1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự học tiếng Anh với phương pháp của thầy giáo nổi tiếng A.J.Hoge

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi bidbinh, 23/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bidbinh

    bidbinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tại sao bạn chưa giỏi tiếng anh
    Bạn đã cảm thấy tự tin, dễ dàng trong khi giao tiếp chưa? Bạn có thể nói nhanh mà không cần suy nghĩ về bất cứ quy tắc ngữ pháp, phát âm nào chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy xem lại cách học của bạn? Nếu bạn bắt đầu học tiếng Anh từ cấp 1 và bây giờ bạn là sinh viên, vậy thì bạn đã đầu tư 10 năm để học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống. Bây giờ Bạn có muốn tiếp tục mất thời gian thêm 5 năm hay 10 năm nữa để học theo phương pháp cũ? Phương pháp học truyền thống liệu có thực sự đúng đắn và hiệu quả?

    Hãy nhìn vào phương pháp truyền thống mà người ta đang sử dụng để dạy cho các bạn học sinh trên nhà trường để xem chúng có gì thực sự chưa ổn:


    1. Dùng tiếng Việt để hiểu tiếng Anh, học tiếng Anh bằng tiếng Việt
    Trong khi giao tiếp, mọi thứ đều được nói với tốc độ rất nhanh nên nếu ta dùng tư duy tiếng Việt để vừa nghe, vừa dịch thì sẽ không bắt kịp tốc độ của người nói. Trong quá trình ta nói cũng vậy, trước khi nói một điều gì đó, có thể ta lại phải nghĩ về chúng trong nghĩa tiếng Việt trước rồi dịch sang tiếng Anh và nói. Cuối cùng ta sẽ không nghe được, không hiểu kịp được cho dù những từ mà họ nói ta đều biết.
    Hãy cùng nhìn vào 1 lớp học tiếng Anh. Đầu tiên cô giáo viết 1 câu tiếng Anh lên bảng: “John is taller than Mary”. Sau đó cô giáo bắt đầu nói bằng tiếng Việt, giải thích về ngữ pháp. Các học sinh mở vở ra và bắt đầu ghi chép. Cô giáo tiếp tục viết ra bằng tiếng Việt các quy tắc ngữ pháp, cách sử dụng quy tắc đó, những trường hợp ngoại lệ và cần chú ý của nguyên tắc. Học sinh viết 1 đoạn dài bằng tiếng Việt. Và hàng ngày, học sinh đến nghe cô giáo nói về cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh bằng tiếng Việt. Sau 3 năm học tiếng Anh, không có học sinh nào có khả năng giao tiếp thậm chí là những câu tiếng Anh đơn giản
    "LH để mua đĩa www.hssearch.net hoặc 0904870359"

    2. Sai thứ tự học, chưa học bò đã lo học chạy
    Quá trình học tiếng Anh của trẻ con là đi từ dễ đến khó. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ học qua việc lắng nhe những câu nói chậm và đơn giản từ bố mẹ để hình thành ngôn ngữ.
    VD: Đố con đây là cái gì? Con chào bác John đi…
    Khi trẻ 6 tuổi và đến trường thì được học những sách, những câu chuyện ngắn dành cho cấp 1. Rồi lên đến cấp 3, trẻ bắt đầu với những cuốn sách dài hơn như tiểu thuyết. Đó là quá trình 1 người bản ngữ học tiếng Anh: từ dễ đến khó, học bằng sự lặp lại nhiều lần.
    Còn chúng ta thì lại đi ngược lại quá trình này. Mọi người thường chọn những bài nghe tiếng Anh, những đoạn văn cực khó để luyện nghe và đọc. Chúng ta còn học tiếng Anh qua những bộ phim mà tốc độ nói của diễn viên thì nhanh hơn cả tên bắn. Một điều hiển nhiên là nếu tỷ lệ hiểu càng thấp, hiệu quả cũng sẽ thấp. Khi chúng ta nghe chỉ hiểu 5% thì hiệu quả cũng chỉ đạt 5%. Khi ta nghe các bản tin thời sự, tốc độ nói quá nhanh, nghe không hiểu gì thì ta sẽ không học được gì hết.
    Hiểu thôi thì chưa đủ, bởi ta sẽ sớm quên những thứ mà chúng ta đang nghe cần phải có 1 sự lặp lại nhiều lần cho tới khi ta có thể nhớ chúng và dùng được những câu mà chúng ta đã nghe. Học tiếng Anh qua video, các bộ phim là 1 công cụ tuyệt vời nhưng chúng ta phải biết sử dụng nó 1 cách đúng đắn.

