sinh hoạt văn hoá của nhân dân trong làng và các làng phụ cận. Thần được thờ chính trong làng là Lý Nhật Quang - người có công khai phá lập nên làng Hoành Sơn và vùng đất dọc hai bên bờ sông Lam
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  6. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đền Hồng Sơn
    Đền Hồng Sơn lúc đầu có tên là đền Đức ông hay là Võ Miếu. Đền nằm trên đất phường Hồng Sơn, thành phố Vinh. Năm 1984, khi biên soạn hồ sơ khoa học di tích trình Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng quốc gia, đền được lấy tên là Hồng Sơn.
    Đền tọa lạc trên khu đất cao ráo, rộng 6.237m2, ngoảnh mặt về phía nam, với một không gian thiên nhiên thoáng đẹp. Phía trái trước mặt đền là Vĩnh thị ngày xưa và chợ Vinh ngày nay.
    Tấm bia đá dựng ở sân đền ngày nay còn nguyên vẹn cho ta thấy đền được khởi công năm Tân Mão (1831) do Đốc học Nguyễn Đình Lập và tướng quân Hồ Văn Lưu chủ trì xây dựng, đến năm Đinh Dậu khánh thành Thượng điện, trung điện, còn hạ điện, tả vu, hữu vu đến năm Kỷ Dậu (1909) mới xây dựng xong. Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1964 - 1972), hạ điện bị bom Mỹ phá hỏng.
    Năm 1998, Uỷ ban nhân dân Thành phố Vinh đã xuất công quỹ, quyên góp tiền công đức, tổ chức phục hồi hạ điện để thiết thực kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh, đáp ứng nhu cầu tham quan văn hoá du lịch của mọi tầng lớp nhân dân.
    Đền Hồng Sơn là một di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đậm đà phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều sưu tập tượng pháp rất có giá trị. Ngày 30/8/1984, đền đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 144 QĐ/VH xếp hạng là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
    Mỗi năm ở đền Hồng Sơn có 3 ngày đại lễ:
    Ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch: giỗ đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch: giỗ tổ Hùng Vương.
    Ngày 20 tháng 8 âm lịch giỗ đức Thánh Trần tức là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  7. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đền Bạch Mã
    Đền Bạch mã ngự tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Đền được dựng từ giữa thế kỷ XV, thờ vị tướng trẻ Phan Đà thời Lê. Từ nhỏ Phan Đà dũng trý hơn người, có biệt tài võ nghệ cung kiếm, khiến người người mến phục. Thời đó, nước ta bị giặc Minh đô hộ. Phan Đà sớm có lòng yêu nước căm thù giặc. Ông đã thành lập được một đội quân trẻ, khoẻ có đủ nghĩa khí. Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo tiến vào Nghệ An lập đại bản doanh. Phan Đà đã đưa toàn bộ đội quân của mình gia nhập nghĩa quân Lam sơn và nhiều lần lập được chiến công to lớn. Phan Đà thu được của giặc một con ngựa trắng quý có biệt danh là ?oThiên lý mã?. Từ đó, mỗi khi ra trận, ông thường cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng tung hoành giữa trận mạc. Tên tuổi uy danh của ông lẫy lừng khắp nơi. Nhân dân kính cẩn gọi ông là thần Bạch Mã.
    Đền Bạch Mã có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao. Đền chính gồm năm toà với đầy đủ tam quan, nghi môn, tả vu, hữu vu, hạ điện, trung điện và thượng điện, được bố cục hài hoà tạo nét uy nghiêm, tôn kính. Hầu hết các chi tiết gỗ đều được chạm trổ, điêu khắc công phu với đề tài trang trí: cá hoá rồng, phượng ngậm cuốn thư, lưỡng long chầu nguyệt... Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm: nhà vàng, nhà bạc, bộ lục lạc bằng đồng (38 cái), tượng chim Phượng sơn son thiếp vàng...
    Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm được tổ chức vào hai kỳ: lễ tế Bạch thần vào 15/3 âm lịch; lễ tế Điển 13/6 âm lịch.
