1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ hát Lieder phổ thơ đén....hát thơ VN

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Tao_lao, 15/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Từ hát Lieder phổ thơ đén....hát thơ VN

    Những bài hát cô đặc chất thơ (hát thơ) với tui là những trải nghiệm thanh nhạc thiệt là thú vị. Tiêu biểu là Album gần đây do Kan và anh Milou upload lên Hành trình mùa đông (tập liên khúc 24 bài art song hay song cycle) của Schubert. Ông đã sáng tác gần 1000 bài hát, dù chỉ hưởng dương có 28 năm trong khi nhạc sĩ lừng lẫy của VN với số tác phẩm đồ sộ Trinh Công Sơn cũng chỉ sáng tác được có khoảng 600 bài. Tất nhiên con số trong nghệ thuật không nói lên gì nhiều. Nhưng thử tưởng tượng 1 người 28 tuổi có trong tay 1000 bài hát (chưa kể lượng tác phẩm khổng lồ khác) quả là chuyện xưa nay hiếm.

    Làm sao mà ông có thể sáng tạo ra nhiều bài hàt đến như vậy (tất nhiên là người ta có thể bảo đơn giản...thiên tài mà)? Vận dụng cái có sẳn: thơ và phổ thơ, cũng là truyền thống Lieder Đức. Cũng 1 ông Đức khác là Mahler đã phổ thơ Đường trong bản song-symphony The song of the earth lừng danh.

    Một trải nghiệm thanh nhạc thú vị nữa của tui là nghe live tình ca Grieg (tiếng Na uy, do 1 cô học giả tiến tĩ người Mỹ hát) và mấy bản biệt ca của người Tàu (tiếng Tàu). Phong cách hát đều theo kiểu opera của Tây phương. Nhìn họ hát một cách say mê , dù là tui cũng hổng hiểu mấy bả hát gì, túi mới biết sức quyễn rũ mê hồn của cái chuyện xướng ca. Bên cạnh đó thì dân Ảrập, Ấn độ, hay các nước phật giáo tiểu thừa (Thái lan, Cambodia, Laos, Tích Lan...) cũng có lối hát + nhảy thiệt là mê hồn (họ hát theo truyền thống chư không theo cách hát opera tây phương).

    Dân VN chúng ta '' dù không dám tự hào là cường quốc kinh tế cũng hãnh diện là 1 cướng quốc thơ ca'' ! Một di sản thơ thiệt là đồ sộ: thơ Đường (Hán+ Quốc ngữ), lục bát hay song thất lục bát (truyện thơ), ca dao. Tất nhiên là chúng ta cũng có diễn xướng ngâm thơ, nhưng sao lại không hát thơ nhỉ?

    Chỉ là đối chiếu amateur (vì tui cũng hổng rành về âm luật), tui nghĩ là chúng ta có thể hoàn toàn vận dụng (nói cho trắng trơn là copy bắt chước) kỹ thuật hát opera của tây phương vào thơ Đường quốc ngữ (y chang dân Tàu hát thơ Đương của họ thui, dân mìnhc hát Đường thi Hán Việt chắc hổng kham), hay có thể hát song thất lục bát được.