    Hãy dùng phương pháp “Học sâu nhớ lâu”, khi nào bò vững rồi hẵng lo tập đi, khi nào đi được từng bước vững chắc rồi thì lúc đó mới có thể tập chạy.
    "LH để mua đĩa www.hssearch.net hoặc 0904870359"

    3. Học bằng việc nói (Listen First Rule3)
    Trường học muốn học sinh ngay lập tức tạo ra ngôn ngữ. Họ cho học sinh viết, làm bài kiểm tra và đôi khi nói. Ở trong lớp, đôi khi cô giáo chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh nói 1 câu. Phương pháp truyền thống bắt học sinh phải nói quá sớm khi mà học sinh còn chưa đủ khả năng, chưa sẵn sàng để nói. Họ bắt học sinh phải nói trong 1 cách không tự nhiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc nghe hiểu nhiều tiếng Anh là chìa khóa để nói tiếng Anh tốt. Nói cách khác, bạn phải nghe thật nhiều tiếng Anh của người bản ngữ trước khi bạn có thể nói 1 cách tự nhiên và dễ dàng. Bạn càng nghe nhiều bao nhiêu thì khả năng nói của bạn càng tốt bấy nhiêu. Trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời chỉ hoàn toàn lắng nghe vì chúng chưa có khả năng nói. Còn những học sinh trong lớp chưa có khả năng nói tốt nhưng lại được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt.
    "LH để mua đĩa www.hssearch.net hoặc 0904870359"

    4. Các thầy cô sửa lỗi sai cho học trò
    Bạn làm 1 bài kiểm tra và các thầy cô sửa các lỗi sai cho bạn. Bạn cố gắng để nói và ngay lập tức, lỗi sai của bạn bị phát hiện và chỉnh sửa. Điều này làm học sinh cảm thấy mất tự tin. Các thầy cô bắt học sinh nói trong khi họ chưa sẵn sàng, như vậy việc mắc hàng tá các lỗi trong khi nói là điều hiển nhiên.
    Nghiên cứu chỉ ra rằng: việc sửa lỗi không hề có tác dụng trong việc giúp học sinh nói chuẩn. Thứ nhất, một thầy cô giáo thì chỉ có thể sửa được một vài lỗi cho vài học trò. Mà số học trò thì nhiều gấp trăm lần số lượng các thầy cô giáo tiếng Anh, mỗi học trò lại có hàng tá các lỗi sai do họ bị bắt nói quá sớm.
    Việc sửa lỗi dường như có vẻ logic nhưng thực chất sửa lỗi không tốt và không hiệu quả. Nó làm mất đi sự tự tin của học sinh. Sửa lỗi sai làm học sinh phân tích tiếng Anh và dịch trước khi nói. Cuối cùng là những học sinh này không thể nói nhanh và dễ dàng được.
    Lý thuyết chỉ giúp chúng ta biết phải làm 1 việc nào đó như thế nào, còn để làm được, ta phải luyện tập, phải hình thành được phản xạ trong vô thức. Ta không cần biết “films” là danh từ số nhiều hay số ít nhưng khi nói ta vẫn nói đúng được. Lúc đó mới được coi là phản xạ
    Nói cách khác, với những công việc đòi hỏi tốc độ cao, chúng ta phải luyện tập cho đến khi tạo thành phản xạ. Khi giao tiếp tiếng Anh cũng vậy, tốc độ nói rất cao nên mọi thứ đều phải là phản xạ. Ta thích nói gì là miệng ta bật ngay ra được chứ không cần phải nghĩ ngợi hay chia động từ, hay vừa nói vừa nghĩ gì hết. Còn nếu ta cứ vừa nói vừa ậm à ậm ừ, vừa để ý cách chia động từ, vừa nghĩ về các lỗi sai để tránh thì sẽ rất không tự nhiên. Dù nói đúng toàn bộ về ngữ pháp thì những gì bạn nói cũng khó hấp dẫn người nghe bởi người ta liên tục phải chờ bạn ậm ừ, bạn nói không có ngữ điệu, bạn luôn vừa nói vừa nghĩ để đảm bảo không nói sai ngữ pháp. Lúc đó trọng âm và ngữ âm của câu nói cũng sẽ mất hết.
    "LH để mua đĩa www.hssearch.net hoặc 0904870359"