    Năm 1995, đền Bạch Mã đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  8. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    HÀ TĨNH

    Diện tích: 6 054 km2
    Dân số (2001): 1 284 900 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Hà Tĩnh
    Các huyện, thị: thị xã Hồng Lĩnh, các huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Chứt...

    Hà Tĩnh giáp Nghệ An ở phía Bắc, Quảng Bình ở phía Nam và phía Tây giáp Lào, phía Ðông là bờ biển dài 137 km.
    Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Cảnh quan có thác Vũ Môn, rừng quý Vũ Quang (Hương Khê), hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Cửa Sót, Thiên Cầm - Hòn Bớc, Hòn Lá,... các bãi tắm đẹp như Cửa Sót, Thiên Cầm, Ðèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lệ 8
    [​IMG]
    Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng lam với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, bãi Phân phối, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4. Ðạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thành Hoàng để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang...
    Hà Tĩnh sản sinh ra danh y Hải thượng Lãn Ông, thi hào Nguyễn Du, nhà thơ, nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  9. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Đền chợ Củi
    Từ cầu Bến Thuỷ theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam 4km, rẽ phải, đi tiếp 200m nữa du khách sẽ thấy dưới chân núi Ngũ Mã, ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ có một ngôi đền cổ kính uy nghi. Đó là đền Chợ Củi, còn gọi là đền Củi. Đền Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến với đền Củi có thể đi bằng đường bộ, đường sông đều thuận lợi.
    Trên mặt Tiền ở nhà hạ điện dài 9m, rộng 0,6m của ngôi đền có 4 chữ hán to: ?oThánh mẫu linh từ?. Nghiên cứu các tài liệu thành văn và khảo sát thực địa, có thể khẳng định vị thần được thờ chính trong đền Củi là thánh mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay chưa tìm được niên đại ra đời của đền Củi. Khi Lê Khôi đến trấn thủ ở Nghệ An đã thấy có ngôi đền này nhưng quy mô còn rất nhỏ và lợp tranh. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo đền mới được lợp ngói. Diện mạo ngôi đền Củi ngày nay, có phong cách kiến trúc đậm đà dấu ấn thời Nguyễn.
    Để nhớ công ơn ông Lê Khôi, người đưa lại cuộc sống ấm no cho mình nên sau khi ông mất (1446), nhân dân lập bài vị ông đưa vào phối thờ ở đền. Trong đền Củi còn thờ cả Hưng Đạo đại Vương, nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần. Khuôn viên đền có diện tích rộng 1.040 m2 từ bờ sông Lam đi vào lần lượt có Tam quan, hồ Bán nguyệt, sân ngoài, sân trong (sân hạ điện), hạ điện, trung điện, thượng điện. Miếu cô Chín và bia đặt ở góc trái và góc phải phía trước sân ngoài. Hai góc phía trước sân trong là miếu Cô, miếu Cậu. Ba miếu trên đều thờ quân gia, thế thần của đức thánh mẫu Liễu Hạnh. Tam quan cùng với hệ thống miếu Cô, miếu Cậu tạo thành đai khép kín tách khu nội thất và ngoại thất thành 2 phần chính phụ rõ rệt. Cấu trúc các phần chính, phụ, thượng, hạ, tả, hữu, tiền hậu được bố trí theo một trục chính dọc theo tâm đỉnh cao dần về phía sau. Công trình vừa có tính liên hoàn, vừa tách biệt. Đây là kiểu thức kiến trúc khá phổ biến của đền chùa Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn. Tam quan khá uy nghi, cửa chính giữa có trụ cao 2,85m xây kiểu chồng diêm. Trên cùng có 2 con rồng cách điệu chầu nhau. Từ Tam quan đi vào 8m là hồ Bán Nguyệt. Hạ điện gồm 3 gian, 4 vì, 8 cột bằng lim. Tại gian giữa hạ điện có đặt Long Ngai và tượng Hưng Đạo đại Vương trong tư thế ngồi.