    Những hiểu biết về xướng ca VN của tui còn rất là nông cạn, nhiều cái nghe tên chứ chưa từng nghe thư :hát ả đào, nói lối nên khi đặt vấn đề có thể là không ''trúng'' lắm....Nếu được thì xin nhờ bà con chỉ giáo thêm. Rất cảm ơn.
  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng của Tao_lao hay phết nhỉ! Nhưng không hiểu hát thơ như bạn nói là kiểu gi? Nếu là phổ nhạc cho bài thơ theo kiểu nhạc nhẹ thì nhiều lắm rồi, cơ man nào là ca khúc tha hồ để bạn nghe.
    Còn nếu bạn muốn "pro" hơn tức là các ca khúc phải là các romance kiểu như Schubert hay Schumann, hát với Piano hay kể cả dàn nhạc lớn như Mahler hay Grieg thì các nhạc sỹ VN cũng có sáng tác. Bạn yên tâm đi, các nhạc sỹ VN sáng tác đủ các thể loại không thiếu thứ gì đâu. Từ Opera, Oratorio cho đến Requiem đầy đủ cả. Mỗi tội khi nghe nhớ bịt mũi nhé!(mượn từ của chị meongoan).
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chuyện phổ thơ thì chẳng có gì mới. Từ hồi đầu phong trào ''tân nhạc'' những năm 40 thì người ta đã phổ thơ, ca dao (cứ nghĩ đơn giản, tiên phong sáng tác nhạc thì hát gì bây giờ thì dĩ nhiên là dùng cái có sẵn, thơ ca dao VN thì đầy cả ra đó). Nhạc tiền chiến rất đầy chất thơ từ cách dụng chữ đến gieo vần.
    Nhưng đó là hát kiểu bình thường, còn hát thơ VN theo opera thì sao? Người Đức hát thơ Đường được, hát thơ của họ được thì tại sao chúng ta lại không hát được thơ VN? Nếu bảo là do tiếng Đức hát opera được tiếng ta không thì tại sao người Tàu lại hát thơ của họ được. Tiếng ta gần tiếng họ, họ copy kĩ thuật hát của tây phương thì mình cũng làm được.
    Ở đây có nhiều bạn nhắc đến cái gọi là âm nhạc cổ điển VN, thú thật do điêu kiện hạn chế nên tui không biết nó là gì. Đó chỉ là người VN chơi âm nhạc cổ điển của dân Tây hay người VN chơi chính âm nhạc cổ truyền của họ. Cùng là 1 bài nhạc tang đám ma, dù cho tác giả có là dân VN chính cống đi nữa mà sáng tác Requiem (câu chữ dân tây, điệu thức tây) với ngay cả 1 người Tây mà sáng tác lễ nhạc bằng chính ngôn ngữ VN,nhạc liệu cổ truiyền VN thì với tôi trường hợp thứ 2 xứng đáng hơn để gọi là ''nhạc cổ điển VN''.
    Cũng là thông tin hạn chế, nếu được thì các bạn có thể upload nhạc cổ điễn VN lên để tl tui được biết thêm được không? Thú thật với nhạc VN tui chỉ từng được nghe 1 bản symphony của 1 ông VN, nhưng chỉ dám gọi nhạc đó là nhạc Tây vì rõ ràng là xác tây mà da thịt ũng tây, có gì là VN đâu.
    Cảm ơn sự giúp dỡ của các bạn.
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Để cho tiện thì tui cũng xin nói về cách hiểu thuật ngữ nhạc cổ điển của tui. Nhạc cổ điển, chỉ là chữ phổ thông tiện dụng , với ý dụng là nền âm nhạc nghệ thuật (art music). Nhạc nghê thuật là nhạc vì nhạc (music for its sake, chắc nhiều bạn quen với cách chia nhạc này trong các sách vở truyền thống nên tui hổng nhắc lại).
    Nhạc nghê thuật không nhất thiết là nhạc soạn theo lí thuyết âm nhạc Tây phương (tonal music minor-major system hay atonal music).Nền âm nhạc nghệ thuật VN '''' tốt hơn là'''' nền âm nhạc vận dụng lí thuyết âm nhạc của người Việt, nhạc cụ Việt, và nhạc liệu VN (cả bình dân và bác học). Tuy nhiên khi cần thiết thì có thể vay mượn những thứ đó từ các nền âm nhạc khác, nhưng tốt hơn phần Việt nên chiếm tỷ lệ nhiều như có thể.
    Đó là nói chung về nền âm nhạc còn riêng chuyện thanh nhạc hát thơ VN đang bàn ở đây thì tôi mong 1 ngày nào đó những người Việt yêu thích opera có thể thưởng thức những bài thơ, ý tứ của văn hoá dân gian của mình bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình. Những người VN chưa quen thuộc với opera có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ, hiểu hơn về cách hát opera của người Tây và nền âm nhạc của họ. Người Tây thông quá lối hát opera của chính họ mà dễ dàng hiểu thêm về văn chương, văn hoá VN.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 16/03/2005