    5. Thầy cô giáo dạy tiếng anh nói vẫn chưa chuẩn
    Bản thân các cô giáo cấp 1, cấp 2, cấp 3 phát âm không chuẩn. Học sinh nghe rồi bắt chước lại cách phát âm. Theo thời gian, vốn từ vựng của các em tăng dần, số lượng từ phát âm sai cũng tăng theo. Cuối cùng khi đã lớn, các em mới bỏ thời gian ra luyện hoặc theo các khóa học về phát âm để sửa lại toàn bộ số lượng từ vựng khổng lồ đã được tích lũy trong suốt thời gian học. Nói cách khác, hồi nhỏ ai học càng giỏi tiếng Anh thì số lượng từ bị học sai phát âm càng nhiều.
    Tất cả mọi học sinh đều gặp khó khăn trong khi giao tiếp tiếng Anh. Nguyên nhân của việc này là từ phía trường học hay đúng hơn là phương pháp dạy tiếng Anh ở trường học chứ không phải do học sinh. Phương pháp hiện tại là nguyên nhân khiến các học sinh không thể nói tiếng Anh tốt.
    Chúng ta học những thứ mà lẽ ra chúng ta phải học chúng sau cùng. Thay vì học sai rồi sau này tốn công sức, thời gian để sửa sai, tại sao chúng ta không học chuẩn ngay từ đầu? Liệu bạn có muốn em chúng ta, rồi sau này là con cái chúng ta tiếp tục đi theo lối mòn cũ?
    "LH để mua đĩa www.hssearch.net hoặc 0904870359"
  2. bidbinh

    bidbinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của phương pháp Effortless English
    1 Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy. (Rule 3)
    Chúng ta đã học tiếng anh nhiều năm, thậm chí rất chăm chỉ, tuy nhiên, cách học cũ không có nhiều tác dụng. Chúng ta vẫn gặp khó khăn trong việc nói.
    Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ, vậy tại sao ta lại không học dễ dàng như khi học tiếng Việt ? Đấy là bởi vì, chúng ta học tiếng Việt theo tiến trình tự nhiên, còn học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên.
    Từ khi sinh ra, chúng ta đã NGHE rất nhiều tiếng Việt từ ông, bà, mẹ,… Từ 9 – 12 tháng, chúng ta mới bắt đầu NÓI những chữ đầu tiên. Lên mẫu giáo, ta bắt đầu tập ĐỌC. Rồi lên lớp 1, bắt đầu học VIẾT. Tiến trình học tiếng Việt của trẻ con là NGHE – NÓI- ĐỌC - VIẾT.
    Tuy nhiên, thử nhìn lại xem, chúng ta học tiếng Anh như thế nào? Hầu hết đều học ngữ pháp trước, học ngữ pháp trong nhiều năm tại trường học. Học từ vựng theo kiểu liệt kê 1 danh sách dài từ tiếng Anh và nghĩa tiếng việt bên cạnh. Khi có từ vựng và ngữ pháp, chúng ta bắt đầu viết. Rồi đọc. Tiếp đó, chúng ta sẽ nói. Trong 1 số lớp học, giáo viên chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, buộc phải nói dù có thể phát âm và vốn tiếng anh chưa đủ và đương nhiên, chúng ta được yêu cầu phải nghĩ kỹ trước khi nói, nói đúng ngữ pháp. Chỉ cần nói sai 1 chút thôi, có thể “ bị cười” ngay lập tức.Và chúng ta cứ học mãi, học mãi mà vẫn chưa thể nói được tiếng Anh.