    Trung điện gồm 3 gian, 2 hồi, gian chính giữa gồm một bức tượng trong tư thế ngồi, đó là tượng Chiêu Trưng đại Vương Lê Khôi. Thượng điện nhỏ và cao hơn trung điện và hạ điện. Thượng điện là nơi cung kính nhất, đặt bàn thờ tam toà thánh mẫu gồm có 3 bức tượng làm bằng gỗ quý được sơn son thiếp vàng đang ngồi, mắt sáng, tai to, vẻ mặt trung hậu. Bàn thờ bên trái đặt một pho tượng, nhân dân gọi là tượng ông Hoàng Mười. Hàng năm ở đền Củi có 3 ngày đại lễ: ngày 3/3 âm lịch giỗ Đức thánh mẫu Liễu Hạnh; ngày 20/8 âm lịch giỗ Hưng Đạo đại Vương; ngày 10/10 âm lịch lễ hội đức thánh Hoàng Mười.
    Đền Củi đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 57/QĐ-VH ngày 18/1/1993 xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
  10. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Làng Quỳnh
    Làng Quỳnh xưa, tức là xã Quỳnh Đôi bây giờ, thuộc huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An, nằm phía Đông quốc lộ 1 khoảng 3km, cách thị trấn Cầu Giát 5km về phía Bắc. Làng nổi tiếng là đất văn vật từ hàng bao thế kỷ nay. Làng Quỳnh Đôi được thành lập cách ngày nay trên 600 năm. Thủa xưa làng có tên là Thổ Đôi Trang. Nhân dân Quỳnh Đôi sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và dệt lụa.
    Nói đến Quỳnh Đôi là nói đến đất học. Quỳnh Đôi có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa. Học để làm quan và đi dạy học. Việc học cũng được coi là nghề truyền thống. Nếu chỉ tính từ năm 1444 đời Lê Thánh Tôn cho đến khi bãi bỏ thi cử bằng chữ Hán 1918 thì Quỳnh Đôi có: 12 tiến sỹ, 94 phó bảng, 152 cử nhân, 444 tú tài. Từ năm 1918 đến nay Làng Quỳnh Đôi có 85 người có trình độ trên đại học (tiến sỹ, phó tiến sỹ, thạc sỹ). Trên 800 người có trình độ đại học, hơn 600 người có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Làng Quỳnh Đôi có 29 dòng họ thì dòng họ nào cũng có người đỗ đạt cao. Hiện nay 100% con em đều được cắp sách tới trường.
    Quỳnh Đôi là quê hương của nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ nôm của Việt Nam, là quê hương của các tiến sỹ nổi tiếng xưa nay như Hồ Sỹ Dương, Hồ Sỹ Đống, Hồ Phi Tích, Hồ Sỹ Tôn, Nguyễn Phi Chiển... là quê hương của nhiều văn sỹ trí thức hiện đại như: Hoàng Trung Thông, Văn Như Cương, nhà trí thức cách mạng Hồ Tùng Mậu... Quỳnh Đôi là vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đã cống hiến cho dân tộc nhiều anh hùng hào kiệt qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm: Hồ Hân, Hồ Phí Tứ, tiến sỹ Hồ Sỹ Tứ, tiến sỹ Văn Đức Giai, giải nguyên Dương Doãn Hài, chiến sỹ cách mạng Hồ Tùng Mậu, anh hùng diệt xe tăng Pháp Cù Chính Lan... Quỳnh Đôi còn nổi tiếng bởi các di tích văn hoá lịch sử: Trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) đình Làng Quỳnh Đôi là trung tâm hội họp bí mật, học chữ quốc ngữ của quần chúng nhân dân, là trụ sở của chính quyền Xô viết. Ngoài ra còn có nhiều nhà thờ họ, là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, truyền thống gia tộc và còn là trụ sở của cách mạng thời kỳ 1930 - 1945 như: Nhà thờ họ Hồ, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Nguyễn...
    Quỳnh Đôi được công nhận là làng văn hoá đầu tiên của Nghệ An và được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.

    [​IMG]
    hongbach2000k3
    (YM:hongbach2000k3)
    Được hongbach2000k3 sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 27/05/2003

Chia sẻ trang này