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể đọc loạt bài của tác giả Hữu Trịnh về nền âm nhạc cổ điển Việt Nam. Chán, chả được nghe bài nào, có ai quen tay nào làm ở đài truyền hình hay phát thanh không nhỉ, mượn đĩa về nghe.
    http://www.giaidieuxanh.com.vn/bantronamnhac/2004/07/219542/
  6. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Cũng hiểu được phần nào trăn trở của Tao_Lao.
    Những cái tên gọi thường là không chính xác. " Romantic?" " Classical?", " Minimalism?" đều có mặt hạn chế của nó. Đến ngay cả tên gọi " Nhạc cổ điển" cũng có những mặt thiếu chính xác
    Âm nhạc cổ điển Việt Nam và Âm nhạc dân gian Việt Nam là 2 khái niệm khác nhau.
    Nhạc cổ điển bắt nguồn từ tây phương, nên Âm nhạc cổ điển mà những người Việt Nam đang chơi hiện giờ phần lớn ( nếu không muốn nói là gần như hoàn toàn ) đều là các tác phẩm từ các tác giả phương Tây. ( Western Music - so called Classical Music ) Tuy nhiên những tác phẩm ấy cần người trình tấu, và toocky thì tin là mỗi dân tộc đều có một lối trình tấu riêng của họ, như là một phần của tính cách dân tộc đặc trưng. Người Việt Nam chơi nhạc cổ điển tin chắc khác với người Nhật , người TQ, Đức, Áo, Mĩ....vv, ở đây tôi không đề cập tới việc giỏi hay kém, mà chỉ đề cập tới vẻ khác biệt về tính chất. Nền Âm Nhạc Cổ Điển Việt Nam theo cách hiểu của tôi là người Việt Nam chơi nhạc cổ điển phương Tây., nó cũng ám chỉ nơi có những hoạt động nghệ thuật như học, biểu diễn, sáng tác, mưu sinh bằng nhạc cổ điển.
    Còn kho tàng nhạc dân gian Việt Nam vô cùng đồ sộ, nhưng lại chưa được khái thác triệt để.
    Còn về việc viết những song cycle. Tôi tin là vẫn đang và sẽ có những nhạc sĩ việt nam viết những bài hát theo phong cách opera. Dù họ lấy chất liệu sáng tác là thơ, thơ đường hay một câu chuyện dân gian, hoặc đơn thuần là một cycle của cảm xúc, những tác phẩm bằng tiếng Việt đó sẽ thuộc nền âm nhạc cổ điẻn Việt Nam. Có điều là, bây giờ nền âm nhạc đã biến đổi lên rất nhiều, không thể nghĩ ra là các nhạc sĩ Việt Nam hình như vẫn đang viết theo phong cách lãng mạn những năm thế kỷ 19, hay là đã viết theo phong cách mới của những năm giữa thế kỷ 20 rồi.?
    Việc sáng tác các bản nhạc dành cho nhạc cụ hoặc dàn nhạc thì vốn đã không có lời, ( hoặc có vô vạn lời...tuỳ theo cách hiểu ) nhưng nếu nghe kỹ tác phẩm giao hưởng ( vd: của Đỗ Dũng ) có thể thấy " chất Việt Nam" rất rõ ràng, lại là một..." term" nữa...chất Việt Nam này là do môi trường tự nhiên và sự ảnh hưởng của âm nhạc Việt nam lên tác giả, âm nhạc đi ra từ trái tim của họ, giai điệu nào cũng sẽ thấy phảng phất những chất liệu Việt Nam. Thực tế là rất khó để có thể viết cái gì hoàn toàn " Tây" nêu tác giả là người Việt Nam. Đây là một điểm rất thú vị mà tôi mong sẽ được các bạn học sáng tác chỉ bảo thêm.
  7. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ NCĐ VN thì mình có thể đưa ra một số để các bạn tham khảo. Nhưng về kỹ thuật up nhạc lên thì mình chả biết gì cả, để mình hỏi kankuli đã.
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhân đọc 1 bài báo: VIETNAMESE MUSIC IN AUSTRALIA:A General Survey của Le Tuan Hung trong đó có đoạn:
    3.4. Art songs:
    Sydney-based composers Hoàng Ngọc Tuấn and Phạm Quang Tuấn have created many art songs and song cycles. Many of these works are for solo voice and classical guitar. These artistically crafted songs represent a new trend in Vietnamese contemporary music.

    Không biết là có bạn nào có thông tin về các Art Songs này không? Nhân tiện cũng post 2 link về nhạc Việt từ trang của thư viện của Đại học Wasington (mục nhạc Á châu):
    (http://www.lib.washington.edu/music/world.html#asia)
    http://home.vicnet.net.au/~aaf/ch2.html
    http://home.vicnet.net.au/~aaf/quanho.htm
    http://home.vicnet.net.au/~aaf/vietoz.htm

Chia sẻ trang này