    Vào năm 1984, trường đại học “American University Language Center” tại Băng Cốc - Thái Lan sử dụng 1 phương pháp tiếp cận mới để dạy tiếng Thái Lan. Phương pháp này được gọi là “ The Listening Approach”. Những năm gần đây, phương pháp này được biết đến với cái tên “ Automatic Language Approach.” Phương pháp chỉ rõ rằng mọi cố gắng, nỗ lực để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích về ngôn ngữ trước khi có được khả năng nói tiếng Anh một cách tự động sẽ giới hạn thậm chí phá hủy kết quả học tiếng Anh. Nói cách khác, phương pháp đòi hỏi người học ngôn ngữ một quãng thời gian dài im lặng, không nói gì cả. Trong suốt giai đoạn im lặng , sinh viên chỉ tập trung vào việc nghe. Sau 6- 12 tháng, các sinh viên này bắt đầu nói một cách tự nhiên và tự động mà không phải nỗ lực hay suy nghĩ gì cả.
    Hãy quan sát quy trình học ngôn ngữ của trẻ con. Chúng học rất nhanh, tại sao lại như vậy? Bởi đơn giản chúng chỉ nghe, nghe và nghe mà thôi. Có cả 1 giai đoạn im lặng, chỉ để lắng nghe. Một đứa trẻ LEVER1=>BÀI 1 : Day of the dead.
    Cấu trúc bài Day of the dead


    Chúng ta sẽ thấy trong Main Story bao gồm 2 file nghe mp3 tương ứng với 1file pdf kèm theo. Vocaburary của phần Main story nằm chính trong một file pdf duy nhất đó. Chúng là những từ đặc biệt đã được tiến sỹ AJ-Hoge in đậm trong bài text và giải nghĩa trong file mp3 Vocab.


    Từ mới là những từ mà chúng tôi đã gạch chân ở bên dưới.
    Bắt đầu từ Lever 2 sẽ có thêm phần Point of View Ministory cả file text và file mp3.

    3.Quy trình học Effortless English
    2 ngày đầu
    1.Nghe Audio Article >5 lần/ngày . Nghe thật nhiều, bước đầu không hiểu có thể dùng nút tạm dừng, sau đó nghe toàn bài. Từ lần thứ 5 trở đi nếu vẫn không hiểu nội dung bài học bạn có thể vừa nghe vừa xem file text kèm theo để hiểu nội dung bài học và gạch chân những từ mới.

    2.Nghe vocabulary >5 lần/ngày để hiểu nghĩa từ mới. Nếu sau 5 lần vẫn không thể hiểu được bạn hãy sử dụng từ điển. Khi hiểu nghĩa từ điển rồi hãy cố gắng miêu tả lại từ mới đó giống như việc bạn đang giải thích nghĩa của từ đó cho người chưa biết. Luyện theo ngữ điệu của AJ (Điều này sẽ giúp bạn luyện nói và tăng khả năng nói cả câu). Sử dụng nút tạm dừng trong khi làm việc này.
    (Chú ý: Các bạn sẽ phải dành ra khoảng 1-2 ngày đầu tập trung học Audio Article và Vocaburary để hiểu hết nội dung bài học và nắm bắt được từ mới của bài, sau đó mới chuyển sang Ministory. *dành nhiều thời gian hơn nghe Vocaburary và repeat lại ngay những từ và cụm từ mà thầy AJ Hoge đang giải thích* Từ ngày thứ 3 trở đi thì Audio và Vocaburary sẽ nghe ít đi và tập trung nhiều vào Ministory, bởi vì Ministory ôn lại tất cả nội dung bài học thông qua những câu hỏi của thầy A.J Hoge)

    Các ngày tiếp theo
    1.Nghe Mini story >10 lần/ngày. Đây là phần quan trọng nhất và cần được nghe nhiều nhất. Nghe và trả lời nhanh nhất có thể, tập trả lời bằng cả câu có chủ ngữ và vị ngữ hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp bạn hình thành nên phản xạ tiếng anh, giúp bạn bỏ qua giai đoạn dịch sang tiếng việt trước khi trả lời câu hỏi.
    Thỉnh thoảng bạn cũng nên enjoy vào câu chuyện, hãy đổi He (She) về I, đổi Him (her) về Me. Điều này sẽ giúp bạn vận dụng ngay tiếng anh thực và bắt đầu suy nghĩ bằng tiếng anh.

    2, Nghe Audio và Vocaburary, Stop và thực hành retell lại theo nội dung câu chuyện. Bạn không cần cố gắng học thuộc để có thể kể lại được giống như nội dung câu chuyện. Bạn chỉ cần nắm bắt được ý chính, triển khai nội dung câu chuyện theo những gì bạn nhớ. (Dành ra 1/2 ngày cuối để bạn thực hành, việc làm này sẽ giúp bạn nhớ lại và tổng hợp tất cả những kiến thức liên quan đến bài học. Lúc này là lúc bạn đang thực hành vì thế hạn chế tối đa việc sử dụng file text)
    3.Nghe Poit of view nhiều lần >5 lần/ngày. Cố gắng tập trung vào Ending sound ( âm cuối s, es, ed…)
    www.hssearch.net

    4.Các giai đoạn nghe và trả lời câu hỏi
    1.Nghe và bắt chước đủ các từ. Ban đầu bạn có thể trả lời Yes, hoặc No, tuy nhiên sẽ tốt hơn khi bạn cố gắng trả lời đủ cả câu khi nghe AJ đặt câu hỏi.
    2.Nghe và bắt chước các từ nhưng tăng dần tốc độ (giống như chơi 1 trò chơi vậy, nhanh nhất có thể).Không dùng nút Pause nữa mà sẽ trả lời ngay câu hỏi.
    3.Nghe và bắt chước phát âm
    4.Nghe và bắt chước ngữ điệu.
    www.hssearch.net

    5.Điều chỉnh yếu tố tâm lý để học hiệu quả hơn
    Có 1 điều thực sự quan trọng khi học Effortless English là Psychology. Tony Robin, diễn giả truyền động lực hàng đầu thế giới, đã nói rằng để làm nên thành công: 20 % là phương pháp, 80 % còn lại là Psychology. Chính cảm xúc, năng lượng, thái độ khi học sẽ quyết định 80 % việc các bạn sẽ thành công hay không, thành công nhanh hay chậm. Chúng ta có phương pháp hiện đại nhưng điều đó không có nghĩa là ta chỉ nghe bằng tai. Dồn toàn bộ áp lực “ ngồi 1 chỗ” và nghe, nghe, nghe, thậm chí là 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng một ngày. Nghe đầy áp lực và mệt mỏi. Liệu nó có hiệu quả không? Không cần biết câu trả lời chính xác là gì, nhưng chắc chắn một điều là nó sẽ khiến bạn stress và tất nhiên, việc học sẽ là 1 gánh nặng với bạn. Chúng ta sẽ sớm mệt mỏi và bỏ cuộc.

    Chúng ta cần nghe bằng toàn bộ các giác quan, nghe trong trạng thái tràn đầy hứng khởi và năng lượng. Giữ cho mình tư thế thoải mái và nhiều năng lượng nhất khi học: thẳng người, di chuyển, cười, vung tay vung chân , biểu hiện cảm xúc trên mặt… khi nghe bất cứ điều gì trong bài học. Hãy nhập tâm vào bài học, hình dung và kết nối nội dung nghe với hành động, cảm xúc của bản thân. Hãy tưởng tượng rằng thầy AJ đang nói chuyện với chúng ta, và chúng ta hưởng ứng hoặc phản đối ý thầy. Những hành động đơn giản như kiểu: Ah, Uh khi thầy kể 1 câu, gật đầu khi nói “Yes”, lắc đầu khi nói “ No”, mắt chữ O mồm chữ A khi thầy nói đến một điều khiến bạn thật sự ngạc nhiên. Hét to câu trả lời nếu có thể. Thậm chí, có thể nhảy nhót khi nghe. Đừng bao giờ để mình trong trạng thái mệt mỏi và cố nghe. Nó chỉ tốn thời gian của bạn mà thôi. Bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu của sự chán nản, ngán ngẩm để nhồi nhét thêm, hãy đứng dậy và đi làm 1 việc gì đó. Khi tinh thần thoải mái trở lại, hãy tiếp tục bài học. Bằng cách này, chúng ta sẽ có đủ năng lượng để học, sẽ thấy thư giãn, thoải mái và học nhanh hơn bình thường 4 – 5 lần.

    Nào! Hãy chớp lấy phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất này và sửng sốt nhận ra trình độ tiếng anh của bạn tiến nhanh bất ngờ. Đăng ký mua đĩa www.hssearch.net hoặc liên hệ theo số điện thoại 0904870359

Chia sẻ trang này